Nhật Kí Ngỏ

Nhan Nguyen

Всё в твоих руках
Đây là bài thơ mà mình sưu tầm được. Tác giả của bài thơ này là e Ngọc Mai, học sinh lớp 7B, và hiện em ấy mới chỉ học tiếng nga được hơn 1 năm thôi :)... Mọi người ai cũng đã từng sáng tác thơ thì post lên cho mọi người cùng thưởng thức nhé :)
Он – вундеркинд.​
Он всё умеет.​
Он мог читать иписать,​
Кога ыло 3 года!​
Он – вундеркинд.​
Он всё умеет.​
Он объездил весь мир,​
И он может говорить на многих языках.​
Он – вундеркинд.​
Он всё умеет.​
Он взял легко награду,​
Всегда занял первое место.​
Он – вундеркинд.​
Он всё умеет.​
У него прекрасный голос,​
Даже поёт он хорошо!​
Он – вундеркинд.​
Люди, хвалили его!​
И он – наш вундеркинд!​

Он – русский человек!​
 

Шкатулка

Thành viên thường
Cảm nhận một buổi tối ngồi chấm bài tiếng Nga

Từ trước đến giờ chẳng ai dám nói tiếng Nga là dễ cả, cô biết chứ, nên các em hoàn toàn yên tâm là cô vô cùng thông cảm với những khó khăn bước đầu của các em, đang học tiếng Anh, bị ném vào môi trường mới, phải nghiên cứu một ngôn ngữ mới, lại những khó khăn mới, lại bắt đầu từ con số 0...

Bảo các em cố lên, các cô cũng hiểu để làm được việc "cố lên" đó thì hoàn toàn không dễ dàng, không phải ngày 1 ngày 2, nhưng ngoài việc dạy, động viên, quát, mắng, ép các em học thì các cô không thể làm gì hơn được, càng không thể học hộ các em được!

Thôi thì biết là khó, chấp nhận là mình đi con đường khó, càng khó nên mới càng phải cố gắng, người ta học 1 thì các em phải học 10, người ta bỏ ra mỗi ngày 2 tiếng tự học thì có lẽ các em phải học 3 - 4 tiếng, thậm chí là nhiều hơn thế, học mọi lúc mọi nơi, học một mình, học nhóm... Cứ thử học bằng nhiều cách, quan trọng là các em phải thử tìm mọi phương pháp để học chứ không phải thấy học không vào, thấy tiếng Nga khó thì phó mặc việc học tập của mình cho vận may hay dựa dẫm vào những người bạn đồng khóa, những người bạn học cùng lớp, ngồi chung bàn!!!

Mỗi lần chấm bài cho các em là một lần cô tự trăn trở, tự hỏi phải làm gì để các em chịu học, nói gì để các em chịu khó tự giác bỏ thời gian ở nhà ra để nghiên cứu tiếng Nga 1 cách thật sự, nghiên cứu với lòng say mê chứ không đơn thuần là học, phải làm sao để các em thấy yêu thương nó bởi có yêu thương nó mới gắn bó với nó được? Câu hỏi này, thú thật cô chưa tìm ra nó một cách trọn vẹn, lại cảm thấy buồn và lo lắng...

Thương lắm! thương, bởi cô cũng đi qua một giai đoạn mới bắt đầu như các em, thương lắm nhưng ngoài việc cùng các em đi qua những bài học khó, cô chẳng thể làm gì hơn, chỉ mong các em tìm thấy con đường để tiếp cận ngôn ngữ mà chính các em đã chọn.

Cô yêu tiếng Nga, xin lỗi nếu cô đang cố áp đặt các em cũng phải yêu nó, cô không biết lý do gì các em chọn tiếng Nga, chắc chắn cũng sẽ có những bạn thi vào khoa Nga vì chỉ đơn giản là muốn học đại học, hoặc do gia đình kỳ vọng phải đỗ đại học, cô không biết liệu sang năm có ai trong số các em sẽ thi lại để học một ngành khác không, nhưng nghĩ mà xem, dù vì bất cứ lý do gì, nếu các em đã chọn cho mình con đường này thì ít nhất cũng nên tôn trọng nó, tôn trọng chính nguyện vọng của các em chứ, đúng không? Nên coi nó là 1 trong số những quyết định quan trọng của cuộc đời, cố gắng thương yêu lấy nó, vì dù gì nó cũng cho các em một gia đình mới, một trải nghiệm mới, một môi trường hoạt động mới rồi!

Học đại học là tự học, các giáo viên chỉ chịu trách nhiệm hướng dẫn các em thôi, nhưng mà khoa mình có giáo viên nào chỉ hướng dẫn các em đâu, ai cũng trăn trở với các em, ai cũng lo lắng theo từng bước đi của các em, bỏ thời gian ra bao nhiêu cũng không tiếc, thầy cô còn sẵn sàng học với các em đến quá cả giờ chính quy nữa mà...

Tiếng Nga, cô đồng ý là bây giờ ít sử dụng, nhưng nó đã nhiều hơn so với 3 năm trước rất nhiều rồi, rất nhiều nơi tuyển tiếng Nga, nhiều việc làm rất tốt đòi hỏi tiếng Nga, nhưng sai lầm của sinh viên khoa Nga lại đa phần là dẫm cả 2 chân vào 2 ngành khác nhau, chỉ học tiếng Nga như một cách để kiếm được tấm bằng đại học, thê nhưng rất rất rất nhiều sinh viên đã quay về chia sẻ rằng, ra trường rồi mới hiểu, tiếng Anh của mình không sõi, tiếng Nga của mình chẳng sành... Thế đấy, các em rồi sẽ làm gì? học gì nữa để kiếm được một vị trí trong xã hội này???

Trên lớp, mỗi lần mắng các em là một lần cô cảm thấy rất khó chịu, rất đổ vỡ, cảm thấy bất lực trước việc giúp đỡ các em học tiếng, cảm thấy mình có lỗi vì chẳng hiểu sao các em học rồi không vận dụng được, học rồi lại quên, chẳng biết phải làm gì hơn nữa, bao nhiêu thời gian các cô cũng đã cố gắng dành cho các em nhiều nhất có thể rồi, thế mà kiến thức các em có được vẫn chẳng bao nhiêu...

Thôi, cố gắng lên nhé K48, nhất là các bạn đầu vào tiếng Anh, tối nay ngồi chấm bài cho các em, cô lại thấy đổ vỡ rồi, đành tâm sự với các em một chút, thương các em lắm, nhưng cô cũng chỉ còn cách khuyên các em phải chăm chỉ thôi, để việc học thật sự hiệu quả là phải do tự bản thân các em MUỐN, cô không thể học hộ các em được!!!

Thử cố gắng thêm nhiều nhiều lần nữa nhé!!!

Bài viết của cô Nguyễn Ngọc Anh trên mạng xã hội. Cô ơi em sẽ cố.!​
 

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Lúc đầu đọc lại tưởng bạn là cô giáo. Chắc bạn cũng đang giống những học sinh mà cô giáo đang nói tới, đang học tiếng Anh và bị đẩy vào học tiếng Nga???
 

Liên bang Nga

Thành viên thường
Xin chia xẻ cùng mọi người và mong muốn được nghe cảm nhận của các bạn!

"Tôi hạnh phúc vì đã sống ở Liên Xô" - "Я счастлив, что жил в СССР"

Nghe qua truyền hình và đọc trên các báo hàng ngày về cuộc sống hoàn toàn tăm tối ở Liên Xô mà tôi còn nhớ rất rõ về nó, tôi không thể không so sánh nó với cuộc sống trong chủ nghĩa tư bản tự do dân chủ đang được tán dương đến tận mây xanh hiện nay. Tôi nhớ một cuộc sống như thế nào, đúng hơn, không chỉ đơn giản là nhớ, mà còn mang trong tim mình ký ức về mẹ và mối tình đầu? Điều đầu tiên hiện lên trong đầu: đó là một cuộc sông vô tư và tươi sáng. Không phải là thiên đường, nhưng gần với nó. Bạn không phải lo thất nghiệp và bần cùng, không có những kẻ tài phiệt và giết người, không có MMM và OPG, không có những kẻ đội kepi và reider, không có nạn tham nhũng và lobbism.

Không có nạn mại dâm và tranh ảnh đồi trụy, trong đó có cả mại dâm trẻ em, không có bom rơi đạn lạc và trẻ em vô gia cư, không có người mất tích và bán họ ra nước ngoài, trong số đó có cả trẻ em, không có sự suy thoái tinh thần và đạo đức của nhân dân và sự chết dần chết mòn của họ.

Người ta che giấu cái gì, những vụ giết người đã xảy ra ngay cả trước đây, nhưng một lần trong năm (còn ở khu Dzukov ngoại ô Moscow mười lăm năm sau chiến tranh chỉ có đúng một vụ), chứ không phải hàng ngày như bây giờ, hơn nữa, những vụ không thể hình dung nổi lúc bấy giờ: cháu giết bà vì lương hưu, mẹ ném con còn bú sữa qua cửa sổ giữa mùa đông lạnh giá, còn bố hãm hiếp con gái nhỏ tuổi của mình. Nảy sinh ấn tượng rằng ở Nga hiện nay ở mọi người hoàn toàn tuột dốc cả rồi! Có lẽ, tôi thật xấu hỗ mà ý thức, nhưng tôi là người có ba bằng đại học và thông thạo ba ngoại ngữ, hiểu được ý nghĩa của từ "pedofilie" chỉ trong những năm cải các dân chủ.

Dĩ nhiên, ở Liên Xô cũng có những kẻ trộm cắp và cướp giật, nhưng không phải là hàng loạt các nhà máy và các lĩnh vực được xem là nền kinh tế là miếng mồi của họ. Lừa đảo và bịp bợp cũng xảy ra, nhưng mọi người được sắp xếp việc làm và biết rằng họ chắc chắn được trả lương, được nhận căn hộ hoặc mua không phải lo nhà không ở được, tiền gửi ngân hàng không sợ bị mất, mua thức ăn không sợ bị ngộ độc, uống thuốc bệnh và yên tâm lành bệnh và không chết, đi nghỉ dưỡng và biết rằng ở đó họ đang chờ đợi mình. Không có khái niệm văn bằng, hộ chiếu, bằng khen nhà nước giả mạo, và cũng không có tiền giả. Mọi người tin tưởng nhau. Tiếng cười vang lên trên những khung cửa bằng sắt, bởi vì chúng chẳng là cái gì.

Tất cả những điều liệt ra trên đây và nhiều thứ xấu xa khác và chúng có thể kể ra bất tận đã tặng cho nước Nga chủ nghĩa tư bản, nền dân chủ và những giá trị tự do mới nảy sinh được tán tụng không mệt mỏi trên truyền hình và báo chí. Với sự không mỏi mệt ngày càng tăng ở đó họ đang bôi nhọ cuộc sống dưới chủ nghĩa xã hội. Nhưng đối với tôi và, tôi tin chắc, đối với hàng triệu triệu những người đồng hương của tôi, chủ nghĩa xã hội đã và đang là biểu trưng của xã hội thịnh vượng, bình đẳng và bác ái chung toàn thể khi người với người là bạn và đồng chí, nói cách khác, đó sự đối lập hoàn toàn với cái mà hiện nay con người đang đụng chạm đến ở nước Nga mới, mà trong đó con người buộc phải sống theo các quy luật của rừng rú, nơi mà người mạnh nhật sống được, và thích hợp với những người đểu giả nhất và vô sĩ nhất. Còn bởi vì những phẩm chất này không đặc trưng đối với nhân dân Nga, nếu không nói, chúng vô cùng phản cảm đối với người Nga, và nhân dân đã bắt đầu chết nhanh hơn và điều đó hoàn toàn nằm trong kế hoạch của các nhà dân chủ.

Tác giả của những cuộc cải cách kinh tế Gaidar, khi nghe rằng mọi người chết vì đói, đã thản nhiên nhận xét rằng việc người ta chết dần chết hồi là hiện tượng tự nhiên trong thời đại của các cuộc cải tạo, muộn hơn sau này khi nhân dân bắt đầu đi sang thế giới bên kia hàng triệu người mỗi năm, thì ông bình luận hả hê rằng không còn phải chờ đợi lâu nữa khi những kẻ ốm yếu cuối cùng, ngụ ý nói những người già cả và những người không có khả năng thích ứng với kinh doanh chết hết. Và chính tác giả của vụ afer trắng trợn với những vaucter (ваучер - từ trong tiếng Nga - Kichbu) Chubais cũng khẳng định điều này bằng câu hỏi của mình: "Nếu chúng ta không thể nuôi được, thì chúng ta có phải cần những người như thế?". Thay vì ngồi tù hoặc bị treo cổ, "củ cải" hung hung đỏ được chỉ định là người đứng đầu tập đoàn năng lượng lớn nhất đất nước! Vì hoạt động không mệt mỏi của ông ta trong lĩnh vực này ở trong nước xuất hiện nạn khan hiếm điện năng và trong các ngôi nhà bắt đầu cắt điện. Rõ ràng, để cám ơn vì điều này Tổng thống Medvedev đã giao cho ông ta chịu trách nhiệm hiện đại hóa đất nước. Không nghi ngờ gì nữa, để ông ta xây mộ cho nó.

Rất tiếc, trong nước không chỉ chủ yếu các cụ ông cụ bà chết lần mòn, - họ đã trải qua chiến tranh, họ chỉ còn biết mắng nhiếc, - còn những người trẻ tuổi bế tắc trong cuộc sống, tội lỗi nằm chính ở đó.

Nếu trên các cuốn sách và trên báo chí, những ý kiến của các chính trị gia khác nhau, đôi lúc còn trực tiếp đối nghịch nhau về cuộc sống cũ và mới, thì nhân dân trong vấn đề này đã và đang rất đồng tâm và nhớ lại với áp lực của nỗi buồn những thời khi y tế và giáo dục miễn phí, và họ chỉ phải trả ít tiền nhà ở được nhận từ nhà nước, khi hàng năm họ được được đến các nhà nghỉ dưỡng theo phiếu của các tổ chức công đoàn, còn con trẻ - đến các trại hè thiếu nhi, và cả các phiếu nghỉ phải trả tiền cũng không là gánh nặng với bất kỳ túi tiền nào. Với mức lương bình quân 150 ruble có thể ăn trưa ở bất kỳ nhà ăn tập thể nào với giá 50 copeika. Điều đó thế nào cũng được là nếu bây giờ có thể ăn no với 20 ruble với mức lương hiện nay. Nực cười chăng? Vâng với số tiền này bây giờ cũng không thể đủ để vào bất kỳ nhà vệ sinh nào. Và ngay dưới thời Xô Viết việc đi lại trên bất kỳ các phương tiện giao thông (3-5 copeika), tem thư và điện thoại ( 2 copeika), đi nhà hát, chiếu bóng, kể cả Nhà hát Lớn, vé đắt nhất đến đó chỉ ba ruuble lẽ không làm rỗng túi. Những người lái xe cho đến bây giờ không thể quên mười bốn copeika để mua xăng, còn những người hưu trí - đồng lương hưu của mình mà từ đó còn đủ cho con cháu ở khách sạn, trong bất luận trường hợp nào, mọi người không ai chết đói và không sợ rằng họ sẽ không có tiền mai táng. Nhưng điều chính yếu, không ai phải lo âu cho cuộc sống của mình và cuộc sống của con cháu. Thanh niên cũng tin tưởng rằng sau khi tốt nghiệp phổ thông họ có nguyện vọng được vào học đại học miễn phí và có thể học miễn phí, thêm nữa còn được nhận suất học bổng sống hơi nghèo một chút, và nếu không vào đại học, thì dù sao cũng sẽ không thất nghiệp. Thậm chí các trẻ em mồ côi cũng xây dựng được các kế hoạch tương lai của mình và biết rằng nhà nước vẫn quan tâm đến họ và họ sẽ đi vào cuộc sống.

Tôi hoàn toàn tin tưởng rằng những phúc lợi bị mất liệt kê ở trên hoàn toàn đủ cho cuộc sống vô tư và không nghèo cho mọi người mà họ chiếm số đa số dân chúng đất nước, những người có quyền được gọi là nhân dân. Hiện chỉ còn mơ ước để ở nhân dân của tôi lúc nào đó có lại những điều kiện sống trước đây.

Điều quan trọng đối với tôi là những phúc lợi nói trên và nhiều điều khác nữa chính chủ nghĩa xã hội đã mang lại cho nhân dân, còn chủ nghĩa tư bản dưới áp lực của những người lao động đã buộc phải noi theo và áp dụng ở mình một số biện pháp trong đó, chẳng hạn, ngày làm viện tám giờ, chế độ nghỉ phép và nghỉ hưu được trả tiền.

Thời gian ngày lao động, hai ngày nghỉ mỗi tuần và những kỳ nghỉ hàng năm đã được ghi vào Hiến pháp Liên Xô theo định chế lao động được các viện khoa học soạn thảo, với sự cân nhắc những đặc điểm sinh lý của con người. Những viện như vậy không hề có ở một nước tư bản nào, cũng như ở nước Nga tự do dân chủ hiện nay ban ngày đốt đuốc tìm cũng không thấy.

Và cũng chẳng ngạc nhiên rằng những người thuê lao động mới xuất hiện lợi dụng ở trong nước không có chính quyền nhân dân và các tổ chức nghiệp đoàn lập tức trên thực tế đã bải bỏ tất cả các phúc lợi xã hội, bao gồm cả ngày lao động tám tiếng, và để lừa bịp một chút, bắt đầu trả lương qua phong bao. Trong khi đó việc này được thực hiện với sự đồng ý của những người lao động luôn lo sợ bị mất việc làm nặng nhọc và bởi vậy đồng ý với bất kỳ những điều kiện lao động như thế nào. Thêm vào đó những người đàn ông với tuổi thọ trung bình của họ thấp hơn tuổi về hưu lương hướng như vậy không quan tâm lắm.

Để các bạn không nghĩ ngợi thêm rằng tôi viết điều này theo đơn đặt hàng của ai đó, tôi dám cam đoan rằng tất cả những điều nói trên là ý kiến hoàn toàn cá nhân của tôi trên cơ sở cuộc sống của riêng mình. Tôi sinh ra trong gia đình nông thôn vào năm 1935 và chuyển đến khu Dzukov khi tôi được hai tháng tuổi. Mẹ tôi như chính bà kể lại, chỉ được đi học hai tuần, bởi vì bà là chị cả của gia đình có sáu người con, và bố tôi, chồng bà dạy chữ cho bà, xét qua những bức thư gửi về từ mặt trận, cũng chưa học hết lớp bảy. Ông ra mặt trận vào ngày thứ tư của chiến tranh và hy sinh ở ngoại ô Leningrad vào năm 1943. Ba đứa trẻ ở lại với mẹ tôi, nhưng chỉ hai đứa trải qua được chiến tranh, trong đó có tôi. Nhờ chính quyền Xô Viết, tôi đã tốt nghiệp không chỉ trường phổ thông, mà cả ba trường đại học. Không phải trả một xu nào, mà, ngược lại, được nhận tiền từ nhà nước. Tôi cũng học ngoại ngữ miễn phí ngoài giờ làm việc.

Tôi thậm chí không muốn giới thiệu tôi đã làm nghề gì, sinh ra trong một gia đình của một người mẹ mù chữ vắng chồng, trong nước Nga "dân chủ" hiện nay, nơi để được học bất kỳ gì người mẹ có thể sẽ phải trả những khoản tiền không nhỏ. Từ bé tôi kimh tởm kinh doanh và tiền bạc, mặc dù nó là một trong những bằng đại học của tôi - kinh tế đối ngoại. Điều lớn nhất tôi là ai hiện nay, - đó là người gìn giữ điều thiện khác, là ai, nói thêm, tôi cho đến bây giờ kiếm thêm tiền sau khi đã về hưu để sống với vợ và một chú cún nhỏ hơn con mèo. Và thêm nữa - để giúp con gái và con rể trả tiền học của cháu trai ở trường trung học và sau đó ở đại học MIPHI.

Nhưng, cám ơn Chúa, trường đại học đã lùi xa, và cháu trai bắt đầu tự lập cuộc sống của mình. Cháu học khoa thực nghiệm, đúng tinh thần thời đại, kết hợp kiến thức kỹ thuật với các ngôn ngữ, như người ta giải thích cho cháu, khoa được thành lập theo quyết định của chính phủ để hiện đại hóa nước Nga. Cháu trai tốt nghiệp đại học với hầu như toàn điểm năm (điểm 10 theo hệ thống điểm Việt Nam - Kichbu), và người ta tống nó ra đường tự kiếm ăn. Có lúc cháu nhờ quen biết đã được thu xếp vào làm ở hãng "Prokat And Gembel" của Mỹ và họ hứa sau nửa năm làm việc trả cho núi vàng. Làm được một năm 12 giờ mỗi ngày, lương vẫn không tăng. Khi không nhấc chân tay được, bị họ tống ra đường như con chó với những lời: "Chúng tôi không có ý định đợi cậu suốt cả tháng". Cho đến bây giờ đang tìm công việc ổn định và kiếm tiền ở đâu cũng được.

Đó là hai hệ thống chính trị-kinh tế khác nhau trong hành động! Nếu cháu trai tôi sinh ra dưới thời Xô Viết, và có thể trở thành người hạnh phúc như tôi vào những năm của cháu. Có gì mà tôi không làm sau khi tốt nghiệp đại học khi tôi làm việc theo sự phân công ở NII: cả thiết kế máy bơm piton phóng xạ mới, như bây giờ tôi nhớ, và biên tập viên báo thanh niên và ủy viên ủy ban thanh niên cộng sản comsomol của NII, và tổ chức các buổi dạ hội, gặp gỡ, hòa nhạc với sự tham gia của những người nổi tiếng, đi du lịch, tham gia đội bóng đã của viện. Và đã xây dựng tương lai của mình đến mười năm về sau. Cháu tôi, ngoài việc tìm việc làm và tiền, không biết điều gì này. Và trong ký ức của nó sẽ không có gì về những năm tháng này, ngoài lòng căm thù chế độ này.

Và tôi không thể không kể thêm rằng chúng tôi đã sống hoàn toàn không có nỗi sợ hãi nào trong suốt cuộc đời mình. Trong ký ức bừng lên có một thời gian đầu những năm năm mươi như phong trào (moda) ngủ ngoài trời với không khí trong lành: trong cánh rừng cạnh nhà, bên hồ nước nhỏ, bên ngoài dưới cửa sổ nhà mình. Lúc bấy giờ tôi khoảng mười bảy tuổi, và tôi ngủ trong rừng không xa ngôi nhà của mình. Lúc bấy giờ tôi còn chưa có bạn gái nào, tôi ngủ một mình. Và xung quanh là những gia đình hàng xóm, mọi người ngủ từng cặp hoặc một mình. Và mẹ tôi cho tôi ngủ ngoài trời và không hề lo lắng về tôi. Bây giờ điều này thật khó tưởng tượng, nhưng vào thời "Stalin kinh hoàng" cũng không có khái niệm lường gạt hay cưỡng hiếp, chứ chưa nói đến chính cái pedofilia này.

Và có một lần, tiễn vợ, khi ấy còn là hôn thê, về nhà ở Perovo, tôi bị muộn chuyến tàu electrichka cuối cùng và chủ yếu đi bộ bốn tiếng về nhà và chỉ đôi lúc đi xe nhờ. Ai biết những chỗ đó, thì hình dung được rằng tôi phần nhiều đi qua những chỗ tối như mực. Và không hề có nỗi sợ hãi nào. Còn bây giờ thậm chí tôi, ông già, ra đường thiếu súng trong lưng quần.

Điều gì khiến tôi phẫn nộ ở các nhà dân chủ nhiều hơn cả, thì đó là điều rằng họ có ý đồ đánh đồng chủ nghĩa xã hội và những giá trị xã hội của nó với những cuộc trấn áp xảy ra vào thời gian khó khăn và đa phần có thể giải thích được. Cáo buộc Stalin như kẻ thù chính của họ trong tất cả các tội lỗi, các nhà dân chủ gắn với ông bôi nhọ tất cả quá khứ Xô Viết. Tôi hiểu điều này như cái trò láu lĩnh, súc sinh không cho phép tranh luận cặn kẽ về so sánh hệ thống xã hội xã hội chủ nghĩa mà mục đích của nó là bằng mọi cách nâng cao mức sống của người dân nhờ mang lại cho nhân dân vô số ưu đãi (đó là những y tế, bảo vệ sức khỏe, giáo dục, nhà ở, hầu các dịch vụ ăn ở miễn phí, giao thông công cộng, nhà trẻ, trại hè thiếu nhi, nhà nghỉ miễn phí và vân vân mà tôi nhắc ở trên) với hệ thống tư bản chống nhân dân nhằm làm giàu không tưởng tượng nổi của một nhóm người được bầu nắm tỷ lệ chủ yếu thu được từ các nuồn tài nguyên trước đây thuộc về toàn thể nhân dân. Dưới chủ nghĩa xã hội không thể nói rằng ngay những khoản tiền từ những thu nhập này để chi mua những cung điện, villa, câu lạc bộ bóng đã này khác đắt tiền, những khu hộp đêm để đ. các người tình, tôi xin lỗi. Dưới chủ nghĩa xã hội tất cả thu nhập từ bán các tài nguyên đều chi cho các nhu cầu của nhà nước và nhân dân. Chính nhờ điều này nhà nước có khả năng mang lại cho nhân dân những ưu đãi xã hội nêu trên.

Cách đây không lâu tôi nghe như Putin, khi nói về những biện pháp đang áp dụng để cải thiện triệt để cái gì đó trong nước, tôi xúc động thốt lên: "Ông hãy nghĩ kỹ con số này xem: 65 triệu ruble! Chỉ phải suy nghĩ cẩn trọng!". Tôi không lười nhác và đã nghĩ kỹ. Và ông đã nhận được gần hai triệu dollars chiếm chỉ một phần sáu các khoản tiền mà ông, Putin, cho Abramovich vì ông ta vào đầu những năm 90s đã mua, nói thêm, bằng tiền của Soros, chỉ bằng một trăm triệu dollars. Còn những người như Abramovich trong nước có hơn hàng trăm người và tại thời điểm hôm nay tài sản của họ hơn ba tỷ dollars hay là một trăm năm mươi lần lớn hơn so với sáu mươi lăm triệu ruble đã làm Putin choáng ngợp. Nhưng ông không biết sao không muốn tính toán những khoản tiền này, về thực chất thuộc về nhân dân và thậm chí thường viện cớ thiếu kinh phí…

… Thế, tại sao tôi người hạnh phúc là hầu như cả cuộc đời của tôi đã trôi qua ở Liên Xô dưới chủ nghĩa xã hội, và tôi vô cùng bất hạnh rằng tôi đã sống được cho đến những ngày đen tối nhất này trong lịch sử Tổ quốc của mình…

Иван Державин

http://kichbu.multiply.com/journal/item/2226
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Một ngày đến thăm bà giáo già

Những ngày qua báo chí Việt Nam tại Liên Bang Nga và cũng như tại Việt Nam xôn xao về số phận những cuốn sách học tiếng Nga dành cho người Việt của người giáo già tận tuỵ Sofia Korchikova đã nhận được khá nhiều sự quan tâm, chia sẻ của độc giả, đặc biệt là những người đang học và làm việc với tiếng Nga tại cả Việt Nam và Liên Bang Nga. Chuyện đúng sai như thế nào, tôi sẽ không bàn tại đây. Bài viết này là những cảm xúc của tôi, một người học tiếng Nga cũng như muốn giúp đỡ người đang học tiếng Nga khác.



Đọc bài báo về số phận những cuốn sách của người giáo già, trong lòng tôi chợt thoáng ý nghĩ muốn được tới thăm bà, được động viên an ủi bà phần nào. Cùng lúc đó, vô tình tôi biết được cô em gái Thu Nga (sv trường đh Quốc Gia Hà Nội) cũng có mong muốn đó. Chúng tôi đã nhanh chóng tìm và liên hệ với cô Nguyễn Thi Kim Hiền, người có những bài viết đầu tiên về câu chuyện này. Không nhận được câu trả lời ngay, trong lòng mỗi chúng tôi đều có chút sự lo lắng. Nhưng chúng tôi đã thực sự rất sung sướng và cảm thấy vô cùng vinh dự, khi nhận được sự đồng ý.

Chúng tôi tới thăm bà trong một ngày đông gió lạnh, khi những bông tuyết vẫn còn chần chừ chưa muốn đến. Bà sống một mình giản dị trong một căn hộ nhỏ, ấm áp. Khắp mọi nơi từ hành lang, phòng khách cho tới phòng ngủ cũng là phòng làm việc của bà cũng có những tủ sách, kệ sách. Những cuốn sách tuy đã ngả màu theo thời gian nhưng giá trị của chúng vẫn không hề thay đổi và được bà nâng niu cất giữ rất cẩn thận như những đứa con ruột thịt của mình vậy.



Tôi thật sự ấn tượng với phòng khách, bởi trong mắt tôi, đó không đơn thuần là phòng để tiếp khách, mà chính xác hơn là phòng trưng bày tranh, phòng lưu giữ những kỷ niệm. Tại đây trên những bức tường được treo rất nhiều tranh do chính những nghệ sĩ – bạn bà vẽ tặng và điều khiến ai cũng phải chú ý tới khi bước vào căn phòng nhỏ này – chính là “MỘT GÓC VIỆT NAM”. Một bộ sưu tập đồ lưu niệm Việt Nam – một góc kỷ niệm đẹp đẽ về Việt Nam và những năm tháng dạy dỗ các thế hệ sinh viên Việt Nam.







Khi chúng tôi tới nơi, mọi thứ dường như đã được bà chuẩn bị từ trước. bà chu đáo, nhẹ nhàng và giản dị lắm.



Được ngồi bên cạnh cô, được bà cho xem những bức ảnh cũng như được nghe những kỷ niệm về các học trò của mình, tôi thực sự cảm nhận được tình cảm thiêng liêng và đáng trân trọng của một người thầy dành do những cô cậu học trò mà giờ đây họ đều đã có hai màu tóc. Tuy đã hơn 90, nhưng bà vẫn tinh tường lắm, nhận ra tất cả những học trò cũ của mình, nhớ tên từng người, rồi hỏi han cuộc sống của họ ở Việt Nam.
Trước khi đi, cả tôi và Nga đều rất háo hức mong chờ được xem cuốn sách do bà đặt hết tâm huyết của mình vào đó và thực sự chúng tôi đã rất sung sướng khi mong ước nhỏ nhoi đã thành hiện thực. Chúng tôi giới thiệu mình học sư phạm ngôn ngữ, mong muốn được trở về nước dạy tiếng Nga, nên bà lại càng hào hứng chia sẻ điều kinh nghiệm giảng dạy của mình và lưu ý một số điều trong cuốn sách này cho chúng tôi. Chuyến đi của chúng tôi trở nên trọn vẹn và ý nghĩa hơn khi được bà ký tặng mỗi người một cuốn sách của mình. Cuốn sách là một món quà quý giá đối với cả hai chúng tôi, là động lực cho chúng tôi tiếp tục vững bước trên con đường thực hiện ước mơ của mình.





Tạm biệt bà – cô giáo dạy tiếng Nga đáng kính, chúng tôi trở về trong cảm xúc khó tả, một chút lâng lâng, một chút hạnh phúc, một chút xao xuyến, một chút hi vọng, ... Được gặp và trò chuyện với bà tuy không thật lâu, nhưng từ tận đáy lòng, chúng tôi rất ngưỡng mộ và yêu quý bà. Cầu mong cho bà – người thầy kính mến luôn mạnh khoẻ và thật hạnh phúc.

 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đông đến, nỗi nhớ ùa về trong lòng mỗi du học sinh

Đông đến, cái khao khát được trở về quê nhà lại bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết, chí ít về với gia đình, với bố mẹ ta lại được sống trong tình thương bao la và ấm áp vô cùng, không còn cái cảm giác lẻ loi ở giữa khung trời lạnh giá châu Âu.

(Hải Đặng/Trí thức trẻ) Nước Nga bắt đầu bước vào những ngày đông lạnh lẽo đầy ảm đạm. Những cơn mưa tuyết đầu mùa rơi lững thững trên mái nhà, ngọn cây, cọng cỏ, không chỗ nào là không có tuyết phủ. Đưa bàn tay lì lợm ra ngoài ô cửa sổ vẫy vẫy như cố muốn nắm lấy những bông hoa tuyết to rơi ngoài kia, chợt nhận ra một lần nữa mình lại xa nhà, một lần nữa lại gồng mình lên chống chọi cái giá lạnh đến thê lương nơi đây.

Đã chẳng biết mấy đông rồi vẫn cứ bám trụ như một bản năng trên cái mảnh đất xa lạ này, lắm lúc thấy bản thân dường như chai sạn, trong trái tim khi vẫn cứ luẩn quẩn trong vòng tuần hoàn: Ăn - ngủ - học - chơi.

Nhưng thật khó để nén lại nỗi nhớ về quê nhà trong lòng du học sinh mỗi khi đông ùa về. Đông về sự chia xa trong khoảng cách địa lý thì không còn bởi ai cũng sống gần nhau, không như hè đến mỗi người lại chọn cho mình mỗi nơi để nghỉ ngơi, thư giãn. Nhưng chính lúc gần nhau về khoảng cách thì lòng người lại dường như xa hơn trăm lần.

Đông đến, cái khao khát được trở về quê nhà lại bùng lên mãnh liệt hơn bao giờ hết, chí ít về với gia đình, với bố mẹ ta lại được sống trong tình thương bao la và ấm âp vô cùng, không còn cái cảm giác lẻ loi ở giữa khung trời lạnh giá châu Âu.
Về với mẹ ta có cả thế giới, được sà vào lòng mẹ ngồi thủ thỉ trăm chuyện trời đất về cuộc sống du học buồn vui ra sao, được mẹ nấu cho món canh cá dưa chua ngon tuyệt vời hay cùng mẹ thức khuya ngồi đun cám cho heo...
Đông đến, mỗi du học sinh lại thèm cái cảm giác được cùng bạn bè rong ruổi khắp phố phường, cùng tụ tập ở nhà thầy cô làm bánh, uống trà, đàm đạo như những bô lão thực thụ.
Đông đến, có ai đó vẫn mang trong mình nỗi nhớ đau đáu về một nửa yêu thương vẫn đang chờ đợi họ nơi quê nhà. Dẫu biết khi yêu nhau mà xa khoảng cách thì thể nào cũng khó khăn chồng chất khó khăn nhưng đành ngậm ngùi cười cười nói nói trên màn hình di động vô cảm. Rồi quay mặt đi đưa đôi mắt nhìn về xa xăm mà giọt nước mắt lăn dài lúc nào không hay.

Nỗi nhớ không nói nhưng ai cũng hiểu, trên từng gương mặt du học sinh vẫn còn lưu giữ một nét buồn sâu thẳm đang ẩn chứa đằng sau một nghị lực mạnh mẽ, một quyết tâm sống và học tập để ngày sau cống hiến cho quê hương.
Mùa đông ở Nga chưa bao giờ là điều dễ dàng cho du học sinh Việt nơi đây, kéo dài những tận 6 tháng, ẵm mình trong đó là cái giá rét căm căm tận xương tuỷ. Khoác cho mình chiếc áo dày cộm, to lùng bùng mà vẫn thấy hình như chưa đủ.
Những ngày nghỉ cuối tuần, ngồi co ro như con mèo con trong phòng, lì lợm kiếm cho mình cuốn sách thật hay và ly trà nóng cùng thanh sôcla Alonka sẽ khiến tâm hồn bỗng trở nên nhẹ nhàng và thanh thản hơn.
Hay tự mình nhấc chân lên và một chiếc máy ảnh mini rồi kiếm tìm đâu đó để lưu giữ những khoảnh khắc tuyệt đẹp, những hàng cây dài phủ trên mình lớp tuyết trắng xoá thật đẹp như bạn trước đây từng xem trên tivi, ảnh.
Nhưng nói thì dễ làm mới khó, bởi hầu hết những ngày đông về, tuyết rơi, băng đóng cứng khắp nơi du học sinh lại chọn cho mình cái cảm giác "ăn nằm với cô đơn". Họ tìm về thế giới ảo trên chiếc máy tính lạnh lẽo bằng trò chơi điện tử, chat chít, đọc báo, nghe nhạc hay xem phim.
Nhưng tất thảy sau đó là sự trống vắng, chán chường, họ lại cảm thấy mệt mỏi và nỗi nhớ về quê nhà càng dâng lên nhiều hơn. Như thế liệu có tốt hay không? Hay chỉ làm cho mình thêm lún sâu vào bế tắc không lối thoát?
Bởi đã có không ít du học sinh nơi đây vì không tìm cho mình được niềm vui nên đâm ra chán nản, rồi nhớ nhà... Cuối cùng phải tự mình xách vali về nước trong nuối tiếc vì đành dang dở sự nghiệp đầy tươi sáng phía trước.

Vậy là mùa đông nước Nga tràn về cũng là thời điểm cho việc học căng thẳng sắp đến, mình luôn mong và hi vọng du học sinh Việt tại Nga và các nước khác hãy tự vượt qua khăn, mùa đông lạnh lẽo, hãy sưởi ấm nó bằng sự nhiệt huyết, tìm tòi những thú vui mới để không sa lầy vào sự chán nản. Mùa đông tuy nghiệt ngã nhưng trò vui và cảm giác lạ chưa bao giờ hết đi cho chúng ta khám phá nó như: Trượt tuyết, tắm băng, câu cá dưới hồ băng... :D
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Đọc bài này tự nhiên nhớ mùa đông nước Nga quá! Và cảm thán dịch đại một đoạn cho lòng được than thở bằng tiếng Nga…

C приходом зимы в полную силу разгорается страсть попасть в родные края, дабы погрузиться в море теплоты и нежности в родительском очаге и – прочь чувство одиночества среди холодного околополярного пространства!


Россия вступает в пасмурные холодные дни. Первые снежинки безмятежно падают на крыши домов, верхушки и ветки деревьев и стебли трав, покрывая собой всё на земле белым ковром. Протягивая упрямую руку в оконный проём и ловя пушистые снежинки, вдруг на душу пришло отчётливое осознание того, что ещё раз ты оторван от дома, ещё раз придётся напрягать всю волю и все жилы в теле, чтобы сопротивляться мрачному, нет, душераздирающему холоду здешних мест.

Которую по счёту зиму – следуя жизненному инстинкту – цепляешься за эту чужую землю, и порою чувствуется чёрствость сердца, когда вертишься, как белка в колесе, в замкнутом кругу: кушаешь – спишь – занимаешься – развлекаешься.

Но как трудно спрессовать в душе иностранного студента тоску по родине при приходе русской зимы! Если летом все на каникулы разбегаются по сторонам света, то зимой такого нет – учёба в разгаре, все собираются вместе. Однако именно собираясь вместе, расстояния между людьми, вернее – между сердцами, кажется, увеличиваются в сотни раз.

C приходом зимы в полную силу разгорается страсть попасть в родные края, дабы погрузиться в море теплоты и нежности в родительском очаге и – прочь чувство одиночества среди холодного околополярного пространства!

У мамы ты вновь овладеешь всем миром, у мамы ты вновь почувствуешь себя ребёнком в её объятиях, и ты начнёшь рассказывать ей о том о сём и, конечно же, о несладкой жизни на чужбине. И в награду за твои старания вдалеке от дома ты – как когда-то в детстве – получишь от мамы самую обыкновенную и одновременно самую чудесную уху с заквашенными овощами, которую будешь жадно глотать ложку за ложкой, пока рядом, в глубокую ночь, мама возится у котла с кипящими отрубями для свиней…

C приходом зимы каждому из нас хочется попасть домой, чтобы прокататься по знакомым улицам родного города или собираться у бывших учителей за столом для неторопливого чаепития и обсуждения всяких воросов – занятия, казалось бы, только для седобородых мудрецов.

C приходом зимы на душе всё отчётливее чувствуется тяжесть тоски по родной и любимой половине, тоскующей и ждущей тебя на родине. Осозная, что при многотысячемильном расставании трудности только прибавляются, всё же приходится через волю изображать улыбки перед бесчувственными дисплеями мобильных телефонов. А после разговора с любимой – отвернёшься от дисплея и c грустью посмотришь вдаль, не заметив хлынувшие из окаменевших от мороза век слёзы.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top