Dịch Việt-Nga : Bạn Hỏi Tôi Đáp

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
ủa vậy là tieng nga thông thạo cả tiếng Bungari à
Em đang học bên Bungaria mà đại ca. Tiếng bun mới là tiếng em dùng hàng ngày hihi .Nhân tiện xin mời bác và cả nhà tới thăm xử sở hoa hồng nhà em với bài hát :"
Една българска роза - bông hồng bungaria"
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cau: Кто рано встал, того и завтрак! minh lay tu quang cao cua Mak nhe :)
Để mình hỏi những người bạn Nga của mình ở HN (người lớn chứ ko phải trẻ con) đã nhé, tối mình thông báo kết quả. Quả thật câu này đã làm cho mình kinh ngạc.
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cau: Кто рано встал, того и завтрак! minh lay tu quang cao cua Mak nhe :)

по-моему
"Того" здесь лицо заменяет
Отвечает на вопрос: Завтрак чей?
Например:
- это чья машина?
- того парня
Просто сам предмет не называют
То есть здесь про человека говорят
(Кто рано встанет тот и получит завтрак)
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
по-моему
"Того" здесь лицо заменяет
Отвечает на вопрос: Завтрак чей?
Например:
- это чья машина?
- того парня
Просто сам предмет не называют
То есть здесь про человека говорят
(Кто рано встанет тот и получит завтрак)

Mình vừa gọi điện hỏi rồi, cả 2 vợ chồng người Nga đều ngạc nhiên và bảo: “Наверно, ты невнимательно читала, должно быть “тому”, а не “того”! và khi mình nói rõ ngọn ngành thì họ nói: “Если так, то остаётся только одно объяснение: “того завтрак” означает ответ на вопрос “Чей завтpак?”, tức là giải thích đúng như anh Tuấn Duy suy luận trên đây.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Do mưa gió quá lớn nên cả tuần ở khu tôi ở mất Internet, không vào bàn luận với bà con được. Nay xem qua mấy bài gần đây thì thấy thế này:

... на нашем сайте для познакомления с одним молодым человеком
познакомление rất ít dùng, vì nó là sự làm quen có nghiên cứu, tìm hiểu. so sánh hơn thua ..... Còn nói chung thì dùng ознакомление để chỉ sự làm quen thông thường. Trong câu trên, theo tôi có thể dùng знакомство.

Вьетнамцы очень любят, дорожат и гордятся о своей уникальной и удивительной стране
гордятся dùng C5 (- кем, чем). Nếu dùng C6 thì về mặt ngữ pháp không chuẩn, nên rất ít người nói "гордятся о .... "

... вокруг них живут великолепные животные, большинство из них - белка, обезьян, тигр и другие.
Dùng живут làm cho người đọc ngầm hiểu là người đang nói cùng sống với chúng. Nên dùng окружаться để diễn tả "bao quanh mình"

Còn ý này,
"Nhận tiện cháu (anh,em) cũng muốn đề xuất một ý tưởng để luyện dịch:
Dịch một mẩu tiếng nga sang tiếng việt thật chuẩn. Đương nhiên "phải giấu" trích dẫn nguồn gốc của văn bản tiếng nga.
Như vậy khi dịch ngược xong chúng ta sẽ có cái chuẩn mà đối chiếu."

theo sự hiểu và kinh nghiệm của tôi là không nên, và có phần "nguy hiểm". Ngôn ngữ không là Toán học để có sự tương quan 1 - 1 mà là sự truyền tải thông tin qua cảm nhận. Cho nên dân dịch thuật hay nói: Dịch chính xác theo từ ngữ là cách để mình dễ phạm sai lầm nhất!.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Câu hỏi khá rộng, xin trả lời rõ phần này:
Một câu tiếng Việt có thể dịch sang nhiều câu tiếng Nga được không ạ .Tức là có nhiều phương án dịch ấy ạ
Có nhiều phương án khi dịch, cả 2 chiều .Nga -> Việt hoặc Việt -> Nga. Lấy VD 1 từ mà tiếng Việt ta thường dịch là "giải thích"
пояснение - giải thích có tính chất giải bày, phân bua ....
разъяснение - giải thích có tính chất phân tích, làm rõ bản chất
объяснение - giải thích nói chung, có tính chất giải trình
прояснение, выяснение - giải thích, mổ xẻ ... để làm rõ vấn đề.
Vậy nên. khi dịch câu tiếng Việt có từ "giải thích" thì tùy văn cảnh ta phải chọn 1 trong các từ trên cho thích hợp. Nếu dùng từ khác, sẽ không có sai phạm gì về ngữ pháp, nhưng ý cần truyền tải sẽ khác chút ít.

So với tiếng Việt, động từ trong tiếng Nga không ít. Có người quan niệm vậy vì chưa hiểu hết vai trò các tiếp đầu ngữ. Cứ thêm chúng vào 1 động từ gốc thì có đến dăm động từ khác nhau trong tiếng Việt.

Còn không có việc gọi là "Những bước khi dịch..." như bạn nói. Để hiểu, bạn xem bài "Tản mạn về dịch thuật từ A đến Z" rồi ta bàn thêm nhé!
 
Chỉnh sửa cuối:

themanh

Thành viên thường
Câu hỏi khá rộng, xin trả lời rõ phần này:
Một câu tiếng Việt có thể dịch sang nhiều câu tiếng Nga được không ạ .Tức là có nhiều phương án dịch ấy ạ
Có nhiều phương án khi dịch, cả 2 chiều .Nga -> Việt hoặc Việt -> Nga. Lấy VD 1 từ mà tiếng Việt ta thường dịch là "giải thích"
пояснение - giải thích có tính chất giải bày, phân bua ....
разъяснение - giải thích có tính chất phân tích, làm rõ bản chất
объяснение - giải thích nói chung, có tính chất giải trình
прояснение, выяснение - giải thích, mổ xẻ ... để làm rõ vấn đề.
Vậy nên. khi dịch câu tiếng Việt có từ "giải thích" thì tùy văn cảnh ta phải chọn 1 trong các từ trên cho thích hợp. Nếu dùng từ khác, sẽ không có sai phạm gì về ngữ pháp, nhưng ý cần truyền tải sẽ khác chút ít.

So với tiếng Việt, động từ trong tiếng Nga không ít. Có người quan niệm vậy vì chưa hiểu hết vai trò các tiếp đầu ngữ. Cứ thêm chúng vào 1 động từ gốc thì có đến dăm động từ khác nhau trong tiếng Việt.

Còn không có việc gọi là "Những bước khi dịch..." như bạn nói. Để hiểu, bạn xem bài "Tản mạn về dịch thuật từ A đến Z" rồi ta bàn thêm nhé!
Nhiều động từ quá nhớ không xuể và dễ nhầm lẫn bác ạ. Nhất là khi nói
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cháu đọc bài đó nhiều lần rồi ạ và chỉ thấy bàn đến yêu cầu của bản dịch chứ không thấy phần thao tác dịch tức là các kĩ năng dịch ấy ạ .Ví dụ như khi bắt đầu dịch mình phải đọc kĩ bản gốc nhiều lần để hiểu sơ qua về nội dung sau đó mới dịch từng câu ,từng đoạn một .Khi dịch một câu mình cũng đọc kĩ bản gốc rồi phân tích xem nên dịch như thế nào ,dùng từ nào cấu trúc câu nào là hay nhất .Trong quá trình dịch những người giỏi có cần phải tra từ điển để kiểm tra xem từ đó dịch đã chính xác chưa hay là cứ thế dịch mà không cần từ điển.
Cháu nghĩ dịch là một nghệ thuật cho nên cũng cần phải có phương pháp dịch đúng đắn chứ ạ !
Cháu cứ nghĩ để trở thành một thợ dịch ban đầu chắc chắn họ phải có những kĩ năng dịch căn bản cần thiết sau đó dần dần họ mới có kinh nghiệm dịch và cứ thế dịch một cách bình thường lúc này gọi là kĩ xảo dịch ấy ạ !

Nói chung là phải ngẫm thật kỹ, sau khi tin chắc là mình đã hiểu đúng ý câu văn trong nguyên bản thì viết lại ý ấy bằng thứ tiếng khác (và phải cố gắng truyền đạt thật chính xác ý ấy), còn các từ thì cứ việc thoải mái lựa chọn, không nên gò bó dịch thật nguyên văn.

Cứ xem phim TQ trên ti-vi thì biết. Người TQ hay nói “Không sai!”, lẽ ra nên dịch sang tiếng Việt là “Đúng rồi!”, “Phải đấy!” v.v… thì người ta cứ dịch cứng nhắc “Không sai!” – nghe chối cả tai, chẳng Việt tí nào.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Mình nghĩ làm bất cứ việc gì cũng đều phải có các kĩ năng riêng của nó sau khi rèn luyện các kĩ năng nhuần nhuyễn rồi thì mới thành kĩ xảo được .Khi đã có kĩ xảo trong tay thì làm cái gì cũng dễ như trở bàn tay đúng không Masha ? hi
Thế đố Masha dịch được cụm từ này sang tiếng Việt đấy không được hỏi cụ Google nha :" Два капитала "

Сhịu. Nếu là “Два капитана” thì dịch được.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Đúng rồi "Два капитана" anh nhớ nhầm tai nó giống từ kia quá nên anh nhầm chút .Em dịch đi nào nếu dịch không đúng thì sao nào hehe ?

Muỗi, nhá! Vẫn đề là tuỳ tình huống mà dịch. Có thể là “Hai đại uý”, “Hai thuyền trưởng”, “Thuyền trưởng và viên đại uý”.

Ai cũng biết trong quân đội thì капитан là đại uý. Bây giờ xin mời anh dịch quân hàm này ra tiếng Việt: капитан первого ранга = ?
 
Top