Tin Tức Nước Nga 2015

Status
Không mở trả lời sau này.

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần bước sang năm 2015, đồng Rúp đã mất giá khoảng 8% so với đồng USD...

Nền kinh tế Nga có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu lửa, nên đồng Rúp của nước này rất nhạy cảm trước các diễn biến giá dầu - Ảnh: Reuters.

Đồng Rúp Nga mất giá hơn 5% trong phiên giao dịch hôm qua (6/1), khi cú giảm chóng mặt của giá dầu thế giới trong hai ngày đầu tuần gây áp lực mất giá mạnh cho đồng tiền này.

Tờ RT của Nga cho biết, vào giữa ngày giao dịch, tỷ giá đồng Rúp giảm còn 64 Rúp đổi 1 USD, mất hơn 5% so với phiên trước đó. Vào cuối ngày theo giờ Moscow, tỷ giá đồng Rúp phục hồi nhẹ từ mức đáy của phiên, còn dưới 62,9 Rúp “ăn” 1 USD.

Như vậy, chỉ trong vòng chưa đầy 1 tuần bước sang năm 2015, đồng Rúp đã mất giá khoảng 8% so với đồng USD.

Cũng trong ngày hôm qua, giá trị đồng Rúp so với đồng Euro giảm hơn 5%, còn 76,32 Rúp tương đương 1 USD vào đầu giờ chiều theo giờ Moscow.

Các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Nga hôm qua diễn biến trái chiều. Trong đó, chỉ số Micex tính theo đồng Rúp tăng 2,4%, trong khi chỉ số RTS tính bằng đồng USD mất 4,3%.

Phiên hôm qua, giá dầu thô ngọt nhẹ tại thị trường New York giảm sâu dưới ngưỡng 50 USD/thùng. Hôm thứ Hai, giá dầu lần đầu tiên mất mốc 50 USD/thùng trong gần 6 năm.

Trong hai phiên giao dịch vừa qua, giá dầu Brent tại thị trường London mất 5,32 USD/thùng, tương đương mức giảm khoảng 10%.

Nền kinh tế Nga có mức độ phụ thuộc lớn vào xuất khẩu dầu lửa, nên đồng Rúp của nước này rất nhạy cảm trước các diễn biến giá dầu. Trong năm 2014, dầu thô và Rúp Nga cùng mất giá khoảng 50%.

Bộ Tài chính Nga mới đây đã cắt giảm dự báo giá dầu trung bình của năm 2015 xuống còn 80 USD/thùng từ mức 100 USD/thùng trước đó. Còn theo kịch bản xấu nhất mà Ngân hàng Trung ương Nga đưa ra, nền kinh tế nước này có thể suy giảm 4,5% trong năm 2015.

Tháng trước, Ngân hàng Trung ương Nga tăng lãi suất cơ bản lên 17% nhằm ngăn đà lao dốc của đồng Rúp. Trong năm ngoái, cơ quan này cũng đã tung hơn 80 tỷ USD từ dự trữ ngoại hối để bảo vệ tỷ giá đồng nội tệ.

Những nỗ lực này đã phần nào xoa dịu lo ngại của giới đầu tư về căng thẳng giữa Nga và phương Tây liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, nhưng chưa thể giúp đồng Rúp khởi sắc. Trong năm 2014, giới đầu tư đã rút 120 tỷ USD tiền vốn khỏi Nga vì lo ngại tác động của các lệnh trừng phạt mà Mỹ và châu Âu áp lên Nga.

Ảnh hưởng từ sự mất giá của đồng Rúp đã vượt ra ngoài biên giới nước Nga, đặc biệt tới các quốc gia láng giềng có quan hệ kinh tế chặt chẽ với nước này. Hôm thứ Hai, cả Belarus và Turkmenistan đã đồng loạt phải giảm giá đồng nội tệ.

Diệp Vũ
Nguồn: vneconomic.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga triển khai hơn 100 địa điểm sưởi ấm trên các tuyến đường

Trong đợt không khí lạnh đặc biệt đang tiến vào khu vực Tây Bắc và Trung tâm Nga, Bộ tình trạng khẩn cấp đã triển khai trên các tuyến đường liên bang loạt địa điểm sưởi ấm, tiếp tế thực phẩm và chăm sóc y tế phục vụ lái xe, - thông tin trên trang điện tử của Bộ cho biết.


Địa điểm cơ động để sưởi ấm - Фото: Сергей Русанов/РИА Новости

Để đề phòng các tình huống khẩn cấp có thể xảy ra, tại 12 khu vực đường cao tốc liên bang đã triển khai hơn 100 địa điểm cơ động phục vụ sưởi ấm và thực phẩm, với sự túc trực của cả nhân viên cứu hỏa và cứu hộ.
Các địa điểm này được trang bị chăn ấm, đài phát, buồng vệ sinh sinh thái, lò sưởi, móc kéo, máy phát điện chạy xăng, đèn hàn... Sẵn sàng chăm sóc y tế và hỗ trợ tâm lý cho lái xe, cung cấp nhiên liệu, nước nóng, các bộ sạc cho điện thoại di động.

Moskva lạnh giá và có nắng- Фото РИА Новости, Александр Кожохин

Đêm rạng sáng ngày hôm nay 6/1, nhiệt độ không khí ở Moskva hạ xuống đến - 20 độ C. Vào ban ngày, nhiệt độ không cao hơn -18 độ C, đặc biệt vào buổi chiều, xuất hiện những cơn gió mạnh đến 15m/ giây khiến cho thời tiết Moskva càng trở nên buốt giá. Dự báo vào đêm rạng sáng ngày mai 7/1, nhiệt độ không khí có thể hạ xuống đến -25 độ C ở vùng ngoại ô Moskva.
Nguồn tham khảo: http://www.tvc.ru/news/show/id/58908/photo_id/145002/slider_photo/145002#sl
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga quyết liệt vực nền kinh tế dậy

Trước nguy cơ suy thoái sâu của nền kinh tế Nga do ảnh hưởng các lệnh trừng phạt của phương Tây, Chính phủ Nga đã quyết liệt thực hiện các biện pháp để ổn định nền kinh tế như yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu bán bớt ngoại tệ để hỗ trợ đồng rúp, cải cách cơ cấu để đa dạng hóa nền kinh tế, tăng năng suất, hiệu quả đầu tư...


Tại một nhà máy luyện kim hiện đại của LB Nga.

Theo tờ Thương gia (Nga), Chính phủ nước này ra sắc lệnh yêu cầu các doanh nghiệp xuất khẩu do nhà nước kiểm soát bán bớt ngoại tệ để hỗ trợ đồng rúp đang trượt giá, giúp thị trường Nga bổ sung từ 40 đến 50 tỷ USD, tương đương khoảng một tỷ USD/ngày cho đến thời hạn chót 1-3 tới theo quy định của Chính phủ. Theo đó, Tập đoàn khí đốt Gazprom, các công ty dầu mỏ Rosneft, Zarubezhneft và hai công ty xuất khẩu kim cương Alrosa và Kristall sẽ phải giảm dự trữ ngoại tệ của mình.

Ngân hàng trung ương Nga cho biết sẽ họp với các công ty xuất khẩu để bàn về kế hoạch tối ưu khi bán ngoại tệ ra thị trường, bảo đảm sự ổn định trên thị trường ngoại hối và bảo vệ các công ty xuất khẩu trước những biến động về tỷ giá. Trước đó, trong tháng 12-2014, Ngân hàng trung ương Nga gần như can thiệp hằng ngày để hỗ trợ đồng rúp với tổng số tiền lên tới hơn 10 tỷ USD. Bộ Tài chính Nga cũng tuyên bố sẽ sử dụng 7 tỷ USD để hỗ trợ vực giá đồng nội tệ này.

Nhờ đó, đồng rúp trong những ngày cuối năm 2014 đã tăng giá trở lại sau khi mất giá 50% so với đồng USD và đồng ơ-rô kể từ đầu năm 2014. Về mức lãi suất cơ bản cao hiện nay, Bộ Tài chính Nga cho biết, Ngân hàng trung ương Nga sẽ hạ lãi suất này ngay khi tình hình kinh tế ổn định trở lại. Phó Thống đốc Ngân hàng trung ương Nga Mikha-in Su- Khốp tuyên bố không loại trừ khả năng lại hạn chế biên độ giữa giá mua và bán ngoại tệ của các ngân hàng.

Phát biểu ý kiến tại cuộc họp của đảng Nước Nga thống nhất, Thủ tướng nước này Đ.Mét-vê-đép cảnh báo, "xứ sở bạch dương" sẽ đối mặt nguy cơ suy thoái sâu nếu chính phủ lơ là trong các kế hoạch chi tiêu của mình. Bộ Tài chính Nga nhận định, kinh tế nước này có thể giảm 4% trong năm 2015 với mức thâm hụt ngân sách 3%, nên chính phủ sẽ phải cắt giảm nhiều hơn nữa chi tiêu hoặc dự trữ ngoại tệ. Mức cắt giảm dự kiến 10% hiện nay được cho là chưa đủ, do mỗi USD giảm của giá dầu khiến ngân sách Nga mất 2 tỷ USD/năm và lượng dự trữ ngoại tệ hơn 400 tỷ USD của Nga chỉ đủ sử dụng tối đa hai năm.

Trong khi đó, làn sóng tháo chạy của các nhà đầu tư nước ngoài khiến kinh tế nước này mất khoảng 130 tỷ USD trong năm 2014. Thậm chí Ngân hàng trung ương Nga cũng nhận định, kinh tế nước này có thể giảm tới 4,8% trong năm 2015 và dự kiến đến năm 2017 mới có thể phục hồi. Người đứng đầu Chính phủ Nga thừa nhận, nền kinh tế nước này đang ở tình thế tồi tệ hơn so với trong thời kỳ khủng hoảng tài chính năm 2008. Do vậy, chính phủ sẽ không từ bỏ các mục tiêu chiến lược và kế hoạch chi tiêu xã hội.

Theo các nhà phân tích, Nga đang đứng trước những lựa chọn khó khăn trong lĩnh vực kinh tế do phải chịu quá nhiều yếu tố tiêu cực như nền kinh tế phụ thuộc quá nhiều vào nguồn thu dầu mỏ (chiếm đến 50%). Do vậy, đứng trước "cơn bão kép" của giá dầu giảm sút cùng các đòn trừng phạt của phương Tây, Nga cần một chính sách kinh tế mới, những cải cách cơ cấu quyết liệt để đa dạng hóa nền kinh tế, tăng năng suất, hiệu quả đầu tư và đặc biệt là kích thích kinh tế sớm tăng trưởng trở lại, cũng như khuyến khích người dân làm thêm nhiều của cải cho xã hội.

Theo Tổng thống V.Putin, các biện pháp trừng phạt từ bên ngoài cũng là cơ hội để Nga đa dạng hóa nền kinh tế. Việc các nhà đầu tư rút vốn khỏi Nga lại tạo điều kiện để các doanh nghiệp nước này nâng cao khả năng sản xuất và cạnh tranh. Trong năm 2014, tại Nga đã có thêm khoảng 300 cơ sở sản xuất lớn đi vào hoạt động với hàng chục nghìn việc làm có năng suất cao trong các lĩnh vực hóa dầu, chế tạo ô-tô, luyện kim, công nghiệp dược...

Tổng thống Nga V.Pu-tin trong cuộc gặp với lãnh đạo hơn 40 tập đoàn, doanh nghiệp lớn của Nga đã tuyên bố mong muốn duy trì quan hệ chặt chẽ với các doanh nhân để đa dạng hóa và vực dậy nền kinh tế. Đồng thời, Nga tích cực tìm kiếm các đối tác mới bên cạnh việc siết chặt hợp tác với các đối tác truyền thống. Tại lễ ký hiệp định gia nhập Liên minh Kinh tế Âu-Á (EAEC) của Cư-rơ-gư-xtan, Tổng thống Nga khẳng định EAEC mở rộng cửa với nhiều quốc gia trên thế giới và luôn chào đón các đối tác đến từ phương Tây và phương Đông để trở thành một trung tâm tăng trưởng kinh tế mạnh của thế giới.

Dù giá dầu giảm cùng các lệnh trừng phạt của phương Tây đã ít nhiều tác động tới nền kinh tế Nga, song chính phương Tây cũng chịu hậu quả của những đòn trừng phạt này. Tổng thống Áo H.Phi-sơ cho rằng sẽ là sai lầm và gây tác hại khi gia tăng các biện pháp trừng phạt của Liên hiệp châu Âu (EU) đối với Nga nhằm đạt các mục tiêu chính trị mong muốn. Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định rằng, Nga là một "ốc đảo tăng trưởng" của nước Đức, do vậy nếu kinh tế Nga suy thoái, chính nền kinh tế đầu tàu EU sẽ phải "trả giá đắt nhất" cho điều này.

Theo đài Tiếng nói nước Nga, sau 14 năm liên tục nắm giữ hai vị trí quyền lực nhất "xứ sở bạch dương", ông Pu-tin được đánh giá là đã thành công khi đưa nước Nga vượt qua nhiều trở ngại để tìm lại con đường tăng trưởng, với ngân sách tăng gấp 22 lần, chi phí quốc phòng tăng 30 lần và GDP tăng 12 lần. Thu nhập bình quân của người lao động hưởng lương từ ngân sách nhà nước tăng 18,5 lần, lương hưu tăng 14 lần. Do vậy, người dân Nga tin tưởng, dưới bàn tay chèo lái của "thuyền trưởng" Pu-tin, con thuyền kinh tế Nga sẽ sớm ổn định và tăng trưởng trở lại bất chấp "gọng kìm" trừng phạt của phương Tây.

VIỆT NGA
Nguồn: nhandan.com.vn​
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chuyên gia Trung Quốc coi thường kinh tế Nga

Là nền kinh tế thứ 9 thế giới nhưng GDP của Nga chỉ bằng 1/5 Trung Quốc, tương đương hai tỉnh Quảng Đông và Giang Tô cộng lại. Chuyên gia Hong Kong, Trung Quốc Lưu Hiểu Bác mới đây có bài phân tích đăng trên mạng “Đa chiều”, cho rằng nền kinh tế Nga có rất nhiều vấn đề nội tại. Đây cũng là nguyên nhân khiến kinh tế Nga không chịu nổi một cú sốc.

Sống sót nhờ Trung Quốc?

Sau khi sáp nhập Crimea, Nga bị phương Tây cô lập, cấm vận kinh tế. Tiếp sau đó là hàng loạt sự kiện, từ việc giá dầu hạ đến đồng ruble mất giá, sự can dự của Ngân hàng Trung ương Nga, lạm phát ở Nga và việc chính phủ cứu vãn nền kinh tế suy thoái.

Chuyên gia Trung Quốc đặt ra câu hỏi là tại sao một nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới, cường quốc quân sự lớn thứ hai thế giới như Nga lại không thể chịu nổi một cú sốc trong cuộc chiến kinh tế? Putin rút cục đã thất bại ở đâu? Vì sao ông không có khả năng phản ứng, chẳng hạn như làm đồng USD mất giá hoặc làm tăng mạnh giá dầu?


Kinh tế Nga sống “nhờ” Trung Quốc?


Theo chuyên gia này, tất cả các vấn đề kinh tế quốc tế phần lớn đều là sự nối dài của vấn đề trong nước. Sự suy yếu của Nga đã xuất hiện trong thực tế từ giai đoạn được coi là phát triển nhất từ năm 2000-2008.

Nga đã bước ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô, cơ cấu kinh tế tồn tại nhiều vấn đề, cơ chế kinh tế thị trường không kiện toàn. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế đã tạo ra chủ nghĩa tư bản thượng lưu, những nhóm lợi ích này đã tạo ra hạn chế đối với cải cách.

Chuyên gia người Trung Quốc thậm chí còn có ý cho rằng kinh tế Nga phát triển thực chất là “nhờ” Trung Quốc. Từ năm 1998-2000, Nga liên tục trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, do Trung Quốc bước vào thời kỳ đỉnh cao của tiến trình đô thị hóa, nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao, từ quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ... Trong khi đó, Nga là cường quốc xuất khẩu tài nguyên, có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên... rất lớn.


Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc tại APEC ở Bắc Kinh tháng 10/2014.


Trung Quốc mua nguyên liệu gì thì giá nguyên liệu đó tăng. Ngược lại, Nga bán cái gì cũng được giá. Món quà trong những năm đó rơi vào đúng Putin. Thế là, một tổng thống mạnh mẽ, một tổng thống dường như đem lại may mắn cho dân chúng đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong vận may đó, Nga dường như đã nới lỏng điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp chuyển đổi mô hình kinh tế.

Cũng cần thừa nhận chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra những đánh giá chính xác về kinh tế Nga. Điển hình là nhận định về điểm yếu của Nga, quốc gia phụ thuộc quá mức vào việc xuất khẩu tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên...Trong khi đó, công nghiệp nhẹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, lương thực không thể tự cung tự cấp..., trong 8 năm liền (2000-2008) không hề có sự thay đổi.

Ở tầm vĩ mô, cơ chế kinh tế thị trường cũng không được thiết lập thực sự. Có thể nói, Nga đã để mất thời cơ cải cách. Trên thực tế, tiến triển cải cách của Nga chậm chạp không chỉ trong giai đoạn từ năm 2000-2008 mà còn từ năm 2008 đến nay.

Nước Mỹ đối lập
Đánh giá về Mỹ, chuyên gia Trung Quốc cho rằng cường quốc này đã có những bước tiến thực sự trong khi nước Nga hầu như không thay đổi.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Mỹ từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế. Theo đó, Mỹ đã mở ra cuộc cách mạng công nghiệp mới cho nhân loại trong vài năm gần đây bao gồm cuộc cách mạng công nghệ thông tin mà tiêu biểu là điện thoại di động kết nối Internet, cuộc cách mạng ngành chế tạo tiêu biểu là công nghệ in 3D, cuộc cách mạng năng lượng mới tiêu biểu là công nghệ khí đá phiến.


Kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vững chắc


Sự tiến bộ về kỹ thuật khai thác dầu đá phiến, khí đá phiến và đột phá trong kỹ thuật sản xuất xe ô tô chạy bằng năng lượng mới mà Công ty Tesla là điển hình đã kết thúc những ngày hưng thịnh của dầu mỏ và khí đốt, làm thay đổi hoàn toàn bức tranh địa chính trị thế giới, đồng thời làm thay đổi quyền lực của rất nhiều quốc gia.

Đồng USD mạnh cũng được coi là nền tảng cho nước Mỹ hiện nay. Việc đồng tiền xanh này mạnh lên đặt dấu chấm hết cho thời đại hoàng kim của hàng hóa giá rẻ sản xuất với số lượng lớn. Đằng sau sự kiện đó chính là đột phá kỹ thuật năng lượng mới của Mỹ và bất động sản của Trung Quốc xuất hiện bước ngoặt lớn, nhu cầu giảm, giá giảm..., tất cả đều chấn hưng nền kinh tế Mỹ.

Theo mạch phân tích này, chuyên gia Trung Quốc nhận định, cho dù không xuất hiện vấn đề Ukraine, không có sự trừng phạt của các quốc gia phương Tây, một cường quốc năng lượng như Nga cũng sẽ phải trải qua những ngày khó khăn, chưa kể tới sự trừng phạt kinh tế và chiến tranh tiền tệ.

Giá trị của Công ty Apple của Mỹ trên thị trường chứng khoán lớn hơn tổng giá trị của toàn bộ thị trường chứng khoán Nga. Vì vậy, sự suy yếu của đồng ruble là do nền kinh tế Nga quá yếu. Nền kinh tế của nước này không những mỏng yếu mà cơ cấu lại mất cân bằng, hiệu quả thấp.

Trong bài viết trước đây có tựa đề “Putin không thể chơi trò Chiến tranh Lạnh mới”, chuyên gia Trung Quốc cũng đã chỉ ra những điểm yếu của kinh tế Nga. GDP của Nga hiện nay đứng thứ 9 thế giới, nhưng thực ra chỉ bằng GDP của hai tỉnh Quảng Đông và Giang Tô của Trung Quốc cộng lại. Hiện nay, GDP của Nga chỉ bằng 1/5 của Trung Quốc và 1/8 của Mỹ.


Nền kinh tế Nga bị đánh giá thấp vì phụ thuộc quá nhiều vào việc bán tài nguyên


Trụ cột của nền kinh tế Nga chỉ là bán tài nguyên như khí đốt, dầu mỏ, gỗ... Ngành công nghiệp nhẹ của Nga cần nhập khẩu lớn, lương thực thì không thể tự cung tự cấp. Do cơ cấu kinh tế tồn tại rất nhiều điểm yếu, cùng với việc Mỹ giảm dần quy mô và xóa bỏ chương trình nới lỏng định lượng (QE), sau khi các nền kinh tế mới nổi xuất hiện vấn đề, Nga sẽ bị tác động đầu tiên.

Với những điểm yếu “nội tại” của mình, chỉ cần bị Mỹ hạn chế nhập khẩu lương thực và xuất khẩu năng lượng là Putin có thể bị “bóp nghẹt”. Vấn đề được đặt ra là: Khi không phải cường quốc kinh tế thì Nga không thể là cường quốc quân sự, và không thể có địa vị quốc tế.

Một vấn đề khác được đặt ra trong bối cảnh hiện nay là mối quan hệ Nga-Trung, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. Chuyên gia Trung Quốc dẫn ý kiến dư luận cho rằng nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ mất oan tiền của. Hiệp định trao đổi tiền tệ được ký ngày 13/10/2014, có thời hạn trong 3 năm với quy mô 150 tỷ nhân dân tệ (NDT) đổi lấy 815 tỷ ruble. Khi ký hiệp định, 1 NDT đổi được 5,43 ruble. Đến ngày 17/12 năm nay, 1 NDT đã đổi được 11,22 ruble.

Nam Long
Nguồn: Báo đất việt
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/Vladimir Astapkovich

Nền kinh tế Nga phải chuyển sang một mô hình phát triển mới. Đây là tuyên bố của Thủ tướng Dmitry Medvedev khi ông phát biểu tại Diễn Gaidar, RIA Novosti đưa tin.

"Mô hình nguyên liệu năng lượng trước đây đã hết thời. Điều này ai cũng hiểu. Mô hình đó không thể dẫn đến sự tăng trưởng bền vững, không khuyến khích đầu tư vào sản xuất thực tế, "- ông Medvedev cho biết.

Người đứng đầu Chính phủ lưu ý rằng trong trường hợp này không chỉ nói về việc ổn định tỷ giá và khắc phục áp lực từ phía bên ngoài. "Nền kinh tế Nga bắt đầu chậm lại thậm chí với giá dầu cao. Tuy nhiên, dù sao giá dầu cao cũng cho phép chúng ta vẫn bằng cách nào đó tiến về phía trước "- ông Medvedev nói. Tốc độ tăng trưởng kinh tế hiện nay không phù hợp với tiềm năng của đất nước, thủ tướng cho biết.

Đồng thời, ông Medvedev nói thêm rằng Nga không có ý định đi theo con đường cô lập và tạo mô hình kinh tế vận động. "Chúng ta đã trải qua con đường rất lớn từ nền kinh tế đổ nửa nát thời hậu Xô Viết đến nền kinh tế lớn kiểu phương Tây, và sẽ là sai lầm ghê gớm nếu quay trở lại quá khứ" - Thủ tướng Medvedev cho biết.
Nguồn ruvr.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Học tiếng Nga qua những lời ca thú vị

Quan hệ hợp tác giáo dục Nga-Việt đang trên đà phát triển mạnh mẽ. Hiện hàng năm Nga cấp 700 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam sang học tập tại các trường đại học nước này. Tới năm 2018 số lượng học bổng sẽ tăng lên 1.000 suất. Một trong những trở ngại hàng đầu đối với sinh viên Việt Nam sang LB Nga học tập là tiếng Nga. P/v TTXVN tìm hiểu cách học tiếng Nga tại một trường đại học hàng đầu ở thủ đô Moskva.


Một buổi biểu diễn của sinh viên Việt tại Nga​

Đó là buổi biểu diễn của sinh viên Việt Nam đang theo học tại đại học Sư phạm Tổng hợp Moskva mang tên V.I.Lenin (hay còn gọi là Sư phạm Lenin) tại một cuộc hội thảo tiếng Nga. Ngôi trường trước kia từng có nhiều sinh viên Việt Nam đoạt giải Olympich tiếng Nga quốc tế theo học nay là bệ phóng cho nhiều sinh viên học các ngành khoa học xã hội với những môn học khó đòi hỏi kiến thức sâu rộng về tiếng Nga.

Điểm đặc biệt của các sinh viên Việt Nam tại đây, dù là sinh viên học dự bị tiếng Nga năm đầu hay đang học cao học, là họ đều có thể hát và thể hiện sống động các bài hát tiếng Nga, hay đọc thơ. Hơn nữa, họ biểu diễn các bài hát Nga hiện đại, với lời hát thú vị.

Đó là những bài hát như "Школа" (Ngôi trường) nói về những hoài niệm của học sinh tốt nghiệp PTTH; bài "Позави меня тихо по имени" (Hãy gọi thầm tên tôi) của nhóm Lyube nổi tiếng được người Nga hâm mộ; bài "Я люблю тебя навсегда" (Tôi mãi mãi yêu em), với những lời hát và giai điệu đầy tính cách Nga, giàu cảm xúc, và dễ đi vào lòng người.

Trao đổi với phóng viên, em Hoàng Trung, sinh viên năm thứ nhất đại học Sư phạm Tổng hợp Moskva cho biết: "Theo em để nói và học tiếng Nga tốt, đầu tiên chúng ta nên tiếp xúc và tìm hiểu nền văn hóa Nga, đó là nền văn hóa rất vĩ đại, nên biết về phong tục tập quán, cách họ sinh hoạt, giao lưu, trao đổi".

"Thứ hai là chúng ta nên tìm hiểu về những bộ phim, những tác phẩm lớn, nghe nhiều nhạc tiếng Nga, như vậy sẽ giúp chúng ta nói chuẩn hơn về trọng âm, cũng như ngữ pháp", Trung chia sẻ. Theo Hoàng Trung, em rất yêu âm nhạc, em không chỉ nghe các bài hát hiện đại mà cả các bài hát Nga cổ điển, "chúng thường đem đến rất nhiều về ý nghĩa và tâm hồn. Đặc biệt khi nghe nhạc Nga, phát âm sẽ chuẩn hơn rất nhiều. Với lời bát hát, khi hiểu chúng ta sẽ thấy dân tộc Nga thật vĩ đại".

Em Nguyễn Hoàng Như Thảo, sinh viên năm cuối đại học Sư phạm Tổng hợp Moskva cho biết em thường xuyên đọc nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ trên thế giới và rút ra kinh nghiệm là đầu tiên họ nghe nhạc rất nhiều. "Do phát âm tiếng Nga rất khó vì một từ tiếng Nga có rất nhiều âm tiết. Vì vậy các nhà ngôn ngữ học có kinh nghiệm là thường nghe nhạc rất nhiều". Em Thảo cũng cho rằng cần đọc nhiều để hiểu nhiều hơn và làm quen với văn phong Nga và từ đó có thể thấy tiếng Nga rất phong phú và đẹp.

Có thể thấy, học tiếng Nga sẽ là một thách thức với nhiều sinh viên tới nước Nga vĩ đại để học tập. Tuy nhiên biết cách học, và rèn luyện, chúng ta sẽ càng thêm yêu đất nước, con người Nga, và tình yêu đó có thể bắt đầu ngay từ bây giờ với những bài hát Nga.

Bài, ảnh: Duy Trinh (P/v TTXVN tại Nga)
Nguồn: Báo tin tứ
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
IMF nhận định giai đoạn mất ổn định của đồng ruble sắp kết thúc

Giai đoạn dao động mạnh của đồng ruble đang sắp chấm dứt, các biện pháp hỗ trợ đồng nội tệ của chính phủ đã bắt đầu có hiệu quả. Đây là nhận định của người đứng đầu cơ quan đại diện Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Nga Bikas Joshi ngày 16/1.


Bảng báo tỉ giá tại một điểm hoán đổi ngoại tệ Moskva vào ngày 14/1/2015​

Ông Johsi cho rằng các biện pháp của Chính phủ Nga hỗ trợ đồng ruble gồm tăng lãi suất cơ bản, hỗ trợ hệ thống ngân hàng và cung cấp khả năng thanh khoản ngoại tệ cho thị trường đang hỗ trợ đồng ruble và sẽ tiếp tục hỗ trợ đồng nội tệ của Nga.

Giai đoạn từ tháng 11/2014 đến 1/2015 do ảnh hưởng của giá dầu thế giới và các biện pháp trừng phạt của phương Tây, đồng ruble đã mất giá 51% so với đồng USD, xuống còn 1 USD bằng 65 ruble. Cùng thời gian đó, giá dầu thế giới cũng giảm 40% xuống còn 49 USD/thùng.

Tại cuộc họp về chính sách xã hội ngày 16/1, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev yêu cầu chính phủ cần tăng hiệu quả chi tiêu ngân sách cũng như các quyết định quản lý.

Ông Medvedev cho rằng chính phủ cần xem xét các biện pháp và đề xuất cụ thể trong việc thực hiện các chương trình xã hội, giáo dục, y tế và lao động để thực hiện yêu cầu này./.

Nguồn: vietnamplus.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
19.01 Россияне готовятся встретить светлый праздник Крещения

Православные россияне готовятся отметить один из двенадцати главных праздников года — Крещение. Для купаний в регионах подготовлено уже три тысячи купелей. В местах купаний для соблюдения безопасности будут дежурить спасатели, медики и сотрудники полиции. Патриарх Кирилл совершит литургию и освящение воды в Храме Христа Спасителя.

В день Крещения люди по старинному обычаю окунаются в проруби — иордани, вырубленные в форме креста. В Москве оборудовано около шестидесяти мест для купания. По традиции в центре столицы, на Площади революции, установят деревянную купель. Возле всех иорданей возведут палатки, в них можно согреться горячим чаем. И впервые за крещенскими купаниями можно будет наблюдать через Интернет в прямом эфире.

— Для крещенских купаний в этом году на территории страны подготовлено более 3 тысяч купелей. Безопасность людей будут обеспечивать свыше 16,5 тысячи сотрудников МЧС России. Кроме того, в крещенскую ночь будут задействованы 5 тысяч единиц техники и 300 плавсредств министерства, — рассказали LifeNews в пресс-службе ведомства.

В прошлом году число верующих, которые традиционно купаются в крещенскую ночь, по всей России превысило 1,3 миллиона человек. Учитывая нынешние благоприятные погодные условия, особенно в европейской части страны, предполагается, что эти цифры могут быть выше, добавили в МЧС России.

Любители закаливания всячески поддерживают крещенские водные процедуры, «моржи» уверены, что прыжки в ледяную воду являются универсальным лекарством от всех болезней.

— Температура от нуля до плюс четырех градусов дает огромный стимул нашему организму. А энергетический потенциал человека увеличивается в три-пять раз, — рассказал «морж» со стажем Сергей Максимов.

В свои почти 80 лет Сергей совсем не чувствует себя пенсионером, для укрепления здоровья мужчина разработал собственную методику упражнений. За полвека Максимов совершил более 12 тысяч прыжков в прорубь. И результат налицо — «морж» уже более 40 лет не обращался к врачам.

Медики в свою очередь предупреждают, что стоит с осторожностью подходить к процедуре закаливания. Сильный стресс для организма не всегда благоприятно влияет на состояние здоровья человека, в особенности это касается людей с хроническими заболеваниями.

— Купание в проруби — это, безусловно, большой стресс для организма, а стресс, он может быть как полезным и выступать, как фактор тренировки, так может быть и опасным событием, которое может привести к тяжелым последствиям. В том числе и к внезапной смерти, — сообщил доктор медицинских наук Никита Неверов.

Чтобы избежать неприятных последствий, по словам медиков, нужно тщательно подготовить организм перед купаниями в проруби.


В день Крещения люди по старинному обычаю окунаются в проруби — иордани, вырубленные в форме креста. В Москве оборудовано около шестидесяти мест для купания. По традиции в центре столицы, на Площади революции, установят деревянную купель. Возле всех иорданей возведут палатки, в них можно согреться горячим чаем. И впервые за крещенскими купаниями можно будет наблюдать через Интернет в прямом эфире.

— Для крещенских купаний в этом году на территории страны подготовлено более 3 тысяч купелей. Безопасность людей будут обеспечивать свыше 16,5 тысячи сотрудников МЧС России. Кроме того, в крещенскую ночь будут задействованы 5 тысяч единиц техники и 300 плавсредств министерства, — рассказали LifeNews в пресс-службе ведомства.

В прошлом году число верующих, которые традиционно купаются в крещенскую ночь, по всей России превысило 1,3 миллиона человек. Учитывая нынешние благоприятные погодные условия, особенно в европейской части страны, предполагается, что эти цифры могут быть выше, добавили в МЧС России.

Любители закаливания всячески поддерживают крещенские водные процедуры, «моржи» уверены, что прыжки в ледяную воду являются универсальным лекарством от всех болезней.

— Температура от нуля до плюс четырех градусов дает огромный стимул нашему организму. А энергетический потенциал человека увеличивается в три-пять раз, — рассказал «морж» со стажем Сергей Максимов.

В свои почти 80 лет Сергей совсем не чувствует себя пенсионером, для укрепления здоровья мужчина разработал собственную методику упражнений. За полвека Максимов совершил более 12 тысяч прыжков в прорубь. И результат налицо — «морж» уже более 40 лет не обращался к врачам.

Медики в свою очередь предупреждают, что стоит с осторожностью подходить к процедуре закаливания. Сильный стресс для организма не всегда благоприятно влияет на состояние здоровья человека, в особенности это касается людей с хроническими заболеваниями.

— Купание в проруби — это, безусловно, большой стресс для организма, а стресс, он может быть как полезным и выступать, как фактор тренировки, так может быть и опасным событием, которое может привести к тяжелым последствиям. В том числе и к внезапной смерти, — сообщил доктор медицинских наук Никита Неверов.

Чтобы избежать неприятных последствий, по словам медиков, нужно тщательно подготовить организм перед купаниями в проруби.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chia đất Viễn Đông cho dân
© Photo: RIA Novosti/Sergey Krasnouhov

Nga dự tính sẽ cấp miễn phí đất Viễn Đông cho người dân

Với cách làm này, chính quyền các địa phương hy vọng tăng dân số và ngân quỹ khu vực. Giới chuyên gia cho rằng cần nghiên cứu kỹ, nhưng nhìn chung sáng kiến nhận được sự ủng hộ.

Nhà nước Nga đang sẵn sàng giao phó những vùng đất bao la của khu vực Viễn Đông cho chủ sở hữu tư nhân không lấy tiền. Trung bình mỗi người một héc-ta đất. Tuy nhiên, qui định này chỉ liên quan tới các công dân Nga và với điều kiện đất phải được sử dụng. Sáng kiến được đặc phái viên Tổng thống tại Vùng Liên bang Viễn Đông, ông Yuri Trutnev trình bày với người đứng đầu nhà nước. Vladimir Putin đồng tình với ý tưởng này, nhưng ông yêu cầu thực hiện việc nghiên cứu chi tiết.

Cần nhắc rằng, đây không phải là đề xuất đầu tiên về phát triển đất đai vùng Viễn Đông, - ông Oleg Stolyarov, Phó tổng giám đốc Trung tâm quốc tế về phát triển khu vực cho biết:

“Đúng là hôm nay, nước Nga giàu có về tài nguyên thiên nhiên cũng như tài nguyên lương thực – với nghĩa đất canh tác bị bỏ hoang. Những diện tích này cần được thu hút vào chu kỳ kinh tế. Người Nhật Bản, người Trung Quốc lâu nay đã đề xuất chúng ta khai thác đất và đảm bảo lương thực không chỉ cho riêng chúng ta mà cả nửa thế giới – bởi đất đai Nga rất màu mỡ.”

Nhưng nhà chức trách vẫn hy vọng bắt đầu từ thử nghiệm cấp đất miễn phí cho người Nga – các công dân tích cực của Viễn Đông cũng như dân di cư đến từ các tỉnh khác. Mỗi người có quyền lựa chọn hình thức lao động trên mảnh đất được cấp như sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, tổ chức khu vực săn bắn, các dịch vụ giải trí và phục hồi sức khỏe – tùy theo khả năng bản thân và điều kiện khí hậu.

Có điều, bất cứ doanh nghiệp mới đặt chân lên mảnh đất chưa được khai phá đều đòi hỏi vốn đầu tư đáng kể. Do đó, Chính phủ cần thực hiện các gói ưu đãi kèm với cấp đất: cho vay lãi suất thấp, miễn thuế v.v... Khi ấy, đề xuất sẽ trở nên hấp dẫn hơn và khuyến khích người dân các nơi khác đến Viễn Đông, - ông Sergey Smirnov, giám đốc Viện Chính sách xã hội và các chương trình kinh tế-xã hội trường Cao học Kinh tế nêu nhận định.

“Đối với nhà nước, đây rõ ràng là một quá trình hữu ích. Rất có tiềm năng và thậm chí đem lại lợi nhuận. Tôi muốn nhắc rằng, đất sẽ được cấp phát hiện không có ai sử dụng. Nhà nước lúc này không thu được bất cứ cái gì. Còn các chủ sở hữu tư nhân sẽ tham gia trả thuế, xây dựng nhà - đóng thuế bất động sản và v.v...”

Đầu tiên, một héc-ta đất được dự kiến cho chủ tư nhân thuê miễn phí. Sau 5 năm, nếu khu đất không bị bỏ trống, người chủ sẽ được cấp quyền sở hữu. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, sau khi luật này có hiệu lực, số lượng người nước ngoài đặc biệt là cư dân các nước châu Á-Thái Bình Dương sẽ tăng đáng kể ở vùng Viễn Đông. Ban đầu với tư cách nhân công lao động, tiếp đến là người thuê lại đất của chủ sở hữu tư nhân. Như thế, dù bức tranh dân số của khu vực có không được cải thiện rõ rệt, thì ngân sách các vùng Viễn Đông chắc chắn vẫn không bị thâm hụt.
Nguồn ruvr .ru
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top