Đồng thoại Andersen (Сказки Андерсена)

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Ханс Кристиан Андерсен (в русском языке также распространено написание Ганс Христиан, Hans Christian Andersen [hans kʁæsdjan ˈɑnɐsn̩] ; 2 апреля 1805 года, Оденсе, Датско-норвежская уния — 4 августа 1875 года, Копенгаген, Дания) — датский писатель, автор всемирно известных сказок для детей и взрослых : «Гадкий утёнок», «Новое платье короля», «Дюймовочка», «Стойкий оловянный солдатик», «Принцесса на горошине», «Оле Лукойе», «Снежная королева», «Русалочка» и многих других.

Андерсен написал 3342 произведения, его работы переведены примерно на 125 языков и представляют собой незыблемые уроки добродетели и жизненной стойкости.​



THI PHÁP ĐỒNG THOẠI ANDERSEN
Bổ Trợ Ngữ Văn Lớp Đệ Tứ













































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
BẦY THIÊN NGA HOANG DÃ

Theo khảo dị, hình tượng anh em thiên nga có thể coi là sự thừa kế truyền thống văn chương Tây Âu khá lâu đời, đấy là những trứ tác kị sĩ thiên nga. Tuy nhiên, ở bản truyện Thiên nga hoang dã, tác gia Hans Christian Andersen đã tường trình tương đối rõ một hiện tượng xã hội phổ biến Âu châu tiền phục hưng, đó là nạn săn phù thủy dẫn tới đồ sát nhiều người vô tội, sự kiện mà học giới và nghệ sĩ Âu châu cận đại thường coi là nỗi hổ thẹn trong truyền thống văn hiến của mình.

Trong thực tế, Thiên nga hoang dã là một thiên truyện đầy dẫy yếu tố bạo lực, còn các hiện tượng siêu nhiên chỉ có vai trò bổ trợ thứ yếu. Về bản chất, nỗi sợ hãi mơ hồ về quyền kế vị đã khiến bà mẹ kế đày đọa các con riêng của chồng, rồi cũng nỗi sợ mơ hồ về dị giáo đã thúc vị giám mục phao tin đồn nhảm, để rồi nỗi sợ mơ hồ trước áp lực công luận (hoặc dao ngôn) lại buộc người chồng đang tâm xử tử vợ, và rốt cuộc nỗi sợ mơ hồ về sự mất cơ hội thành người đã gián tiếp buộc mười một anh em thiên nga phải nỗ lực trở về hình hài cũ. Câu truyện cứ thế theo tuyến tính dồn dập, nhịp này nối nhịp kia, mà công chúa Elisa hầu như hoặc có vẻ như là nạn nhân và đứng ở vị thế hoàn toàn thụ động.

Từ đấy diễn giải ra, hình tượng anh em thiên nga hoàn hình và lúc nhân vật Elisa được phép cất lời là biểu hiện sự hoàn tất quá trình trưởng thành trong nhận thức cũng như thể chất của mỗi con người. Đồng thời, nhan đề nguyên văn Thiên nga hoang dã cũng là sự nhấn mạnh yếu tố ấu thơ trong đạo đức và trí tuệ con người, khi các hành vi vụng dại chỉ có thể kiềm chế bằng nguyên lý hãm mình (câm lặng và nhịn nhục) - một hành vi căn bản trong đạo lý Thánh Công Hội. Mà như thế, hình ảnh anh em thiên nga mặc áo tầm ma trên giàn hỏa tương ứng hình tượng Chúa Yehoshua mặc áo vải gai lên giảo giá, bổ trợ tích cực cho nguyên lý hãm mình để trưởng thành. Đồng thời, tình tiết đức vua ngắt hoa gài lên ngực nàng công chúa là tín hiệu của hôn nhân, một giai đoạn kế tiếp cho thời kì phương trưởng và cũng là hoàn tất tiến trình phát triển nhận thức chung cũng như cá tính ở người. Hôn sự Elisa lần này tự nhiên hơn chứ không hề là sự gượng ép như lần đầu - khi tuổi đời và trí tuệ nhân vật còn non nớt, chỉ biết tuân thủ sự sắp đặt của đối tượng khác. Ở bản thể truyện, đấy là sự chín dần về kinh nghiệm sống - cũng là một nguyên lý dẫn tới sự trưởng thành. Trước Hans Christian Andersen gần hai thập niên, anh em Grimm đã thể hiện sâu hơn ý tượng này trong đoản thiên Bảy con quạ.

Ngoài ra, tuyến truyện hầu như không tồn tại đối thoại, mà chỉ là những sự kiện hãi hùng cứ choàng vào cổ nhân vật xuyên suốt. Đây được coi là đặc điểm trọng yếu trong các tác phẩm Hans Christian Andersen, mà theo học giới, có bản chất nhạc kịch và tương thích với trào lưu sân khấu thế kỷ XVIII-XIX. Hay cách khác, Thiên nga hoang dã có tố chất kịch bản sân khấu chứ không thuần túy để đọc mà thôi.​











































 
Top