Địa lý Moskva (Москва)

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Một số điều lí thú về hệ thống tàu điện ngầm Moskva









 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Những ngày này hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva kỷ niệm sinh nhật lần chẵn - 80 năm. Các công việc xây dựng tuyến metro đầu tiên ở Matxcơva đã bắt đầu vào tháng 11 năm 1931, và ngày 15 tháng 5 năm 1935 đã mở 13 trạm metro đầu tiên.




Lúc 7 giờ sáng, chuyến tàu đầu tiên của hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva đã xuất phát từ nhà ga "Sokolniki" theo hướng ga "Park Kultury".

Trong 80 năm qua, hệ thống tàu điện ngầm Matxcơva đã vận chuyển gần 145 tỷ hành khách. Mỗi ngày hơn 8 triệu người xuống các ga Metro. 56% hành khách của thủ đô Nga sử dụng hệ thống tàu điện ngầm. Trong biên chế Metro Matxcơva có 46.000 chuyên gia, trong đó 4.300 người lái tàu điện ngầm. Về tốc độ giao thông, độ tin cậy và số lượng hành khách, Metro Matxcơva luôn được đánh giá là hệ thống tàu điện ngầm hàng đầu thế giới.




Ảnh: Thẻ từ đi metro Moskva.



Ảnh: Bản quy hoạch hệ thống metro Moskva đến năm 2020.

Song, Metro Matxcơva không chỉ là một phương tiện giao thông công cộng mà còn là một thế giới độc đáo với các truyền thuyết và quy luật của mình.

Khi quân phát xít Hitler tấn công vào Liên Xô, chính quyền đã soạn thảo một kế hoạch phá hủy Metro Matxcơva để quân địch không thể sử dụng hệ thống này. Tuy nhiên, kế hoạch đó đã bị hủy bỏ, và cho đến năm 1943, tức là cho đến khi chấm dứt các vụ không kích của quân Đức xuống Matxcơva và hủy bỏ chế độ che kín ánh sáng, hệ thống tàu điện ngầm đã là nơi trú ẩn khổng lồ. Trong thời gian này, 217 trẻ em được sinh ra trên các nhà ga tàu điện ngầm, tại các ga Metro đã có các cửa hàng và tiệm làm tóc, và trên ga "Kurskaya" đã mở Thư viện công cộng. Hơn nữa, trong thời gian Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, quá trình xây dựng hệ thống tàu điện ngầm vẫn tiếp tục để toàn thế giới và người dân Liên Xô thấy rằng, Matxcơva vẫn sống và cư dân Matxcơva không bao giờ đầu hàng.

Ngay từ đầu các ga Metro Matxcơva được xây dựng như "cung điện cho nhân dân". Các nhà ga được xây dựng vào cuối những năm 1930 gây ấn tượng lớn nhất. Đây là những thí dụ cho kiến trúc cổ điển của Metro Matxcơva. Ga "Dynamo" hoặc phòng ngầm độc đáo "Mayakovskaya" được đánh giá cao nhất. Vào năm 1938, nhà ga "Mayakovskaya" đã được trao giải Grand Prix tại Hội chợ quốc tế tại New York. Ga "Quảng trường Cách mạng” có đủ quyền được gọi là bảo tàng ngầm thực sự, các bức tường trên nhà ga lát đá cẩm thạch. Trong nhà ga metro “Quảng trường Cách mạng" có tất cả 76 bức tượng bằng đồng: công nhân, nông dân, thủy thủ, chiến sĩ Hồng quân, người mẹ và trẻ em, có cả con chó và con gà trống. Trong đó có bức tượng “Chiến sĩ biên phòng với con chó”. Nhiều người tới xoa mũi tượng con chó ngồi bên chân chiến sĩ biên phòng. Người ta hy vọng vào điều may mắn mà chú chó này đem đến, nhất là giới học sinh sinh viên vẫn tin rằng việc chạm tay vào mõm chú chó sẽ đem lại may mắn trong các kỳ thi.

Hệ thống Metro Matxcơva đã chuẩn bị từ trước cho lễ kỷ niệm. Vào ngày 15 tháng 5 đã tổ chức cuộc họp trọng thể với sự tham gia của lãnh đạo 21 hệ thống tàu điện ngầm trên thế giới. Trong khuôn khổ chương trình kỷ niệm, vào những ngày 15 và 16 tháng 5, trên tuyến đường vòng tiến hành cuộc diễu hành của các tàu điện. Trong số đó có những loại tàu hiếm và những tàu điện hiện đại nhất. Tham gia lễ kỷ niệm có các diễn viên nổi tiếng của Nga. 22 nghệ sĩ, ngôi sao điện ảnh, ca sĩ và nhạc sĩ nổi tiếng nhất suốt một tháng đóng vai người thuyết minh với hành khách về các ga.


Nguồn: SputnikNews
 

Dai Nguyen

Thành viên thường
Cảm nhận đất nước Nga hùng vĩ đang ở trong tôi, điểm thứ hai mà chúng tôi đến là Quảng trường Đỏ, từ công viên Chiến Thắng, xe chúng tôi đi dọc dòng sông Matxcơva dài 210 km.

Cuộc hành trình đưa chúng tôi đến thăm công viên Chim sẻ, công viên Chiến Thắng và đặc biệt bảo tàng nơi lưu giữ bức tranh khổng lồ diễn tả trận chiến lịch sử giữa hai danh tướng nổi tiếng thế giới là Kutuzop và Napoleon. Đây là trận đánh quyết định cho chiến thắng của quân Nga dưới sự chỉ huy của tướng Kutuzop chống lại quân Napoleon xâm lược năm 1812.

Một ngày trải nghiệm ở thành phố Matxcơva để lại nhiều ấn tượng đẹp trong lòng du khách Việt. Cuối buổi, cả đoàn chụp ảnh lưu niệm tại công viên Chiến Thắng.
Lịch sử của các thành phố quan trọng đều gắn liền với những cuộc chiến đấu gìn giữ nó với bao nhiêu hy sinh, mất mát. Quảng trường công viên Chiến Thắng ở Moscow là nơi ghi dấu những ước vọng và sự quả cảm của người Nga trong việc bảo vệ đất nước. Quảng trường công viên Chiến Thắng được xây dựng từ những năm 60 của thế kỉ trước, để tưởng niệm cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại.
Điểm thứ hai mà chúng tôi đến là Quảng trường Đỏ, từ công viên Chiến Thắng, xe chúng tôi đi dọc dòng sông Matxcơva dài 210 km, có 27km chảy qua thành phố, dòng sông không sâu như nhiều dòng sông khác, chỗ sâu nhất là 6m. Nhưng điểm nổi bật của dòng sông là 160 cây cầu chải dài bắc qua sông tạo thêm sự hùng vĩ của thành phố lịch sử. Cùng với vẻ đẹp nguy nga của những cung điện, thành phố Matxcơva còn mang vẻ đẹp của một dòng sông chảy ngang thành phố. Sông Matxcơva là một con sông ở Trung Nga, chảy trong thành phố này và một phần của tỉnh Smolensk tại Nga, đồng thời là sông nhánh phía tả ngạn của sông Oka.

Búp bê Matryoshka nổi tiếng của Nga, thứ quà lưu niệm hầu hết du khách đến Nga đều muốn mang về!
Một chuyến du lịch trên con sông huyền ảo này sẽ mang lại cho du khách nhiều trải nghiệm kỳ thú, đó là vẻ đẹp trữ tình hoang sơ của những con sông, đó cũng là vẻ đẹp của những lâu đài, cung điện nguy nga trong thành phố Matxcơva.
Đến Quảng trường Đỏ, chúng tôi không chỉ ngắm toàn cảnh bên ngoài các công trình kiến trúc mà còn chụp được những bức ảnh tuyệt đẹp đến nỗi mấy anh bạn của tôi ở Hiệp hội du lịch Thái Nguyên cũng hồn nhiên và “tự chụp ảnh” cho mình. Chúng tôi cũng có cơ hội được chứng kiến hoạt động chuẩn bị kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức. Không khí chuẩn bị sự kiện trong quảng trường rất khẩn trương, nhiều biểu tượng về cuộc chiến tranh của nhân dân Nga khiến tôi tò mò và say sưa. Qua thuyết trình của cô hướng dẫn viên người Nga - Andray tôi hiểu rõ và sâu sắc hơn về cuộc chiến dành chiến thắng của “Đất Nước Nga hùng vĩ”.
Matxcơva hiện lên tuyệt đẹp và ấn tượng qua ống kính tác giả Nguyễn Hồng Đài - Giám đốc Công ty Du lịch APT Travel.

Điểm đến thứ ba mà chúng tôi tới thăm là điểm mua sắm tại phố cổ Arbat – nơi bán nhiều các đồ lưu niệm nổi tiếng của nước Nga như: búp bê Matryoshka… Mua sắm tại trung tâm thương mại Europaisky, một điểm mà tôi ngạc nhiên là giá bán của búp bê ghi rất cao mà khi trả giá chỉ bằng nửa thôi cũng bán.
Khu Phố cổ Arbat có từ những năm 1493, đây là nơi sinh sống của những người thợ chuyên phục vụ cho giới quý tộc trong điện Kremlin. Arbat là một trong những con phố cổ kính nhất Moscow. Ở đây không có những tòa nhà cao tầng hiện đại, chỉ có những ngôi nhà với những kiến trúc mặt tiền mang phong cách riêng. Ở phố cổ này không có xe cộ đi lại ồn ào.
Bữa tối, chúng tôi quyết định thưởng thức ẩm thực Nga. Đồ ăn ở xứ sở bạch dương rất ngon như salat, món cá sống đã được tẩm ướp và trải nghiệm với bia tươi Nga uống êm, nồng độ phù hợp với người Việt, bia có thể coi là đồ uống không thể thiếu trong mỗi bữa ăn ở Nga.

Thêm một ngày trải nghiệm trên đất nước Nga chúng tôi hiểu hơn về văn hoá, lịch sử, lối sống,... của người Nga và thêm yêu mảnh đất này!
Nguyễn Hồng Đài
Giám đốc Công ty Du lịch APT Travel từ LBNga
 

Attachments

  • CT.NGA.9N APT.doc
    1.7 MB · Đọc: 385
Chỉnh sửa cuối:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
CHIỀU THANH VẮNG LÀ ĐÂY...




Chắc hẳn rất nhiều người VN biết đến bài hát này: "Chiều ngoại ô Moskva".

Tác giả phần lời của bài hát nổi tiếng này, là nhà thơ Mikhail Matusovsky.

Nếu còn sống, hôm nay ông tròn 100 tuổi (23/7/1915-23/7/2015).

Ông sinh ở Lugansk, thành phố hiện đang trong vùng chiến sự ở miền Đông Ukraine.

Năm 1955, "cặp bài trùng" là nhạc sĩ Soloviov Sedoi và Mikhail Matusovsky được đặt hàng viết nhạc và lời các bài hát cho bộ phim tài liệu “Những ngày Spartakiad”-một bộ phim về Ngày hội thể thao toàn Liên bang.

Solovyov Sedoi liền lôi ra một bản nhạc đã viết sẵn đôi năm trước, về những cảm xúc sâu lắng của ông khi đi dạo buổi chiều hè tĩnh lặng ở...Leningrad. Matusovsky sau đó đã viết lời, thành bài "Chiều Leningrad".

Nhưng oái ăm là Ngày hội thể thao toàn Liên Xô lại diễn ra ở Moskva. Các nhà làm phim nêu ý tưởng là bài hát sẽ vang lên trên nền cảnh các vận động viên nghỉ ngơi ở các Trung tâm thể thao ngoại ô Moskva, chuẩn bị cho các cuộc tranh tài.

"Cái khó ló cái khôn", M. Matusovsky liền chuyển tất cả chữ "Leningrad" trong bài thành "ngoại ô Moskva". Nhạc sĩ sửa nhạc đôi chút cho đỡ ép vần.

Thế là "Chiều ngoại ô Moskva"-Подмосковные вечера trứ danh ra đời.

Khỏi phải nói bài hát này sau đó đã nổi tiếng như thế nào, đã được dịch ra bao nhiêu thứ tiếng, và cùng với nhiều bài hát khác, như "Cachiusa", "Kalinka", "Tình ca du mục"...nó đã trở thành một tấm giấy thông hành cho âm nhạc Nga ra với thế giới.

Điều khá ngạc nhiên là chính nhạc sĩ cũng không ngờ bài hát của mình sau này sẽ nổi tiếng như thế. Chính vì thế ông không tham gia Cuộc thi ca khúc quốc tế tại Liên hoan thanh niên và sinh viên quốc tế tổ chức tại Matxcơva mùa hè năm 1957. Vì vậy Soloviov Sedoi hết sức bất ngờ khi “Chiều ngoại ô Matxcơva “ được Ban Giám khảo trao tặng giải Nhất và Huy chương Vàng . Sau Liên hoan, bài hát nhanh chóng lan truyền và được đông đảo khán giả yêu thích

Một năm sau. Van Kliburn-nghệ sĩ từng đoạt giải tại Cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên P.I.Traicovski đến Leningrad biểu diễn. Ông đến thăm trụ sở của Hội nhạc sĩ nằm trên phố Gertsen như một hình thức thư giãn sau nhiều ngày lưu diễn vất vả. Tại đây, Soloviov Sedoi choVan Kliburn nghe một số bản valse, sau đó là những giai điệu của “Chiều ngoại ô Matxcơva”.

Trước khi về nước, nghệ sĩ có một buổi trình diễn tạm biệt khán giả Liên xô. Chương trình được truyền hình trực tiếp. Khán giả vô cùng hâm mộ nghệ sĩ, yêu cầu ông chơi lại các bản nhạc yêu thích. Chiều lòng khán giả Van Kliburn ngồi vào đàn. Và thật bất ngờ, trong khán phòng bỗng vang lên những giai điệu của “Chiều ngoại ô Matxcơva”. Khán phòng lặng phắc và chợt vỡ òa ra khi bản nhạc kết thúc, khán giả đứng dậy vỗ tay hồi lâu, chắc hẳn không chỉ dành riêng cho người nghệ sĩ tài năng-người bạn của âm nhạc Xô-viết.

Van Kliburn tiếp tục biểu diễn nhạc phẩm của Soloviov Sedoi nhiều lần nữa ở nước ngoài. Nhạc sĩ cho rằng, đây là một trong những nguyên nhân quan trọng khiến cho bài hát được nhiều người trên thế giới biết đến. Vào cuối những năm 50, giai điệu “Chiều ngoại ô Matxcơva” trở thành nhạc hiệu của Đài phát thanh “Maiak”.

Thủ đô Brucxell, Bỉ. Nghệ sĩ nhạc Jazz nổi tiếng Ball Kenny trong khi ngồi chờ máy bay đi London đã nghe qua radio bản “Chiều ngoại ô Matxcơva” do một ban nhạc Hungary trình bày. Không nghe rõ tiêu đề, ông ngẫu hứng viết một bản phối dựa trên mô-típ của những giai điệu vừa nghe. Tại London, Ball đã chơi bản phối Jazz và xuất bản đĩa ghi âm với tựa đề “Nửa đêm ở Matxcơva”. Đĩa hát này đã bán được hơn 300.000 bản.

Tại Mỹ, Pháp...bản nhạc được các dàn nhạc chơi với nhiều phong cách khác nhau.
Tại Brazil, Đài phát thanh khi giới thiệu bài hát “Chiều ngoại ô Matxcơva” do nhóm Farropinia trình diễn đã “chua” thêm những lời sau:”Tại Matxcơva, không chỉ có tuyết và cây thông đón chào bạn...Ở đó còn tràn ngập ánh nắng mặt trời và sự ấm áp. Nhưng tuyệt vời hơn cả ở đó là những buổi chiều. Ở Matxcơva người ta luôn nở nụ cười khi đón khách, nhưng họ còn niềm nở và ân cần hơn trong những “buổi chiều mùa hè yên tĩnh...”


Nguồn: Phan Việt Hưng
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Một thế giới tuyệt đẹp nằm dưới lòng thành phố Moskva đã được nhiếp ảnh gia David Burdeny gửi tới người xem qua các tác phẩm của mình.

Những hành khách thường xuyên của các chuyến tàu điện ngầm cũng phải ngỡ ngàng khi ngắm nhìn nhà ga tưởng như rất quen thuộc trở nên lung linh bất ngờ qua ống kính của David Burdeny. Với kinh nghiệm của một kiến trúc sư, nhiếp ảnh gia đến từ Canada đã khám phá ra nét đẹp cổ kính và sang trọng không kém danh lam thắng cảnh nào của các ga tàu điện ngầm thành phố Moscow, Nga. David còn tự hào cho biết anh là nhiếp ảnh gia đầu tiên được cho phép tác nghiệp tại các nhà ga tuyệt đẹp này vào khung giờ nghỉ ngơi. Khi nhà ga tạm dừng đón tiếp hành khách, khi những hành lang rộng lớn không một bóng người, cũng là lúc vẻ đẹp cổ kính với lối kiến trúc hoàng gia tỏa sáng nhất.



Nhà ga Taganskaya mở cửa năm 1950. Được thiết kế theo phong cách kiến trúc cổ điển xứ Bạch Dương, trải dài hai bên sân ga là 48 bức tượng điêu khắc gốm Majolica.

Ga Elektrozavodskaya hoạt động từ năm 1944, được coi là biểu tượng của hệ thống nhà ga thành phố Moscow. Điểm nổi bật của Elektrozavodskaya chính là trần nhà luôn rực rỡ với tổng cộng 318 chiếc đèn âm trần sáng chói.

Ga Komsomolskaya đi vào hoạt động từ năm 1952. Nằm tại khu trung tâm đông đúc của thành phố, nhà ga này cũng là nơi đón tiếp số lượng hành khách nhiều nhất.

Mở cửa vào năm 1938, ga Mayakovskaya là một trong những ga tàu điện ngầm nổi tiếng nhất thế giới với tường và sàn nhà được lát đá cẩm thạch đẹp mắt.

Đi vào hoạt động từ năm 1952, nhà ga Novoslobodskaya nổi bật với 32 tấm tranh kính lung linh chẳng kém cung điện hoàng gia hay những nhà thờ cổ kính.

Giống như những nhà ga lâu đời khác tại Nga, ga Arbatskaya từng bị đánh bom vào năm 1941, sau đó được tu sửa lại với phần mái vòm khang trang tuyệt đẹp.

Nhà ga Avoto, St. Petersburg hoạt động từ năm 1955 nổi tiếng với hai hàng cột trụ ốp kính tinh xảo, tuy nhiên hiện nay một số cột trụ đã được thay bằng đá cẩm thạch trắng.

Mở cửa đón tiếp hành khách từ năm 1953, ga Kiyevskaya được thiết kế mô phỏng theo kiến trúc Baroque, phía cuối sân ga là một bức khảm lớn kỷ niệm sự thống nhất của Nga và Ukraine.

Nhà ga Sokol đi vào hoạt động từ năm 1938, nhà ga cổ kính được hoàn thành với nhiều nguyên liệu quý như đá cẩm thạch, mã não và đá granit.

Thiết kế của nhà ga phía đông Kiyevskaya được lựa chọn từ một cuộc thi kiến trúc, đặc biệt tại cuối hành lang nhà ga chính là bức chân dung của lãnh tụ vĩ đại Lenin.
(Nguồn: B.P)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
ÁNH HỒNG TINH TRÊN ĐIỆN KREMLIN

Điện Kremlin là trái tim của Nga. Hình ảnh điện Kremlin là tấm danh thiếp của đất nước. Một trong những ngọn tháp chính của Kremlin Matxcơva là tháp Spasskaya.

Trong tòa tháp này có Cổng Đại lễ dẫn vào điện Kremlin và chiếc đồng hồ chính của đất nước — là đồng hồ chuông điện Kremlin. Kể từ thời xưa, đoàn xa giá vương giả của xứ Nga đều luôn đi qua Cổng Spasskaya để tiến vào lễ đăng quang của các Sa hoàng. Từ Cổng tháp, những người lính Nga hành quân ra trận. Thời thế đổi thay, những nhà cầm quyền thay đổi, và cả tòa tháp của điện Kremlin Matxcơva cũng khác xưa.
Ngày 24 tháng Mười 1935 trên đỉnh tháp Spasskaya nổi lên biểu tượng của kỷ nguyên cộng sản — đó là ngôi sao năm cánh. Sau vài ngày, ngôi sao lấp lánh cả trên nóc ba ngọn tháp khác của điện Kremlin. Những ngôi sao lớn bằng ngọc đỏ tỏa sáng ở chỗ trước đây từng có biểu tượng của đế chế Nga là con đại bàng hai đầu.

Ngôi sao đầu tiên của điện Kremlin được làm bằng đồng và mạ vàng. Ở chính giữa ngôi sao, những viên đá quý Ural được gắn kết thành biểu trưng của nước Nga Xô Viết — búa và liềm. Tuy nhiên ngay sau đó vô vàn bụi bẩn của bầu không khí đô thị khiến những ngôi sao nhanh chóng mất đi vẻ đẹp lộng lẫy ban đầu, đá quí bị xỉn màu, lớp phủ vàng cũng mất độ bóng. Thêm vào đó, người ta nhận thấy rằng những ngôi sao lớn không hoàn toàn hòa hợp với kết cấu quần thể kiến trúc của điện Kremlin bởi kích thước và hình ảnh nặng nề treo trên ngọn tháp. Hai năm sau đã thay thế mẫu mới, đèn ngôi sao thắp sáng chế tạo từ kính ruby kính với bóng công suất lớn bên trong. Mỗi chiếc đèn gắn hai đường dây theo qui tắc song song, vì vậy giả sử một đèn bị tắt, thì ngôi sao vẫn không ngừng chiếu sáng.


Chỉ có một lần có quyết định tắt những ngôi sao Kremlin. Trong thời gian Thế chiến II, người ta ngắt điện và bọc ngôi sao bằng tấm bạt vì đèn sáng trên cao là đích ngắm rất thuận tiện cho không quân của kẻ thù. Sau ngày Chiến thắng, khi dỡ những lớp bạt che phủ, các chuyên viên phát hiện nhiều mảnh vỡ. Phải tháo những ngôi sao xuống và đưa vào xưởng sửa chữa. Những ngôi sao điện Kremlin lại tỏa sáng với nguồn sinh lực mới vào tháng Ba 1946. Lần này, những ô cánh của ngôi sao được chế tạo đặc biệt bằng ba lớp kính ruby và khung thép mạ vàng.

Những ngôi sao Kremlin có thiết kế và cấu trúc kỹ thuật phức tạp. Để đảm bảo an toàn và độ bền của ngôi sao, đã chế tạo cơ chế đặc biệt trên cơ sở hệ thống vòng bi và ổ trục. Trong trường hợp có dòng không khí mạnh hoặc gió xoáy, những ngôi sao có thể dễ dàng xoay chiều. Ngoài ra trên mặt đất lắp đặt hệ thống điều khiển đa năng và theo dõi tình trạng những ngôi sao này bằng điện tử. Cứ 5 năm một lần, những ngôi sao được cọ rửa và tân trang. Còn ngôi sao đầu tiên của điện Kremlin từ tháp Spasskaya thì hôm nay tỏa sáng lấp lánh trên nóc tháp của tòa nhà Cảng Bắc Matxcơva.
 

Attachments

  • Nhhung ngoi sao dien Kremlin.mp3
    3 MB · Đọc: 196

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Đại giáo đường Thánh Vasily​

Một trong những biểu tượng của Moskva là Nhà thờ St Basil đã tròn 456 tuổi.


Mã chèn diễn đàn :
Công trình xây dựng Nhà thờ Pokrovsky, một tên khác của tượng đài kiến trúc này, đã được hoàn thành vào ngày 29 tháng Sáu năm 1561.

Nhà thờ St Basil là một trong những giáo đường đẹp nhất và cổ xưa nhất của thủ đô Nga và là công trình trang trí chính trên Quảng trường Đỏ ở Moskva. Nhà thờ được xây dựng vào giữa thế kỷ 16 để vinh danh chiến thắng của quân đội Nga chống Hãn quốc Kazan, có hiệu là Golden Horde — thành phần trong đế chế Thành Cát Tư Hãn hùng mạnh.

Năm 1554, trên Quảng trường Đỏ gần hào bảo vệ, bên mộ một trong những vị thánh sùng kính nhất của nước Nga là Thánh Basil đã bắt đầu xây dựng nhà thờ Kazan mới. Về sau di hài của Basil được đưa vào quàn bên trong, do đó mà nhà thờ mang tên vị Thánh này.

Nhà thờ St Basil được xây dựng trong vòng sáu năm. Theo truyền thuyết, khi Ivan Hung Đế đến xem ngôi nhà thờ đã hoàn thành, Nga Hoàng rất ấn tượng nên đã hỏi nghệ nhân, liệu có xây được công trình nào tương tự hay đẹp hơn hay không. Kiến trúc sư không ngần ngại trả lời là có thể. Tương truyền, nhà vua nổi giận sai chọc mù mắt kiến trúc sư tài năng này để ông không xây nhà thờ nào đẹp hơn thế.

Hiện nay, Nhà thờ St Basil là di sản văn hóa của nước Nga, được công nhận là di tích kiến trúc. Nhà thờ được đưa vào danh sách các di sản lịch sử và văn hóa thế giới của UNESCO.

Nguồn: vn.sputniknews.com​
 

Attachments

  • NhathoStBasil.128.mp3
    1.6 MB · Đọc: 158

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chuông Vua - biểu tượng vĩ đại của Nga



Nhà sử học viết những dòng ấy đã không nhầm. Và bằng chứng sáng giá nhất cho những lời này là chiếc Chuông Vua nổi tiếng trong điện Kremlin Matxcơva.
Chuông Vua được đặt trên một cái bệ điêu khắc, và không thể không ngưỡng mộ tác phẩm đúc khổng lồ này. Chuông có chiều cao hơn 6 mét, nặng khoảng 200 tấn. Nó được trang trí với những hình nổi độc đáo, trong đó có hình ảnh thiên thần, các vị thánh, và ba vòng trang trí thực vật. Vị trí trung tâm trên chuông được dành cho các bức chân dung nổi của các vị Nga hoàng, những người ra lệnh đúc Chuông Vua như là biểu tượng cho sự vĩ đại của nước Nga.
Ý tưởng đúc một chiếc chuông khổng lồ như vậy đã ra đời như thế nào? Chúng ta hãy xem lại lịch sử. Tục kéo chuông đến Nga từ phương Tây, nơi có truyền thống thờ chuông, còn nghệ thuật đúc chuông được coi là nghề thiêng liêng và cao quý. Tín đồ Kitô tiên khởi tin rằng chuông khiến cho quỷ dữ sợ hãi.


Kể từ đầu thế kỷ 17, thợ đúc chuông Nga đã hình thành một phong cách đặc biệt, được đặc trưng bởi một thiết kế phức tạp và rất nghệ thuật của Nga. Nhờ những bí mật mà thợ đúc chuông sở hữu, chuông Nga có tiếng vang mạnh và giai điệu hay khác thường. Ngoài ra, Nga vượt qua tất cả các nước khác về số lượng và trọng lượng của chuông. Những chiếc chuông lớn nhất được gọi là "chuông Nga Hoàng" — dành cho tháp chuông nhà thờ điện Kremlin.
Chiếc Chuông Vua lớn nhất chưa bao giờ được gióng lên dù chỉ một lần. Số phận của chiếc chuông này phải nói là không may mắn. Nó được đúc vào năm 1735. Hơn một năm trời thợ đúc đã thực hiện việc trang trí và khắc chữ trên Chuông Vua. Công việc sắp kết thúc thì đến tháng 5 năm 1737, một đám cháy lớn chưa từng có xảy ra trong điện Kremlin đã phá hủy hầu như tất cả cấu trúc bằng gỗ khiến chuông rơi xuống hố đúc. Chuông bị nung đỏ, người ta hốt hoảng phun nước vào nó. Kết quả là chuông bị nứt, vỡ ra một mảnh nặng 11 tấn. Gần 100 năm sau đó Chuông Vua nằm trong hố đúc. Người ta làm một cái thang đặc biệt cho du khách xuống xem chuông và ngắm hình Nga Hoàng Alexei Mikhailovich và Hoàng hậu Anna Ivanovna.
Đến năm 1836, Nga hoàng Nicholas I ra lệnh đưa chuông lên, lau sạch và đặt lên bệ gần tháp chuông Ivan. Cho đến tận bây giờ, Chuông Vua vẫn đứng đó, như là biểu tượng của nghệ thuật đúc của Nga. Kỷ lục Chuông Vua cho đến nay vẫn chưa có ai vượt qua — không chỉ các chuyên gia ở châu Âu, châu Á, châu Mỹ, mà trong số những bậc thầy đúc chuông Nga cũng không có ai làm được.

Nguồn: vn.sputniknews. com
 

Attachments

  • ChuongVua.mp3
    3.4 MB · Đọc: 107

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
BẢY THỊ TỨ ĐẸP NHẤT MOSKVA

7 самых красивых городов Подмосковья (Идеи для однодневных путешествий из Москвы: что посмотреть и как добраться)
1. Сергиев Посад


Этот древний город притягивает туристов со всего мира благодаря настоящей жемчужине русской архитектуры, истории и духовности Троице-Сергиевой лавре, основанной святым Сергием Радонежским в 1345 году. По этой же причине Сергиев Посад входит в легендарное Золотое кольцо России.

Что посмотреть в первую очередь: Троице-Сергиеву Лавру, разумеется! Кроме того, внимания достоин Историко-художественный музей-заповедник, содержащий яркие примеры изделий народных промыслов, Успенская, Ильинская, Вознесенская церкви, источник «Пятницкий колодец», Торговые ряды. Многие туристы, покидая Сергиев Посад, отправляются к деревне Взгляднево, чтобы посмотреть на знаменитый Гремячий водопад, низвергающийся с высоты 25 метров и, согласно легенде, появившийся после молитвы Сергия Радонежского.

Как добраться: 1. Электричкой с Ярославского вокзала до ст. Сергиев Посад. … 2. Автобусом 388 от метро «ВДНХ» до Сергиева Посада. Автобусы отъезжают каждый 10-15 минут. 3. Автомобилем по Ярославскому шоссею

2. Коломна


Коломна, как ни один другой город Подмосковья, богата сохранившимися до наших дней архитектурными памятниками XVI - XIX веков. Кремлевские башни, здания церквей и соборов, шпили колоколен, усадебные застройки создают неповторимый колорит русского провинциального города.

Что посмотреть в первую очередь: Коломенский Кремль считается самым красивым и сохранившимся кремлем во всем Подмосковье. Другие достопримечательности - церковь Николы на Посаде (уникальное пятиглавое сооружение, украшенное пятью ярусами кокошников), комплекс Богоявленского Старо-Голутвина монастыря, основанного Сергием Радонежским, музей пастилы, где проводятся вкуснейшие дегустации, музей «Школа ремесел». Из самых новых достопримечательностей стоит выделить музей-проект «Арт-коммуналку»: галерею искусств, где постоянно проживают художники, творящие прямо на глазах посетителей; здесь воссоздан интерьер коломенской коммунальной квартиры 1960-х гг.

Как добраться: автобусом 460 от «Выхино» или электричкой от Казанского вокзала до ст. «Голутвин»(около 2ч. 20мин.); автомобилем по Рязанскому шоссе (около 1ч. 30мин.)

3. Звенигород


Город очень древний, поэтому в нем много исторических достопримечательностей, в основном связанных с православным прошлым нашей страны. Кроме того, 90% его территории занимают леса, поля и водоемы. Москва-река, на которой стоит город, здесь чистая, и в ней можно купаться, а из-за холмистого пейзажа город и его окрестности нередко называют русской Швейцарией.

Что посмотреть в первую очередь: великолепно сохранившийся Саввино-Сторожевский монастырь; храм Александра Невского; «Городок» (территорию древнего Звенигородского Кремля), там же - Собор Успения Пресвятой Богородицы (одно из старейших строений на территории Москвы и области). В окрестностях Звенигорода также находится природное чудо: озеро Глубокое, достигающее в глубину 38 метров. Вода, наполняющая берега – кристально чиста, дно украшено гигантскими валунами, меж которых 5-метровыми столбами бьют родниковые струи.

Как добраться: Электричкой от Белорусского вокзала до ст. «Звенигород»; автобусом 881 от м. «Строгино»; автомобилем— через Новорижское шоссе и затем - Малое Московское кольцо.

4. Дмитров


Дмитров - один из самых древних и красивых городов Подмосковья. Основанный Юрием Долгоруким в 1154 г., он всего на 7 лет младше Москвы. А несколько лет назад наш город признан самым благоустроенным среди малых городов России. Здесь гармонично сочетаются памятники древней архитектуры (великолепно отреставрированные в недавнее время) и творения наших современников: цветники и пешеходные зоны с уютными сквериками, множество фонтанов, изобилие зеленых зон.

Что посмотреть в первую очередь: Дмитровский кремль, обнесенный валом 12 века; белоснежный Борисоглебский монастырь; Перемиловскую высоту, где в 1941 году произошла памятная битва с немецкими войсками; Казанскую, Сретенскую, Тихвинскую церкви.

Как добраться: автобусом 401 от м. Алтуфьево; электричкой от Савеловского вокзала до ст. «Дмитров»; автомобилем по шоссе А-104.
5. Зарайск


Самый удалённый от Москвы город области. Он почти не освоен туристами и производит впечатление заповедной зоны, настоящей русской провинции с курами на улицах и массовой деревянной застройкой в центре, которой не угрожает снос в ближайшие годы, несмотря на ветхость. Находится недалеко от Коломны, так что можно попробовать охватить оба города за одну поездку.

Что посмотреть: Зарайский кремль 16 века (единственный сохранившийся полностью в Подмосковье боевой кремль), музей «Усадьба Достоевского»; Благовещенскую, Ильинскую, Казанскую церкви.

Как добраться: на электричке с Казанского вокзала до ст. Голутвин, далее авт. 31; автобусом 330 от ст. «Выхино»; автомобилем по Новорязанскому шоссе.
6. Серпухов


Серпухов – старинный русский город, основанный в XIV веке. Достопримечательности Серпухова характеризуются своей архитектурной стариной и самобытностью русского зодчества. Весь городской пейзаж, в который органично вписываются постройки разных веков и стилей, прекрасен своей целостностью и равновесием пространственных форм

Что посмотреть: древний центр Серпухова, находящийся на высоком холме при слиянии рек Серпейки и Нары, с уцелевшими фрагментами белокаменных стен городского кремля и Троицким собором, используемым ныне как филиал историко-художественного музея. В окрестностях города расположен уникальный Приокско-террасный биосферный заповедник с ледниковыми озёрами, вековыми лесами, живописными ландшафтами, зубровым питомником. На северо-востоке от Серпухова, недалеко от границ города, в деревне Пущине находятся руины старинного дворца Вяземских.

Как добраться: на электричке от Курского вокзала до ст. «Серпухов»; автобусом 458 от ст. «Южная»; автомобилем по трассе М-2.
7. Боровск


Формально относится к Калужской области, однако от Москвы до него добираться менее двух часов. Это древний таинственный город, духовный центр старообрядчества и родина русского космизма. Здесь погибла боярыня Морозова, здесь жил Циолковский, а в наши дни здесь рисует на стенах художник Овчинников…

Что посмотреть: Пафнутьев-Боровский монастырь, где в заточении держали протопопа Аввакума, дом-музей Циолковского, и, конечно, современные городские фрески, которые пенсионер Владимир Овчинников в свободное время и на собственные средства рисует картины на стенах домов. В городе существует свыше сотни этих зарисовок на темы, связанные с историей и бытом Боровска. Кроме того, неподалеку от Боровска находится «Этномир» - огромный музей под открытым небом, где можно ознакомиться с бытом различных народов мира.

Как добраться: электричкой от Киевского вокзала до ст. «Балабаново» , дальше на маршрутке или автобусе около 20 мин; автомобилем по Киевскому шоссе (Ленинский просп.) до эстакады на 90км (там указатель) или по Калуж.шоссе (Профсоюзная ул.) до светофора после дер. Воробьи и направо по схеме.
 
Last edited by a moderator:
Top