Dân thoại Nga (Народные русские сказки) - Aleksandr Afanasyev

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Dân thoại Nga (Народные русские сказки, Russian Fairytales) là nhan đề công trình kì vĩ bằng tiếng Nga tiền cải cách của nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Aleksandr Nikolayevich Afanasyev trong giai đoạn 1855 - 1863, như vậy có hơi trễ so với sự phát triển cao độ của dòng văn nghệ phục hưng bản sắc trong lòng Âu châu (ta hãy nhớ thời kì cách mạng dân tộc từ đầu đến giữa thế kỉ XIX). Năm 1873, sau khi A. N. Afanasyev tạ thế 2 năm, hợp tuyển này được tái bản làm 4 quyển, gồm các thể loại : Thần thoại, truyền thuyết, đồng thoại và tiếu lâm. Cho đến nay, bộ sưu tập của A. N. Afanasyev vẫn là cứ liệu trọng yếu để hiểu dân tộc tính Nga và các quốc gia lân cận.

Khoảng năm 2009, các địa phương Liên Bang Nga thậm chí dựa vào công trình của Afanasyev để cùng nhau thiết kế Dân Thoại Dư Đồ (Сказочная карта России) nhằm kích thích thương mại và du lịch. Trào lưu này bị Tòa Thượng Phụ Chính Thống cực lực phản đối, vì cho rằng đó là một động thái phục hồi dị giáo. Rất may, vào năm 2022, đề án đã phải dừng vô thời hạn.​



Александр Николаевич Афанасьев
«НАРОДНЫЕ РУССКИЕ СКАЗКИ»
Народныя Русскія Сказки А. Н. Аөанасьева
1873 г.​

О воспитательном значении собранных народных сказок (даже основного сборника), писал Афанасьеву в 1856—1858 гг. Н. А. Елагин (брат П. В. Киреевского) : «дети слушают их охотнее всех нравственных рассказов и повестей».

Иллюстрации из изданий книги «Русские детские сказки» вошли в золотой фонд русской живописи : сборник иллюстрировали И. Я. Билибин, Ю. А. Васнецов, Н. Н. Каразин, К. Кузнецов, А. Куркин, Э. Э. Лисснер, Т. А. Маврина, Р. Нарбут, Е. Д. Поленова, Е. Рачев и другие.

В своём сборнике Афанасьев систематизировал объёмный материал русских сказочных сюжетов первой половины XIX века, снабдив их обширным научным комментарием. Система, принятая Афанасьевым, является первой попыткой классификации сказок вообще.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
THI PHÁP DÂN THOẠI NGA

Số là đúng năm e-thuvien huyền thoại giải thể (2013), mình có lập chủ đề Dân Thoại Nga, được khá nhiều phản ứng tích cực, phải nói là dạo đó tràn trề hi vọng sưu tầm được những bản truyện dịch rải rác của những Aleksandr Pushkin, Aleksandr Afanasyev, Lev Tolstoy, Dmitriy Mamin-Sibiryak, Aleksey Tolstoy, Samuil Marshak, Yevgeniy Shvarts, Korney Chukovskiy, Nikolay Nosov, Tatyana Tolstaya... Nhưng đáng tiếc, sau khi e-thuvien đóng cửa, có thời gian khá lâu sinh hoạt cộng đồng đọc bị ảnh hưởng tiêu cực, nhưng thôi thì nhắc lại chẳng để làm gì.

Nay mình mạn phép lập chủ đề này với thiển ý trưng cầu sự góp sức của cộng đồng để kiến tạo mảng văn chương này trên không gian mạng điện tử. Vì cũng phải nói là mình rất bất ngờ, cộng đồng đọc Việt Nam quãng hai thập niên nay chỉ nhai đi nhai lại dăm chục cuốn truyện Tô Liên cũ, trong khi các thập niên 1970-80 ấn bản dịch văn học Nga tại Việt Nam rất phong phú.

Tất nhiên, không gì bằng sự tiên phong, mình cũng xắn tay vào đóng góp một số tư liệu mà bản thân tích lũy được. Tuy không nhiều, nhưng âu cũng là tấm lòng thành của mình cho cộng đồng. Cảm ơn các bạn !​

11-06-2021​












































 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Tác phẩm sơ khởi mà mình đăng chủ đề cũ tại e-thuvien là Nàng Vasilisa xinh đẹp, nguyên bản tiếng Nga là Nàng Vasilisa thông thái (Василиса Премудрая) hoặc Marya Morevna (Марья Моревна). Truyện do tác gia Aleksandr Nikolayevich Afanasyev sưu tầm tại khu vực Shadrinsk (tỉnh Kurgan, Đế Quốc Nga), ấn hành trong tập Dân thoại Nga (Народные русские сказки) năm 1873, kèm minh họa của ông Ivan Bilibin. Hình ảnh ấn tượng tới mức rùng rợn trong truyện là khi Vasilisa bước ra khỏi khu rừng và trên tay cầm cái đầu lâu phát sáng (tình tiết khá giống truyện Tấm Cám).

Truyện này vốn được coi là phần đầu trong bộ ba huyền thoại công chúa Vasilisa. Nay mình mạn phép đổi về nhan đề gốc :​

NÀNG VASILISA THÔNG THÁI


Cách đây đã lâu lắm, trong lĩnh địa của vị sa hoàng nào đó, có một cặp vợ chồng già cùng cô con gái Vasilisa sinh sống. Họ chỉ có một căn lều nhỏ làm nhà nhưng cuộc sống của họ rất thanh bình và hạnh phúc.
Tuy nhiên, ngay cả bầu trời trong xanh nhất cũng có thể trở nên u ám, và cuối cùng thì sự bất hạnh cũng bước qua ngưỡng cửa nhà họ. Người mẹ già ngã bệnh trầm trọng, rồi đến khi cảm thấy rằng cái chết của mình sắp tới gần, bà gọi Vasilisa tới bên giường, đưa cho cô một con búp bê nhỏ và dặn:
- Hãy làm như nó bảo, con yêu. Hãy chăm sóc tốt cho con búp bê nhỏ và đừng bao giờ cho ai xem nó. Nếu như có bất cứ chuyện gì xấu xảy ra với con thì hãy cho búp bê thứ gì đó để ăn và xin lời khuyên của nó. Nó sẽ giúp con thoát khỏi mọi rắc rối.
Và rồi người mẹ qua đời sau khi trao cho Vasilisa nụ hôn cuối cùng, nụ hôn chia ly.
Người cha buồn rầu và đau lòng được một thời gian rồi sau đó ông ta tái hôn. Ông nghĩ rằng ông sẽ mang đến cho Vasilisa một người mẹ thứ hai, nhưng thay vì thế ông lại mang đến cho cô một người mẹ kế độc ác.
Bà mẹ kế có hai cô con gái riêng, họ là hai trong số những cô gái hằn học, ghê gớm và khó chiều nhất từng sống trên đời. Bà mẹ kế yêu chúng tha thiết, luôn luôn hôn hít và chiều chuộng chúng, song bà ta lại rầy la Vasilisa và chưa bao giờ để cho cô yên. Vasilisa cảm thấy thật bất hạnh vì mẹ kế và các chị kế mắng mỏ, gắt gỏng với cô, bắt cô làm việc quá sức mình. Họ mong rằng cô sẽ trở nên gầy gò, hốc hác với quá nhiều việc phải làm, và rằng gương mặt cô sẽ biến thành đen đủi, xấu xí bởi gió và nắng. Cả ngày họ nhằm vào cô, hết người này đến người kia la hét:
- Đến đây, Vasilisa. Mày ở đâu rồi Vasilisa ? Nhặt củi đi, đừng có mà chậm chạp đấy! Nhóm lửa đi, nhào bột đi! Rửa đĩa đi, vắt sữa bò đi! Cọ sàn nhà mau, ngay bây giờ! Làm việc đi và đừng có làm mất cả ngày đấy!
Vasilisa làm tất cả những gì cô bị sai bảo, cô hầu hạ tất cả mọi người và luôn làm việc nhà đúng giờ. Rồi từng ngày trôi qua cô lớn lên càng xinh đẹp hơn, đến mức mà vẻ đẹp của cô khó có thể vẽ lại được và khó có thể diễn tả bằng lời, nhưng đúng là một điều kỳ diệu thật sự và thật vui mừng khi được chiêm ngưỡng. Chính là con búp bê nhỏ đã giúp Vasilisa trong tất cả mọi việc.
Sáng sớm tinh mơ, Vasilisa sẽ vắt sữa bò và sau đó, khi tự khóa cửa nhốt mình trong phòng để thức ăn, cô cho búp bê chút sữa và nói:
- Tới đây nào, búp bê nhỏ, uống sữa đi em, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị.
Và búp bê sẽ uống sữa, làm hài lòng Vasilisa, làm mọi việc cho cô. Vasilisa ngồi dưới bóng râm kết hoa lên bím tóc của cô, còn những luống rau thì được nhổ cỏ, nước được mang tới, lửa được nhóm lên và cải bắp được tưới trước khi cô nhận biết được điều đó. Búp bê chỉ cho cô một loại thảo mộc được dùng để chống rám nắng, Vasilisa sử dụng nó và càng trở nên đẹp hơn.
Một ngày cuối thu, người cha rời khỏi nhà và không trông đợi được gì là ông sẽ quay về sớm. Bà mẹ kế và ba chị em bị bỏ lại đơn độc. Họ ngồi trong lều, bên ngoài trời thì tối, mưa và gió rít. Căn lều nằm ở bìa rừng của một khu rừng rậm rạp, và sống trong rừng là Baba – Yaga, một phù thủy ranh mãnh và xảo quyệt, người mà trong nháy mắt có thể nhai ngấu nghiến người khác.
Lúc này, bà mẹ kế đang giao việc cho mỗi chị em làm: đứa thứ nhất bà giao cho dệt đăng-ten, đứa thứ hai đan bít tất và Vasilisa thì quay sợi. Sau đó bà ta dập tắt hết tất cả lửa trong nhà ngoại trừ một miếng gỗ cháy ở góc nhà nơi ba chị em làm việc rồi đi ngủ.
Miếng gỗ cháy kêu răng rắc và tanh tách, được một lúc thì tắt.
“Chúng ta làm gì đây?” hai cô con gái của bà mẹ kế thốt lên. “Trong lều tối quá mà chúng ta lại phải làm việc. Một người trong số chúng ta phải tới nhà Baba – Yaga để xin lửa thôi.”
“Chị sẽ không đi đâu.” đứa lớn hơn trong hai đứa nói. “Chị đang làm đăngten và kim của chị đủ sáng cho chị nhìn thấy.”
“Em cũng không đi.” đứa thứ hai nói. “Em đang đan tất và hai cái kim của em đủ sáng để em nhìn thấy.”
Rồi cả hai đứa cùng la lên: “Vasilisa là người phải đi xin lửa. Đến nhà Baba – Yaga ngay, Vasilisa!” Rồi chúng đẩy Vasilisa ra khỏi lều.
Xung quanh cô là bóng đêm, rừng rậm và gió dữ dội; Vasilisa sợ hãi, cô bật khóc và lấy con búp bê nhỏ ra khỏi túi.
“Ôi búp bê nhỏ yêu quý ơi…” cô nói giữa những tiếng thổn thức. “Họ bắt chị đến nhà Baba – Yaga để xin lửa, và Baba – Yaga thì ăn thịt người, xương, tất thảy.”
“Đừng lo lắng” búp bê trả lời. “Chị sẽ ổn thôi. Khi em ở cạnh chị thì không có bất cứ thứ gì tồi tệ xảy ra cho chị hết.”
“Cám ơn vì đã an ủi chị, búp bê nhỏ.” Vasilisa nói và cô bắt đầu lên đường.
Hoa hồng dại mọc như một bức tường quanh cô và trên bầu trời không hề có dấu hiệu nào của vầng trăng lưỡi liềm, không có ngôi sao nào chiếu sáng.
Vasilisa run rẩy đi về phía trước, giữ chặt búp bê nhỏ gần mình.
Bất ngờ cô trông thấy một chàng trai ngồi trên lưng ngựa phi nước đại vượt qua. Anh ta mặc toàn màu trắng, con ngựa của anh ta màu trắng và bộ yên cương làm bằng bạc của con ngựa phát ra ánh sáng trắng trong bóng tối.
Bây giờ đã là bình minh, Vasilisa lê bước đi thì sẩy chân và vấp ngón chân vào rễ và gốc cây. Những giọt sương lấp lánh trên bím tóc dài của cô còn tay cô thì lạnh buốt và tê cóng.
Đột nhiên một kỵ sĩ khác phi ngựa nước đại qua. Anh ta mặc quần áo màu đỏ, con ngựa của anh ta màu đỏ và yên cương ngựa cũng là màu đỏ.
Mặt trời mọc, khẽ chạm vào Vasilisa, sưởi ấm cô và làm tan những giọt sương trên tóc cô.
Vasilisa chưa bao giờ dừng lại nhưng cũng phải đi bộ mất cả ngày, và khi cô tiến đến một khoảng rừng thưa nhỏ thì trời cũng gần tối.
Cô trông thấy một căn chòi gỗ đứng ở đó. Hàng rào xung quanh nó được làm từ xương người và đặt trên đỉnh là những cái đầu lâu. Cánh cổng không phải là cổng mà là xương chân người, những cái then cổng không phải là then mà là xương cánh tay và khóa cổng không phải là khóa mà là một chuỗi những cái răng nhọn.
Vasilisa khiếp đảm và đứng yên không nhúc nhích. Bỗng nhiên một kỵ sĩ phi ngựa đến. Anh ta mặc đồ màu đen, con ngựa của anh ta màu đen và yên cương ngựa cũng là màu đen. Kỵ sĩ phi nước đại tới cánh cổng và biến mất như thể tan vào không khí.
Màn đêm buông xuống. Và trông kìa! Những con mắt của những cái đầu lâu đội trên hàng rào bắt đầu bừng sáng, và trời trở nên sáng như thể ban ngày.
Vasilisa sửng sốt vì khiếp sợ. Cô không thể nhấc chân mình đi, chân cô dường như hóa đá tại chỗ và từ chối mang cô đi xa khỏi cái nơi khủng khiếp này.
Rồi bất ngờ cô cảm thấy mặt đất dưới chân đang rung chuyển, và kia là Baba – Yaga đang bay đến trong một cái cối, đung đưa cái chày của mụ như cái roi và dọn đường bằng một cái chổi.
Mụ ta bay tới cánh cổng, hít ngửi không khí rồi thốt lên:
- Ta ngửi thấy mùi thịt người. Đứa nào ở đây thế?
Vasilisa tới gần Baba – Yaga, cúi chào mụ ta thật thấp và nói rất khúm núm:
- Là cháu ạ, Vasilisa, thưa bà. Các chị kế của cháu cử cháu tới để xin bà ít lửa.
“Ồ, là cháu à.” Baba – Yaga đáp lại. “Mẹ kế của cháu là bà con của ta. Được thôi, ở lại với ta một thời gian và làm việc, rồi sau đó chúng ta sẽ xem xem nhìn thấy cái gì.”
Và mụ quát lên thật to:
- Tháo khóa ra, then cổng rất chắc chắn của ta! Mở ra, cánh cổng rộng lớn của ta!
Cánh cổng đung đưa mở ra, Baba – Yaga cưỡi cái cối đi vào và Vasilisa bước đằng sau.
Bây giờ ở chỗ cánh cổng mọc lên một cây bu-lô và nó làm như thể sắp đánh Vasilisa bằng cành cây.
“ Đừng có đụng đến con bé, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
Họ bước vào nhà, nằm trên bậc cửa là một con chó, và nó làm như thể sắp cắn Vasilisa.
“ Đừng có đụng đến con bé, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
Họ tiến vào bên trong và ở hành lang một con mèo già hay gầm gừ gặp họ, nó làm như thể sắp cào Vasilisa.
“ Đừng có đụng đến con bé, mèo già hay gầm gừ ạ, chính ta đem nó tới đấy.” Baba – Yaga nói.
“Cháu thấy chưa Vasilisa…” quay lại phía cô, mụ ta nói thêm, “không dễ dàng chạy trốn khỏi ta đâu. Mèo của ta sẽ cào cháu, chó của ta sẽ cắn cháu, cây bu-lô của ta sẽ quất cháu, móc mắt cháu và cánh cổng thì sẽ không mở cho cháu ra ngoài đâu.”
Baba – Yaga vào phòng của mụ và nằm dài trên ghế.
“Lại đây, cô gái có lông mày đen, đem cho bọn ta chút gì để ăn.” mụ ta kêu.
Và cô gái có lông mày đen chạy vào và bắt đầu cho Baba – Yaga ăn. Cô đem cho mụ ta một nồi canh củ cải đỏ và nửa con bò, mười bình sữa và một con lợn quay, hai mươi con gà và bốn mươi con ngỗng, hai cái bánh nướng nguyên và thêm một miếng, rượu táo, rượu mật ong và rượu ủ tại nhà, một thùng bia và một xô nước cơvat.
Baba – Yaga ăn và uống hết tất cả mọi thứ nhưng mụ chỉ cho Vasilisa một khoanh bánh mỳ.
“ Còn giờ thì, Vasilisa…” mụ ta nói, “ cầm lấy bao tải hạt kê này và nhặt từng hạt một. Và chú ý nhặt ra tất cả những hạt màu đen đấy, vì nếu cháu không làm ta sẽ ăn thịt cháu.”
Rồi Baba – Yaga nhắm mắt lại và bắt đầu ngáy.
Vasilisa cầm mẩu bánh mỳ đặt trước búp bê nhỏ và nói:
- Tới đây nào, búp bê nhỏ, ăn bánh mỳ đi em, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị. Baba – Yaga giao cho chị một việc khó làm, và bà ta đe dọa sẽ ăn thịt chị nếu chị không làm.
Búp bê nhỏ trả lời:
- Đừng đau lòng và đừng khóc mà hãy nhắm mắt lại và đi ngủ. Vì buổi sáng thì khôn ngoan hơn buổi tối.
Và lúc Vasilisa đã ngủ, búp bê gọi to :

Chim hét xanh ơi, bồ câu ơi, chim sẻ ơi, nghe tôi gọi,
Có việc phải làm, tôi đương lo sợ
Cuộc sống của Vasilisa phụ thuộc vào sự giúp đỡ của các bạn,
Những người bạn có cánh của tôi.
Đến đây và đáp lại lời tôi gọi,
Các bạn đang được cần đến, một và tất cả.

Và những chú chim đang bay đến từ khắp các hướng, từng đàn, từng đàn chim, nhiều hơn mắt chúng ta có thể nhìn và lưỡi có thể kể. Chúng bắt đầu líu lo và kêu gù gù để bắt tay vào làm việc, nhặt hạt kê từng hạt một thực sự rất nhanh. Những hạt tốt cho vào bao tải, còn những hạt đen cho vào diều chim, và trước khi chúng nhận ra thì đêm đã qua và bao tải đã đầy lên.
Chúng chỉ vừa xong khi kỵ sĩ mặc đồ trắng phi nước đại qua cánh cổng trên con ngựa trắng của mình. Ban ngày đang hé rạng.
Baba – Yaga thức dậy và hỏi:
- Cháu đã làm xong việc ta bảo cháu chưa thế hả, Vasilisa?
- Vâng, xong rồi ạ, thưa bà.
Baba – Yaga vô cùng tức giận nhưng chẳng còn gì để nói.
“Hừm…” mụ ta khụt khịt mũi, “ta phải đi săn và cháu hãy cầm lấy cái bao tải đằng kia, nó đựng đầy hạt đậu và hạt giống cây thuốc phiện, hãy nhặt hạt đậu ra khỏi hạt giống và để chúng thành hai đống riêng. Và chú ý, nếu cháu không làm thì ta sẽ ăn thịt cháu đấy!”.
Baba – Yaga ra ngoài sân và huýt sáo, cái cối và cái chày lướt nhanh đến chỗ mụ.
Kỵ sĩ mặc đồ đỏ phi ngựa nước đại qua, và mặt trời mọc.
Baba – Yaga trèo vào trong cối rồi bay khỏi sân, đung đưa chày như thể cái roi và dẹp đường đi bằng cái chổi của mụ.
Vasilisa lấy một mẩu bánh mỳ khô, cho búp bê ăn và nói:
- Thương xót chị với, búp bê nhỏ, em thân mến, hãy giúp đỡ chị.
Và búp bê gọi:
- Lại đây với tôi nào, ôi những chú chuột trong nhà, trong kho thóc và trên cánh đồng, vì ở đây có việc để làm đấy.
Và những con chuột chạy đến, từng bầy, từng bầy chuột, nhiều hơn mắt chúng ta có thể nhìn và lưỡi có thể kể, rồi trước khi một tiếng đồng hồ qua đi thì công việc đã xong.
Trời tối dần và cô gái có lông mày đen dọn bàn, bắt đầu đợi Baba – Yaga trở về.
Kỵ sĩ mặc đồ đen phi nước đại qua cánh cổng, đêm xuống, và mắt của những cái đầu lâu đội trên hàng rào bắt đầu rực sáng. Và rồi thân cây cối rên rỉ, kêu răng rắc, lá cây xào xạc. Baba – Yaga, mụ phù thủy ranh mãnh và xảo quyệt, người có thể trong nháy mắt nuốt chửng người khác đang trở về nhà.
“Cháu đã làm xong việc ta bảo cháu chưa thế hả, Vasilisa?” mụ ta hỏi.
“Vâng, xong rồi ạ,thưa bà.”
Baba – Yaga vô cùng tức giận, nhưng mụ ta chẳng thể nói gì được.
“Được, đi ngủ thôi. Ta sẽ ngủ một tí”
Vasilisa đi đằng sau bếp lò và cô nghe thấy Baba – Yaga nói:
“Nhóm bếp lò lên, làm cho lửa thật to, cô gái lông mày đen. Khi nào thức dậy ta sẽ đem nướng Vasilisa.”
Rồi Baba – Yaga nằm xuống ghế, tựa cằm lên một cái giá, tự che đậy bằng chân mụ và bắt đầu ngáy to đến nỗi khiến cả khu rừng rung chuyển, lắc lư.
Vasilisa bật khóc và lôi búp bê của cô ra, đặt một mẩu bánh mỳ trước mặt nó.
“Tới đây nào, búp bê nhỏ, ăn chút bánh mỳ đi, búp bê yêu dấu của chị và chị sẽ kể cho em tất cả những rắc rối của chị, vì Baba – Yaga muốn nướng chị rồi ăn chị…” cô nói.
Và búp bê nói cho cô biết phải làm gì để thoát khỏi rắc rối mà không phải khó nhọc.
Vasilisa vội vã đến chỗ cô gái lông mày đen và cúi chào cô ta thật thấp.
“Cô gái lông mày đen ơi, làm ơn giúp tôi với!” cô thốt lên. “ Khi cô đang nhóm lò thì hãy đổ nước lên củi để chúng không cháy được. Đây là chiếc khăn tay bằng lụa của tôi để đền ơn cô vì việc này.”
Cô gái lông mày đen trả lời:
- Được thôi, bạn thân mến, tôi sẽ giúp cô. Tôi sẽ nhóm lò thật lâu, và tôi sẽ cù gót chân của Baba – Yaga và cào chúng nữa nên bà ta có thể ngủ qua cả buổi tối. Và cô chạy xa đi, Vasilisa!”
- Nhưng ba kỵ sĩ sẽ không bắt tôi và đem tôi về chứ?
- Ồ, không đâu. Kỵ sĩ mặc đồ trắng là ban ngày rực rỡ, kỵ sĩ mặc đồ đỏ là mặt trời vàng và kỵ sĩ mặc đồ đen là đêm đen, họ sẽ không đụng đến cô đâu.
Vasilisa chạy vào hành lang, con mèo hay gầm gừ vụt đến bên cô và chuẩn bị cào cô. Nhưng cô ném cho nó một cái bánh nướng và nó không đụng tới cô nữa.
Vasilisa chạy xuống khỏi hành lang, con chó lao tới và chuẩn bị cắn cô. Nhưng cô ném cho nó một miếng bánh mỳ và con chó để cho cô đi.
Vasilisa bắt đầu chạy ra khỏi sân, cái cây bi-lô cố gắng đánh cô và móc mắt cô. Nhưng cô treo lên cây một sợi ruy băng và cây bi-lô để cô đi qua.
Cánh cổng chuẩn bị đóng sập trước cô nhưng Vasilisa tra dầu vào bản lề và nó mở ra.​


Vasilisa chạy vào khu rừng tối, vừa lúc kỵ sĩ mặc đồ đen phi ngựa nước đại qua và xung quanh trở nên đen sì. Làm thế nào cô về nhà mà không có lấy một ánh lửa được? Cô sẽ nói gì? Tại sao ư, mẹ kế của cô sẽ hành cô cho đến chết.
Thế nên cô nhờ búp bê nhỏ giúp mình và làm theo lời nó nói.
Cô lấy một trong những cái đầu lâu ở hàng rào và cắm nó vào một cây gậy, bắt đầu đi băng rừng. Những con mắt của đầu lâu rực sáng và nhờ ánh sáng của chúng đêm tối sáng như ban ngày.
Về phần Baba – Yaga, mụ ta thức dậy, vươn mình, rồi mụ thấy rằng Vasilisa đã đi mất thì mụ vội vàng lao vào hành lang.
Mụ gặng hỏi:
- Mày đã cào Vasilisa khi nó chạy qua chứ, mèo?
Và con mèo đáp lại:
- Không, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy cho tôi một cái bánh nướng. Tôi đã phục vụ bà mười năm trời nhưng bà chẳng bao giờ cho tôi nhiều hơn một mẩu bánh mỳ.
Baba – Yaga vội vàng chạy ra sân. Mụ gặng hỏi:
- Mày đã cắn Vasilisa đúng không, chó trung thành của ta?
Con chó trả lời:
- Không, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy cho tôi một ít bánh mỳ. Tôi đã phục vụ bà quá nhiều năm nhưng bà chẳng bao giờ cho tôi nhiều hơn một cái xương.
“Cây bi-lô, cây bi-lô!” Baba – Yaga rống lên. “Mày đã móc mắt Vasilisa rồi chứ?”
“Không hề, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy buộc lên cành của tôi một sợi ruy băng. Tôi đã mọc ở đây được mười năm rồi, và bà chẳng bao giờ treo lên một sợi dây.” Cái cây bi-lô trả lời.
Baba – Yaga chạy đến cánh cổng.
“Cổng ơi, cổng!” mụ ta thốt lên. “ Có phải mày đã đóng sập cửa để Vasilisa không qua được không?”
“Không hề, tôi đã để cho cô ấy đi qua, vì cô ấy tra dầu vào bản lề của tôi. Tôi đã phục vụ bà quá lâu nhưng bà thậm chí chưa bao giờ đổ nước lên chúng.” cánh cổng đáp lại.
Baba – Yaga nổi cơn tam bành. Mụ ta bắt đầu đánh chó đập mèo, phá cửa và chặt hạ cây bi-lô, và sau đó thì mụ ta mệt đến mức quên hết tất cả về Vasilisa.
Vasilisa chạy về nhà và cô thấy rằng chẳng có ánh sáng nào trong nhà. Các chị kế của cô vội vàng ra ngoài và bắt đầu la rầy, mắng mỏ cô.
“Cái gì khiến mày đi kiếm lửa lâu như thế hả?” họ quát hỏi. “Chúng tao dường như không thể giữ được một tí lửa nào trong nhà cả. Chúng tao đã cố gắng nhóm lửa hết lần này đến lần khác nhưng vô ích, và ngọn lửa mà chúng tao lấy từ nhà hàng xóm thì tắt ngay lúc được mang về. Có thể cái của mày sẽ sáng mãi được đấy.”
Chúng mang cái đầu lâu vào căn lều, những con mắt của nó nhìn chằm chằm vào bà mẹ kế cùng hai cô con gái và thiêu đốt họ như ngọn lửa. Bà mẹ kế và hai cô con gái cố gắng trốn đi nhưng dù chạy đi đâu những con mắt của đầu lâu vẫn dõi theo họ và không bao giờ để họ ra ngoài tầm nhìn.
Cho đến sáng thì họ đã bị cháy xém, cả ba người, chỉ duy có Vasilisa vẫn không hề bị thương.
Cô chôn cái đầu lâu bên ngoài căn lều và một bụi cây hoa hồng đỏ mọc lên tại chỗ đó.
Sau đó, không còn muốn ở lại trong căn lều đó nữa, Vasilisa đi tới thị trấn và ở nhờ nhà một bà lão.
Một ngày cô nói với bà lão rằng:
- Bà ơi, cháu chán việc ngồi một chỗ chẳng làm gì cả lắm. Bà mua cho cháu một ít sợi lanh, thứ tốt nhất mà bà tìm được nhé.
Bà lão mua cho cô một ít sợi lanh và Vasilisa bắt tay vào quay sợi. Cô làm việc rất nhanh và khéo, guồng quay sợi hoạt động mạnh và chỉ vàng tuôn ra đều và mỏng như một mái tóc. Cô bắt đầu dệt vải và nó biến thành mảnh đến nỗi có thể chui qua đầu mũi kim như sợi chỉ vậy. Cô tẩy trắng tấm vải và nó trở nên trắng hơn tuyết.
“Đây này, bà ơi, bà đi và bán tấm vải này rồi giữ tiền cho mình nhé.” cô nói.
Bà lão nhìn tấm vải và há hốc miệng kinh ngạc.
“Không đâu con ơi, tấm vải như thế này chỉ duy nhất hợp với hoàng tử mà thôi. Ta nên mang nó đến cung điện.”
Bà mang tấm vải đến cung điện, và khi hoàng tử nhìn thấy nó, chàng kinh ngạc.
“Bà muốn bao nhiêu cho tấm vải này?” hoàng tử hỏi.
“Tấm vải quá đẹp để đem ra mua bán, ta mang đến cho ngài làm quà tặng.”
Hoàng tử cảm ơn bà lão, tặng quà cho bà và đưa bà về.
Nhưng chàng không thể tìm được người nào làm áo cho chàng từ tấm vải đó, vì tài nghệ phải tuyệt vời như thớ vải vậy. Nên chàng lại cho đòi bà lão đến và nói:
- Bà đã dệt tấm vải này nên hẳn là bà biết phải làm thế nào để làm được áo từ nó.
- Không phải ta là người đã quay sợi hay dệt tấm vải này đâu, thưa hoàng tử, mà là một thiếu nữ tên là Vasilisa.
- Vậy thì hãy để cô ấy làm cho ta một chiếc áo.
Bà lão trở về nhà và bà kể hết việc đó cho Vasilisa nghe.
Vasilisa làm ra hai chiếc áo, thêu chúng bằng chỉ bạc, đính lên những viên ngọc trai to tròn rồi đưa chúng cho bà lão để mang tới cung điện, còn cô thì ngồi bên cửa sổ với đồ thêu.
Một lát nữa thôi người mà cô nhìn thấy là một trong những người hầu của Nga hoàng đang chạy về phía cô.
“Hoàng tử mời cô tới cung điện,” người hầu nói.
Vasilisa tới cung điện và khi trông thấy cô, hoàng tử đã say đắm vẻ đẹp của cô.
“Ta không thể chịu đựng được việc lại để nàng đi mất, nàng sẽ là vợ của ta,” hoàng tử nói.
Chàng đặt cả hai bàn tay trắng như sữa của Vasilisa vào tay mình và để cô ngồi xuống chỗ bên cạnh chàng.
Và rồi Vasilisa cùng hoàng tử cưới nhau, khi cha của Vasilisa trở về sau đó ông cũng vào ở trong cung điện với họ.
Vasilisa cũng đưa bà lão đến sống cùng cô, và về phần con búp bê nhỏ của cô thì cô luôn mang nó theo trong túi.
Cứ như vậy họ đã và đang sống đến ngày nay, và họ đang chờ đợi chúng ta tới chơi.​

 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
NÀNG YELENA THÔNG THÁI
Елена Премудрая
Народные русские сказки
№ 236—237

Из сборника «Народные русские сказки».
Источник: Народные русские сказки А. Н. Афанасьева: В 3 т.
— Лит. памятники. — М.: Наука, 1984—1985.



Ở xứ sở nọ hay là miền đất kia, có một người lính đứng canh tháp đồng hồ ; tòa tháp được khóa kĩ rồi niêm phong bằng một cái ấn, nhưng chỉ ban đêm thôi. Đúng mười hai giờ khuya, anh lính nghe tiếng ai vọng ở tháp xuống : "Này, tên lính !". Anh mới hỏi : "Ai gọi tôi thế ?".

"Ta đây - tà thần" - Vẫn giọng ấy hắt ra sau song sắt - "Chậc, đã ba chục năm nay ta cứ ngồi mà chẳng được ăn uống gì".

"Mi muốn gì bây giờ ?". "Hãy thả ta ra ; và kể từ nay, ta sẽ chiều ý ngươi : Hễ lúc nào ngươi gọi thì ta tới giúp".

Anh lính nghe thế liền xé phong ấn, dỡ khóa mở cửa - quả nhiên có quỷ sứ bay ra khỏi tháp, phóng lên từng không rồi trong chớp mắt đã khuất dạng.​


"Chậc", anh lính tự nhủ, "Coi như ta hoàn thành bổn phận, mà đời quân dịch chỉ đáng xu sứt. Sắp tới thế nào cũng ngồi ngục, hoặc bị đem ra pháp trường, thậm chí trói cổ đi dong. Chi bằng trốn luôn còn kịp".

Đoạn, anh vứt súng và bao lưng xuống đất, cắm đầu chạy miết.

Anh lính đi suốt ba ngày rồi, bụng thì đói mà cổ khát cháy, bèn ngồi thụp xuống đường khóc ròng, nghĩ : "Mình khờ thế nhỉ ? Cả chục năm cung phụng sa hoàng, tối ngày chỉ biết no say với ba cân bánh mì. Còn bây giờ tha hồ tự do lại chết đói. Ới lão tà, mi thực quá đáng !". Bỗng không rõ ở đâu, quỷ sứ đứng trước mặt anh lính và bảo :

- Này tên lính, ta thán nỗi gì thế ?

- Đã ba ngày ốm đói thì hỏi không than vãn sao đang ?

- Chớ sầu lo, để ta sửa lỗi ! - Quỷ bèn chạy đi rồi chạy lại, đem rượu và lương thực cho anh lính dùng, rồi dụ anh theo y - Ở trong nhà ta thì ngươi tha hồ sung túc. Cứ ăn uống và vận động thỏa chí, nhưng nhớ săn sóc các con gái ta, ta chỉ yêu cầu ngươi thế thôi - Anh lính ưng thuận, thế là quỷ tóm tay anh và nhấc bổng lên thinh không, đưa tới một đất lạ gọi là Xứ Xa Xôi, nơi có những phòng lát đá trắng.​


Lão quỷ có ba đứa con gái dung mạo đều tuyệt trần. Y dặn các con cung phụng anh lính ăn uống thỏa mãn, rồi bay đi tiếp tục gieo tai ương ; ừ, hung thần mà lại. Lão không bao giờ ở yên một chỗ mà đi khắp thế gian rình mò khiến người ta bất an mà phạm tội.

Thế là còn lại anh lính với các tiên nữ váy đỏ, được hưởng cuộc đời xa hoa tới mức quên chết. Duy có điều khiến anh áy náy : Cứ hằng đêm các thiếu nữ đều ra ngoài rồi mất hút đâu không rõ. Anh lính bắt đầu thắc mắc, nhưng các cô làm thinh. "Thôi được !" - Anh tự nhủ - "Đã thế ta lại canh đêm, để xem các người đi đâu".

Và tối đó, anh lính lên giường nằm, nhưng vờ ngủ say, trong tâm khảm nôn nao đợi cái gì sắp xảy ra.

Đồng hồ lặng lẽ trôi, anh lính rón chân bước sang buồng ngủ các thiếu nữ, nhưng dừng ở ngưỡng cửa cúi xuống ghé mắt vào ổ khóa. Chị em váy đỏ soạn ra một tấm thảm thần, trải xuống sàn rồi đạp lên, tức thì hóa bồ câu phi vút qua cửa sổ.

"Kì diệu thay !" - Anh lính nhủ thầm - "Phải thử mới được !". Đoạn, anh chạy vào, cũng làm như thế và hóa làm họa mi đuổi theo họ.​


Bầy bồ câu sà xuống thảo địa xanh tươi, còn họa mi nấp ở bụi mận gai đặng quan sát. Bồ câu đi chậm rãi vào rặng cây um tùm, chỗ đấy để sẵn một cái kim ngai.

Chốc sau, đất giời bừng sáng, có cỗ xe cũng bằng vàng bay trên từng không, do sáu con rồng lửa kéo. Ngự trên xe là công chúa Yelena Thông Thái, nhan sắc nàng kiều diễm tới nỗi không bút nào tả xiết. Chỉ biết rằng, nàng bước xuống xe và ngồi vào ngai, rồi gọi từng bồ câu đến bên đặng dạy những phép khôn ngoan khác lạ. Xong đâu đấy, nàng lại lên xe bay đi.​


Còn đàn bồ câu cũng rời thảo địa bay các hướng khác nhau, và họa mi lén theo ba chị em bay về buồng ngủ. Bầy bồ câu đỗ xuống thảm hiện nguyên hình thiếu nữ váy đỏ, còn họa mi trở lại làm anh lính.

- Anh ở đâu ra thế ? - Các thiếu nữ hỏi dồn.

- Thưa, tôi vừa theo các cô ra đồng, được chiêm ngưỡng một công chúa kiêu sa cực kì trên ngôi báu, lại nghe công chúa dạy các cô nhiều bí quyết.

- Hừ, anh sống được là may lắm đấy ! Bởi đức công chúa Yelena Thông Thái quyền phép vô biên. Lỡ như ngài mang quyển sách ma thuật theo thì anh bị phát giác ngay, tới lúc đó không tránh khỏi cái chết thương tâm. Hãy coi chừng, anh lính ạ ! Chớ ra đồng nữa, và cũng đừng thóc mách thêm về đức Yelena Thông Thái, kẻo bay mất cái đầu càn quấy đấy.

Dù vậy anh lính không nản lòng, chóng bỏ ngoài tai cái lời răn đó, bèn đợi đêm sau lại đạp thảm biến ra chim họa mi. Họa mi lại bay ra đồng nấp trong bụi mận gai, đặng chiêm ngưỡng Yelena Thông Thái và thầm ái mộ mĩ dung cao khiết của nàng, nhủ rằng : "Giá mà được người vợ như thế thì thực đời không mong gì hơn. Đã vậy phải bám theo xem nàng hiện sống ở đâu".

Lúc Yelena Thông Thái rời ngai lên xe đặng dong về ngự cung huyền diệu, họa mi bèn lén bay theo. Khi công chúa nhập cung, các nhũ mẫu và nô tì chạy ra đón, đỡ tay nàng dìu vào buồng hoa. Thế là họa mi bay ra thượng uyển, chọn một cây xinh nhất ngay dưới cửa sổ buồng ngủ của công chúa, cứ đậu trên cành hót véo von. Những âm giai da diết tới nỗi công chúa suốt đêm không sao chợp mắt được, bởi nàng rất muốn nghe.

Ngay khi giời hồng thức giấc, Yelena Thông Thái đã gọi to :

- Bớ nhũ mẫu nô tì, mau ra vườn bắt cho ta con họa mi !

Thế là bọn nhũ mẫu và nô tì túa ra vườn, đua nhau đuổi bắt họa mi. Đúng là, đàn bà có khác !​


Họa mi cứ truyền hết bụi này sang bụi nọ, chỉ quanh quất ở đấy, ấy thế không ai tóm được.

Phần công chúa vì sốt ruột quá cũng lao ra bắt họa mi. Lúc nàng ra đến bụi cây, chim bèn đứng yên trên cành, khép cánh, như thể đang đợi. Công chúa cả mừng, liền với tay đỡ lấy chim, đem vào cung nhốt trong lồng vàng và treo trong buồng ngủ.

Khi ngày tàn, vầng dương cũng lặn, Yelena Thông Thái lại bay ra đồng xanh và quay về. Nàng từ từ cởi mũ, trút xiêm y rồi lên giường nghỉ. Họa mi ngắm thân thể ngà ngọc của nàng, ngưỡng mộ tới mức sững sờ trước vẻ đẹp cao khiết ấy. Nên ngay khi công chúa say giấc nồng, họa mi bèn hóa con ruồi, bay khỏi lồng vàng, ngã xuống sàn để trở lại làm người tráng đinh. Anh lặng lẽ lại giường ngắm mĩ nhân cho tỏ, không nén được lòng bèn chạm môi mình vào môi nàng. Thế là công chúa bừng giấc, nhưng nhanh như cắt anh hóa lại làm ruồi.

Yelena Thông Thái mở mắt, đảo khắp xung quanh nhưng không thấy ai cả. "Chắc chỉ là chiêm bao thôi !" - Nàng tự nhủ, rồi trở mình và chóng thiếp đi. Còn anh lính thì sốt sắng lắm, đã thử đến ba lần, mà lần nào công chúa cũng thiếp đi rồi sực tỉnh vì nụ hôn.​


Nhưng lần thứ ba, công chúa ra khỏi giường và nói : "Có sự gì lạ thường lắm, ta phải nhờ quyển sách ma thuật mới được". Thế là nàng giở sách ma thuật ra và lập tức phát hiện rằng con họa mi trong lồng vàng không phải chim bình thường, mà là một binh sĩ trẻ.

- A, đồ đê tiện ! - Yelena Thông Thái quát lớn - Hãy ra khỏi lồng ! Vì trò giảo trá này, ngươi phải trả giá bằng cả tính mạng.

Thế là họa mi phi ra khỏi lồng, rớt xuống sàn và hiện nguyên hình người tráng đinh. Anh lính quỳ mọp dưới chân công chúa và cầu xin nàng sá miễn.

"Tên bỉ lậu, tội ngươi không đáng khoan thứ !" - Yelena Thông Thái đáp trả rồi thét đao phủ đem anh lính đi xử trảm.

Bỗng từ đâu xuất hiện một cự nhân lực lưỡng đem theo cây rìu và một cái thớt. Đoạn, gã vật anh lính xuống đất, ấn cái đầu càn quấy vào thớt rồi giơ rìu. Vậy là chỉ chờ công chúa vẫy khăn thì cho cái đầu táo tợn lăn lông lốc !

"Xin thương xót, hỡi công chúa yêu kiều !" - Anh lính nói trong nước mắt - "Hãy cho tôi ca lần chót !".

Và anh lính bắt đầu ngâm một bài bi ai, sầu thảm tới nỗi Yelena Thông Thái cũng bật khóc. Nàng đổi lòng thương cho số phận người trượng phu, bèn bảo anh rằng :

- Ta kì hạn cho anh trong vòng mười tiếng phải trốn cho kĩ đừng để ta bắt gặp. Nếu anh thắng, ta sẽ cưới anh ; còn như anh làm không xong, thời ta hạ lệnh xử trảm anh đấy.

Anh lính bèn rời cấm cung, lang thang vào rừng rậm. Bất giác, anh ngồi thụp dưới bụi cây, nghĩ vẩn vơ thế nào lại gọi : "Bới lão tà, chỉ vì mi mà ta ra nỗi này !". Ngay lúc đó, quỷ sứ lại hiện trước mặt anh :

- Này tên lính, còn mưu cầu gì nữa ?

- Hầy ! - Anh lính than - Ta chết tới nơi rồi ! Biết trốn đâu khỏi Yelena Thông Thái ?​


Hung thần bèn giậm chân xuống nền đất ẩm và hóa thành con chim ưng lông xám.

- Tên lính này, cứ leo lên lưng ta ! Để ta đưa ngươi lên giời.

Anh lính bèn lên lưng hắn mà ngồi. Chim ưng phi vút lên cao, lẫn vào hàng hàng lớp lớp mây mù.

Đã năm tiếng trôi qua. Yelena Thông Thái giở quyển sách ma thuật ra, thấy hết sự tình như thể nắm trong lòng bàn tay. Nàng bèn thét to :

- Hỡi chim ưng, ngươi có lượn khắp trời cũng không thoát nổi ta đâu !

Thế là chim ưng sà xuống đất. Anh lính hoang mang vô cùng :

- Biết xoay xỏa thế nào ? Trốn ở đâu cho được ?

- Hẵng khoan - Lão quỷ điềm tĩnh - Còn cách mà.

Bỗng quỷ lại gần vả anh lính một cái, biến anh thành cây kim, còn y lại hóa con chuột. Chuột ngậm chặt kim trong răng, lẻn vào cung tìm cuốn sách ma thuật, bèn gài vào đó.​


Năm tiếng nữa trôi qua. Yelena Thông Thái lại giở sách ra xem, nhưng tìm mãi mà không thấy gì. Công chúa nổi thịnh nộ liệng luôn sách vào lò đang cháy. Thế là kim rơi khỏi sách, rớt xuống sàn và hiện nguyên hình anh lính. Yelena Thông Thái mới nắm lấy tay anh.

- Tôi thật giảo trá - Anh lính nói - Vậy là đôi ta đều giảo trá !

Thế là họ không chần chừ nữa, bèn kết hôn và sống hạnh phúc bên nhau trọn đời.​

 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
NGỌN NÚI PHA LÊ
Хрустальная гора



Ở xứ sở nọ, hay là miền đất kia, có vị sa hoàng sinh được ba con trai. Một hôm, họ tâu rằng :

- Tâu phụ hoàng, xin hãy chúc phước cho anh em chúng con đi săn !

Sa hoàng bèn chuẩn y, thế là họ ruổi ngựa theo ba hướng khác nhau. Riêng hoàng tử út đi được quãng thì lạc lối trong rừng thưa, chàng chợt thấy phía đồng cỏ đầy dẫy chim, thú và bò sát chầu hẫu bên xác một con ngựa già. Bỗng một con chim ưng phi vút tới chỗ hoàng tử, đậu trên vai mà nói :

- Hoàng tử Ivan, xẻ thịt hộ chúng tôi với ! Chứ con ngựa nằm đây đã 33 năm mà chúng tôi còn tranh cãi, chưa biết chia sao cho thỏa.

Chàng bèn xuống ngựa và bắt đầu phân giải : Xương cho thú, thịt cho chim và da cho bò sát, riêng cái đầu để cho kiến.

- Tạ ơn hoàng tử Ivan ! Vì nghĩa cử này, từ nay chàng có thể hóa chim ưng hoặc kiến lúc nào tùy thích.

Hoàng tử Ivan liền thử dậm chân, quả nhiên biến ra chim ưng lông bạc và bay thẳng tới rặng núi Pha Lê. Chàng sà xuống nội điện, hiện nguyên hình và bảo thị vệ :

- Liệu đức vua nhận tôi làm người hầu chăng ?

- Nhà anh tuấn tú thế này, lẽ nào không nhận ?

Vậy là chàng vào hầu vua. Thấm thoát được một tuần, hai tuần, rồi ba tuần. Một hôm, công chúa tâu :

- Thưa phụ vương, con mạn phép cùng chàng Ivan đi chơi núi Pha Lê.

Đoạn, đức vua cho, thế là họ thắng ngựa ra đi. Lúc sắp tới núi Pha Lê, thốt nhiên có con dê lông vàng nhảy bổ ra. Hoàng tử Ivan liền phi nước đại đuổi theo con vật, nhưng càng đuổi càng mất dấu, đành lững thững quay lại. Nhưng về tới nơi, chàng phát hiện công chúa đâu mất, mới phân vân không biết bẩm thế nào với quốc vương.

Thế rồi hoàng tử Ivan cải trang làm phụ lão để không ai nhận ra, đi thẳng về cung bẩm đức vua :

- Tâu bệ hạ, xin cho kẻ hèn này làm mục súc !

- Được, ngươi cứ chăn đàn gia súc của ta. Nhưng nhớ, hễ rồng ba đầu tới thì cúng ba con bò, nếu là sáu đầu thì nộp sáu con, còn như mười hai đầu thì cho mười hai con.

Hoàng tử Ivan xua bò lên núi, cứ men theo thung lũng, bỗng rồng ba đầu dưới hồ trồi lên :

- Ấy, hoàng tử Ivan đến nỗi này ru ? Nhan sắc và khí phách đâu rồi, sao lại đi chăn bò ? Thôi thì, nộp cho ta ba con !

- Mi không sợ phát phì ư ? Ta đây mỗi ngày gặm một vịt quay, còn ngữ mi những ba bò. Vậy ta không cho con nào hết !

Rồng nổi xung, nên thay vì ba bò nó quắp sáu con. Hoàng tử Ivan liền hóa ra thần ưng, mổ đứt ba đầu rồng rồi lùa đàn về nguyên vẹn. Bấy giờ vua hỏi :

- Sao hả cụ già, rồng ba đầu tới chưa, đã nộp ba bò chưa ?

- Dám bẩm, nó tới nhưng không bắt được con nào cả.

Hôm sau hoàng tử Ivan lại lùa bò lên núi gặm cỏ. Lần này, rồng sáu đầu dưới hồ trồi lên và đòi nộp sáu bò.

- Chà, ngữ rắn nước háu đói ! Ta đây mỗi ngày xơi có một vịt, mà mày đòi lắm thế ? Thôi, đừng hòng ta cho con nào !

Thế là hoàng tử lại hóa thần ưng phạt đứt sáu đầu rồng. Lúc chàng lùa bò về, vua lại hỏi :

- Thế nào cụ, rồng sáu đầu tới chưa, đàn mất mấy con rồi ?

- Thưa, nó có tới, nhưng chẳng lấy được chi cả.

Khuya hôm đó, hoàng tử Ivan hóa thành kiến đen, luồn qua khe nứt vào lòng núi Pha Lê. Chàng thấy công chúa đang ngồi khóc trong đó.

- Công chúa ơi, sao nàng vào đây được ?

- Thiếp bị rồng mười hai đầu bắt đấy, nó vốn ngụ dưới đáy hồ của phụ vương. Bụng nó có một cái rương, trong rương có con thỏ, trong con thỏ có con vịt, trong con vịt thì có quả trứng, trong trứng lại có hột giống. Chàng phải giết nó lấy hột giống thì mới phá được núi Pha Lê và cứu thiếp ra.

Hoàng tử Ivan bèn bò ra ngoài, cải dạng lão mục súc như cũ. Bấy giờ rồng mười hai đầu bay lên :

- Ấy, hoàng tử Ivan ! Bỏ tuổi xuân và nghiệp kiếm cung đi chăn bò ư ? Này thôi, khá dâng ta mười hai con !

- Ngữ phì nộn ! Ngày ta ăn có một vịt quay, mà mi đòi lắm thế ?

Thế là hai bên lao vào quần nhau chí tử, tới mức quên cả thì gian. Rốt cuộc, hoàng tử Ivan hạ được rồng, rạch bụng nó và thấy chiếc rương bên ngực phải. Chàng bèn mở rương bắt con thỏ, xẻ con thỏ lấy con vịt, mổ con vịt lấy quả trứng rồi đập trứng lấy hột giống. Chàng đem hột giống đốt trên núi Pha Lê, chẳng mấy chốc mà núi tan.

Hoàng tử Ivan rước công chúa về yết kiến đức vua. Ngài hân hoan bảo chàng rằng :

- Ta phong hiền khanh làm phò mã !

Lập tức, hôn lễ được cử hành trọng thể. Hôm ấy tôi cũng tới dự, tha hồ thưởng mật ong và bia, nhưng rậm râu quá nên không sao vào miệng được.​

Народные русские сказки
Хрустальная Гора
№ 162

Из сборника «Народные русские сказки».
Источник: Народные русские сказки А. Н. Афанасьева: В 3 т.
— Лит. памятники. — М.: Наука, 1984—1985.​

В некотором царстве, в некотором государстве жил-был царь; у царя было три сына. Вот дети и говорят ему:

— Милостивый государь батюшка! Благослови нас, мы на охоту поедем.

Отец благословил, и они поехали в разные стороны. Малый сын ездил-ездил и заплутался; выезжает на поляну, на поляне лежит палая (Издохшая) лошадь; около этой падали собралось много всякого зверя, птицы и гаду. Поднялся сокол, прилетел к царевичу, сел ему на плечо и говорит:

— Иван-царевич, раздели нам эту лошадь; лежит она здесь тридцать три года, а мы всё спорим, а как поделить — не придумаем.

Царевич слез с своего доброго коня и разделил падаль: зверям — кости, птицам — мясо, кожа — гадам, а голова — муравьям.

— Спасибо, Иван-царевич! — сказал сокол. — За эту услугу можешь ты обращаться ясным соколом и муравьём всякий раз, как захочешь.

‎Иван-царевич ударился о сырую землю, сделался ясным соколом, взвился и полетел в тридесятое государство; а того государства больше чем наполовину втянуло в хрустальную гору. Прилетел прямо во дворец, оборотился добрым молодцем и спрашивает придворную стражу:

— Не возьмёт ли ваш государь меня на службу к себе?

— Отчего не взять такого мо́лодца?

Вот он поступил к тому царю на службу и живёт у него неделю, другую и третью. Стала просить царевна:

— Государь мой батюшка! Позволь мне с Иваном-царевичем на хрустальной горе погулять.

Царь позволил. Сели они на добрых коней и поехали. Подъезжают к хрустальной горе, вдруг откуда ни возьмись — выскочила золотая коза. Царевич погнал за ней, скакал-скакал, козы не добыл, а воротился назад — и царевны нету! Что делать? Как к царю на глаза показаться?

‎Нарядился он таким древним старичком, что и признать нельзя; пришёл во дворец и говорит царю:

— Ваше величество! Найми меня стадо пасти.

— Хорошо, будь пастухом; коли прилетит змей о трёх головах — дай ему три коровы, коли о шести головах — дай шесть коров, а коли о двенадцати головах — то отсчитывай двенадцать коров.

Иван-царевич погнал стадо по горам, по долам; вдруг летит с озера змей о трёх головах:

— Эх, Иван-царевич, за какое ты дело взялся? Где бы сражаться доброму мо́лодцу, а он стадо пасёт! Ну-ка, — говорит, — отгони мне трёх коров!

— Не жирно ли будет? — отвечает царевич. — Я сам в суточки ем по одной уточке; а ты трёх коров захотел… Нет тебе ни одной!

Змей осерчал и вместо трёх захватил шесть коров; Иван-царевич тотчас обернулся ясным соколом, снял у змея три головы и погнал стадо домой.

— Что, дедушка? — спрашивает царь. — Прилетал ли трёхглавый змей, дал ли ему трёх коров?

— Нет, ваше величество, ни одной не́ дал!

‎На другой день гонит царевич стадо по горам, по долам; прилетает с озера змей о шести головах и требует шесть коров.

— Ах ты, чудо-юдо обжорливое! Я сам в суточки ем по одной уточке, а ты чего захотел! Не дам тебе ни единой!

Змей осерчал, вместо шести захватил двенадцать коров; а царевич обратился ясным соколом, бросился на змея и снял у него шесть голов. Пригнал домой стадо; царь и спрашивает:

— Что, дедушка, прилетал ли шестиглавый змей, много ли моё стадо поубавилось?

— Прилетать-то прилетал, да ничего не́ взял!

Поздним вечером оборотился Иван-царевич в муравья и сквозь малую трещинку заполз в хрустальную гору; смотрит — в хрустальной горе сидит царевна.

— Здравствуй, — говорит Иван-царевич, — как ты сюда попала?

— Меня унёс змей о двенадцати головах; живёт он на батюшкином озере; в том змее сундук таится, в сундуке — заяц, в зайце — утка, в утке — яичко, в яичке — семечко; коли ты убьёшь его да достанешь это семечко, в те́ поры можно хрустальную гору извести и меня избавить.

‎Иван-царевич вылез из той горы, снарядился пастухом и погнал стадо. Вдруг прилетает змей о двенадцати головах:

— Эх, Иван-царевич! Не за своё ты дело взялся; чем бы тебе, доброму мо́лодцу, сражаться, а ты стадо пасешь… Ну-ка отсчитай мне двенадцать коров!

— Жирно будет! Я сам в суточки ем по одной уточке; а ты чего захотел!

Начали они сражаться, и долго ли, коротко ли сражались — Иван-царевич победил змея о двенадцати головах, разрезал его туловище и на правой стороне нашёл сундук; в сундуке — заяц, в зайце — утка, в утке — яйцо, в яйце — семечко. Взял он семечко, зажёг и поднес к хрустальной горе — гора скоро растаяла. Иван-царевич вывел оттуда царевну и привез её к отцу; отец возрадовался и говорит царевичу:

— Будь ты моим зятем!

Тут их и обвенчали; на той свадьбе и я был, мёд-пиво пил, по бороде текло, в рот не попало.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
BONG BÓNG, CỌNG RƠM VÀ CHIẾC HÀI
Пузырь, Соломинка и Лапоть

Народные русские сказки
№ 87—88

Из сборника «Народные русские сказки».
Источник: Народные русские сказки А. Н. Афанасьева: В 3 т.
— Лит. памятники. — М.: Наука, 1984—1985.


Ngày xưa có ba bạn thân là bong bóng, cọng rơm và chiếc hài.
Жили-были пузырь, соломинка и лапоть.

Một hôm, chúng nó rủ nhau vào rừng đốn củi. Đến một con sông, chúng không biết làm thế nào để qua.
Пошли они в лес дрова рубить. Дошли до реки и не знают, как перейти через реку.

Chiếc hài bèn bảo bong bóng :
Лапоть говорит пузырю :

- Này bong bóng, cậu cho chúng tớ ngồi lên cậu để bơi qua sông chứ ?
- Пузырь, давай на тебе переплывем !

Nhưng bong bóng tinh ranh nói :

- Không, hài ạ ! Để cọng rơm giăng từ bờ này sang bờ kia, còn chúng mình đi trên nó thì hơn.
- Нет, лапоть ! Пусть лучше соломинка перетянется с берега на берег, мы по ней перейдем.

Thế là cọng rơm căng ra. Khi chiếc hài đang qua sông thì cọng rơm đứt bục. Hài ngã tòm xuống nước.
Соломинка перетянулась с берега на берег. Лапоть пошел по соломинке, она и переломилась. Лапоть упал в воду.

Thấy thế bong bóng cười ha hả, nó cười to đến mức vỡ tan tành.
А пузырь хохотал, хохотал, да и лопнул.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
SẾU VÀ DIỆC
Журавль и Цапля



Có một con Cú, sống thật tự do, hay bay đây đó, rồi đậu trên một cành cây. Nó xoay đuôi, nhìn xuống dưới đất rồi lại bay vút lên không mà không gây ra một tiếng động nào. Đó chỉ là một chuyện ngắn trước một chuyện dài, và câu chuyện dài sắp được kể ra ở đây.

Ngày xửa ngày xưa, có chim Sếu và chim Diệc mỗi kẻ một nhà sống đối diện nhau qua một cái đầm lầy. Sếu thấy cảnh sống một mình cô đơn, hiu quạnh tận đáy lòng nên quyết định đi hỏi vợ.

- Ta nên đi hỏi chị Diệc về làm vợ - Sếu ngẫm nghĩ.

Rồi Sếu đi tắt ngang qua đầm lầy. Bì bà, bì bõm lội suốt bốn dặm đường và cuối cùng thì cũng tới được nhà Diệc.

- Chị Diệc có nhà không ? - Sếu gọi.

- Có tôi đây - Diệc trả lời.

- Chị đồng ý lấy tôi nhé ?

- Không anh Sếu ạ ! Tôi chẳng thể lấy anh ! Chân của anh thì quá dài còn áo khoác của anh lại quá ngắn. Anh bay lượn cũng chẳng ra gì, anh chẳng thể nuôi tôi. Thôi anh hãy đi về, đồ cẳng dài lêu đêu.

Còn lại một mình, Diệc ta mới nghĩ đi nghĩ lại và tự nhủ rằng kể ra sống mà không có ai bên cạnh bầu bạn thì cũng cô quạnh quá, thà rằng mình lấy anh Sếu lại còn hơn.

Diệc ta lên đường tới nhà Sếu, đến nơi chị ta ngỏ lời :

- Anh Sếu, xin hãy lấy tôi làm vợ !

- Không, chị Diệc ạ, tôi chẳng thấy chút hứng thú nào nơi chị cả - Sếu trả lời.

Diệc òa khóc nức nở, chị thấy thật tủi cực và xấu hổ bèn trở về nhà. Nhưng chỉ lát sau Sếu lại thấy hối hận về những gì mình đã làm.

- Ta không nên chối từ chị Diệc mới phải. Đời mới buồn tẻ làm sao khi ta mãi lẻ loi một mình. Ngay bây giờ ta phải sang xin cầu hôn chị ấy - Sếu ta ngẫm nghĩ lẩm bẩm một mình.

Vừa tới cửa nhà Diệc, Sếu ta vội ướm lời :

- Cuối cùng tôi đã quyết định lấy chị, chị Diệc ạ ! Xin chị hãy nhận lời tôi đi !

- Không, anh Sếu, tôi không muốn lấy anh - Diệc trả lời và đuổi thẳng Sếu về.

Chỉ ít lâu, sau khi Sếu ra về, Diệc ta lại hối hận vì sự tự ái vô lối của mình.

- Ta nên lấy anh Sếu còn hơn là sống suốt đời chiếc bóng đơn côi - Diệc nghĩ trong đầu.

Thế là Diệc ta lại tới gặp Sếu và nói rằng chị ta đã sẵn sàng chung sống cùng anh. Nhưng bây giờ thì Sếu lại chẳng bằng lòng Diệc nữa. Từ đó đến nay, cả hai cứ mãi theo đuổi nhau mà chằng hề tiến thêm được bước nào trong quan hệ của mình hòng tiến tới hôn nhân.​
Народные русские сказки
Журавль и Цапля
№ 72

Из сборника «Народные русские сказки».
Источник: Народные русские сказки А. Н. Афанасьева: В 3 т.
— Лит. памятники. — М.: Наука, 1984—1985​

Летала сова — весёлая голова; вот она летала, летала и села, да хвостиком повертела, да по сторонам посмотрела, и опять полетела; летала, летала и села, хвостиком повертела да по сторонам посмотрела… Это присказка, сказка вся впереди.

‎Жили-были на болоте журавль да цапля, построили себе по концам избушки. Журавлю показалось скучно жить одному, и задумал он жениться.

— Дай пойду посватаюсь на цапле!

Пошёл журавль — тяп, тяп! Семь вёрст болото месил; приходит и говорит:

— Дома ли цапля?

— Дома.

— Выдь за меня замуж!

— Нет, журавль, нейду за тя замуж; у тебя ноги долги, платье коротко, сам худо летаешь, и кормить-то меня тебе нечем! Ступай прочь, долговязый!

Журавль, как не солоно похлебал, ушёл домой.

‎Цапля после раздумалась и сказала:

— Чем жить одной, лучше пойду замуж за журавля.

Приходит к журавлю и говорит:

— Журавль, возьми меня замуж!

— Нет, цапля, мне тебя не надо! Не хочу жениться, не беру тебя замуж. Убирайся!

Цапля заплакала со стыда и воротилась назад.

‎Журавль раздумался и сказал:

— Напрасно не́ взял за себя цаплю; ведь одному-то скучно. Пойду теперь и возьму её замуж.

Приходит и говорит:

— Цапля! Я вздумал на тебе жениться: поди за меня.

— Нет, журавль, нейду за тя замуж!

Пошёл журавль домой.

‎Тут цапля раздумалась:

— Зачем отказала? Что одной-то жить? Лучше за журавля пойду!

Приходит свататься, а журавль не хочет.

Вот так-то и ходят они по сю пору один на другом свататься, да никак не женятся.​
 
Top