Các Truyện Ngắn Tiếng Nga

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Cuộc thi DỊCH GIẢ XUẤT SẮC NHẤT NĂM HỌC 2015 - 2016 do khoa tiếng Nga trường Đại học Ngoại ngữ - Đại học Quốc Gia Hà Nội tổ chức.
Dưới đây là câu chuyện bằng tiếng Nga và 2 bản dịch được giải đặc biệt và giải nhất cuộc thi.

TRUYỆN NGẮN
ВАЛЬС ПОД ГИТАРУ

Александр Костюнин
На открытой автобусной остановке нас было двое.
Редкие апрельские сумерки перебивал холодный свет уличного фонаря. Он выхватывал из серой дымки мальчишку лет четырнадцати на вид в чёрном слегка мешковатом пуховике на вырост да в шерстяной вязаной шапочке по самые глаза. В руках у него была гитара.
Маршрутный автобус подкатил к стоянке. Мальчишка купил билет, небрежно засунул его в боковой карман и поднялся в салон. Я следом. Свободных мест было много, но отчего-то я сел ближе к нему.
– Чего это гитара без струн? – не утерпел я.
Он ответил не сразу. Сначала уложил своё затихшее «музыкальное орудие» на колени, стащил с головы шапочку, освободив белокурые неприбранные волосы, и только потом обстоятельно сообщил:
– Ездил в город, думал можно починить. В этом году я музыкальную школу по классу баяна заканчиваю, но хочу ещё и на гитаре научиться. Чужую брал на неделю, вроде получалось. Это отцова гитара. Он погиб, когда я ещё совсем маленький был. На новую мать денег не даёт. Ворчит: «Расти и зарабатывай сам. Я не успеваю за всем одна».
Он задумчиво провёл пальцами по грифу, разделённому порожками на лады, и повернул голову в сторону запотевшего окна.
– Выходит, ты настоящий музыкант, раз уже специальную школу заканчиваешь?
– Настоящий-ненастоящий, а в концертах участвую.
– Когда талант есть – дивьё! У тебя, по всему чувствуется – есть.
Похвала не показалась ему наигранной. Он заметно оттаял. Грустно и притом благодарно улыбнулся. Сел ко мне вполоборота. Взгляд его лучился добротой.
– А ведь свою «музыкалку» я один раз чуть не бросил…
– Что так?
– Думаю, у всех бывают чёрные полосы. У меня тогда, в конце школьного года, было всё неважно. Выходило много двоек за четверть. Я плохо… очень плохо учился. Не понимал. Принимался зубрить. Не получалось. То же самое по баяну: ну, орёт на меня училка. А дома еще и мать исходит на крик – и за двойки, и за баян. Поверите - жить не хотелось. Я даже ножик брал, приставлял к руке, но потом думаю…
Встал однажды рано. Первый урок – русский. Домашку не сделал. Блин! Мне двойка выходит. Опять на меня наорут все. Ой… По остальным предметам тоже. Ну, может, там по рисованию «хорошо», наверное. Ещё и на баян идти. Господи! Вернусь усталый – уроки делать. Когда же этот день кончится? А он ещё и не начался…
Сижу раздетый, в темноте, кровать разложена, постель тёплая; потрогаю деревянную спинку кровати, этот лак на фанере, эту родную щербинку. И когда ненавистный день пройдёт, коснусь снова.
Пусть между прикосновениями быстро пролетит день.
Чтобы не видеть ничего.
Чтобы не слышать никого.
Каждое моё утро теперь начиналось одинаково...
Никому раньше я об этом не рассказывал. Не знаю, почему с вами разговорился?
В музыкальной школе я тогда учился третий год. Елена Степановна, учительница по баяну, постоянно придиралась. Мне казалось, что она так орёт и цепляется только ко мне.
Стол у неё деревянный, чем-то гремучим набит. Когда я играю, она задаёт постукиванием руки по столу верный ритм, но при этом от злости ударяет по нему так, что в столе всё подпрыгивает и громыхает. Я играю в другом темпе, она стучит изо всех сил, вроде бы подсказывает, хочет помочь, только я всё равно сбиваюсь.
Домой каждый раз тащусь в слезах. Приду. Дома никого. Мать ещё на работе. Сяду один в темноте и плачу.
Один раз пришёл из школы... Мы как раз новое произведение разучивали. У меня ничего не получалось. Притопал и реву себе. Не могу успокоиться. Сам думаю: «И зачем это надо? Эти “сольфеджио”, “интервалы”, “гаммы”, “мажоры”, “миноры” – всё. Зачем? Мне ещё два года учиться, и ещё целых два года она на меня будет так орать».
Я вырвал чистый листочек из тетрадки по алгебре и сам, никто меня не учил, начал писать, что хочу уйти и прошу вычеркнуть меня из третьего класса музыкальной школы. Ни от лица мамы, ни от кого-то ещё, от себя. Поставил месяц, число, год, расписался. И сразу, как только решение принял, успокоился. Подумал: «Ну, всё!»
Решил, что пока заявление отдавать не буду. Схожу ещё один раз на баян, и если только она на меня заорёт, вот тогда я листок и достану.
Буду свободен. Буду спокойно ходить по улице, как все. Пацаны вон смеются: «Да на фиг тебе этот баян? Давай лучше в карты сыграем». Для них баян, что гармошка, на которой только старые дедушки до войны играли.
Урок у меня на следующий день. На улице снегу по колено. Мало что растаяло. Я иду вечером по тропе. По бокам тянутся вверх берёзы и тополя. Никогда раньше не считал, сколько их. Не до того было. Вечно перед музыкальными уроками дрожал, нос в землю. А тут загадал: вот подниму сейчас голову, сколько берёз увижу перед собой, такую и отметку на уроке получу.
Я поднял голову и мне бросилась в глаза не одна, не две, а сразу четыре берёзы. «Ага, – думаю, – хорошо!» Не то, чтобы я был уверен в такой оценке, просто стал сильно желать её.
Прихожу на урок. Здороваюсь. Беру инструмент. Пододвигаю ногой стул. Сажусь.
Она всё не орёт и не орёт…
Достаю нотную тетрадь. Открываю нужную страницу.
Пробую исполнять. Не дрожу. Спокойно на клавиши нажимаю. Плавно, не рывками, растягиваю меха. И музыка полилась совсем другая. Я сперва-то просто, ради того, чтобы размяться, попробовал. Идёт. Потом, уже не останавливаясь, прямо от начала до конца повёл.
Елена Степановна глядит на меня молча, только головой одобрительно кивает. Прямо волшебство какое-то… «Молодец!» – похвалила.
Красивую четвёрку в дневник и в музыкальный журнал поставила! Видно, училка сама-то по себе ничего…
Вышел из клуба. Не могу поверить. Стою на крыльце. Дышится легко. Гляжу по сторонам. Такой обалдевший. Думаю: что если бы я увидел не четыре берёзы, а две? Мне бы опять двойку вкатили?
У меня теперь с баяном всё хорошо. Хочу теперь на гитаре научиться, как папа. Мама его за гитару и полюбила. Он лучше всех играл. Душа компании.
Иногда подумаю: «Каким бы я дураком был, если бы письмо сдал тогда». Берёзки мне помогли. Я их уже не раз мысленно целовал.
Я хочу выбрать музыку себе и дальше по жизни.
Ну, например, поступит сейчас кто-нибудь учиться на агронома, инженера или военного. Кому они нужны?! А музыка – она везде. Машина гудит – музыка. Мы с вами говорим – музыка. Да вот, – он два раза озорно притопнул ногой, – и это музыка.
– Уж прямо и музыка?!
– Да – музыка.
Перед первым моим выступлением на концерте Елена Степановна наставляла: «Будет в зале кто-то из близких, мама или кто-нибудь ещё, ты не смотри на них, не маши им, не улыбайся. Иначе собьёшься. Ты смотри поверх в одну точку. Играй для этой точки. Скажи: “Смотри, точка, как я играю”. Разговаривай с ней. Пускай даже будут светить всякими фонариками в глаза, пулять в тебя. Если спутаешься, всё равно доигрывай».
Выхожу на сцену. Боюсь. Сел на стул и с ходу заиграл. Колени дрожат… Сжал их сильно-сильно, как мог, всё равно трясутся. Нажимаю на клавиши – слышно: «Ды-ды-ды». Всем слышно. Дрожь с музыкой. Взгляд бегает по залу. Народу-то… Пацаны наши. Они же обсмеять меня могут. А я один, такой маленький. Играю, играю. Хоп! Ошибся. Сам уже хочу заплакать и убежать за кулисы.
И тут я вспомнил про слова учительницы, поднял голову и посмотрел поверх всех. Но только я уставился не в точку. Я вдруг увидел вдали папу. Он смотрел прямо на меня. Я стал играть для него… Лица всех людей сделались расплывчатыми, незаметными. Всё вокруг исчезло. Только я и он.
Чувствую, перестал дрожать. Играю по-настоящему. Не просто бездумно нажимаю на клавиши и тяну меха. Уже думаю о том, как у меня пальцы расположены. Громче, тише играю. Когда форте, когда пиано – слежу.
Исполнял я вальс «На сопках Маньчжурии». Вы слышали его?
– Хороший вальс.
– Сначала идёт тихая музыка. Играю для папы, а сам представляю: он словно уже не лейтенант, как на строгой фотографии в документах. Он генерал. Седой весь. Он сидит и слышит, что я начал играть. Музыка пошла. Я играю её тихо, потому что в главной роли музыки – он. Встаёт, ищет себе пару. Нашёл! Выбирает мою маму. Значит, нужно с этого места громче играть. Это – радость его. Одна часть: «Тын-тын-тын. Туу-туд-туду-та-датататам-тада». Они танцуют счастливые, улыбаются. Музыка громче: «Туу-тут-туду!» Вот они посмотрели друг другу в глаза – пауза такая. На миг всё остановилось, затем опять начинают кружиться, и ты крещендо, с усилением звука, начинаешь играть.
Я полгода разучивал пьесу, и теперь то, над чем трудился, сжалось до двух минут выступления. Не каждый так сможет. А я научился.
Мне кажется, папе понравилось.
Это приятно и даже немного волнующе.
Я доиграл, низко опустил голову и заплакал от счастья. Убежал со сцены. Не мог никого видеть в этот момент. Зал долго хлопал вслед. Потом говорили, что получилось здорово.
Однажды я взял гитару у приятеля. Мама заглянула, смотрит – подбираю аккорды. Говорит: «Знакомое что-то. Вроде, папа играл».
Она ушла. Я отложил чужую гитару и взял папину. Поглаживаю её, трогаю. Когда-то до неё дотрагивался мой папа. И ещё мысль: у него, когда не брился, щетина росла, он тёрся об мою щеку, щека делалась красной. Мне становилось весело, приятно, счастливо даже. Это помню. И вот теперь я касаюсь гитары, которая помнит его прикосновения. Мне так захотелось исполнить вальс «На сопках Маньчжурии» для папы, но уже под гитару. Чтобы он порадовался и за меня, и за маму. Если бы он был с нами, то сам бы для мамы играл.
В городе просил отремонтировать её – не взяли. «Нет, – ответили, – слишком старая. Гриф треснул, так что новые струны не помогут. Чудес не бывает!»
Мальчишка замолчал, и я молчал. До самой остановки.
Самое главное было сказано.
Перед тем, как выходить, он крепко, по-мужски, пожал мне руку и сказал на прощанье:
– Завтра у нас в клубе праздничный концерт. Я тоже выступаю. Приезжайте.
Парнишка вышел на ледяную обочину и, прижав к груди заветную гитару, зашагал в темноту. Даже имени его я не узнал.
Дверь захлопнулась. Автобус двинулся дальше.
Концерт в клубе закончился. Выступление на баяне отметили все. Он играл сегодня как-то особенно хорошо. Зрители потихоньку расходились, и только музыка незримыми волнами ещё широко плыла по свободному залу.
Пошёл одеваться и мальчишка. И тут вахтёр, пожилая знакомая женщина, вынесла из боковой комнатушки упакованную в полиэтилен новую акустическую гитару:
– Это тебе просили передать. Кто – не знаю.
Ошиблись мастера. Чудеса случаются!
Был день Светлого Христова Воскресения.

Điệu valse cho cây đàn Ghi-ta
Bản dịch của Thành Bảo Ngọc (13R2) – Giải Đặc biệt
Hai người chúng tôi đứng ở bến xe buýt.
Ánh nắng hoàng hôn tháng Tư hiếm hoi chen giữa ánh đèn đường lạnh giá. Một thằng bé khoảng mười bốn tuổi, mặc trên người chiếc áo bông đen rộng thùng thình may phòng lớn, trên đầu trùm một chiếc mũ len đan gần chạm mắt xuất hiện từ trong làn sương xám. Trên tay nó là một cây đàn ghi-ta.
Xe buýt đã tới bến. Thằng bé mua một vé, nhét quấy quá vào túi áo rồi leo lên xe. Tôi đi theo nó. Trên xe có nhiều ghế trống, nhưng không hiểu sao tôi lại chọn một ghế gần nó hơn.
– Đàn ghi-ta kiểu gì mà lại không có dây? – tôi không kìm được, buột miệng hỏi.
Thằng bé không trả lời ngay. Đầu tiên nó đặt “nhạc cụ” câm lặng của mình lên đầu gối, bỏ mũ để xổ tung mái tóc vàng rối bù, rồi sau đó mới nói rành rẽ:
– Cháu lên thành phố, nghĩ rằng sẽ sửa được nó. Năm nay cháu sẽ kết thúc khóa học đàn phong cầm ở trường âm nhạc, nhưng cháu lại muốn học cả đàn ghi-ta nữa. Cháu mượn đàn người ta một tuần, xem ra cũng có thể học được chú ạ. Cây đàn này là của bố cháu. Bố cháu mất lâu rồi, từ khi cháu còn bé tí. Mẹ cháu không cho tiền mua đàn mới đâu. Bà cứ càu nhàu: “Con phải lớn nhanh lên rồi tự đi kiếm tiền đi. Mẹ không hơi đâu mà lo tất cả mọi thứ cho con được đâu”.
Thằng bé đăm chiêu lướt ngón tay trên cần đàn, nơi có lược đàn chia thành các phím, rồi quay đầu về phía cửa sổ mờ sương.
– Sắp tốt nghiệp trường nhạc thì cháu đúng là nhạc công thật rồi còn gì?
– Thật hay không thì cháu cũng đã từng biểu diễn ở các buổi hòa nhạc rồi chú.
– Có tài năng thực giống như một phép màu vậy! Ta cảm thấy cháu có cái thứ đó.
Lời ngợi khen đối với nó dường như chứa đầy sự chân thành. Thằng bé rõ ràng là đang cảm thấy dễ chịu hơn. Mặc dù buồn nhưng nó vẫn nở một nụ cười biết ơn. Thằng bé quay nửa người sang phía tôi. Đôi mắt nó ánh lên vẻ tốt bụng.
– Nhưng có một lần cháu thiếu chút nữa đã bỏ trường nhạc…
– Sao vậy?
– Cháu nghĩ rằng ai cũng có những khoảng thời gian khó khăn. Hồi đó, khoảng cuối năm học, tình trạng của cháu vô cùng bi đát. Cả nửa học kỳ chỉ toàn “ngỗng”. Cháu học rất rất tệ, chẳng hiểu gì cả. Cháu đã cố nhồi nhét mà cũng chẳng ăn thua. Lúc tập đàn phong cầm cũng vậy: giáo viên rầy la cháu. Về nhà thì vì điểm hai cũng như đàn phong cầm mà cháu lại bị mẹ la mắng. Tin cháu đi, cháu từng không muốn sống nữa. Thậm chí đã có lúc cháu cầm lấy con dao, kề vào cổ tay, nhưng rồi sau đó cháu lại nghĩ…
Một lần, cháu dậy sớm. Tiết đầu tiên là tiết tiếng Nga, mà cháu thì chưa làm bài. Khỉ thật! Cháu sẽ lại bị điểm hai. Mọi người sẽ lại quát mắng cháu. Ôi… Cả những môn học khác cũng vậy. Chắc chỉ có môn Mỹ thuật cháu có thể được bốn. Lại còn phải đi học phong cầm nữa. Chúa ơi, đi học về đã mệt, lại còn phải làm bài tập. Khi nào thì ngày này mới kết thúc đây? Trong khi nó còn chưa bắt đầu nữa…
Cháu ngồi trong bóng tối, quần áo chưa mặc, giường chưa dọn, chăn đệm vẫn còn ấm áp. Cháu chạm tay lên thành giường gỗ, lên lớp sơn vecni, lên cái vết lỗ chỗ thân thuộc ấy. Và khi cái ngày đáng ghét này qua đi, cháu sẽ lại chạm vào nó một lần nữa.
Ngày ơi hãy trôi qua nhanh đi.
Để không nhìn thấy gì.
Để không nghe thấy gì.
Mỗi buổi sáng của cháu đều bắt đầu như thế…
Trước đây cháu chưa từng kể điều này với ai. Cháu không biết tại sao mình lại tâm sự với chú nữa?
Cháu đang học năm thứ ba ở trường nhạc. Cô Elena Stephanovna dạy đàn phong cầm lúc nào cũng chăm chăm soi mói. Cháu cảm thấy hình như cô ấy chỉ quát mắng và bám riết lấy cháu.
Bàn của cô ấy bằng gỗ, lúc nào cũng nhét đầy những thứ phát ra tiếng động. Khi cháu chơi đàn, cô ấy gõ tay lên bàn theo nhịp nhạc, nhưng khi tức giận thì mọi thứ trên bàn đều nảy lên và rung bần bật. Cháu chơi với một tốc độ khác, cô ấy sẽ gõ hết tốc lực, giống như là nhắc cháu, muốn giúp cháu, thế nhưng cháu vẫn chơi sai nhịp.
Lần nào cũng vậy, cháu lê bước về nhà trong nước mắt. Về đến nhà. Nhà chẳng có ai. Mẹ vẫn đang ở chỗ làm. Cháu ngồi một mình trong bóng tối và khóc.
Có một lần, cháu từ trường về nhà… Bọn cháu đang tập một tác phẩm mới. Cháu chẳng tập được gì cả. Cháu dẫm chân xuống đất và gào lên. Không thể nào mà giữ được bình tĩnh. Cháu tự nhủ: “Tại sao mình lại cần những thứ này? Tất cả những thứ “luyện thanh”, “quãng”, “âm giai”, “điệu trưởng”, “điệu thứ”. Để làm gì? Cháu vẫn còn hai năm học nữa, và vẫn phải nghe những lời nhiếc móc trong suốt hai năm tới”.
Cháu xé một tờ giấy trắng từ quyển vở đại số. Và, chẳng ai bảo, cháu tự viết rằng cháu muốn bỏ học và muốn rút tên khỏi danh sách lớp 3 trường nhạc. Đơn đứng tên cháu, không phải mẹ cháu hay bất cứ ai khác. Cháu điền ngày, tháng, năm rồi ký tên. Và sau khi đã đưa ra quyết định, cháu bình tĩnh lại và nghĩ: “Vậy đó, xong rồi!”.
Cháu quyết định cháu sẽ chưa nộp đơn vội. Cháu sẽ đi học đàn phong cầm một lần nữa, và nếu cô giáo lại mắng cháu, cháu sẽ lấy tờ đơn ra.
Cháu sẽ được tự do. Cháu sẽ được thoải mái đi lại trên đường phố như bất kỳ ai khác. Mấy thằng trên phố toàn nhạo cháu: “Học đàn phong cầm làm quái gì? Lại đây chơi bài với bọn tao còn hơn”. Đối với chúng chỉ có những ông già trước thời chiến mới chơi phong cầm hay accordion mà thôi.
Ngày hôm sau cháu có tiết học. Tuyết rơi lên quá đầu gối, hầu như chưa tan. Buổi tối cháu đi dọc con đường mòn. Hai bên đường là những hàng cây bạch dương và cây dương. Cháu chưa bao giờ chú ý đến chúng. Chẳng có mấy thời gian. Cháu luôn sợ run lên trước mỗi giờ học nhạc, mặt luôn cúi gằm xuống đất. Và rồi cháu chợt nghĩ: bây giờ cháu ngẩng đầu lên, nhìn thấy bao nhiêu cây bạch dương thì ở lớp cháu sẽ được bấy nhiêu điểm.
Cháu ngẩng đầu lên và đập vào mắt cháu không phải là một hay hai, mà tới những bốn cây bạch dương. Cháu nghĩ: “Aha, thế thì tốt rồi!” Không phải cháu chắc chắn sẽ được điểm đó, chỉ là cháu rất muốn có nó mà thôi.
Cháu đến lớp, chào cô, lấy cây đàn ra, đưa chân kéo ghế lại gần rồi ngồi xuống.
Cô giáo hoàn toàn không la mắng hay quát tháo gì cả…
Cháu lấy sách nhạc ra và mở trang đang học.
Cháu chơi thử. Không run rẩy. Cháu bình tĩnh bấm phím đàn. Cháu kéo hộp đàn một cách nhẹ nhàng, không nhát gừng. Và giai điệu vang lên nghe chừng khác biệt. Ban đầu cháu chỉ chơi thử để khởi động. Mọi thứ có vẻ trơn tru. Rồi sau đó, cháu chơi không ngừng nghỉ từ đầu đến cuối bản nhạc.
Cô Elena Stephanovna nhìn cháu, không nói câu nào, chỉ gật đầu đồng tình. Thật kì diệu… cô khen ngợi cháu: “Chơi tốt lắm!”
Cô cho cháu một điểm bốn tuyệt đẹp vào sổ tay và sổ đầu bài! Có vẻ như cô giáo cũng không đến nỗi nào…
Cháu rời câu lạc bộ. Vẫn không thể tin vào mắt mình. Cháu đứng ở bậc cửa, thấy thật dễ thở. Cháu đưa mắt nhìn xung quanh. Sướng điên lên được. Cháu nghĩ: nếu chẳng may mình không nhìn thấy bốn cây mà là hai thì sao? Liệu mình có bị điểm hai một lần nữa không?
Đàn phong cầm của cháu hiện giờ rất ổn. Giờ cháu muốn học đàn ghita giống như bố cháu. Mẹ cháu yêu ông vì món đàn ấy. Ông chơi rất tuyệt. Luôn là trung tâm của sự chú ý.
Đôi khi cháu nghĩ: “Mình sẽ ngu ngốc thế nào nếu như khi đó mình nộp tờ đơn ấy”. Những cây bạch dương đã giúp cháu. Trong sâu thẳm tâm hồn cháu không chỉ một lần ôm hôn chúng.
Cháu muốn âm nhạc là một phần cuộc sống của cháu, cả bây giờ cũng như sau này.
Cháu lấy ví dụ nhé, giờ có một ai đó học ngành nông học, kĩ sư hay đi lính. Ai cần họ chứ?! Nhưng mà âm nhạc – nó ở khắp mọi nơi. Tiếng còi ô tô – đó là âm nhạc. Chúng ta nói chuyện với nhau – đó là âm nhạc. Cả đây nữa – thằng bé tinh nghịch dậm chân hai lần – đó cũng là âm nhạc.
– Đó cũng là âm nhạc sao?!
– Đúng thế – đó cũng là âm nhạc.
Trước buổi biểu diễn đầu tiên của cháu tại buổi hòa nhạc, cô Elena Stephanovna có dặn cháu: “Nếu trong hội trường có người quen, có mẹ hay bất cứ ai, em đừng nhìn vào họ, đừng vẫy tay với họ, cũng đừng mỉm cười. Em sẽ bị phân tâm đấy. Hãy nhìn vào một điểm. Hãy chơi cho điểm đó nghe. Nói với nó rằng: “Hỡi cái điểm vô hình kia, hãy xem ta chơi đàn này”. Hãy nói chuyện với nó, kể cả khi bủa vây xung quanh em là đủ các loại đèn chớp đi nữa. Nếu có đánh nhầm thì cũng phải chơi cho hết bài nhớ chưa?”
Cháu bước lên sân khấu. Cháu thấy sợ. Cháu ngồi xuống ghế và bắt đầu chơi luôn. Hai đầu gối cháu run rẩy… Cháu cố gắng ghì chặt hết sức có thể, nhưng nó vẫn không ngừng run lên. Cháu bấm phím và nghe thấy “Đư-đư-đư”. Tất cả mọi người đều nghe thấy. Tiếng run rẩy cùng tiếng nhạc. Cháu nhìn khắp hội trường. Sao đông thế… Có cả mấy thằng trên phố. Chúng nó sẽ cười vào mặt cháu mất. Và cháu thì chỉ có một mình, nhỏ nhoi thế này. Cháu chơi và chơi. Hấp! Thôi xong, mắc lỗi rồi. Lúc đó cháu chỉ muốn bật khóc và chạy ra sau cánh gà.
Đúng lúc đó cháu nhớ lại những lời của cô giáo, cháu ngẩng đầu và nhìn lên phía trên khán phòng. Chỉ có điều, cháu không nhìn vào một điểm. Cháu đột nhiên nhìn thấy người bố đã mất. Ông nhìn thẳng vào cháu. Cháu đang chơi cho ông nghe… Những gương mặt bên dưới nhòe đi, không còn nhận ra được nữa. Mọi thứ xung quanh đều biến mất. Chỉ còn cháu và ông ấy.
Cháu cảm thấy bình tĩnh trở lại. Cháu chơi một cách thực sự. Cháu không chỉ mù quáng bấm phím và kéo hộp đàn nữa. Cháu đã nghĩ đến việc mình phải đặt ngón tay như thế nào. Cháu chơi lúc lên bổng lúc xuống trầm, chú ý khi nào cần mạnh mẽ mãnh liệt, khi nào lại nhẹ nhàng êm ái.
Cháu biểu diễn điệu valse “Trên núi đồi Mãn Châu”. Chú đã từng nghe qua chưa?
– Một điệu valse tuyệt vời.
– Bản nhạc bắt đầu một cách nhẹ nhàng. Cháu chơi cho bố và tự mường tượng: ông không giống như một trung úy trong bức ảnh cứng nhắc trong bộ hồ sơ. Ông là một vị tướng. Tóc ông đã bạc trắng. Ông ngồi và nghe thấy cháu bắt đầu chơi nhạc. Tiếng nhạc vang lên. Cháu chơi một cách êm ả, bởi ông là vai chính trong bản nhạc. Ông đứng lên, tìm cho mình một người bạn nhảy. Tìm thấy rồi! Ông chọn mẹ cháu. Vì vậy, đây là lúc chúng ta phải chơi nhạc lớn hơn nữa. Đây là niềm vui của ông. Có một đoạn như thế này: “Tưn-tưn-tưn. Tuu-tút-tuđu-ta-đatatatam-tađa”. Họ nhảy một cách vui vẻ, mỉm cười với nhau. Âm nhạc lại lớn hơn nữa: “Tuu-tút-tuđu!” Khi họ nhìn vào mắt nhau, mọi thứ bỗng nhiên dừng lại. Trong một khoảnh khắc, thời gian như ngừng trôi, rồi họ lại bắt đầu quay tròn, và cháu, cùng với sự khuếch đại của âm điệu, bắt đầu chơi khúc cao trào.
Cháu đã luyện tác phẩm này suốt nửa năm, và giờ đây tất cả những gì cháu cố gắng được gói gọn lại trong vỏn vẹn hai phút. Không phải ai cũng làm được như vậy. Còn cháu, cháu đã thành công.
Cháu nghĩ rằng bố cháu thích.
Điều này thật dễ chịu và còn có chút gì đó phấn khích.
Cháu kết thúc, cúi đầu xuống và bật khóc vì hạnh phúc. Cháu chạy ra khỏi sân khấu. Không thể nhìn thấy bất cứ ai vào lúc này. Khán phòng vẫn còn vỗ tay rất lâu. Sau đó mọi người nói rằng màn biểu diễn thật tuyệt vời.
Một ngày, cháu mượn cây đàn ghita của một người quen. Mẹ ghé qua phòng cháu và xem cháu tìm hợp âm. Mẹ bảo: “Nghe quen quá. Hình như bố con đã từng chơi”.
Rồi mẹ rời phòng. Cháu đặt cây đàn đi mượn xuống và lấy cây đàn của bố ra. Cháu chạm vào nó, vuốt ve nó. Trước kia bố cháu đã chạm vào nó. Rồi một ý nghĩ nữa chợt thoáng qua: bố cháu, râu chưa cạo mọc lởm chởm, dụi má ông vào má cháu khiến má cháu đỏ ửng lên. Cháu thấy vui vẻ, phấn khởi, thậm chí là hạnh phúc. Cháu nhớ điều đó. Và giờ đây khi cháu chạm vào cây đàn ghita, nó lại khiến cháu nhớ đến lúc bố cháu chơi. Cháu rất muốn chơi điệu valse “Trên núi đồi Mãn Châu” cho bố, nhưng chơi bằng ghita. Để ông thấy hạnh phúc cho cả cháu và mẹ cháu. Nếu giờ đây ông ở đây với mẹ con cháu, ông sẽ chơi cho mẹ cháu nghe.
Cháu muốn lên thành phố để sửa nó, nhưng họ không nhận. Họ bảo: “Không sửa được, nó đã cũ quá rồi, cần đàn đã bị nứt, nên dây mới cũng không giúp ích gì được. Ta không thể đem lại phép màu cho cháu được đâu cậu bé!”
Thằng bé im lặng và tôi cũng vậy. Cho đến tận bến.
Những điều quan trọng nhất đã được nói ra.
Trước khi xuống xe, thằng bé siết chặt bàn tay tôi như một người đàn ông trưởng thành và nói lời tạm biệt:
– Ngày mai bọn cháu có một buổi hòa nhạc ở câu lạc bộ. Cháu cũng biểu diễn. Chú đến nhé.
Thằng bé bước xuống vỉa hè đóng băng, nó ôm chặt cây đàn ghita quý giá trước ngực và dần biến mất trong bóng tối. Ngay cả cái tên của nó tôi cũng chưa kịp hỏi.
Cánh cửa đóng sập lại. Chiếc xe lại tiếp tục đi.
Buổi hòa nhạc tại câu lạc bộ đã kết thúc. Tiết mục đàn phong cầm thu hút sự chú ý của tất cả mọi người. Hôm nay thằng bé chơi đặc biệt xuất sắc. Khán giả dần dần giải tán, chỉ còn âm nhạc lan tỏa trong hội trường vắng lặng như những con sóng vô hình.
Thằng bé đi lấy áo khoác. Khi ấy bà gác cửa – một phụ nữ đã có tuổi, biết thằng bé – lấy từ căn phòng nhỏ bên hông nhà một cây đàn ghita acoustic mới gói trong túi nilon:
– Có người gửi cho cháu cái này. Nhưng bà cũng không biết là ai.
Những người thợ sửa đàn đã sai. Phép màu đã xảy ra!
Ngày hôm đó là Lễ Phục Sinh.

Điệu valse ghita
Bản dịch của Dương Thị Dung (12R2) – Giải Nhất
Ở bến xe buýt chỉ có hai chúng tôi
Ánh sáng lạnh lẽo của chiếc đèn đường phá tan cái chạng vạng hiếm hoi của tháng tư. Bước ra từ màn sương mờ ảm đạm là một cậu bé chừng 14 tuổi với chiếc áo khoác đen hơi rộng, chừng cậu ta có lớn nữa vẫn mặc vừa và cái mũ đan len đội gần sấp mắt. Trên tay cậubé là chiếc đàn guitar.
Xe buýt đến. Cậu bé mua vé, hời hợt nhét vào túi bên và ngồi vào chỗ. Tôi theo ngay sau đấy. Chỗ trống vẫn còn nhiều, nhưng không hiểu ma xui quỷ khiến gì tôi lại ngồi cạnh cậu bé ấy.
- Đàn ghi-ta gì mà lại không có dây thế kia? – tôi tò mò hỏi.
Cậu bé không trả lời ngay mà lặng lẽ đặt chiếc đàn đã hỏng ấy lên đầu gối, bỏ mũ xuống và gỡ gỡ mái tóc vàng rối, rồi tỉ mỉ kể lại:
- Cháu đang vào thành phố, có khi người ta sẽ sửa được. Năm nay, cháu tốt nghiệp trường nhạc, lớp đàn phong cầm, nhưng cháu muốn học thêm ghita nữa. Cháu có mượn một chiếc đàn của người khác, một tuần rồi, cũng được. Còn đây là chiếc guitar của bố cháu. Ông ấy mất khi cháu vẫn còn bé. Mẹ chẳng cho cháu tiền để mua cái mới đâu. Mẹ càu nhàu “lớn lên rồi tự mà kiếm sống. Mẹ đâu đủ sức mà một mình lo liệu mọi việc”.
Cậu bé trầm ngâm lướt nhẹ những ngón tay trên chiếc cần đàn, được tách ra bởi những lược đàn trên phím đàn, rồi quay đầu về phía cửa sổ mờ ảo.
- Vậy cháu là một nhạc công thực thụ rồi còn gì, thế cháu đã tốt nghiệp trường chuyên chưa?
- Cũng không hẳn là thực thụ đâu ạ nhưng cháu có tham gia vào các buổi hòa nhạc.
- Có tài năng là tuyệt vời lắm rồi. Bác cảm nhận được điều đó ở cháu.
Lời khen thật lòng ấy khiến cậu bé vô cùng cảm động, rồi đáp lại tôi bằng nụ cười buồn và đầy lòng biết ơn. Cậu nhóc ngồi quay nghiêng người về phía tôi. Cái nhìn của cậu ánh lên sự đôn hậu.
- Cháu suýt chút nữa thì bỏ trường nhạc của mình đấy ….
- Sao thế?
- Cháu nghĩ, ai cũng có những lúc thấy cuộc đời thật tối tăm thôi. Cháu cũng thế, cuối năm học ở trường, mọi thứ với cháu đều vô nghĩa. Lĩnh bao nhiêu là điểm hai trong kì thi. Cháu học chẳng ra gì, kém lắm … Chẳng hiểu gì mà chỉ toàn học gạo, nhưng cũng không đâu vào đâu. Môn học đàn phong cầm cũng thế, cô giáo luôn miệng quát cháu. Về nhà lại bị mẹ mắng, mắng vì điểm hai, mắng vì môn học đàn. Bác có tin nổi không, lúc đấy cháu chẳng thiết tha gì cuộc sống này nữa. Thậm chí cháu còn lấy dao mà dí vào tay rồi đấy, nhưng sau đó cháu nghĩ...
Một lần, cháu thức dậy từ rất sớm. Tiết học đầu tiên là môn tiếng Nga. Bài tập về nhà cháu còn chưa làm. Khỉ thật! Cháu lại rinh ngay điểm hai. Mọi người lại được dịp mắng cháu. Ôi… Những môn học còn lại cũng chẳng khá khẩm gì hơn. Ưm, có lẽ môn vẽ là khá hơn chút. Còn tiết học đàn baian nữa. Trời ơi! Cứ học là lại mệt mỏi. Bao giờ cái ngày này mới kết thúc đây? Nó còn chưa bắt đầu cơ mà…
Cháu mình trần ngồi trong bóng tối, nơi có chiếc giường, tấm đệm ấm; cháu chạm nhẹ vào thành giường, chạm vào lớp sơn trên tấm gỗ mỏng, chạm vào vết rỗ thân thương ấy. Và khi cái ngày đáng ghét trôi qua, cháu sẽ lại tìm đến nơi bình yên này.
Hãy để ngày lướt qua thật nhanh giữa những cái chạm nhẹ ấy
Để không nhìn thấy điều gì.
Để không nghe thấy ai.
Mỗi ngày của cháu bắt đầu chẳng có gì khác biệt …
Trước đây, cháu chưa bao giờ kể điều này với ai. Chẳng hiểu sao cháu lại kể với bác nhỉ?
Cháu học ở trường nhạc 3 năm. Elena Stepanovna là giáo viên dạy môn đàn phong cầm của cháu, bà rất hay xét nét. Cháu cảm giác như bà ấy chỉ quát mắng và tăm tia vào mỗi mình cháu thôi.
Bà giáo có một chiếc bàn gỗ với chi chít những họa tiết hình rắn chuông gì đấy. Khi cháu chơi đàn, bà giáo gõ tay theo nhịp đàn lên chiếc bàn ấy, nhưng vì tức giận mà những phát gõ nhịp mạnh khiến mọi thứ trên bàn nẩy lên loạn xạ và kêu ầm ầm. Cháu chơi đàn lệch nhịp điệu, còn bà giáo cứ thế dùng hết sức lực mà đập mạnh lên bàn như thể cố chỉnh nhịp cho cháu, chỉ có cháu muốn ra sao thì ra.
Mỗi lần về nhà là mỗi lần cháu lê bước trong nước mắt. Về nhà. Ở nhà chẳng có ai. Mẹ vẫn bận làm việc. Cháu ngồi một mình trong bóng tối mà khóc.
Một lần, từ trường trở về… Như mọi khi chúng cháu lại tập dần một tác phẩm mới. Cháu chẳng thể làm được, cứ đá chân và dằn vặt bản thân mình. Cháu không thể bình tĩnh nổi. Cháu tự nhủ: “Mấy thứ đó để làm gì? “Độc tấu”, “quãng”, “gamma” “rường âm cách”, “đoản âm” – tất cả những thứ đó. Để làm gì cơ chứ? Tôi còn phải học hai năm nữa, và bà giáo sẽ còn quát mắng tôi trong suốt hai năm nữa”.
Cháu giật một tờ giấy trắng từ cuốn vở môn đại số, chẳng ai dạy cháu cả, cháu tự mình và bắt đầu viết. Cháu muốn rời khỏi đây và xin hãy gạch cháu ra khỏi lớp 3 trường nhạc. Không phải thay mặt mẹ, cũng chẳng phải thay mặt ai cả, mà thay mặt chính cháu, rồi ghi rõ ngày tháng năm và kí tên. Ngay sau khi quyết định xong, cháu bình thản lắm. Cháu nghĩ: “Thế là xong!”.
Cháu định sẽ chưa nộp lá đơn này ngay, sẽ đến lớp học đàn một lần nữa, chỉ cần bà giáo quát cháu thôi thì cháu sẽ trình ngay lá đơn này.
Cháu sẽ được tự do, bình tâm mà dạo phố như bao nhiêu người. Mấy thằng bạn cười mỉa: “Mày cần cái đàn baian đấy làm cái quái gì, lại đây chơi bài với bọn tao hơn đấy”. Đối với chúng nó, đàn baian là chiếc đàn gió mà chỉ có những cụ ông mới chơi hồi trước chiến tranh
Cháu có tiết học vào ngày hôm sau đó. Trên đường, tuyết ngập đến đầu gối. Tan ít lắm. Chiều đến, cháu đi theo lối mòn quen thuộc. Hai bên đường, hàng bạch dương trải dài, cao ngút ngàn. Trước đây, chưa bao giờ cháu đếm xem có bao nhiêu cây. Chưa từng. Có lẽ vì cháu run sợ trước giờ nhạc nên cứ chúi mũi xuống đất thôi. Lúc đấy, cháu nghĩ thầm: bây giờ ngẩng đầu lên mà thấy bao nhiêu cây bạch dương trước mặt, thì cháu sẽ được ngần đấy điểm trong giờ học.
Cháu ngẩng đầu lên và đập vào mắt không phải là một, hai mà có đến tận 4 cây. “Aha, tốt rồi – cháu nghĩ”. Không phải là cháu tin vào số điểm đó, chỉ đơn giản cháu bắt đầu hi vọng nhiều hơn về nó.
Cháu đến lớp, chào hỏi bà giáo rồi lấy nhạc cụ. Lấy chân dịch chiếc ghế và ngồi xuống.
Bà giáo sẽ không quát, không quát…
Lấy cuốn vở ghi nhạc ra và mở đến trang cần học.
Cháu sẽ thử chơi, sẽ không run đâu. Cháu bình tĩnh ấn những phím đàn. Nhẹ nhàng kéo hộp xếp, không hề giật. Âm thanh bắt đầu vang lên hoàn toàn khác. Ban đầu, cháu chỉ định thử khởi động thôi. Rồi cứ thế. Và sau đó, cháu không dừng lại mà chơi một mạch từ đầu tới cuối.
Elena Stepanovna im lặng nhìn cháu và chỉ gật gật đầu. Qủa là một phép màu…
“Giỏi lắm” – bà giáo khen.
Bà giáo ghi vào nhật kí theo dõi và sổ đầu bài môn nhạc điểm bốn đỏ tươi. Hóa ra bà giáo cũng đâu có khó tính như mình nghĩ…
Cháu rời câu lạc bộ, không thể tin nổi. Đứng trong hiên nhà, nhẹ nhõm hít thở, nhìn quanh các hướng, lặng người đi, cháu nghĩ: nếu như cháu không nhìn thấy 4 cây bạch dương, mà là hai cây thì sẽ thế nào? Cháu lại sẽ nhận điểm hai sao?
Bây giờ cháu đã có thể chơi tốt đàn phong cầm và muốn học đàn guitar giống như bố cháu nữa. Mẹ cũng yêu bố nhờ chiếc đàn guitar đấy ạ. Bố cháu chơi guitar giỏi hơn tất thảy mọi người trong nhóm và là linh hồn của cả nhóm.
Đôi khi cháu nghĩ: “Thật ngu ngốc nếu như ngày ấy cháu đem nộp lá đơn”. Những cây bạch dương đã giúp cháu. Trong thâm tâm, cháu luôn coi những cây bạch dương là ân nhân của mình.
Cháu muốn chọn âm nhạc cho bản thân và sống hết đời với nó.
Chẳng hạn như, một ai đó thi đỗ khoa nông học, kĩ sư hay quân đội. Ai sẽ cần họ?! Còn âm nhạc – tồn tại khắp mọi nơi. Chiếc ô tô tuýt còi – đó là âm nhạc. Bác và cháu trò chuyện cùng nhau – âm nhạc cũng hiện hữu. Kia, anh chàng tinh nghịch hai lần giẫm chân đánh nhịp – đó cũng là âm nhạc.
- Đấy là âm nhạc ư?!
- Vâng ạ - là âm nhạc đấy ạ.
Trước buổi biểu diễn hòa nhạc đầu tiên của cháu, Bà giáo Elena Stepanovna có dặn dò: “Trong khán phòng sẽ có những người thân của con, là mẹ hay bất kì ai đó khác nữa, con đừng nhìn họ, đừng vẫy tay với họ và cũng đừng mỉm cười. Hãy làm khác đi. Con hãy nhìn lên phía trên, nhìn một điểm thôi. Hãy chỉ chơi cho điểm đó. Hãy nói: “nhìn xem mình chơi như thế nào nhé”. Hãy trò chuyện với điểm đó. Hãy bỏ qua thậm chí là ánh sáng đèn chiếu vào mắt con, nhắm vào con. Nếu có nhầm lẫn, thì dù thế nào con cũng phải chơi đến cùng”.
Cháu bước ra sân khấu. Cháu lo sợ. Ngồi vào ghế và bắt đầu chơi. Hai đầu gối cứ run lẩy bẩy…Cháu dùng hết sức bình sinh để cố giữ yên, nhưng chúng cứ thế mà run lên.
Cháu bắt đầu ấn lên những phím đàn, cái run rẩy kết hợp với âm nhạc phát ra thứ âm thanh “Đư – đư – đư”. Tất cả mọi người đều nghe thấy. Cháu đảo mắt khắp cả khán phòng. Bao nhiêu là người … cả những người bạn của cháu nữa. Chắc họ đang cười vào mặt cháu. Còn cháu đang một mình, sao nhỏ bé đến thế. Cháu cứ đánh và đánh. Ôi! Sai rồi. Lúc đấy, cháu chỉ muốn òa khóc và chạy vào trong hậu trường.
Rồi chợt cháu nhớ lại những lời khuyên của bà giáo, ngẩng cao đầu và nhìn bao quát toàn bộ phía trên. Chỉ có điều cháu không dừng ở một điểm. Đột nhiên, cháu nhìn thấy bố phía xa xa. Ông ấy đang nhìn thẳng vào cháu. Cháu chơi cho bố nghe… Gương mặt của tất cả mọi người như bị nhòa đi lúc ấy, không còn thấy rõ. Tất cả mọi thứ xung quanh dường như biến mất. Chỉ có mình cháu và bố.
Cháu chẳng còn cảm thấy run sợ nữa. Cháu chơi bằng cả tâm hồn, không đơn giản chỉ ấn phím đàn, kéo căng hộp xếp đàn một cách vô thức, mà cháu biết, những ngón tay phải đặt thế nào, đánh lớn hơn hay bé hơn, lúc nào cần mạnh, lúc nào cần nhẹ nhàng, êm ái – và cháu cứ thế làm theo.
Cháu đã chơi bản valse “Trên núi đồi Mãn Châu Lý”. Bác đã nghe bao giờ chưa?
- Đó là bản nhạc valse rất hay.
- Đoạn đầu nghe thật nhẹ nhàng
Cháu chơi đàn cho bố nghe và tự giới thiệu:
Bố dường như không còn giống một trung úy nghiêm nghị như bức ảnh thẻ trên các giấy tờ. Bố là một vị tướng, với mái tóc bạc màu. Bố ngồi và nghe cháu chơi đàn. Nhạc lên, cháu đánh thật khẽ, bởi vì bố là vai chính của khúc nhạc đó. Bố đứng dậy, tìm cặp đôi cho mình. Tìm thấy rồi! Bố chọn mẹ cháu. Tức là, chỗ này cháu phải đánh lớn hơn. Đó là niềm vui của bố mà. Đoạn nữa: “Tưn – tưn – tưn. Tu – tút – tudu-ta-datatatam – tada”. Họ hạnh phúc nhảy cùng nhau, mỉm cười với nhau. Âm nhạc vang to hơn: “Tuu – Tút – tudu!”. Họ nhìn vào mắt nhau đấy – rồi lặng đi. Mọi thứ chùng lại trong giây lát, sau đó lại bắt đầu quay vòng và âm thanh bắt đầu rạo rực hơn.
Đã nửa năm cháu gắng học thuộc vở kịch này, để bây giờ được trình diễn nó và màn biểu diễn chỉ gói gọn trong vòng chưa đầy hai phút. Không phải ai cũng có thể làm được điều đó, nhưng cháu đã làm được.
Cháu nghĩ, bố đã rất thích.
Điều đó thật dễ chịu và thậm chí có chút bùi ngùi, xúc động.
Cháu hoàn thành màn biểu diễn, cúi đầu xuống thấp và bật khóc vì hạnh phúc. Cháu chạy ra khỏi sân khấu và không thể nhìn thấy bất kì ai trong giây phút ấy. Cả khán phòng vỗ tay rất lâu, rồi sau đó mọi người bảo với cháu, mọi thứ đều tốt đẹp.
Một lần, cháu mượn chiếc guitar của một người bạn. Mẹ liếc nhìn và xem cháu chọn hợp âm. Mẹ bảo: “Cái gì đó thật quen thuộc. Giống như bố con đang chơi vậy”.
Mẹ đi ra ngoài. Cháu đặt chiếc guitar đó xuống và câm chiếc của bố lên. Nhẹ vuốt và chạm lên nó. Khi nào đó, bố cháu cũng đã chạm gần tới cây guitar này. Cháu lại nhớ đến những khi bố không cạo râu, râu mọc, rồi bố cứ dụi dụi vào má cháu, thế là má cháu đỏ ửng. Bỗng thấy vui, nhẹ nhõm và cả hạnh phúc nữa. Cháu luôn nhớ điều đó. Và giờ đây, cháu đang chạm vào chiếc guitar – chiếc đàn mà vẫn luôn lưu giữ những cái chạm nhẹ của bố cháu lên nó. Cháu bỗng muốn chơi bản valse “Trên núi đồi Mãn Chây Lý” cho bố nghe quá, nhưng là điệu valse guitar, để bố cảm thấy vui, vui vì cháu và cả vì mẹ nữa. Nếu bố còn ở đây với mẹ con cháu, thì ông ấy sẽ tự mình dành riêng cho mẹ một bản.
Cháu vào thành phố nhờ sửa chiếc đàn này, nhưng mà người ta không nhận. “Không được đâu, nó cũ quá rồi – họ đáp. Cái cần đàn nứt rạn quá, có thay dây mới vào cũng không thể được. Chẳng có phép màu nào đâu!” - người ta bảo
Cậu bé bắt đầu im lặng và tôi cũng thế, cho đến tận tới bến.
Những điều quan trọng nhất cũng đã nói ra rồi.
Trước khi xuống xe, cậu bé trao tôi cái bắt tay thật chặt, rất đàn ông và chào tạm biệt:
- Ngày mai, ở câu lạc bộ chúng cháu sẽ có buổi hòa nhạc. Cháu cũng sẽ biểu diễn đấy. Bác đến xem nhé.
Chàng trai nhỏ bước xuống vệ đường đầy tuyết, ôm chiếc guitar linh thiêng ấy trước ngực và bước đi trong bóng tối. Tôi thậm chí còn chưa biết tên cậu bé ấy.
Cánh cửa xe đóng sập lại. Xe buýt lại tiếp tục lăn bánh.
Buổi hòa nhạc cũng đã kết thúc. Mọi người ai nấy đều tán dương phần trình diễn đàn phong cầm. Ngày hôm nay, cậu bé đã chơi rất tuyệt vời. Khán giả tản dần, chỉ có âm nhạc vẫn ngân vang dào dạt trong gian phòng trống như những đợt sóng vô hình.
Cậu bé cũng đi lấy áo mặc. Bỗng lúc đó, một người phụ nữ gác cửa lớn tuổi, quen thuộc lấy ra từ căn phòng cạnh đó một chiếc đàn ghita mới, được gói trong một chiếc hộp nhựa nhiệt dẻo:
- Có người nhờ cô mang cái này cho cháu. Cô cũng không biết người đó là ai.
Những người thợ kia đã sai rồi. Điều diệu kì đang hiện hữu đây!
Ngày hôm đó là ngày Phục sinh.

АНГЕЛ И МАЛЬЧИК
Марина Кравцова
Маленький Коля дружил с Ангелом. Однажды в Светлую Пасхальную ночь ровно в полночь Ангел подошел к Колиной кроватке и сказал:
- Христос воскресе!
Прекрасней Ангела Коля никого не видел - такой он был лучезарный, так светился его лик, и сияли белоснежные длинные одежды. Мальчик счастливо засмеялся в ответ...
Никто не верил малышу, когда тот рассказывал о чудесном знакомстве. "Сочиняет, - решили взрослые, - ну пусть поиграет. Вырастет, в школу пойдет - там, бедняжка, забудет обо всех своих ангелах".
Шло время...
В одно чудесное утро Коленька проснулся с ощущением праздника, словно наступил его день рождения. Подумал, почему так, и вспомнил: "Сегодня же бабушка приезжает! Насовсем!"
Бабушку Коля очень любил. Бабушка была строгая, не баловала его сладостями и редко гладила по голове, но когда усаживала его рядом с собой, задумывалась ненадолго... Все еще молодые глаза темнели, чуть склонялась седая голова, а Коля, приоткрыв рот от нетерпения, ждал чудесного. Вот сейчас бабушка тихонько улыбнется, и польется из ее уст сказка, да такая, что Коленька нигде больше бы не услышал, ни в одной книжке бы не прочел. Сказка длилась порой несколько вечеров. За окном - темень, а в комнате, будто солнце лучами играет, расцвечивается все бабушкиной сказкой как жар-птицыным пером...
Рассказывает бабушка складно, может, сама сочиняет - Коленька не задумывается. А то начнет говорить быль - про войну, про подвиги Колиного дедушки. Мужа бабушка давно схоронила, дочь все звала стареющую мать к себе. Да разве могла бабушка оставить родную деревню, дорогой сердцу дом, двор с покосившимся забором, сад со старыми корявыми яблонями и тонкими вишнями, от которых в мае бывала душистая цветочная метель...
Но в последние месяцы нездоровилось бабушке, да и устала она от одиночества. И вот - приезжает. Насовсем приезжает. Родители Колины уже и комнату приготовили.
Бабушка вошла в комнату, огляделась по-хозяйски. И перво-наперво открыла большой черный чемодан. Коленька любопытно в него заглянул. А бабушка принялась доставать да разворачивать из тонкой бумаги иконы - большие, малые, бумажные, деревянные... Рядками ложились они на стол, и стол засиял окладами, расцветился яркими красками образов. Коля хлопал пушистыми ресницами, жадно смотрел.
- А это кто? - ткнул маленьким пальчиком в золоченое изображение Спасителя. Бабушка улыбнулась:
- Это Господь наш. Боженька... Не знаешь? Эх ты!
Потрепала внучка за вихор.
- А это вот твой покровитель небесный - Никола Угодник, Чудотворец. Это Матерь Божия - Пресвятая Богородица...
Коля вдруг просиял:
- А его я знаю!
Хрупка была иконочка в тонкой рамке, на которой белел Ангел, строгий и прекрасный, словно внутрь себя глядящий печальными голубыми глазами. В деснице держал Ангел крест.
- Знаю, бабушка, знаю, - захлебывался Коля в восторге, - он ко мне к кроватке приходил! Хороший он, добрый, красивый. Бабушка молча слушала, положив руку на голову внука.
- Почему, ба, он больше ко мне не приходит? Когда он тебе приснится, поговори с ним, скажи, чтобы опять ко мне пришел. Ладно?
В дверях стояла Колина мама и улыбалась, но как-то виновато.
- Лена, его бы в церковь водить? - обратилась к ней бабушка. - А, дочь? Смотри-ка, как ангелы его любят.
Мама пожала плечами.
Началась у Коленьки новая жизнь. Каждое воскресение отныне шел он, крепко держась за руку бабушки, по прямой улице вдоль шоссе и гордо, без устали преодолевал долгий путь к храму. Там было золото огня, бликов и образов, пение небесное - воплощенная сказка... Там был уже не один Ангел, они сонмом многочисленным воспевали песнь Господу и служили Ему службы - но никто из людей не знал этого и не слышал. А Коля знал - бабушка рассказывала, да и чувствовал ведь! Но в поведении Ангелам не подражал. Чуть-чуть постоит спокойно, важно, крестясь сосредоточенно или кланяясь, едва головой до пола не доставая да подпевая хору: "Господи, помилуй" и "Аминь". Но тут же сорвется с места - помочь постоянной прихожанке пяти лет свечу догорающую загасить, или поздороваться с очередным знакомым, а то и получить от него конфету. Бабушка постоянно слышала: "Пойдем к иконке!", "Пить захотелось!" Или, когда Коленька уставал ждать причастия: "А скоро ли к батюшке?
Нелегко приходилось с непоседой. И молилась бабушка, чтобы мать его, дочка ее единственная, Леночка, сама бы в Бога стала верить да в церковь с Колей ходить. Она же, старуха, скоро с ним и справляться не сможет... Лето наступило - томительное и пыльное в городе, упоительно радостное, яркое - в деревне. Семья Колина уехала на бабушкину родину - уехала на бабушкину родину - вновь зазвучали голоса в доживающем век доме, в старом вишнево - яблоневом саду, во дворе с покосившимся забором...
Коля всюду бегал с ребятней. Мальчишки постарше приключений искали, а крохи мал мала - меньше за ними увязывались, так что не всегда маме и проследить за Колей удавалось. Только что тихонько играл за окном, и вот - на тебе!
А Коленька отправился с мальчишками в поход на старый дом. Дом был почему-то брошенный, без окон, без дверей, разоренный да осевший - напоминал перезрелый гриб. Кажется, ветер дунет чуть сильнее да снесет. Пылищи в нем было да грязи предостаточно, но интересовал мальчишек, конечно, чердак, на который из сеней вела деревянная лесенка. Быстро вскарабкались по ней мальчишки и Колю, рвущегося за ними, затащили. На чердаке - темно, жутковато, интересно... Лишь через круглое окно, лишенное стекла, солнце пробивает путь своим лучам в это царство пыли да обветшалости. Коленьку потянуло к нему - к стопу света. Подбежал к окошку, высунулся наполовину. Тут же смекнул - так ведь, чего доброго, и на крышу можно перебраться. Красота, подумано - сделано!
- Эй, я на крышу пошел! - крикнул Коля товарищам. Ребята сгрудились возле окна. Малыш был уже на крыше, и было ему очень весело. Повернулся к окну, хотел что-то мальчишкам сказать, да вдруг ноги его поползли по скату...
Ребята завизжали. Кто-то первым бросился к выходу, за ним - остальные. "Колька упал!" - вопили на разные голоса. Высыпали на улицу, видят: Коленька веселый сидит у стены под злополучном окошком на поросшем сорной травой развале камней и кирпичных осколков, о которые непременно должен был бы если не насмерть разбиться, то покалечиться.
- А меня Ангел взял и сюда посадил, - объяснил он, сам ангелоподобно улыбаясь тихой, светлой улыбкой...
Невдалеке, открыв рот, стояла соседка...
Узнав от соседки и из сбивчивых рассказов ребятни о происшедшем, Колины родители пришли в ужас. Малыш, на котором не было и царапины, твердил одно:
- Меня Ангел на ручки взял!
Бабушка в сильном волнении молилась. Мать и отец пошли посмотреть на старый дом. А бабушка, поразмыслив, сказала Коле:
- А все-таки, внучек, надо тебя наказать! Ангел тебя спас по своей доброте, а ты как бы снова шалить не вздумал, беспокоить своего Ангела - Хранителя напрасно. Он ведь, дружок, очень огорчается, когда Кто-нибудь себя ведет так, как ты сегодня...
Вскоре вернулись родители. Отец - молчаливый да призадумывавшийся. Мать - в слезах. Сына они нашли тише воды, ниже травы после краткого, но внушительного знакомства со старым дедовым ремнем.
Вечером мама усадила рядом с собой сынишку, прижала его к себе и тихо спросила:
- Значит, тебя Ангел спас?
- Он меня просто на ручки взял, - прошептал Коля и уткнулся носом в мамин бок.
Когда семья вернулась в город, Коля в первое же воскресение снова пошел в церковь. Но теперь его уже вела мама, ласково сжимая в своей теплой ладони маленькую детскую ручонку.

Cậu bé và thiên thần
Bản dịch của Vũ Thị Hạnh (14R3) – Giải Nhì
Cậu nhóc Kôlia bé nhỏ đã làm bạn với một thiên thần. Đó là vào lúc nửa đêm trăng sáng của ngày lễ Phục sinh, vị thiên thần đã tới giường của Kolia và nói rằng:
- Chúa Kitô đã sống lại!
Kôlia chưa từng nhìn thấy một vị thần nào đẹp tuyệt vời đến thế. Cả thân hình của ngài tỏa ra ánh rực rỡ hào quang, cùng với khuôn mặt rạng ngời và dường như cả bộ quần áo trắng muốt cũng tỏa sáng lung linh rực rỡ. Cậu bé vui vẻ đáp lời.
Nhưng khi Kôlia kể về cuộc gặp gỡ kì diệu ấy thì lại chẳng một ai tin cậu cả. Người lớn thì nghĩ rằng: “Ôi, nó bịa chuyện đây mà, nhưng thôi cứ kệ nó đi. Sau này đi học, nó sẽ khắc quên hết thôi”.
Thời gian dần dần trôi qua trôi qua...
Vào một buổi sáng nọ, Kôlia thức dậy với cảm giác hứng khởi như thể hôm đó là sinh nhật của mình. Nghĩ một chút rồi cậu bé chợt nhớ ra: “À, hôm nay bà ngoại mình sẽ tới chơi! Chắc hẳn là như vậy rồi!”
Kôlia rất yêu bà của mình. Bà tuy có hơi nghiêm khắc, chẳng bao giờ nuông chiều cũng như khen lấy khen để Kôlia, nhưng bà luôn thích ngồi bên cạnh đứa cháu bé nhỏ của mình. Mắt của bà giờ đây đã hơi mờ, tóc cũng đã điểm bạc. Cậu bé luôn thích thú và nóng lòng chờ đợi những câu chuyện kì diệu của bà . Khi đó bà lại mỉm cười và kể cho cậu bé nghe những câu chuyện cổ tích – những câu chuyện mà Kôlia chưa bao giờ được nghe tới hay đọc trong bất kì cuốn sách nào. Mỗi câu chuyện của bà thường kéo dài đến vài buổi chiều. Khi đó, bên ngoài ô cửa sổ, bóng tối đã dần buông, nhưng ở trong phòng, dường như ánh mặt trời vẫn còn tỏa sáng, có lẽ do sức hấp dẫn từ những câu chuyện của bà.
Lời kể của bà thật mạch lạc như thể chính bà là người đã sáng tác ra chúng, nhưng Kôlia lại không nghĩ vậy. Sau những câu chuyện cổ tích, bà kể về những câu chuyện có thật: bà kể về chiến tranh, về những chiến công của ông ngoại cậu bé. Ông ngoại Kôlia đã mất từ lâu, và mẹ của cậu bé luôn muốn đón mẹ về sống với mình. Nhưng làm sao bà ngoại cậu bé lại có thể rời bỏ ngôi làng quê hương, ngôi nhà đầy ắp tình yêu thương, cái sân nhà với bờ rào xiêu vẹo, cái vườn với những cây táo và cây anh đào – mà mỗi khi tháng năm tới lại tỏa ngát hương thơm...
Nhưng những tháng gần đây, bà hay bị mệt trong người, có lẽ bởi vì bà cảm thấy cô đơn. Thế nên, bà sẽ chuyển tới nhà Kôlia. Bố mẹ cậu bé cũng đã chuẩn bị phòng chờ bà tới.
Khi bà bước vào phòng, sau khi nhìn quanh một lượt, việc đầu tiên bà làm đó là mở chiếc vali to màu đen của mình. Kôlia nhìn chiếc vali một cách thích thú. Sau đó, bà tìm và rải ra từ trong đó những bức hình tượng thánh. Những bức hình đó to có, nhỏ có, làm bằng giấy hoặc làm bằng gỗ,... Chúng nằm thành dãy ở trên bàn và những hình ảnh trên đó dường như cũng đang tỏa sáng lên vậy. Cậu bé chớp hàng lông mi, nhìn chúng một cách say mê.
- Bà ơi, đây là ai vậy? – Những ngón tay bé nhỏ chỉ vào bức ảnh Đấng cứu thế được mạ vàng. Bà ngoại cậu mỉm cười và nói:
- Đây là vị Chúa của chúng ta mà. Ôi trời, con không hề biết sao?
Rồi bà vừa xoa chỏm tóc của đứa cháu bé bỏng vừa giải thích:
- Còn đây là vị thần hộ mệnh của con – Nhicalai Ugotnhich, Trydotvopez. Và đây là Đức Mẹ đồng trinh – mẹ của Đức Chúa Trời.
Kôlia bỗng nhiên cười rạng rỡ:
- Bà ơi, con biết Ngài ấy!
Trên bức ảnh được đóng khung ấy là một vị thần da trắng. Nét mặt của ngài tuy nghiêm nghị nhưng đẹp tuyệt vời, và dường như, với đôi mắt sâu thẳm nặng trĩu ấy, Ngài có thể nhìn thấu mọi điều. Trong bàn tay phải của ngài còn có cầm một cây thánh giá.
- Con biết, bà ơi, con biết Ngài ấy! – Kôlia nghẹn lời vì thích thú – Ngài ấy đã tới giường của con! Ngài ấy trông thật đẹp và phúc hậu làm sao. Bà vừa xoa đầu cậu bé vừa im lặng lắng nghe.
- Vậy Ngài ấy lại không đến thăm con nữa sao? Thế khi nào con mơ thấy Ngài ấy, hãy bảo Ngài ấy ấy đến thăm mình một lần nữa, được chứ?
Mẹ của Kôlia đứng cạnh đó bên cánh cửa, lặng lẽ mỉm cười nhưng cảm thấy day dứt, áy náy
- Lena, con sẽ dẫn Kôlia đến nhà thờ chứ? Bà hỏi mẹ cậu bé. – Hả con?
Mẹ Kôlia siết chặt những ngón tay.
Kể từ đó, Kôlia có một cuộc sống mới. Cứ vào mỗi ngày chủ nhật, cậu bé lại nắm chặt tay bà, đi dọc theo con phố, vượt qua cả một quãng đường dài để đến nhà thờ mà không một chút nào mệt mỏi. Ở nhà thờ, những chiếc đèn, những vệt sáng và những bức hình tỏa sắc vàng lung linh, còn có những bài hát về thiên đường và những câu chuyện mẫu mực,... Ở đó không chỉ có một vị thần, mọi người thì luôn ca ngợi Chúa và phục vụ Ngài, nhưng chẳng một ai trong số họ biết hay nghe về điều đó cả. Nhưng Kôlia thì biết, bởi bà ngoại đã kể với nó, và chính cậu bé cũng cảm thấy như vậy! Nhưng cậu bé không bắt chước các hành vi của các vị thần, mà sẽ đứng lên một chút một cách cẩn thận, nhẹ nhàng, tập trung rửa tội hoặc cúi lạy và ngân vang đoạn điệp khúc :” Xin các Ngài hãy ân xá” và “Amen”. Tuy vậy, cậu bé cũng rất hay đi lung tung: trong suốt năm năm giúp các giáo dân dập tắt những ngọn nến còn đang cháy dở, hay đi làm quen với những người bạn khác, và sau đó thì cho chúng một ít kẹo. Bà ngoại cậu bé thường xuyên nghe thấy những câu như: “Chúng ta đi tới bức tượng thánh đi!”, “Con muốn uống nước!”, hay khi cậu bé thấy mệt vì chờ đợi lễ rước thánh thể: “ Bà ơi, Thánh Chúa sắp xuất hiện chưa ạ?”
Thật khó để ngồi cạnh với cậu bé hiếu động này. Khi đó, bà ngoại thì cậu nguyện rằng mẹ của Kôlia- người con gái duy nhất của bà, sẽ tin vào Chúa và sẽ đưa cậu bé tới nhà thờ. Mẹ của Kôlia cũng đã không còn trẻ, và rồi sẽ chẳng thể nào bắt cậu bé vâng lời mãi được. Thế rồi, mùa hè cũng đã tới, trên thành phố, nó đem đến những bụi bặm thật khó chịu, nhưng ở làng quê thì vô cùng dễ chịu và tươi mát làm sao. Và gia đình Kôlia quyết định về thăm quê ngoại – một lần nữa, trong ngôi nhà tồn tại đã gần một thế kỉ, trong khu vườn cũ kĩ và trên cái sân nhà với bờ rào xiêu vẹo, những giọng nói lại vang lên....
Kôlia thì chạy nhảy khắp nơi với đám bạn của mình. Khi chúng nghĩ ra những trò càng mạo hiểm, thì càng khó để theo dõi được chúng. Đến nỗi bố mẹ của Kôlia chưa khi nào biết được được bé đang làm gì, mà chỉ biết rằng: nó đang chơi trò bí ẩn nào đó bên ngoài cửa sổ mà thôi.
Lần đó, Kôlia và đám bạn đến chơi ở một ngôi nhà cũ. Vì lí do nào đó mà ngôi nhà bị bỏ hoang, nó chẳng còn cửa sổ cũng như cửa ra vào, bị tàn phá đến mức bị lõm xuống - khiến cậu bé liên tưởng đến cây nấm bị chín nhũn ra. Có lẽ chỉ cần cơn gió nào đó thổi mạnh một chút thôi, ngôi nhà cũng sẽ bị cuốn đi mất. Trong nhà tuy bụi bẩn bám đầy nhưng bọn trẻ lại rất thích thú, và ở đó cũng có một chiếc cầu thang gỗ dẫn lên tầng gác mái. Đám nhóc nhanh chóng trèo lên và Kôlia, khi đó bị lôi kéo đi, cũng liền xông tới. Trên tầng gác mái thật tối tăm, có cái gì đó ghê rợn, ma quái nhưng cũng thật thú vị,... Ở đó chỉ có duy nhất một ô cửa sổ tròn nhưng cũng chẳng còn kính, và khi những ánh mặt trời xuyên vào nơi đầy bụi bặm này thì sự hoang tàn, hư nát hiện lên thật rõ nét. Kôlia bị cuốn hút bởi sự dừng lại của những tia sáng. Cậu bé liền chạy tới ô cửa sổ con và nhoài người ra một nửa. Ngay lập tức, nó đã nhận ra có điều gì đó thật thú vị và từ đấy có thể trèo lên mái nhà. Ở đó thật đẹp , và không chút mảy may do dự, Kôlia đã trèo lên đó.
- Này các cậu, tớ bắt đầu trèo lên mái nhà rồi đây này! Kôlia kêu lên với đám bạn. Lũ nhóc liền chạy tới và đứng đông bên cạnh cửa sổ. Khi Kôlia trèo lên đến trên mái nhà, nó cảm thấy thật vui vẻ. Khi quay trở lại ô cửa sổ vì muốn nói điều gì đó với đám bạn, đột nhiên cậu bé bị trượt chân...
Đám trẻ hét toáng lên. Cậu nhóc nào đó đã chạy ra cửa đầu tiên, và rồi tất cả chạy theo. Với những giọng khác nhau, chúng gào lên “ Kôlia ngã rồi!” Khi chúng vừa ùa ra đường, thì nhìn thấy Kôlia đang ngồi vui vẻ ở bên cạnh bức tường, ngay dưới ô cửa sổ đen đủi ban nãy. Xung quanh cậu, trên đám cỏ hoang là đống đá và những mảnh gạch bị đổ vỡ và nếu như không bị chúng làm đến chết, thì nhất định cũng phải bị què.
- Một vị thần đã bế tớ và đặt tớ ngồi ở đây đấy! Kôlia nới với lũ trẻ, Ngài ấy đã mỉm cười với nụ cười rạng rỡ.
Một bác hàng xóm đứng gần đó, đã kể lại chuyện này.....
Từ bác hàng xóm và những lời kể lộn xộn của lũ trẻ, bố mẹ của Kôlia vô cùng hoảng sợ. Nhưng cậu bé thì không hề có một vết xây xát nào, và luôn lặp lại một điều:
- Vị thần đã bế con ở trên tay!
Bà ngoại cậu bé cầu nguyện trong niềm xúc động. Còn bố mẹ cậu bé thì đi xem ngôi nhà cũ – nơi đã xảy ra việc kinh hoàng vừa rồi. Rồi sau khi đã nghĩ rất lâu, bà ngoại nói với Kôlia:
- Dù thế nào thì con vẫn cần phải bị phạt! Vị thần đã cứu con bởi lòng tốt của Ngài, thế nhưng con lại đùa bỡn và làm phiền vị thần hộ mệnh của chính mình. Ngài ấy cũng như một người bạn, và chắc chắn sẽ rất buồn lòng khi có ai đó hành xử giống như con ngày hôm nay.
Một lúc sau thì bố mẹ Kôlia trở về. Bố im lặng đến trầm tư , còn gương mặt mẹ thì đẫm lệ. Cậu con trai bé nhỏ mà họ đã tìm thấy thì im lặng đứng đằng sau một người quen với dáng vẻ thấp bé nhưng oai nghiêm, và trên người thì có chiếc thắt lưng da đã cũ của ông ngoại.
Buổi chiều ngày hôm đó, mẹ của Kôlia ngồi bên cạnh cậu con trai bé nhỏ của mình, ôm chặt lấy cậu bé và khẽ hỏi:
- Vậy là, vị thần, Ngài ấy đã cứu con sao?
- Vâng, Ngài ấy chỉ đơn giản là bế con trên tay mẹ ạ!- Kôlia nói thầm và dúi mũi vào lòng mẹ.
Khi gia đình Kôlia trở về thành phố, trong buổi chủ nhật đầu tiên cậu bé đã tới nhà thờ. Nhưng lần là mẹ cậu dẫn đi, và những ngón tay bé nhỏ của cậu được nép chặt trong lòng bàn tay ấm áp của mẹ.

Весна

Алексей Плещеев


Уж тает снег, бегут ручьи,
В окно повеяло весною...
Засвищут скоро соловьи,
И лес оденется листвою!
Чиста небесная лазурь,
Теплей и ярче солнце стало,
Пора метелей злых и бурь
Опять надолго миновала.
И сердце сильно так в груди
Стучит, как будто ждет чего-то,
Как будто счастье впереди
И унесла зима заботы!
Все лица весело глядят.
«Весна!» - читаешь в каждом взоре;
И тот, как празднику, ей рад,
Чья жизнь - лишь тяжкий труд и горе.
Но резвых деток звонкий смех
И беззаботных птичек пенье
Мне говорят - кто больше всех
Природы любит обновление!

Mùa xuân
Bản dịch của Dương Thị Thanh Huyền (15R2)
– Giải Nhất

Tuyết tan thành dòng chảy thật trong
Hơi xuân khung cửa thoảng quanh phòng
Hoạ mi sẽ sớm lanh lảnh hót
Lộc biếc cây rừng cởi áo đông.
Thanh khiết, tinh thuần, mây sáng trong
Trời xanh ngăn ngắt, nắng thêm hồng
Mưa, gió, bão bùng, giông tố, tuyết…
Đã lâu quá rồi! Tạm biệt Đông!
Tim đập rộn ràng như ngóng trông
Chờ đón điều chi, trái tim hồng!
Hạnh phúc chờ ta vươn tay với
Đau khổ, buồn lo… gửi gió Đông.
Ai ai cũng háo hức chờ mong
Vui tươi như mở hội trong lòng
Đâu đâu cũng thấy “Mừng xuân mới”
Đau khổ trong đời… nhẹ tựa bông.
Lũ trẻ cười đùa hồn nhiên không!
Chim non líu lo chẳng bận lòng
Thiên nhiên chuyển mình cho ta biết
Ai - kẻ si tình yêu núi sông

Xuân
Bản dịch của Lê Thị Thu Hiền (12R1)

Giải Nhì​
Ôi tuyết tan, rồi những dòng suối chảy,
Vang hơi thở qua khung cửa, mùa xuân.
Chú họa mi vui rộn rã quay quần,
Bên rừng già ướm mình trong áo mới.
Bầu trời xanh trong cao xa vời vợi,
Mang mặt trời hiền ấm rực rỡ hơn.
Thời bão bùng đan dông tố từng cơn,
Lại ngủ yên dòng thời gian một quãng.
Trong lồng ngực nhịp trái tim đập loạn,
Mạnh mẽ như chờ đợi một điều chi,
Như phía trước hạnh phúc đang thầm thì,
Rằng đông cõng nỗi lo đi vội vã.
Mọi khuôn vui ngắm nhìn khôn tả,
Đôi mắt bừng, ánh rực rỡ chữ “Xuân”.
Ôi mảnh đời ôm cái mác gian truân,
Chính là đây, một ngày vui thắm mãi.
Nhưng rót thêm tiếng vang cười trẻ dại,
Đổ đong đầy giọng hót chú chim non.
Nói vào ta, nói vào mảnh tâm hồn,
- Ai hơn ai, kẻ yêu sự lột xác

Mùa xuân
Bản dịch của Lê Quang Huy (13R2)

Giải Nhì​
Tuyết tan suối cũng bắt đầu trôi
Mùa xuân qua khe cửa đến rồi
Véo von họa mi trong nắng sớm
Rừng cây thấy vậy cũng đâm chồi.
Bầu trời phớt nắng xanh thăm thẳm
Ấp áp chói chang ánh mặt trời
Bão tuyết đã qua ôi dữ lắm
Một lần thêm nữa bước đi rồi.
Rộn ràng tim đập trong lồng ngực
Mòn mỏi đợi gì đó chơi vơi
Đang chờ phía trước kìa hạnh phúc
Sau lung đông lạnh đã xa xôi.
Niềm vui phơi phới từng khuôn mặt
Trong lòng đều thầm gọi “Mùa xuân”
Xuân như ngày hội, đầy vui sướng
Nào có đời nao độc nhọc đau.
Lũ trẻ vô tư cười vang mãi
Ríu rít chim ca chẳng bận lòng
Trong tâm tự hỏi gì hơn cả
Vạn vật thiên nhiên thích đổi dời

Trước khi sao chép, bạn phải xin phép dịch giả !
Mong bạn hãy tôn trọng để được sự tôn trọng !
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
DẤU PHẨY

Tác giả : Pavel Selukov (Tôi đã là Anna như thế nào, AST, 2023)
Dịch giả : Phan Xuân Loan (Tuổi Trẻ Cuối Tuần)


Có những sự thay thế kỳ lạ trong cuộc sống. Hắn hiểu điều đó, nhưng không thể làm gì.

Thực ra thì có buồn và hơi đáng sợ. Thí dụ, hai con mèo Teddy và Anfisa thay thế những đứa con đã chết của hắn Vladika và bé gái. Vladik sống được hai tháng thì qua đời. Đứa con gái nhìn chung còn chưa được sinh ra - thai chết lưu.

Dù việc đó là con gái là do hắn tự nghĩ ra, nhưng suy nghĩ đó sáng rỡ đến mức hắn thấy cuộc sống cùng con trong từng chi tiết. Nếu kể lại sự thay thế này cho người ngoài, rồi sau đó cho họ xem hắn nựng nịu, ngọng nghịu với lũ mèo ra sao, hẳn người ấy phải nổi da gà. Không thể lành lặn khỏi bất kỳ một bi kịch nào, không thể sống qua bất kỳ nỗi đau nào mà còn được như xưa.

Chính xác là hắn không biết cách. Nhưng vợ hắn thì biết. Dẫu sao họ vẫn là những con người hoang dã, bởi nếu không hoang dã, hẳn họ đã phải đến bác sĩ trị liệu, kể lể và làm đủ mọi chuyện, nhưng đây họ là người Ural, ở đây người ta mang trong mình bóng đêm cho đến khi nó hoặc biến thành mùn mà từ đó có thể mọc lên một cái gì đó đáng giá, hoặc là gặm nhấm từ bên trong, như con sán dây. Đôi khi những chuyện đó cùng lúc xảy ra.

Hắn viết sách, hiểu rằng đó là vạch đích, và với mỗi câu chuyện, với mỗi phép ẩn dụ mới, ngày hắn càng khó thoát khỏi nanh vuốt của sự thờ ơ. Nhưng trở lại với lũ mèo. Cho dù nghe có vẻ nực cười đến đâu, chúng thực sự tác động có lợi đối với hắn. Hắn nhìn chúng và nghĩ, không, chúng ta sẽ chiến đấu, giờ vẫn còn sớm, ta sẽ phơi móng một chút, liếm láp sữa một chút.

Hôm nay mặt đất dưới chân hắn đã trượt đi. Từng gìn giữ nhưng đã bỏ đi, như cô gái sau một trò đùa vui vẻ. Nhưng chẳng có cô gái nào và trò đùa nào.

Mùa hè nóng bức, căn hộ, những cuộc thu dọn vội vã. Hắn và cô vợ Olya đến nhà mát thăm cha mẹ cô ta. Hắn không thuận lắm với cha mẹ vợ và thường thì hắn viết lách gì đó trong bóng râm của hàng hiên, trong khi bố vợ đục đóng chan chát trong nhà, còn mẹ vợ lúi húi bên mấy luống rau. Họ mang theo con Anfisa và thịt nướng.

Hắn nhận ra nghịch lý khi đã vào xe. Trên gối là cái lồng mèo, còn dưới chân là xô thịt heo đã cắt thành khối. Nếu ai đó thử giết con Anfisa, hắn sẽ giết hắn ta không do dự. Nhưng cho chỗ thịt heo chết này hắn đã phải trả 760 rúp và thậm chí còn mong được ngửi mùi thịt nướng và bữa tiệc ngoài trời. Hắn đi xe và nghĩ: tại sao con heo với mình là bữa ăn, còn Anfisa lại gần như là con gái?

Sau đó hắn nhớ đến Berdyaev với ý tưởng thôi miên của ông, khi một người ban tặng cho các thực thể không phải con người những đặc điểm của chính mình. Thế là mọi thứ đâu lại vào đấy. Hắn không sống cùng con heo, vì vậy hắn không thể nhân hóa nó, nhưng đã sống với Anfisa trong hai năm và nhân hóa nó rất sâu sắc.

Nói ngắn gọn là khi họ tới nhà nghỉ, Anfisa thoát ra và chạy mất. Họ tìm nó suốt cả ngày. Hắn ra ngoài kiếm nó cả vào ban đêm. Họ tìm nó suốt ngày hôm sau. Lẽ ra tối chủ nhật họ phải về nhà, nhưng không thể. Hắn cãi nhau với Olya. Hắn không muốn đem Anfisa theo, muốn gởi nó cùng Teddy lại cho mẹ hắn, nhưng cô ta cứ nằng nặc đưa nó theo, giờ làm sao đưa nó trở về.

Hắn nói - cô chẳng bao giờ nghe tôi cả, tôi chỉ là khoảng trống đối với cô, chính là cô có lỗi trong mọi chuyện. Cô ta khóc. Qua màn lệ cô ta nói, phải, tôi có lỗi trong cái chết của bọn trẻ, anh xem, tôi giờ thế nào, không có sức khỏe, vậy cứ bỏ tôi đi hoặc chính tôi sẽ bỏ anh!

Hắn biết nên làm gì. Biết là cần phải tiến tới, ôm cô ta và hòa làm một. Nhưng không thể. Thay vào đó hắn lại bảo cô nói đúng đấy, tội nghiệp bọn trẻ con chúng ta. Rồi bỏ ra ki ốt uống bia mạnh. Khi rời nhà, hắn thấy cô ta ghé vào nhà kho. Hắn nghĩ, con ngốc, họ đã tìm cả trăm lần trong kho mà có thấy đâu, nó không có đó!

Đến ki ốt, hắn lấy ba lon Okhota, ngồi xuống một chiếc ghế dài và không hiểu sao lại nghĩ về nhà kho. Hắn tưởng tượng ra lòng nhà: những khúc gỗ bạch dương, một chiếc xe đạp cũ, xẻng, cào, dây thừng, một thanh xà trên trần nhà mà hắn đã nhiều lần va đầu vào. Những súc gỗ, dây, rầm nhà... Rầm nhà, những súc gỗ, dây...

Hắn chợt thấy Olya kéo một súc gỗ vào giữa nhà kho, tháo sợi dây khỏi cái móc, ném nó qua xà, làm cái thòng lọng, chui đầu vào...

Hắn vất lon bia và bỏ chạy. Tim nện thình thịch lúc trong cổ họng, lúc dưới gót chân, mồ hôi tràn vào mắt. Trước đây hắn chưa bao giờ chạy ở đây vì sợ chó. Bây giờ hắn sợ cái nhà kho, sợ những cái chân khẳng khiu rủ xuống như những sợi roi, tiếng kẽo kẹt khe khẽ ngay dưới trần nhà. Rẽ qua góc hàng rào xanh, hắn lao về đích.

Nếu cô ấy đã làm điều đó, hắn nghĩ, mình sẽ làm điều đó ngay bên cạnh. Mình sẽ đóng cửa và làm điều đó. Đột nhiên hắn cảm thấy thương mình không chịu nổi, và rồi, mạnh như một cơn gió lùa, hắn tự hào về quyết định khủng khiếp của mình, vì lòng can đảm vô hạn của hắn để theo cô đến tận đó.

Hắn đã không còn thấy mình là một tên khốn, không tìm kiếm sự thương xót tầm thường cho chính mình, và hắn chạy không phải trên mặt đất của làng Lasva, mà là trên vùng đất Hellas, nơi chỉ bằng cách này - trong vòng tay của một bi kịch lớn - mới nên kết liễu cuộc đời.

Chạy vào sân, hắn chết lặng, bước đến nhà kho trên đôi chân đồng và cố nén tiếng nức nở, mở toang cánh cửa. Không có ai trong nhà kho. Hắn đi ra ngoài và ngồi xuống một chiếc ghế dài. Olya ra khỏi nhà với con mèo trên tay. Cô nói Anfisa trốn dưới sàn nhà. Cô nói cô yêu hắn. Cô nói thịt nướng đã sẵn sàng, bố mẹ đã ngồi và gọi hắn vào bàn. Hắn khó chịu nhìn cô.

Y như hắn bị lừa gạt, bị đâm sau lưng, họ thương hại hắn. Cuộc sống định đặt một dấu chấm, màu đen và mát mẻ, nhưng thay vào đó lại đặt một dấu phẩy. Tất cả họ cùng nhau ăn thịt nướng, Olya và mẹ cô ta rửa bát đĩa, hắn hút thuốc với bố vợ ngoài hiên, sau đó họ nói lời tạm biệt, và như mọi khi họ luôn không thể chống lại bí ngòi và nho, nhét Anfisa đã im ắng vào lồng vận chuyển, lên xe và lái về nhà.​

Pavel Selukov sinh năm 1986 tại ngoại ô thành phố Perm (Nga). Tuổi thơ sóng gió, thời học sinh từng chuyển 5 lớp và đổi 2 trường. Tốt nghiệp trường nghề là thợ sửa ô tô, nhưng Selukov lại nhiều năm làm công việc đào mộ nghĩa trang, nhân viên bảo vệ hộp đêm, người gác cổng và thợ đúc tại một nhà máy. Sau đó anh viết như một nhà báo tự do, chủ yếu cho tạp chí trực tuyến Ngôi sao.

Selukov bắt đầu viết văn xuôi ở tuổi 30. Các tác phẩm của anh được đăng trên các tạp chí Ngọn cờ, Altai, Sho, Tháng 10. Năm 2019, cuốn Kiếm Tarkovsky: Những câu chuyện không trí tuệ của anh lọt vào vòng chung kết hai giải thưởng văn học danh giá "Sách lớn" và "Sách bán chạy nhất quốc gia".

Cuốn sách thứ ba, Tôi đã là Anna như thế nào, xuất bản năm 2021 cũng giành được sự chú ý, với truyện ngắn Người di cư từ Bednoland đoạt giải thưởng văn học Katayev.​
 
Top