Hướng dẫn NHỮNG LƯU Ý KHI DU HỌC NGA

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
1. Tài chính:
- Học bổng cuả nhà nước Vn dành cho sinh viên dạng Hiệp Định học tập tại Nga là 420$/tháng, và được cấp 2 lần/năm, thường vào tháng 3-4 (mùa xuân) và 9-10 (mùa thu) (tức là sau khi các du học sinh thi học kỳ xong và nộp báo cáo kết quả về Cục ĐTNN).
- Ngoài ra, Bộ GDĐT Việt Nam còn chi trả tiền bảo hiểm hàng năm cho các sinh viên vào đợt nhận học bổng mùa xuân.
- Tuy nhiên, khi nhận vé máy bay và sinh hoạt phí trước khi sang Nga, thì các bạn chỉ được Cục ĐTNN ứng trước 3 tháng sinh hoạt phí, và các bạn phải chi tiêu cho đến tháng 3-4 hoặc có thể đến tháng 5, tức là cho kỳ bổng mùa xuân năm sau. Do đó, ngoài tiền sinh hoạt phí được phát, các bạn cần phải mang theo tiền gia đình thì mới đảm bảo chi tiêu (tầm 1500$, bao gồm cả tiền đc phát).
- Sinh viên còn được nhận học bổng của trường hàng tháng tầm 1200-2000 rúp.

2. Các giấy tờ cần thiết khi sang du học:
- 2-3 bộ hồ sơ đăng ký du học bằng tiếng Nga.
- Hộ chiếu (trong đó có viza)
- Ảnh thẻ 3*4, 4*6
- Cuống vé máy bay (phải giữ lại để sau nộp lại cho đơn vị trưởng)

3. Các việc cần làm ngay sau khi đặt chân lên đất Nga:
Ngay khi xuống sân bay, các bạn sẽ được cô chú trong phòng công tác lưu học sinh và đại diện sinh viên Việt Nam tại trường đó ra sân bay đón và đưa về. Thường theo truyền thống 1 số trường, các anh chị sẽ nấu ăn cho các bạn. Các ngày tiếp theo các bạn sẽ cần thực hiện các thủ tục sau:
- Làm thủ tục nhập học
- Làm hợp đồng ký túc xá và đóng tiền ở ký túc xá
- Đi ra hạn visa và nộp tiền khẩu
- Đi khám bệnh và làm thẻ bảo hiểm
- Làm thẻ ngân hàng (để nhận học bổng của trường và của Bộ VN)
- Mua sắm phục vụ cuộc sống tự tập sau này.
* Cá nhân tự chị tra tất cả các mục trên, trừ tiền đóng bảo hiểm, do đó sau khi nhận được hợp đồng bảo hiểm và giấy biên lai thì cần giữ lại để nộp cho Bộ vào lần làm giấy tờ xin cấp sinh hoạt phí vào mùa xuân. Nếu đánh mất giấy này thì sẽ không được Bộ trả tiền bảo hiểm cho.
* Tất cả các việc này đều được sinh viên Việt Nam các khoá trên hướng dẫn và đưa đi thực hiện nên các bạn không phải lo lắng về những điều này.

4. Điều kiện sống trong ký túc xá:
Sinh viên nước ngoài sống và học tập tại Nga sẽ ở trong ký túc xá. Tuỳ từng trường mà sinh viên nước ngoài sẽ sống chung ký túc xá với sinh viên Nga hoặc ở riêng.
Mỗi phòng trong ký túc xá được sắp xếp cho 2, 3 hoặc 4 (giường tầng) sinh viên ở với nhau.
Trong các phòng đều có bàn, ghế, tủ và giường sẵn. Có lò sưởi chạy vòng quanh nhà được hoạt động bằng nước nóng vào mùa đông. Tuỳ từng trường mà có tủ lạnh (2phòng/cái hoặc 1 tầng/cái), máy giặt. Có những trường có máy giặt, nhưng sinh viên phải trả tiền giặt đồ. Nhà tắm + nhà vệ sinh chung 3-4 phòng hoặc khép kín.
Mỗi tầng có 1-2 nhà bếp, trong bếp có lò nướng, bếp ga hoặc bếp điện (8-12cái), bồn rửa và bàn ghế để có thể ăn uống ngay tại bếp.
Các tầng trong ký túc xá đều có người lau dọn vệ sinh tầng, nên khá sạch sẽ.
Hầu hết các ký túc xá đều cấm sử dụng các thiết bị điện như bếp từ, nồi cơm điện, lò sưởi trong phòng. Nếu sử dụng, thì các bạn cần chú ý để tránh bị thu mất.

5. Nếp sống tại Nga:
- Văn hoá xếp hàng.
- Không mặc đồ ngủ ra đường, không đi dép loẹt quẹt
- Không nói to, gây ồn ào tại nơi công cộng (trong các phương tiện công cộng)
- Không tham gia hay tò mò các đám đông.
- Không đi một mình ban đêm tại những địa điểm vắng người.
- Vào mùa đông, trước khi vào bất kỳ một cơ quan nhà nước, như trường học, bệnh viện, nhà hát, hay rạp chiếu phim,… đều phải cởi áo khoác tại sảnh của cơ quan đó.

6. Học tập:
- Hầu hết các trường chia 1 năm học ra làm 2 kỳ. Kỳ 1 bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau; kỳ 2 – giữa tháng 2 đến hết tháng 6. Giữa 2 kỳ học là kỳ nghỉ hè (1-2 tháng) và kỳ nghỉ đông (2 tuần).
- Kết quả chương trình học tập của các kỳ được đánh gía bằng điểm chuyên cần hàng ngày và bài thi cuối kỳ theo hệ số 5 (nếu bạn nhận điểm <3 thì phải thi lại). Mỗi kỳ thi có tôí đa 5 môn (có các kỳ chỉ thi 3-4 môn) và có 7-9 môn phải làm bài kiểm tra.
- Mỗi ngày sẽ có 4-5 tiết học, mỗi tiết kéo dài 90phút. Giờ ăn trưa kéo dài 40phút. Tuỳ vào vị trí các giảng đưởng và kỳ túc xá xa hay gần mà thời gian bắt đầu tiết 1 và khoảng cách giữa các giờ giải lao khác nhau.
- Các bạn sẽ trải qua 1 năm học dự bị tiếng. Kỳ 1 chủ yếu học về tiếng Nga. Kỳ 2 ngoài học tiếng Nga giao tiếp, tuỳ thuộc vào chuyên ngành học đại học các bạn sẽ học thêm 1 số môn khác để làm quen với các từ chuyên môn và khái niệm bằng tiếng Nga. Năm học dự bị này rất quan trọng. Nếu các bạn không học tập thật tích cực trong năm dự bị này để đạt được 1 trình độ tiếng Nga cơ bản, các bạn sẽ rất vất vả trong các năm học tiếp theo.
- Sau năm dự bị, sinh viên sẽ chính thức bước vào chương trình đào tạo đại học ở Nga. Lời khuyên: kết thân với 1 người bạn Nga trong lóp chịu khó ghi bài và viết chữ đẹp để có thể mượn vở ghi chép sau mỗi giờ học; Nên hỏi các anh chị năm trước về các chương trình học, tài liệu học và phong cách làm việc + tính cách của giảng viên để có hướng học tập đạt kết quả tốt nhất. Cân bằng giữa học tập và nghỉ ngơi.
- Chương trình học đại học ở Nga quy định: cử nhân - 4 năm, chuyên gia - 5 năm, thạc sĩ - 2 năm, nghiên cứu sinh - 3-4 năm (tuỳ ngành). Không có chương trình đạo tạo tín chỉ như ở Việt Nam. Tuy nhiên, đối với hệ nghiên cứu sinh, thời gian nghiên cứu ngắn hay đúng hạn phụ thuộc vào tần xuất nghiên cứu khoa học của người đó. Có thể bảo vệ luận văn tiến sĩ sớm hơn dự kiến chương trình, nhưng không thể muộn hơn.

7. Hoạt động ngoại khoá:
Ở các trường đều có các câu lạc bộ như cầu lông, bóng bàn, cờ vua, kịch, văn nghệ,… Các bạn có thể tham gia các câu lạc bộ này nhằm:
+ Giải trí sau 1 ngày học tập căng thẳng
+ Rèn luyện sức khoẻ, thoả mãn sở thích
+ Kết bạn -> nâng cao khả năng giao tiếp bằng tiếng Nga
+ Kiếm học bổng (có giấy khen chứng nhận thành tích hoạt động của bạn + kết quả học tập tốt (toàn 5, ít 4) = các bạn có quyền làm đơn xin học bổng dành cho sv xuất sắc, tầm 100$/tháng)
Ngoài ra, còn có các hội thảo nghiên cứu khoa học. Việc viết bài đăng báo và tham gia thuyết trình trong cá hội thảo giúp sinh viên:
+ Học hỏi được cách nghiên cứu khoa học của Nga,
+ Tìm ra đề tài nghiên cứu tốt nghiệp
+ Săn học bổng nghiên cứu khoa học
Thêm vào đó, hội sinh viên Việt Nam cũng tổ chức nhiều hoạt động đoàn hội thú vị nhằm tạo không gian sinh hoạt năng động, trẻ trung và giúp các bạn có hướng phấn đấu vào Đảng ngay trên đất Nga này.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
nghe nói bên nga có mấy anh đầu trọc và hổ báo lắm hả bạn, trước minh xem tin tức thấy bảo có vụ sinh viên VN sang nga du học bị mấy đối tượng ấy đánh đến chết, không biết sự thật thì bên Nga có hổ báo vậy ko :(
Cái vụ này cả 10 năm trước rồi, còn về sau ko có vụ nào tương tự xảy ra với sv Vn cả. Sinh viên Vn sang học vẫn an toàn.
 

Zimy Le

Thành viên thường
Em chào cả nhà, em vừa mới nhận được tin về học bổng Nga, và với suất học bổng đấy thì đã qua vòng kinh tế của phụ huynh em, còn một vòng nữa là đầu ra sau tốt nghiệp ạ. Học ở Nga thì chất lượng không phải bàn rồi nhưng mà học xong có bị bắt về nước luôn không ạ hay được ở lại ạ ? Nếu thêm thì là bao lâu ạ ? Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không thấy ở đâu nhắc đến vấn đề này ạ !
 

Lê Huỳnh Đức

Quản lý cấp 1
Thành viên BQT
Модератор
N
Em chào cả nhà, em vừa mới nhận được tin về học bổng Nga, và với suất học bổng đấy thì đã qua vòng kinh tế của phụ huynh em, còn một vòng nữa là đầu ra sau tốt nghiệp ạ. Học ở Nga thì chất lượng không phải bàn rồi nhưng mà học xong có bị bắt về nước luôn không ạ hay được ở lại ạ ? Nếu thêm thì là bao lâu ạ ? Em có tìm hiểu trên mạng nhưng không thấy ở đâu nhắc đến vấn đề này ạ !
Nếu như em đi dạng học bổng hiệp định thì phải về nước sau khi kết thúc khóa học, còn nếu đi tự túc thì không ai quản chuyện em ở hay về cả :D chúc em may mắn!
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Chất lượng học tập ở Nga cũng như văn bằng đương nhiên là tốt rồi, bạn không biết là Nga có rất nhiều trường đại học lọt top của thế giới à?
 

ruacon35

Thành viên thường
TOP mấy thế giới thế đồng chí :) Riêng Lomonosov cũng top 176 rồi :)
http://www.4icu.org/reviews/4035.htm
http://www.4icu.org/ru/
Nói chung bằng ở Nga về cũng không khác chi bằng ở VN. Nếu đang học BKHN, BK HCM hoặc trường tóp nào đó ở VN thì thôi ở nhà học thôi :) Hoặc đi nước nói tiếng Anh là hơn. Trừ phi là có tình yêu sâu sắc với nước Nga.
Đa số sv Việt Nam sang Nga cũng ko được học trường top của Nga đâu mà.
 

Lê Huỳnh Đức

Quản lý cấp 1
Thành viên BQT
Модератор
TOP mấy thế giới thế đồng chí :) Riêng Lomonosov cũng top 176 rồi :)
http://www.4icu.org/reviews/4035.htm
http://www.4icu.org/ru/
Nói chung bằng ở Nga về cũng không khác chi bằng ở VN. Nếu đang học BKHN, BK HCM hoặc trường tóp nào đó ở VN thì thôi ở nhà học thôi :) Hoặc đi nước nói tiếng Anh là hơn. Trừ phi là có tình yêu sâu sắc với nước Nga.
Đa số sv Việt Nam sang Nga cũng ko được học trường top của Nga đâu mà.
Bác nói hay quá ạ, mấy bác dạy ở BK cũng học từ mấy cái trường cùi cùi đó ra đấy ạ, em k biết bác học ở trường nào ở Nga và Việt Nam mà nói vậy, ba bốn cái bảng xếp hạng đó chưa phản ánh gì đâu ạ, đầy trường phương Tây nó chả thèm cung cấp thông tin cho mấy bảng xếp hạng này ý ạ, còn bảng của bác nó cũng chỉ ở một góc độ thôi em, em biết đến mấy chục danh sách xếp hạng đại học ấy ạ, mỗi cái một kiểu. Chưa chắc cao mà ngon đâu :D thấy bảo Đại học Cần Thơ được "thế giới" đánh giá cao hơn cả Ngoại Thương, Kinh tế Quốc dân đấy bác ạ :D nói thế để thây rằng tiêu chí xếp hạng của nó là cái gì, chứ k có hệ tiêu chuẩn duy nhất để bác so sánh đâu. Cái nền giáo dục kĩ thuật mà việc kĩ sư đào tạo ra không sản xuất nổi ốc vít mà bác cũng khen :D em học ở Việt Nam, k chê, nhưng thẳng thắn mà nói rằng ta phải cố gắng và học tập nước ngoài nhiều, bác nhiều tiền bác cứ đi học Anh, chứ em thì k có điều kiện ạ, em không nghĩ Nga bằng Việt Nam mà lại có công nghệ vũ trụ, luyện kim, cơ khí và ty tỷ ngành như thế đâu ạ
 
Top