Vấn Đề Sinh Hoạt Phí

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
MỨC SINH HOẠT PHÍ BÌNH QUÂN

Sinh viên sống và học tập tại Nga cần trung bình 300-400$/tháng để chi trả cho những nhu cầu cuộc sống cần thiết hàng ngày.
Thời gian đầu khi nhập học sinh viên cần 300-400$ để thanh toán các dịch vụ bắt buộc như thẻ bảo hiểm, nhà ở/ký túc xá, vật dụng sinh hoạt (bát đĩa, chảo nồi,...) và sách vở - đồ dùng học tập.
Đối với người nước ngoài học tập tại Nga giá rúp giảm so với tỷ giá ngoại tệ thế giới có lợi cho họ rất nhiều, khi tính theo giá đô la, những chi phí kể trên được rút bớt không ít: cả học phí và sinh hoạt phí. Ở các thành phố lớn có tiếng đắt đỏ như Moscow và Saint-Peterburg những chi phí đã giảm xuống, thì các khu vực, thành phố khác – còn giảm xuống nhiều nữa.
Những chi phí cơ bản:

1. Học phí (đối với những bạn tự túc)
Học phí ở các trường đại học của Nga giao động trong khoảng 65 000rúp đến 350 000 rúp/năm tuỳ thheo thành phố, trường và chuyên ngành các bạn chọn.
Đối với những sinh viên học tập được miễn học phí do nhận học bổng từ các cuộc thi, chương trình hợp tác giữa 2 nước hay chương trình xin học bổng chính phủ trực tiếp, hàng tháng sẽ được trường cấp học bổng 1300 -2000 rúp.)

2. Nhà ở
Giá nhà ở dành cho sinh viên giao động từ 150 – 35 000 rúp/tháng tuỳ thuộc vào thành phố, loại nhà ở (ký túc xá, thuê phòng/căn hộ) (xem bài “Chỗ ở dành cho sinh viên”)

3. Bảo hiểm
Mỗi trường đại học của Nga sẽ hợp tác với một công ty bảo hiểm nào đó và giá gói bảo hiểm dành cho sinh viên học tập tại Moscow 6000 - 9000rúp. Bảo hiểm này có hiệu lực trong vòng 1 năm, và thường sinh viên được yêu cầu đóng theo năm hoặc theo kỳ. (xem “dịch vụ bảo hiểm tại Nga)

4. Ăn uống
Theo số liệu chính thức, nhóm thực phẩm thiết yếu (bánh mì, mì, thịt, cá, rau củ, hoa quả, sữa và đường) ở Nga có giá từ 3200 – 5000rúp/tháng tuỳ thuộc vào khu vực. Theo đánh giá của chính những người Nga, hàng tháng họ chi từ 8000 – 20000 rúp (= 120 - 300$). Mức độ chi tiêu này phụ thuộc vào khu vực họ sống, nơi họ mua hàng (cửa hàng nhỏ, siêu thị hay chợ)
Trung bình một bữa trưa ở 1 quán cafe hay nhà hàng ở Moscow có giá 700-2000 rúp, một bữa trưa tiết kiệm (business lunch) có giá 150 – 400 rúp. Ở các quán ăn nhanh giá còn rẻ hơn.

5. Phương tiện giao thông
Giá tàu điện ngầm tại Moscow 50 rúp/lượt, 650 rúp/20 lượt.
Giá xe bus tại Moscow: 50 rúp/lượt, 100 rúp/ 2 lượt.
Nếu bạn là sinh viên và đã làm thẻ đi phương tiện công cộng dành cho sinh viên thì giá tàu điện ngầm – 365 rúp/tháng, xe bus – 240 rúp/tháng.
Xem “Phương tiện giao thông tại Nga”

6. Dịch vụ nghe gọi, internet
Thẻ sim dành cho điện thoại và máy tính bảng được bán tại các cửa hàng của các nhà mạng. Để mua sim, bạn cần mang theo hộ chiếu và tờ đăng ký khẩu để đăng ký chủ thẻ sim. Nhân viên bán hàng sẽ hướng dẫn các bạn chọn các gói mạng phù hợp với nhu cầu của bạn nhất (giá cuộc gọi, tin nhắn, dung lượng mạng,...). Giá gói thấp nhất 150-200 rúp/tháng (miễn phí gọi và nhắn tin nội mạng, dung lượng mạng không giới hạn 2GB). Đây là gói cước trả trước, nên để sử dụng được, các bạn cần nạp tiền đầu tháng.
· Các bạn có thể thấy sim được bán ngoài đường, nhưng đó được coi là sim rác, không rõ nguồn gốc, nên tốt nhất các bạn nên mua sim trong các chi nhanh nhà mạng.
· Để nạp tiền vào sim điện thoại thì các bạn có thể sử dụng thẻ ngân hàng của mình để chi trả thông qua các cây rút tiền tự động của các ngân hàng, hoặc dùng tiền mặt để trả qu các cây trả tiền tự động.
· Ở trong các ký túc xá, trường học, tàu điện ngầm và một số quán cafe có dịch vụ wifi miễn phí.

7. Thời trang
Ở Nga các cửa hàng thời trang của các hãng nổi tiếng của Nga và thế giới đều rất lớn và có hệ thống. Mức giá thời trang ở Nga nhìn chung cao hơn so với châu Âu, nhưng vào những mùa giảm giá thì các bạn luôn tìm được cho mình những bộ đồ chất lượng mà giá cả phải chăng. Ví dụ, một chiếc áo cộc tay 300 rúp, quần bò 1300rúp.

8. Văn hoá
Vé vào các nhà hát ở Moscow trung bình 500-2500 rúp, rạp chiếu phim 150-500 rúp. Vé vào viện bảo tàng 100 – 1000 rúp.
Nhiều trung tâm văn hoá có vé khuyến mại cho sinh viên, còn một số viện bảo tàng có thể thăm quan miễn phí nếu có thẻ sinh viên.

9. Giải trí
Cửa vào các câu lạc bộ giải trí ở Nga thường miễn phí, khách có thể mua đồ uống và đồ nhắm tại đây. Trung bình một cocteil trong các câu lạc bộ của Nga giá 340 rúp, ở các thành phố khác – 300 rúp. Giới trẻ Nga tiêu từ 1000 – 5000 rúp cho giải trí cuối tuần của họ.

10.Thể thao
Giá vé tháng tham gia các câu lạc bộ thể hình ở Moscow 1900 – 4500 rúp, ở các vùng khác 1700 – 3400 rúp. Nếu đăng ký theo năm, giá vé sẽ giảm xuống.
Vé tháng vào bể bơi – 300-500 rúp ở Moscow, ở các thành phố khác rẻ hơn.
Ở nhiều trường đại học có phòng tập thể hình, bể bơi, phòng thể thao phục vụ sinh viên với giá thấp hơn của thành phố, có những loại hình còn miễn phí.

Chi phí ước chừng của sinh viên mỗi tháng

Ký túc xá

2000 rúp

Ăn

15 000 rúp

Phương tiện đi lại

800 rúp

Điện thoại, internet

700 rúp

Thể thao, văn hoá, giải trí

3000 rúp

TỔNG

21 500 rúp

 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Sinh viên nước ngoài tại Nga sống trong ký túc xá đại học, căn hộ cho thuê hoặc với gia đình bản xứ. Điều quan trọng là tìm ra phương án tốt nhất – nơi ở thoải mái trong khả năng tài chính. Trước khi đưa ra lựa chọn, các bạn hãy cân nhắc tất cả các mặt thuận lợi và hạn chế. Bởi vì việc học tập của bạn sẽ chi phối nhiều tới nơi bạn sinh sống và nghỉ ngơi.

1. KÝ TÚC XÁ là hình thức nhà ở tiết kiệm nhất. Hầu hết các trường đại học đều có KTX dành cho sinh viên xa nhà cũng như sinh viên nước ngoài sinh sống. Thông thường các KTX đều không nằm quá xa trường, bao gồm các phòng dành cho 2-4 người. Tùy từng nơi có thể được trang bị bàn học, ghế, tủ quần áo, giường, giá sách và tủ nhỏ. Trong các KTX thường có bếp chung, phòng tập thể thao, phòng sinh hoạt chung, nhà ăn, dịch vụ giặt đồ, kho chứa, nơi để xe đạp cũng như các phòng ban bảo vệ.
Giá thuê phòng KTX dao động từ 150-5000 rub/tháng, tùy theo quy định từng trường, rẻ hơn rất nhiều so với thuê căn hộ. Có thể trả tiền theo tháng, theo học kì hoặc cả năm. Một số trường có giảm giá cho sinh viên trả tiền 1 lần nếu ở lâu.
Sinh viên cần tuân theo nội quy của KTX, cơ bản như: giữ gìn đồ đạc, giữ vệ sinh, không làm ồn, không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn, thông báo trước khi rời đi. Thông tin cụ thể sẽ được thông báo khi nhận phòng.
Theo luật định, các đối tượng được ở KTX bao gồm:
• Sinh viên học tập toàn thời gian, được đào tạo theo các chương trình giáo dục cơ bản (trong toàn bộ thời gian đào tạo)
• Sinh viên đào tạo từ xa, được đào tạo theo các chương trình giáo dục cơ bản (trong thời gian đánh giá giữa kỳ và tổng kết)
Trong giai đoạn nộp hồ sơ xin học, bạn cần tìm hiểu trường có KTX hay không và bạn có được ở KTX hay không, cũng như tìm hiểu các thông tin cần thiết sau:
• KTX nằm ở đâu (xa hay gần trường)
• Loại phòng ở (dành cho 1 hay 2 người), các tiện ích khác
• Giá phòng và các phương thức thanh toán.
Hãy gửi đơn xin vào KTX chỉ khi chắc chắn rằng các nhu cầu của bạn được thỏa mãn.
!!! Hãy ghi nhớ: chỉ có đại diện của trường theo học mới có thể xếp phòng cho bạn tại KTX, dựa trên hợp đồng đã ký kết. Các công ty hay trung gian hứa hẹn về chỗ ở trong KTX đều là lừa đảo!

* SINH VIÊN VIỆT NAM ĐI HỌC THEO DẠNG HỌC BỔNG NHÀ NƯỚC SỐNG CHỦ YẾU BẰNG HÌNH THỨC KÝ TÚC XÁ NÀY.

2. NHÀ THUÊ
Nếu trường không có KTX hay vì nguyên nhân nào đó KTX không phù hợp, bạn có thể tìm căn hộ hoặc phòng cho thuê. Chi phí sẽ lớn hơn nhưng bạn có thể lựa chọn địa điểm, mức độ tiện ích và thậm chí cả người ở cùng là ai (nếu bạn muốn ở cùng bạn học hoặc ở cùng người bản xứ)
Giá thuê căn hộ đắt nhất là ở Moskva và Saint Petersburg. Căn hộ càng nhỏ và càng xa thủ đô càng rẻ.
Có một số trường hỗ trợ sinh viên nước ngoài tìm nơi ở, trong đó có cả việc lựa chọn gia đình bản xứ đồng ý tiếp nhận. Vì vậy việc đầu tiên là cần tìm hiểu trường bạn theo học có hỗ trợ như vậy hay không. Điều này giúp bạn tìm được nơi ở nhanh chóng và thuận lợi.
 

LamLam

Thành viên thường
Các anh chị cho em hỏi. Em dự định năm sau sẽ sang nga học tập và sinh sống. Nghe nói chi phí sinh hoạt và học tập không nhiều. Nhưng điều em muốn biết là trong 1 năm sinh sống ở Nga thì sẽ tốn tất cả tổng cộng bao nhiêu tiền cho các vấn đề liên quan như học tập, sinh hoạt, nhà ở đi lại, giải trí...
Theo những gì em tìm hiểu trên mạng thì toàn nói trong 1 tháng. Vì vậy xin mọi người giúp đỡ em ạ, em xin cảm ơn.
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Bạn hỏi thế thì hơi khó! Vì tổng chi phí cả năm không ai trả lời cụ thể cho bạn biết ngay cả bản thân bạn cũng vậy thôi... biết bao vấn đề phát sinh... Nhưng theo tôi khoảng tầm 3000 đô đến 4000 là nhiều trong điều kiện tự túc, còn nếu có học bổng thì mức đó sẽ thấp hơn... tùy vào mức tiêu pha của bạn nữa... bạn nói cho tôi biết bạn có thích mua đồ và tiêu tiền thường xuyên không, bạn là người lãng phí hay tiết kiệm thì tôi sẽ áng chừng cho bạn...
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Tổng chi phí sinh hoạt hàng tháng, cũng như tiền tiết kiệm cơ bản của du học sinh Việt Nam tại Nga:
  • Tiền ký túc xá: 13.000 RUB
  • Tiền bảo hiểm y tế: 540 RUB
  • Tiền điện, nước, gas: 3.000 RUB
  • Tiền điện thoại: 500 Rub
  • Tiền internet: 350 RUB
  • Tiền ăn (tự nấu): 12.000 RUB
  • Tiền đi lại: 1700 RUB
  • Tổng chi phí sinh hoạt: 28.100 RUB ~ 11,5 triệu đồng
  • Thu nhập từ làm thêm: 60.000 RUB ~ 22.8 triệu đồng
  • Tiền để dành tiết kiệm: 31.100 RUB ~ 11,3 triệu đồng
Giờ hãy thử nhìn lại chi phí sinh hoạt hàng tháng, cũng như tiền tiết kiệm nếu bạn từ nhà ra Hà Nội học nhé:
  • Tiền ký túc xá: 500.000 VNĐ
  • Tiền bảo hiểm: 100.000 VNĐ
  • Tiền điện, nước, gas: 100.000 VNĐ
  • Tiền điện thoại: 50.000 VNĐ
  • Tiền internet: 50.000 VNĐ
  • Tiền ăn: 1.500.000 VNĐ (nếu ở ký túc xá Việt Nam thì không được nấu ăn)
  • Tiền vé xe bus: 100.000 VNĐ
  • Tổng chi phí sinh hoạt: 2.4 triệu đồng
  • Thu nhập từ làm thêm: 3 triệu đồng
  • Tiền để dành tiết kiệm: 600.000 đồng
Như trong bài viết trước Học bổng Nga có đề cập, với mức chi phí sinh hoạt trên, nếu các bạn du học sinh chịu khó đi làm thêm trong thời gian du học thì với mức thu nhập bình quân 800-1200 USD/tháng (48.000-72.000 RUB), thì các các bạn hoàn toàn có thể tự trang trải chi phí sinh hoạt cũng như tự trang trải một phần chi phí học tập (học phí đại học Nga tại Moscow khi không có học bổng khoảng 35.000-55.000 RUB/tháng), hoặc thâm chí để dành tiền mua sắm đồ đạc, xe hơi, hoặc gửi về cho gia đình. Hay đơn giản như Ad (người viết bài này) là để dành để năm nào cũng về chơi vào dịp hè với bố mẹ và bạn bè, vì vé máy bay có 700-800 USD /2 chiều thôi (15-16tr)
Hãy cố gắng học thật chăm chỉ, chi tiêu thật hợp lý trong suốt thời gian Du học Nga các bạn nhé!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Không giống với Việt Nam, giờ học bên Nga bắt đầu khá muộn, 10h sáng bắt đầu, nghỉ trưa nhẹ vào lúc 13h00 đến 14h00 và 18h chiều kết thúc ngày học. Những ngày học bình thường thì đến 15h thôi là kết thúc tiết học rồi. Chưa kể sang năm thứ 2 (năm 1 Đại học) lịch học ở đa số các trường chỉ 4 ngày trong 1 tuần, còn lại 3 ngày là ngày nghỉ và ngày tự học.
Chính vì thời gian học nhẹ nhàng như vậy, nên du học sinh Việt có khá nhiều thời gian nhàn rỗi và luôn có điều kiện để làm thêm, Theo thống kê thì có tới hơn 90% du học sinh Việt tại Nga đi làm thêm. Làm thêm với du học sinh Việt thì có hàng chục lý do. Đa số sinh viên đi làm thêm với mong muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống bản thân cũng như giúp đỡ phần nào gánh nặng kinh tế cho cha mẹ. Có sinh viên lại phấn đấu để mua được chiếc Iphone mơ ước hay thậm chí là con ô tô bốn bánh (giá ô tô ở Nga rẻ hơn nhiều so với Việt Nam các bạn nhé), có người đơn giản chỉ để giải quyết khoảng thời gian nhàn rỗi, có người lại muốn nâng cao tay nghề và làm việc theo sở thích.
Với các du học sinh tại Nga, công việc làm thêm cũng rất đa dạng. Tùy theo điều kiện từng thành phố mà sinh viên Việt Nam tự tìm cho mình những công việc hợp lý. Hãy cùng nghe các bạn du học sinh Việt Nam tại liên bang Nga chia sẻ về các công việc làm thêm, cũng như trải nghiệm mà họ có được khi làm thêm nhé:
1. Các loại hình dịch vụ:

Sinh viên với từng khả năng riêng của mình có thể kiếm tiền bằng các cách như chụp ảnh, quay phim đám cưới, sinh nhật, MC sự kiện…
Ở thành phố đông người Việt như Moscow thì chụp ảnh quay phim được đánh giá là một nghề hot và có thể kiếm ra tiền thậm chí là có thể làm giầu nếu chịu đầu tư công sức và máy móc.
Theo bạn Đỗ Tuấn Minh – lưu học sinh Du học Nga tại Moscow , “mình cũng đã 3 năm làm dịch vụ chụp ảnh cưới và sự kiện, mỗi tháng cũng kiếm được khoảng trung bình từ 1200-1500$ vào tháng cao điểm mùa cưới hay sự kiện thì thu nhập của tụi mình rất tốt từ 2000-3000$/1 tháng, tuy nhiên công việc khá áp lực vì mỗi đơn hàng chụp ảnh cưới thì tụi mình phải vật lộn cùng cô dâu chú rể 3-4 ngày liền, với 1000-1500 kiểu ảnh được chụp, sau đó lại về ngồi máy tính làm ảnh, in ấn cũng mất cả tuần…nên phải rất khéo léo để bố trí thời gian để không ảnh hưởng đến việc học”.
2. Hướng dẫn viên Du lịch

Sinh viên ở Moscow hay Saint Petersburg (hai thành phố du lịch) còn có nhiều cơ hội để dẫn tour người Việt sang Nga du lịch. Đây cũng là công việc khá hay có thu nhập không phải là ít.
Bùi Đình Bảo -Du học sinh tại Nga diện học bổng chính phủ Nga chia sẻ “những bạn làm hướng dẫn viên cho các đoàn khách du lịch thường có thu nhập khá cao, khoảng 70$/ngày, khoảng 1,5 triệu VNĐ, nhưng công việc khá vất vả., do phải di chuyển thường xuyên và phải nắm bắt tốt về lịch sử và các thông tin về thành phố mình sống
3. Làm giấy tờ cho người Việt tại Nga

Đây là công việc có nguồn thu nhập “ổn nhất” trong tất cả các công việc khác. Sinh viên với lợi thế ngoại ngữ có thể giúp được người Việt làm ăn ở Nga trong các khoản như tư vấn giấy tờ để sinh sống hợp pháp, tư vấn các loại chứng chỉ tiếng Nga, giấy phép lái xe, visa…
Để làm tốt công việc này, du học sinh cần có phương tiện đi lại (ô tô) và có một trình độ ngoại ngữ tốt để làm việc với các cơ quan chính quyền. Hơn nữa, đây cũng là công việc chiếm rất nhiều thời gian của sinh viên vì nguyên tắc “xếp hàng” là một trong những nguyên tắc cơ bản ở đất nước này.
Tất nhiên đây chỉ là công việc xuất hiện tại các thành phố có cộng đồng người Việt làm ăn buôn bán.
4. Dạy thêm cho trẻ em người Việt

Đây là nhu cầu cấp thiết của cộng đồng người Việt tại LB Nga khi con trẻ “kém tiếng Việt” đang là vấn đề khá nhức nhối của đại đa số gia đình Việt xa quê. Việc bố mẹ không có nhiều thời gian dành cho con cái khiến cho khả năng nói tiếng mẹ đẻ của trẻ em tại Nga ngày một kém đi.
Ngoài tiếng Việt, sinh viên còn có thể bổ túc thêm các môn như toán, lý, hóa, tiếng Anh… Trung bình, mỗi buổi học thường kéo dài 2 tiếng và mức lương cơ bản theo giờ giao động từ 15$ đến 30$ (khoảng 320 ngàn đến 650 ngàn VNĐ).
  1. Bán đồ khô
Đây là công việc ít bạn chọn nhất vì nó còn phụ thuộc vào số lượng sinh viên Việt Nam trong một ký túc xá. Sinh viên chọn nghề này thường ra chợ Việt tại thành phố đó nhập rất nhiều “đồ khô” như bột canh, mỳ chính, muối, nước mắm, rau củ quả, bánh kẹo… về bán lại cho sinh viên Việt Nam tại đó.
Một số nơi không có chợ Việt thì sinh viên có thể đặt hàng trên Moscow, tuy nhiên, vận chuyển cũng là vấn đề khá nan giải đối với các bạn mới vào nghề.
Công việc này cũng tạo thu nhập rất khá, nhưng thường chỉ phù hợp với các bạn nữ. Ngoài thu nhập hàng tháng dao động từ 500-1500USD thì các bạn hầu như không phải mất tiền ăn uống nữa. Sống trong kí túc xá, căn phòng mà Liên ở cũng chính là “cửa hàng” của cô gái “đại gia hàng khô” này. Hàng hóa được xếp gọn gàng trong góc nhà, trong tủ, dưới gầm bàn, thậm chí để mọi nơi “miễn là tiết kiệm không gian nhất có thể và không làm ảnh hưởng đến cuộc sống của các bạn khác”. Để tiện cho mọi người đến mua, Liên dán luôn bảng giá lên cửa phòng. Liên kể: “Hàng hóa khi mình lấy từ thủ đô Moscow cũng khá đắt nên khi đưa về bán giá cũng khá cao. Nếu tính bằng tiền Việt thì một gói mì tôm Hảo Hảo cũng phải 14 nghìn đồng.

Nguyễn Liên – Cô sinh viên năm 4 khoa công nghệ Hóa trường Volgograd State Technical University theo diện học bổng chính phủ Nga từ lâu đã được biết đến với biệt danh rất ấn tượng “đại gia đồ khô” của sinh viên Việt tại Nga.
5. Làm thêm tại các quán ăn
Rất nhiều người ở Việt Nam nghĩ về công việc này, tuy nhiên thực tế ở Nga số lượng sinh viên Việt Nam làm việc trong các cửa hàng là không nhiều.
Trung bình mỗi giờ sinh viên có thể nhận được 10$ (hơn 200 ngàn VNĐ), đây là mức thù lao khá khiêm tốn.
Nguyên nhân chính khiến nhiều bạn muốn nhưng không thể làm được công việc này là do lịch học bận vào ban ngày (từ 9h sáng đến 3 – 4h chiều). Với lịch như vậy, sinh viên không thể sắp xếp được thời gian đi làm. Còn buổi tối không phải là thời điểm lý tưởng để làm việc này.
6. Buôn hàng xách tay Nga về Việt Nam

Mỹ phẩm Nga là loại hàng khá hot trong thời gian này khi giá thành rẻ và việc vận chuyển hàng hóa về Việt Nam cũng khá thuận lợi. Không ít bạn nghĩ về loại hình làm thêm này.
Ngoài mỹ phẩm thì quần áo, túi xách… trong thời gian giảm giá cũng là mặt hàng khá được ưu chuộng ở Việt Nam với các thương hiệu lớn như Pull&Bear, Zara, H&M, Mango…
Tuy nhiên, rủi ro của công việc này cũng khá lớn khi không phải tất cả các thùng hàng đều về Việt Nam đúng thời điểm và “thất lạc” cũng là chuyện mà các “nhà buôn” phải tính đến khi vào nghề.
7. Buôn các mặt hàng thuộc dạng Xa xỉ phẩm về Việt Nam:


Đồng hồ hàng hiệu: ở Nga về chất lượng các sản phẩm cao cấp như điện tử, đồng hồ, gia dụng…thì rất có tiếng và đảm bảo. Mặt khác, vào các dịp lễ hay kỳ nghỉ các hãng nổi tiếng thường có các chương trình giảm giá kích cầu. Đây cũng là cơ hội cho các bạn du học sinh ở Nga kiếm tiền thêm từ việc nhận đặt order đồng hồ, hay điện thoại cao cấp về Việt nam bán lại:
Tuy nhiên, thì đối với công việc này đòi hỏi các bạn du học sinh phải có kiến thức tốt về các mặt hàng sản phẩm cao cấp, nếu đánh giá sai, hiểu sai thì có thể ôm cả lô hàng và gánh nợ như chơi. Thu nhập bình quân của công việc này từ 500-700$/1 tháng, cũng khá tốt phải không nào.
Tính ra, chi phí sinh hoạt bên Nga cũng không phải là đắt, rẻ hơn các nước khác như Mỹ, Nhật hay Úc. Sinh hoạt mỗi tháng chỉ cần khoảng 4-5 triệu đồng do đó việc các bạn du học sinh Việt đi làm thêm không những trang trải được chi phí mà còn tiết kiệm được một khoản đấy nhé, chưa kể một số bạn khi trở về Việt Nam sau 4-5 năm học thì có một số vốn kha khá dắt lưng để lập nghiệp từ việc làm thêm khi còn là sinh viên ở Nga đấy.
Tuy nhiên, Học phí bên này khá đắt, tính ra mỗi kì cũng mất khoảng 3000-4000 USD, tùy thuộc vào khoa, ngành và trình độ học. Do đó, cách tốt nhất để tiết kiệm chi phí Du học Nga là cố gắng giành lấy một suất học bổng có thể là toàn phần, nhưng bán phần cũng tốt nhé, đối với các bạn học lực vừa phải không phải loại giỏi thì học bổng bán phần là một lựa chọn rất phù hợp cho các bạn, tỷ lệ đỗ rất cao và không phải thi tuyển gì cả.
 
Chỉnh sửa cuối:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
:D Anh Vinh đã thực nghiệm bao giờ chưa :13.jpg::13.jpg::13.jpg::13.jpg::13.jpg:
Chắc bán đồ khô cho mấy bạn tây thì anh có, gói Hảo hảo mua sỉ 15 rúp, anh bán lại giá cao hơn.
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Em à! Anh nghĩ như thế là lý tưởng thôi! Nếu mà dùng nhiều, tiền điện thoại một tháng phải hơn ngần đó đấy! Còn với sinh viên khó mà kiếm được công việc thu nhập hơn một ngàn đô một tháng là khó đó!
 

Lâm Quang Long

Thành viên thường
Em chào các anh/ chị!
Sau một thời gian xét học bổng chính phủ Nga thì em được cấp học bổng bán phần là 70%, học phí bên đó là khoảng 40000$ nên em chỉ phải trả khoảng 12000$ cho 5 năm học cử nhân. Nhưng theo em được biết thì học bổng chính phủ là miễn 100% học phí nên em không biết 30% kia là thuộc về phần gì và nghe nói mỗi tháng mình chỉ được cấp phí sinh hoạt khoảng 35$ thôi ạ. Em nghĩ là ít như vậy thì sẽ không đủ sống. Các anh/ chị đi trước có thể tư vấn giúp em làm thế nào để có thể tự trang trải cuộc sống bên đó mà không cần nhờ tới sự hỗ trợ của gia đình để đi học theo diện như trên được không ạ. Em rất cảm ơn!
 
Top