Kinh nghiệm phiên dịch

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
hi thế mà mình cứ cố giải thích cho họ nghe cái từ "bạ " với ý nghĩa là "bậy bạ " hehe .Masha có cách nào giúp mình có thể hiểu được người Nga họ nói chuyện gì với nhau không ?Họ nói nhanh quá chẳng biết là nói từ gì nữa ?Họ nói chuyện với mình thì có thể tạm hiểu được nhưng khi nghe họ nói chuyện với nhau thì chịu luôn không biết là họ nói cái gì ?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
hi thế mà mình cứ cố giải thích cho họ nghe cái từ "bạ " với ý nghĩa là "bậy bạ " hehe .Masha có cách nào giúp mình có thể hiểu được người Nga họ nói chuyện gì với nhau không ?Họ nói nhanh quá chẳng biết là nói từ gì nữa ?Họ nói chuyện với mình thì có thể tạm hiểu được nhưng khi nghe họ nói chuyện với nhau thì chịu luôn không biết là họ nói cái gì ?

Những ý tưởng của anh Hứa nghe phảng phất tư duy của công dân Làng Mưa. Nhưng masha sẽ cố gắng giúp. Có một cách thế này: masha có cô bạn Nga tên là Lêna đang ở Vũng Tàu, cô ấy định sống lâu dài ở Việt Nam bằng nghề huấn luyện lướt ván. Nếu anh muốn giỏi tiếng Nga thì vào Vũng Tàu thuê nhà ở gần nhà cô ấy, suốt ngày tháp tùng cô ấy, tóm lại là giúp việc không lương cho cô ấy trong 1-2-3 năm tuỳ anh, tiếng Nga của anh chắc chắn sẽ rất “ngon”.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Làng Mưa chẳng có ai tài giỏi cả !! Cách này có vẻ không ổn cho lắm .Nghĩ cách khác vậy kiểu gì chẳng có cách chứ ?Đến cuối đời cũng phải tìm ra cách ít ra cũng tìm ra một vài bí quyết nhỏ để truyền lại cho con cháu !
Nếu mà đi theo tháp tùng Masha thì có lẽ chỉ cần 6 tháng là đủ rồi !!! hi
 

zaihanoi

Thành viên thường

Giải thích cấu trúc "из меня"​

Chào các bạn!
Mình đọc được câu này trên mạng: Не нужно из меня делать дуру, надо будет-я сама ею прикинусь!
và mình có 2 thắc mắc sau, mong các bạn giải thích giúp mình.
1. Câu này dịch ra tiếng việt như thế nào ?
2. Tại sao lại dùng из меня mà không dùng от меня ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn. :)
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Chào các bạn!
Mình đọc được câu này trên mạng: Не нужно из меня делать дуру, надо будет-я сама ею прикинусь!
và mình có 2 thắc mắc sau, mong các bạn giải thích giúp mình.
1. Câu này dịch ra tiếng việt như thế nào ?
2. Tại sao lại dùng из меня mà không dùng от меня ?
Rất mong nhận được sự giúp đỡ của các bạn. :)

:)

1. Не нужно из меня делать дуру, надо будет - я сама ею прикинусь! = Đừng biến em thành con ngốc, khi cần em tự làm ra vẻ ngốc được!

2. Trong trường hợp này chỉ có thể dùng из меня. Phương án от меня hoàn toàn không thích hợp.

Để hiểu tại sao lại dùng из меня, ta xét 3 ví dụ:

- Этот стол сделан из дерева = Сái bàn này được làm bằng gỗ.

- Рабочие, обтёсывая огромную каменную глыбу, делают из неё большой памятник = Đám thợ đang đục đẽo tảng đá rất to để biến nó thành một bức tượng.

- За 7 лет детдом с первоклассными педагогами сделал его вежливым юношей из дикого мальчугана = Trong vòng 7 năm trại trẻ mồ côi với những nhà sư phạm tuyệt vời đã biến nó từ một thằng bé hoang dã thành một chàng trai lịch sự.

Như có thể thấy từ 3 ví dụ trên, người ta dùng из (từ, bằng) vì chất liệu không thay đổi (vẫn là gỗ, đá, vẫn con người ấy), nhưng sau một quá trình tác động từ bên ngoài (đục đẽo, giáo dục) thì đối tượng ban đầu (súc gỗ, tảng đá, thằng bé hoang dã) đã biến thành đối tượng khác hoàn toàn (cái bàn, bức tượng) hoặc đã phát triển và có tính chất khác hoàn toàn (chàng trai lịch sự).

Trong ví dụ của @zaihanoi thì masha đoán là cô gái ấy được anh chồng chăm bẵm nâng niu từng li từng tí (coi vợ như một đứa bé con không thể tự mình làm gì nếu không có sự giúp đỡ của mình) nên đã khó chịu mà nói với chồng như thế với ý “nếu anh muốn mọi người nghĩ về em như thế thì khi cần [trước mặt người khác] em sẽ tỏ ra như thế cho anh hài lòng”. Vẫn là cô gái ấy (chất liệu ấy, con người ấy), chỉ có tính chất là đổi khác (ngốc) nên phải dùng из.

PS. Chà, lần đầu tiên dám “ti toe” giải thích ngữ pháp thì thấy quả là…không dễ tí nào! (thật lòng mà nói thì tự cảm thấy là chưa được, vòng vo mãi nhưng vẫn chưa giải thích được rõ ràng cho người khác hiểu). Bạn @Hồng Nhung chắc chắn giải thích ngắn gọn và chuẩn hơn nhiều.
 

zaihanoi

Thành viên thường
Cảm ơn bạn @masha90 rất nhiều! Qua sự giải thích của bạn mình hiểu như sau: Việc dùng из меня nguyên do là người viết đang muốn nói đến sự thay đổi bản chất của người con gái đó, nên phải dùng из như vậy. Không biết có đúng không?
Bạn cho mình hỏi thêm câu này nữa:
Mình thấy có 2 từ sau: отзвониться, дозвониться . Thật ra, mình chỉ biết bình thường người ta hay dùng mấy từ звонить, позвонить, перезвонить với nghĩa là: gọi và gọi lại. Còn mấy động từ звонить kèm thêm tiếp đầu tố và -ся ở phần sau mình không tìm được nhiều trên mạng, bạn có thể giới thiệu thêm cho mình biết 1 số từ tương tự như trên và nghĩa của từng từ được chứ? Vì mình thấy nó khá hay và người Nga cũng thường dùng trong cuộc sống nhưng mình biết ít quá. Và động từ отпрашиваться cũng vậy, mình chỉ hay nghe về từ спрашивать.
Mong bạn @masha90 và mọi người giải thích giúp mình!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cảm ơn bạn @masha90 rất nhiều! Qua sự giải thích của bạn mình hiểu như sau: Việc dùng из меня nguyên do là người viết đang muốn nói đến sự thay đổi bản chất của người con gái đó, nên phải dùng из như vậy. Không biết có đúng không?
Bạn cho mình hỏi thêm câu này nữa:
Mình thấy có 2 từ sau: отзвониться, дозвониться . Thật ra, mình chỉ biết bình thường người ta hay dùng mấy từ звонить, позвонить, перезвонить với nghĩa là: gọi và gọi lại. Còn mấy động từ звонить kèm thêm tiếp đầu tố và -ся ở phần sau mình không tìm được nhiều trên mạng, bạn có thể giới thiệu thêm cho mình biết 1 số từ tương tự như trên và nghĩa của từng từ được chứ? Vì mình thấy nó khá hay và người Nga cũng thường dùng trong cuộc sống nhưng mình biết ít quá. Và động từ отпрашиваться cũng vậy, mình chỉ hay nghe về từ спрашивать.
Mong bạn @masha90 và mọi người giải thích giúp mình!

Hình như anh hiểu thế là đúng đấy ạ. Ý cô gái đó là “Nếu anh muốn biến tôi thành con ngốc thì không cần phải làm thế, lúc nào anh cần tôi là con ngốc thì tôi sẽ làm ra vẻ thật ngốc cho anh hài lòng”.

Từ отзвониться thì quả thật masha chưa dùng bao giờ nên ko dám bình luận. дозвониться thì dễ, nó có nghĩa là gọi được (gọi thành công). Ví dụ: Я тебе звонил, звонил, и никак не мог дозвониться! = Tao gọi cho mày suốt mà không làm sao nói chuyện với mày được (vì người kia tắt máy, vì máy bận liên tục, vì người kia ko nghe máy).

отпрашиваться có nghĩa là xin phép được rời đi (rời khỏi), nôm na là xin phép đi đâu đó
(trong một khoảng thời gian nào đó).

 
Chỉnh sửa cuối:

zaihanoi

Thành viên thường
Mọi người giải thích giúp mình thêm câu này.
Không biết mình nghe có chuẩn không nhưng khi bạn Nga muốn hỏi mình là: Sáng nay, mày đã đến gặp thầy chưa? thường hay nói là: "Сегодня утром ты подходил к нему ?" Vậy thắc mắc của mình ở đây là tại sao không dùng приходил thay cho подходил ? Rồi thêm tình huống này nữa, khi mà thầy giáo đang điểm danh, giáo viên hỏi: алексеев здесь ? đúng lúc cậu sv đó bước vào lớp. Và mọi người nói: вот он подошел! Câu hỏi của mình cũng tương tự trên, sao không dùng пришел thay cho подошел ?
Cảm ơn mọi người rất nhiều! :)

TB : Cho cháu hỏi thêm chút nữa là: nếu trong câu mà ví dụ của chú đã nêu ở trên có thể thay отзвонился bằng từ позвонил được không ạ?, tức là: За час позвонил он и сказал, что не может прийти.
 
Last edited by a moderator:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Mọi người giải thích giúp mình thêm câu này.
Không biết mình nghe có chuẩn không nhưng khi bạn Nga muốn hỏi mình là: Sáng nay, mày đã đến gặp thầy chưa? thường hay nói là: "Сегодня утром ты подходил к нему ?" Vậy thắc mắc của mình ở đây là tại sao không dùng приходил thay cho подходил ? Rồi thêm tình huống này nữa, khi mà thầy giáo đang điểm danh, giáo viên hỏi: алексеев здесь ? đúng lúc cậu sv đó bước vào lớp. Và mọi người nói: вот он подошел! Câu hỏi của mình cũng tương tự trên, sao không dùng пришел thay cho подошел ?
Cảm ơn mọi người rất nhiều! :)
Về cái này thì theo em là dùng при khi muốn nhấn mạnh đến địa điểm, còn Под(о) thì để nhấn mạnh đến gặp ai. Trong hai trường hợp a đưa e thấy đều có ý muốn đến gặp thầy (để điểm danh), chư không phải đến nhà thầy chơim
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
1) Khác nhau như “ăn cơm” với “xơi cơm” ấy.

2) Dùng подходить là ý nói “lại gần”, tức là gặp thầy ở bất cứ địa điểm nào trong trường (ngoài hành lang, trong giảng đường, ngoài sân trường), còn dùng приходить khi đến gặp thầy tại phòng làm việc (hoặc đến nhà) của thầy.


Trong ví dụ đã nêu thì dùng подошел là chuẩn (“Nó đang bước vào (đến gần thầy) kìa!”), còn пришел là dùng cho người nào đã đến từ trước và đang ngồi trong giảng đường. Сhẳng hạn sau Алексеев đến Борисов thì thầy sẽ hỏi: “А Борисов пришел?” chứ không hỏi: “А Борисов подошел?”.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top