Cách biểu đạt thời gian

russki

Thành viên thường
Năm cuối nên cũng hơi bận rộn xíu, hôm nay mới ngồi viết tiếp được ạ hihi Hà Nội đang mưa rất to nữa, mời cả học tiếng nga cùng với em ạ.



Năm cuối nên cũng hơi bận rộn xíu, hôm nay mới ngồi viết tiếp được ạ hihi Hà Nội đang mưa rất to nữa, mời cả học tiếng nga cùng với em ạ.



Không rõ bạn tham khảo tài liệu nào, mình thấy có vẻ như có chỗ chưa được chính xác.
Điều này rất nguy hiểm vì sai một ly, đi một dặm, nhất là khi diễn đạt về thời gian: Giờ giấc thi cử, nộp giấy tờ, thời gian thực hiện hợp đồng...

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2 khác cấu trúc C+ C2 ...... по +C1 rất nhiều

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2
С июля до сентября: Có hiệu lực đến đầu tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến đầu tháng 9 (thời gian sau до KHÔNG nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Cấu trúc: C+ C2 ...... по +C1
С июля по сентябрь: Có hiệu lực đến hết tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến hết tháng 9 (thời gian sau по CÓ nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Nhờ các bạn giỏi tiếng Nga kiểm tra lại giúp xem có đúng vậy không.
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Không rõ bạn tham khảo tài liệu nào, mình thấy có vẻ như có chỗ chưa được chính xác.
Điều này rất nguy hiểm vì sai một ly, đi một dặm, nhất là khi diễn đạt về thời gian: Giờ giấc thi cử, nộp giấy tờ, thời gian thực hiện hợp đồng...

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2 khác cấu trúc C+ C2 ...... по +C1 rất nhiều

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2
С июля до сентября: Có hiệu lực đến đầu tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến đầu tháng 9 (thời gian sau до KHÔNG nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Cấu trúc: C+ C2 ...... по +C1
С июля по сентябрь: Có hiệu lực đến hết tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến hết tháng 9 (thời gian sau по CÓ nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Nhờ các bạn giỏi tiếng Nga kiểm tra lại giúp xem có đúng vậy không.
Rất cám ơn góp ý của bạn, mình hoàn toàn đồng ý là chỗ này phải làm rõ sự khác nhau giữa hai cấu trúc như bạn đã nói: Tuy cả hai đều diễn thời gian bắt đầu-kết thúc nhưng với C+ C2...... до +C2 nó chỉ khoảng thời gian của hành động : " từ lúc này.....đến trước ..."
còn với cấu trúc còn lại thì sẽ hiểu là :"từ....cho đến khi.... "
 

alpha

Thành viên thường
Không rõ bạn tham khảo tài liệu nào, mình thấy có vẻ như có chỗ chưa được chính xác.
Điều này rất nguy hiểm vì sai một ly, đi một dặm, nhất là khi diễn đạt về thời gian: Giờ giấc thi cử, nộp giấy tờ, thời gian thực hiện hợp đồng...

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2 khác cấu trúc C+ C2 ...... по +C1 rất nhiều

Cấu trúc: C+ C2...... до +C2
С июля до сентября: Có hiệu lực đến đầu tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến đầu tháng 9 (thời gian sau до KHÔNG nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Cấu trúc: C+ C2 ...... по +C1
С июля по сентябрь: Có hiệu lực đến hết tháng 9. Có nghĩa là từ tháng 7 đến hết tháng 9 (thời gian sau по CÓ nằm trong khoảng thời gian nói tới)

Nhờ các bạn giỏi tiếng Nga kiểm tra lại giúp xem có đúng vậy không.
Cám ơn anh đã giải thích lại cặn kẽ em cũng bị mắc chỗ này
 

duahautao

Thành viên thường
Đọc comment của các anh chị, em mới nhớ ra là hình như trong tiếng Nga có 3 động từ sửa chữa là :
исправлять-исправить (1)
поправлять-поправить (2)
чинить-починить (3)
3 cái này nghĩa dùng có giống nhau không ạ, em hay hiểu là (1) thì dùng để nói như là sửa bài, văn bản, giấy tờ còn (2) và (3) thì dùng để nói kiểu sửa ô tô, xe máy hay là giầy dép gì đó, không biết như vậy có đúng không ạ ? cái (1) và (2) thì em thấy thỉnh thoảng hay có đuôi ся - nghĩa là tự sủa chữa phải không ạ.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Đọc comment của các anh chị, em mới nhớ ra là hình như trong tiếng Nga có 3 động từ sửa chữa là :
исправлять-исправить (1)
поправлять-поправить (2)
чинить-починить (3)
3 cái này nghĩa dùng có giống nhau không ạ, em hay hiểu là (1) thì dùng để nói như là sửa bài, văn bản, giấy tờ còn (2) và (3) thì dùng để nói kiểu sửa ô tô, xe máy hay là giầy dép gì đó, không biết như vậy có đúng không ạ ? cái (1) và (2) thì em thấy thỉnh thoảng hay có đuôi ся - nghĩa là tự sủa chữa phải không ạ.
Cặp исправлять-исправить thường dùng khi sửa “lỗi” (sai chính tả, sai lời giải v.v…) và “lỗi lầm”.

Cặp поправлять-поправить thường dùng với nghĩa “chỉnh cho ngay ngắn” (đầu tóc, quần áo v.v…) hoặc “đỡ lời” cho người khác – nôm na là khi lỗi rất nhỏ, bây giờ chỉnh cho hoàn hảo.

Cặp чинить-починить thường dùng với nghĩa “sửa chữa” (đồng hồ, bàn là, xe đạp, xe máy… – tóm lại là những đồ vật không to lắm). Đối với những thứ to hơn (ô-tô, cầu đường, nhà cửa v.v…) người ta thường dùng động từ “ремонтировать” hoặc “восстанавливать”.


Thêm đuôi “ся” vào thì có nghĩa là “sửa bản thân mình” (cho tiến bộ, cho tốt hơn).
 
Top