Đường Vào Đồng Thoại

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Ở trong cao trào cách mạng dân tộc Âu châu đầu thế kỉ XIX, giới ngữ văn học đã xướng xuất sưu tầm lại những truyền thuyết dân gian phi chính thống để kiến thiết bản sắc mỗi quốc gia hoặc sắc tộc. Lớp huyền thoại này chẳng qua là mảnh vụn của phong hóa tiền Cơ Đốc nhưng không được Nhà Thờ coi trọng. Qua năng lực văn bút của các cá nhân từ vô danh tới hữu danh, những huyền thoại ấy trở nên sinh động khác thường và đã đi vào giấc ngủ con trẻ hằng tối. Tất nhiên tác dụng không ngoài mục đích kiến tạo thế hệ mới có đủ vốn văn hóa quê hương để tiếp tục dựng xây đất nước. Cũng vì lẽ đó, các nhân vật - địa danh - sự kiện Đồng Thoại đều ít nhiều phản ánh nét nào đấy trong tâm sinh lí người. Về bản thể, truyện nào cũng chỉ thể hiện cuộc đấu tranh trường thiên giữa văn minh và u minh, hoặc ấu trĩ với trưởng thành mà thôi.​


Mục phiêu của chúng tôi không gì khác là giúp bạn hiểu thấu tâm hồn Nga thông qua các câu truyện cổ, cho nên :​

Chủ đề này có nhiều điểm nhạy cảm,
mong bạn cân nhắc kĩ trước khi đọc !
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
VƯƠNG QUỐC THỨ BA LẦN CHÍN

Kho tàng dân thoại Belarus-Nga-Ukraïna có một phần không nhỏ mở đầu bằng câu "Ở xứ sở nọ hay là miền đất kia..." (В некотором царстве, в некотором государстве...), tương ứng với mạng đề "Ngày xửa ngày xưa..." ở Việt Nam. Nó phiếm chỉ một nơi gọi là Vương quốc thứ ba lần chín hoặc đôi khi Vương quốc thứ ba lần mười (Тридевятое царство, Тридесятое царство, Тридевятое государство, Тридесятое государство ; Thrice-ninth Tsardom, Thrice-tenth Tsardom). Các dịch phẩm Việt ngữ ngày trước vẫn suy diễn cho dễ hiểu là Xứ Xa Xôi, Xứ Ngàn Xa hoặc Vương Quốc Xa Thật Là Xa (Faraway Tsardom).

Miền đất ấy có vẻ nằm ở hướng mặt trời lặn, chỗ sâm lâm điệp trùng với những sinh vật huyền bí và phép nhiệm mầu. Hễ ai có cơ may đi vào được thì sẽ ăn Táo Thanh Xuân để khỏe mãi hay thậm chí uống nước Suối Vĩnh Hằng để sống lâu trăm tuổi. Hoàng tử Ivan trên đường giải cứu công chúa Vasilisa đã phải đi qua một cánh đồng đầy xương người, ở đấy có đá tảng khắc bài minh thế này : "Hỡi lữ khách, hễ đi thẳng thì gặp đói rét, nếu rẽ phải thì sống khỏe nhưng mất ngựa, nhược bằng sang trái thì mất mạng nhưng ngựa nguyên lành". Lại có đận, chàng đi vào rừng sình thấy ngay túp lều chân gà, thế là chàng phải nịnh mãi thì Baba Yaga mới biếu con ngựa có cánh cho chàng dễ vượt non cao thác ghềnh.

Theo nhà dân gian học Vladimir Propp, đây là một lối minh diễn của các dân Slav về thế giới bên kia (другой мир, other world). Hay, cái thế giới thần tiên ấy vừa đối lập với hoàn cảnh hiện tại, vừa như là phong tục cựu giáo khác biệt với cuộc sống thời Chính Thống Cơ Đốc. Tỉ dụ : Trong thơ Pushkin, ông lão bảo bà lão rằng "con cá vàng thốt ra tiếng nói như người Cơ Đốc". Để hiểu kĩ hơn về thuộc tính này, mời các bạn tham khảo : Википедия.
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
ĐẢO BUYAN

Hình tượng Buyan (Буян) nguyên phát xuất ở văn hóa Đột Quyết. Đấy là một đảo nhỏ chơ vơ giữa trùng dương, khuất sau sương mù và chỉ hiện ra lúc bình minh. Nó thuộc chủ quyền của nàng Zorya tóc vàng - em các thần thái dương, nguyệt cầu, tinh tú. Vì nàng là em út nên được chư thần ban cho nhiều ơn huệ, khiến đảo trở thành kho báu giữa thế gian. Ở trong sử thi Pushkin, nhân vật Zorya lại được sửa thành Công Chúa Thiên Nga - lệnh ái Hải Vương và là em tráng sĩ Chernomor nghìn tuổi.

Giữa đảo chỉ có một cây sồi thiêng, trên cành treo một chiếc rương với đặc điểm quen thuộc : Trong rương có con thỏ, bụng thỏ có vịt, trong vịt có trứng, trong trứng lại có cây kim. Chiếc kim này mà bắn ra thì đến Koshchey Bất Tử cũng tiêu tan. Ngay dưới gốc sồi cũng có một đô thị, gọi là thành Ledenets (Леденец, [sặc sỡ lấp lánh như] "kẹo mật"). Thị dân sống rất sung túc nhờ con sóc nhằn hồ đào ra đá quý, họ còn biết dệt những tấm thảm đẹp khôn cùng.

Tựu trung thì, Buyan có lẽ chịu ảnh hưởng chủ đề Kolkhis ở trong thần tích Hi Lạp.

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
ÔNG MIÊU KAZAN


Ông miêu Kazan, trí tuệ Astrakhan, đánh rắm thơm lừng !​

Năm 2008, tác giả Kiều Thạch (Kiều Thu Hoạch) công bố bài xã luận Tranh Đám Cưới Chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử văn hóa (Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số xuân Mậu Tí, 2008). Trong đó, ông dẫn ít nhất hai bức họa mộc bản Lão thử thú thân (老鼠娶親) ở thôn Than Đầu huyện Thiệu Dương (tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) mà văn hào Lỗ Tấn từng có bài tham nghị từ đầu thế kỷ XX. Tác giả Kiều Thạch cho rằng, hai bức Đám cưới chuột ở các phường nghề Đông Hồ và Hàng Trống cùng sử thi Nôm Đám cưới chuột ở thôn Liễu Đôi (xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam) chỉ là sao bản dòng đồ họa phổ biến và tương đối lâu đời tại Hoa Nam (nguyên văn : Phía Nam sông Dương Tử). Ở đoạn kết, ông tiếp tục lý giải, các điển tích và dòng hội họa Lão thử thú thân Trung Hoa cũng chỉ là sự bắt chước "ngụ ngôn Ấn Độ cổ đại" (?), mà nội dung chính là nhà chuột gả con cho mèo rồi cả đàn bị mèo xơi thịt. Tuy nhiên, ông không nói rõ, quan điểm này dựa theo căn cớ nào.

Trong khoảng một thập niên từ khi bài báo xuất hiện, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam phát sinh cuộc tranh cãi kịch liệt về tường tích tranh Đám cưới chuột. Một phía cho rằng, đó chỉ là biểu hiện sự hàm hóa trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam từ trung đại tới nay - mà điểm trọng yếu là học hỏi các phong tục tập quán Trung Hoa ; phía khác lại nêu rằng, người Trung Hoa đã "sao chép, bắt chước, ăn cắp" một trong những "thói tục" cổ truyền Việt Nam, và rằng, Đám cưới chuột đích thực là "công sáng tạo" của người Việt. Một số lại bới điểm khác biệt giữa dòng tranh Việt Nam và Trung Hoa như số lượng chuột, lối tạo hình, đoạn kết câu truyện... nhằm đề cao "tinh thần dân tộc, trí tuệ bác học, tính minh triết" của tiền nhân Việt Nam.

Ở phạm vi Trung Hoa đại lục, khu vực Hoa Nam và Hoa Bắc có các phường nghề chuyên chế tranh Tết Nguyên Đán và trung thu đề tài Lão thử thú thân như Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân, Đào Hoa Ô ở Giang Tô, Duy huyện ở Sơn Đông. Ngoài ra còn các vùng Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Bắc, An Huy, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông... tựu trung tương đối phát đạt. Ban sơ đấy chỉ là tập quán cúng chuột đêm ba mươi, những mong loài này đỡ gây hại để sang tân niên được an lành, bớt hạn vận. Về sau, dân gian lại bổ sung truyền thuyết Lão thử giá nữ (老鼠嫁女) để giảng nghĩa phong tục. Tập quán này dần theo người Khách Gia ra Đài Loan và xuống Đông Nam Á chỉ kể từ thế kỷ XIX mà thôi.

Tuy nhiên, điển tích Lão thử giá nữ ở Hoa Nam Hoa Bắc cũng chỉ phát xuất từ truyền thống Hạ lão thử giá nữ (贺老鼠嫁女) của người huyện Bình Dao tỉnh Sơn Tây, rằng các ngày từ mồng 07 tới 25 tháng Giêng âm lịch phải nặn bánh bột hoặc quấy kẹo vừng đắp lên tường chúc phúc để họ chuột đừng cắn phá nhà cửa, mong sao cho sang tân niên được thái hòa thịnh vượng. Tục này xuất hiện khoảng thế kỷ XVIII nhưng không sớm hơn triều Càn Long và có liên đới sự phát đạt của con đường tơ lụa. Đây cũng chính là thời kì giao thương giữa hai đế quốc Nga La Tư và Đại Thanh trở nên đặc biệt sôi động, do đó dễ xảy ra những tiếp biến văn hóa.​


Nhà chuột chôn mèo như thế nào ?​

[...] Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh ?

Căn cứ vào lời chú trong tranh «Bằng liệt tân khắc lão thử thủ tân» (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản (Durand đưa ra 3 bản, Trung Quốc có 4 bản, mới đây Nguyễn Đăng Chế lại "phục hồi vốn cổ", khắc thêm 1 bản). Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tùy hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.

Tôi cho rằng trong quá trình tái tạo, có nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước - rước dâu và vinh quy - để làm thành một tấm mới. Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung "đầu mèo đuôi chuột" khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả.

Trường hợp ghép tranh như vậy còn được thấy ở tấm Du Xuân Đồ trong sách của Durand. Ai đó đã ghép hai tấm tranh Tết biệt lập của bộ tranh Oger, đồng thời sửa đổi cả các câu thơ Nôm của chính bản.

Chúng ta có thể tạm kết luận rằng tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là Đám Cưới Chuột, nửa dưới là Trạng Chuột Vinh Quy. Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tùy tiện.​

Nguyễn Dư, Ngày Tết thử bàn một tấm tranh Tết
 
Top