Ca khúc mừng Ngày Chiến Thắng 09-05

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
ЛЮБИМЫЙ ГОРОД
Музыка: Н. Богословский
Слова: Е.Долматовский

В далекий край товарищ улетает,
Родные ветры вслед за ним летят.
Любимый город в синей дымке тает,
Знакомый дом, зеленый сад и нежный взгляд.

Пройдет товарищ все бои и войны,
Не зная сна, не зная тишины.
Любимый город может спать спокойно
И видеть сны и зеленеть среди весны.

Когда ж домой товарищ мой вернется,
За ним родные ветры прилетят.
Любимый город другу улыбнется:
Знакомый дом, зеленый сад, веселый взгляд.
------------------

THÀNH PHỐ YÊU QUÝ
Nhạc: N. Bogoslovskyi
Lời: E. Dolmatovskyi
Bản dịch: Dmitri Tran

Anh bay đến vùng biên thùy xa vắng,
Ngọn gió quê hương cũng cuốn theo anh.
Thành phố mến thương trong khói lam chiều tan biến,
Mái nhà thân quen, mảnh vườn xanh và ánh mắt dịu hiền.

Anh đã trãi qua nhiều trận đánh và chiến tranh,
Không còn biết đâu là giấc ngủ và sự yên lành.
Thành phố thân thương có thể yên giấc ngủ,
Và mộng mơ, và xanh ngát giữa mùa Xuân.

Khi anh trở về nhà sau chiến tranh,
Ngọn gió quê hương cũng về theo anh.
Thành phố thân thương chào đón mĩm cười,
Mái nhà thân quen, mảnh vườn xanh và ánh mắt vui tươi.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
ВЕЧЕР НА РЕЙДЕ
Музыка: В. Соловьев-Седой
Cлова: А. Чуркин

1. Споемте, друзья, ведь завтра в поход
Уйдем в предрассветный туман
Споем веселей, пусть нам подпоет,
Седой боевой капитан.

Припев:
Прощай, любимый город!
Уходим завтра в море.
И ранней порой мелькнет за кормой
Знакомый платок голубой.

2. А вечер опять хороший такой,
Что песен не петь нам нельзя.
О дружбе большой, о службе морской,
Подтянем дружнее друзья.
(Припев)

3. На рейде большом легла тишина,
А море окутал туман.
И берег родной целует волна,
И тихо доносит баян.
(Припев)
---------------------

CHIỀU HẢI CẢNG
Nhạc: V. Soloviov-Sedoi
Lời: A. Churkin
Bản dịch: Tân Huyền (Đoạn 1 & Điệp khúc)
Dmitri Tran (Đoạn 2 & 3)

1. Chiều xuống chiều dần buông, lặng lẽ trời mờ sương,
Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng.
Đồng chí quý mến ơi, cùng đến với chúng tôi,
Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.

ĐK:
Chào nhé, thành phố quý yêu ơi!
Ngày mai, sáng sớm sẽ ra khơi.
Bình minh mới sắp lên, tàu sẽ lướt đi xa,
Thoáng sau khăn xanh thắm vẫy chào ta.

2. Chiều đến dần từ xa, đẹp như trời chiều qua,
Trong lòng muốn hát lên bài ca bất tận.
Tình yêu của chúng ta, người chiến sĩ hải quân,
Cùng nhau trong năm tháng, nào bạn ơi!
ĐK

3. Cảng lớn rộng kề bên, chiều đến chợt lặng yên,
Biển xanh như đắm trong sương mù vô hạn.
Và sóng vỗ mơn man, ở đâu đó không xa
Tiếng đàn phong cầm thoảng đến ấm lòng ta.
ĐK
--------------------------

Để tham khảo, xin đăng bản dịch của cố nhạc sĩ Tân Huyền trong những năm 70:
1. Chiều xuống, chiều dần buông. Lặng lẽ, trời mờ sương.
Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng.
Đồng chí quý mến ơi ! Cùng đến với chúng tôi.
Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.
Thành phố xinh xắn của tôi ơi !
Ngày mai tôi sẽ vắng xa rồi.
Trời nắng mới sắp lên. Tàu lướt nhớ tới em.
Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta.

2. Tiền tuyến chờ đợi ta, Cùng hát mừng đồng chí,
Chúng ta sẽ nhổ neo lên đường mai này.
Đồng chí quý mến ơi ! Cùng ta hãy hát ca,
Hát lên bài chiến thắng để biệt li.
Thành phố xinh xắn mến yêu ơi !
Ngày mai ta sẽ vắng xa rồi.
Làn sóng thúc hối ta, Biển khơi đón chúng ta,
Thoáng xa bao khăn trắng vẫy chào ta.

3. Nào hát, bạn của tôi. Ngày mai rạng bình minh,
Chúng ta sẽ lên đường vào chiến dịch.
Nào hát, hát nữa đi. Đồng chí mái tóc sương,
Đã cùng tôi chiến đấu những ngày qua.
Chào nhé, Thành phố mến yêu ơi !
Ngày mai, sáng sớm sẽ ra khơi.
Và giữa ánh nắng lên, Và giữa ánh nước trong,
Trông vời xa thấp thoáng khăn màu xanh.

Nói thêm khi tôi dịch đoạn 2 & 3: Bản dịch trên tuyệt vời, nhất là mấy câu đầu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc đó nó không tránh khỏi những cụm từ như “Tiền tuyến”, “Chiến dịch”... mà ở nguyên bản không có.
Bài hát Nga nói về tình yêu quê hương, tình đồng chí của những người chiến sĩ hải quân Xô Viết trước khi đi làm nhiệm vụ thường kỳ là bảo vệ vùng biển. Họ ra khơi không phải để chuẩn bị cho trận chiến với ai cả... mà những cụm từ trên có thể đem lại sự hiểu lầm. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì gắn bó ta sâu xa hơn, cụ thể hơn là những sứ mạng cần hoàn thành để đáp ứng cho một giai đoạn lịch sử.
Cũng như những tác phẩm nghệ thuật sống mãi trong mọi thời đại, không nên gán cho nó 1 giai đoạn lịch sử hoặc dấu ấn thời kỳ nào đó mà bản thân nó không có. Và lời dịch cần bảo đảm đúng ý nguyên tác, không thêm theo ý mình muốn hoặc cần, là tôn trọng tác giả và văn hóa dịch thuật.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
ВЕЧЕР НА РЕЙДЕ
Музыка: В. Соловьев-Седой
Cлова: А. Чуркин
1. Споемте, друзья, ведь завтра в поход
Уйдем в предрассветный туман
Споем веселей, пусть нам подпоет,
Седой боевой капитан.

Припев:
Прощай, любимый город!
Уходим завтра в море.
И ранней порой мелькнет за кормой
Знакомый платок голубой.

2. А вечер опять хороший такой,
Что песен не петь нам нельзя.
О дружбе большой, о службе морской,
Подтянем дружнее друзья.
(Припев)

3. На рейде большом легла тишина,
А море окутал туман.
И берег родной целует волна,
И тихо доносит баян.
(Припев)
---------------------

CHIỀU HẢI CẢNG
Nhạc: V. Soloviov-Sedoi
Lời: A. Churkin
Bản dịch: Tân Huyền (Đoạn 1 & Điệp khúc)
Dmitri Tran (Đoạn 2 & 3)

1. Chiều xuống chiều dần buông, lặng lẽ trời mờ sương,
Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng.
Đồng chí quý mến ơi, cùng đến với chúng tôi,
Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.

ĐK:
Chào nhé, thành phố quý yêu ơi!
Ngày mai, sáng sớm sẽ ra khơi.
Bình minh mới sắp lên, tàu sẽ lướt đi xa,
Thoáng sau khăn xanh thắm vẫy chào ta.

2. Chiều đến dần từ xa, đẹp như trời chiều qua,
Trong lòng muốn hát lên bài ca bất tận.
Tình yêu của chúng ta, người chiến sĩ hải quân,
Cùng nhau trong năm tháng, nào bạn ơi!
ĐK

3. Cảng lớn rộng kề bên, chiều đến chợt lặng yên,
Biển xanh như đắm trong sương mù vô hạn.
Và sóng vỗ mơn man, ở đâu đó không xa
Tiếng đàn phong cầm thoảng đến ấm lòng ta.
ĐK
--------------------------

Để tham khảo, xin đăng bản dịch của cố nhạc sĩ Tân Huyền trong những năm 70:
1. Chiều xuống, chiều dần buông. Lặng lẽ, trời mờ sương.
Đêm về những âm thanh nghe sao dịu dàng.
Đồng chí quý mến ơi ! Cùng đến với chúng tôi.
Hát lên bài ca say đắm khi chiều rơi.
Thành phố xinh xắn của tôi ơi !
Ngày mai tôi sẽ vắng xa rồi.
Trời nắng mới sắp lên. Tàu lướt nhớ tới em.
Trên bờ khăn xanh thắm vẫy chào ta.

2. Tiền tuyến chờ đợi ta, Cùng hát mừng đồng chí,
Chúng ta sẽ nhổ neo lên đường mai này.
Đồng chí quý mến ơi ! Cùng ta hãy hát ca,
Hát lên bài chiến thắng để biệt li.
Thành phố xinh xắn mến yêu ơi !
Ngày mai ta sẽ vắng xa rồi.
Làn sóng thúc hối ta, Biển khơi đón chúng ta,
Thoáng xa bao khăn trắng vẫy chào ta.

3. Nào hát, bạn của tôi. Ngày mai rạng bình minh,
Chúng ta sẽ lên đường vào chiến dịch.
Nào hát, hát nữa đi. Đồng chí mái tóc sương,
Đã cùng tôi chiến đấu những ngày qua.
Chào nhé, Thành phố mến yêu ơi !
Ngày mai, sáng sớm sẽ ra khơi.
Và giữa ánh nắng lên, Và giữa ánh nước trong,
Trông vời xa thấp thoáng khăn màu xanh.

Nói thêm khi tôi dịch đoạn 2 & 3: Bản dịch trên tuyệt vời, nhất là mấy câu đầu. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh lúc đó nó không tránh khỏi những cụm từ như “Tiền tuyến”, “Chiến dịch”... mà ở nguyên bản không có.
Bài hát Nga nói về tình yêu quê hương, tình đồng chí của những người chiến sĩ hải quân Xô Viết trước khi đi làm nhiệm vụ thường kỳ là bảo vệ vùng biển. Họ ra khơi không phải để chuẩn bị cho trận chiến với ai cả... mà những cụm từ trên có thể đem lại sự hiểu lầm. Lòng yêu nước bắt nguồn từ những gì gắn bó ta sâu xa hơn, cụ thể hơn là những sứ mạng cần hoàn thành để đáp ứng cho một giai đoạn lịch sử.
Cũng như những tác phẩm nghệ thuật sống mãi trong mọi thời đại, không nên gán cho nó 1 giai đoạn lịch sử hoặc dấu ấn thời kỳ nào đó mà bản thân nó không có. Và lời dịch cần bảo đảm đúng ý nguyên tác, không thêm theo ý mình muốn hoặc cần, là tôn trọng tác giả và văn hóa dịch thuật.​
 
Last edited by a moderator:

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ngày hôm qua, tối 7/5, tại Hà Nội, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị thành phố Hà Nội phối hợp với Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội đã tổ chức chương trình chào mừng kỷ niệm 60 chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2014) và 69 năm chiến thắng trong Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại (9/5/1945 – 9/5/2014).

http://dangcongsan.vn/cpv/Modules/Preview/PrintPreview.aspx?co_id=30106&cn_id=650799

Trong chương trình có biểu diễn nhiều tiết mục đặc sắc, trong đó mình đặc biệt ấn tượng với tốp ca thể hiện bài hát
"Идет солдат по городу", rất vui tươi, trẻ trung, khỏe khoắn đầy chất lính.
Ở đây mình gửi đến các bạn bản được thể hiện bởi nam ca sỹ А.Гоман và nhóm nhạc Блестящие, mời mọi người cùng thưởng thức hưởng ứng Chiến thắng Điện Biên Phủ 7/5 của chúng ta cũng như ngày Lễ Chiến Thắng 9/5 của dân tộc Nga nhé :)

[Lời bài hát]
У солдата выходной, пуговицы в ряд
Ярче солнечного дня золотом горят
Часовые на посту в городе весна.
Проводи нас до ворот
Товарищ старшина, товарищ старшина.

Идёт солдат по городу по незнакомой улице
И от улыбок девичьих вся улица светла.
Не обижайтесь девушки, но для солдата главное,
Чтобы его далёкая любимая ждала.

А солдат попьёт кваску, купит эскимо.
Никуда не торопясь, выйдет из кино
Карусель его помчит музыкой звеня,
И в запасе у него –
Останется полдня, останется полдня.

Где любимая живёт липы шелестят
И садится в карусель не её солдат,
Но другие ни к чему все до одного
Если только верно ждёшь -
Солдата своего, солдата своего
 
Chỉnh sửa cuối:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chị gắn nhãn (tiền tố) 09-05 giúp em để sự kiện tiện theo dõi trên trang chủ chị nhé :)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Поклонимся великим тем годам - Bow to Those Great Years
(Музыка: Александра Пахмутова - Слова: Николай Добронравов)
Не забывайте грозные года,
Когда кипела волжская вода
Земля тонула в ярости огня
И не было ни ночи и ни дня.
Сражались мы у волжских берегов.
На Волгу шли дивизии врагов.
Но выстоял великий наш солдат.
Но выстоял бессмертный Сталинград.

Поклонимся великим тем годам,
Тем славным командирам и бойцам,
И маршалам страны и рядовым,
Поклонимся и мёртвым, и живым.
Всем тем, которых забывать нельзя
Поклонимся, поклонимся, друзья
Всем миром, всем народом всей землёй
Поклонимся за тот великий бой.

За годом год, из боя снова в бой
Взлетали вновь салюты над Москвой
И завершив победою войну,
Планете всей вернули мы весну.
Окончен тот великий смертный бой
Синеет мирно небо над тобой
Над вечной нашей матушкой-рекой
Над славною солдатской головой.

Поклонимся великим тем годам,
Тем славным командирам и бойцам
И маршалам страны и рядовым
Поклонимся и мёртвым, и живым
Всем тем, которых забывать нельзя
Поклонимся, поклонимся, друзья.
Поклонимся великим тем годам,
Тем славным командирам и бойцам
И маршалам страны и рядовым
Поклонимся и мёртвым, и живым.

Всем тем, которых забывать нельзя
Поклонимся, поклонимся, друзья.
Всем миром, всем народом всей землёй
Поклонимся за тот великий бой.
Всем миром, всем народом всей землёй
Поклонимся за тот великий бой.


****************************************

XIN CÚI CHÀO NHỮNG THÁNG NĂM VĨ ĐẠI

Hãy chớ quên những năm tháng hiểm nguy,
Khi nước dòng sông Volga sục sôi
Cả đất nước chìm trong ngọn lửa hung tàn
Khi đó chẳng kể ngày hay đêm.
Chúng ta chiến đấu trên bờ sông Volga.
Cả sư đoàn giặc tiến đánh trên Volga.
Nhưng người lính vĩ đại của ta đã đứng vững.
Nhưng Stalingrad bất tử kiên cường.

Xin cúi chào những tháng năm vĩ đại,
Tất cả các cán bộ và chiến sĩ vinh quang,
Từ các nguyên soái cho tới những tân binh,
Chúng ta cúi chào những người đã hy sinh và người còn sống.
Tất cả những điều này chớ bao giờ quên
Hỡi các bạn ơi chúng ta cùng cúi chào
Cả thế giới, các dân tộc và tất toàn trái đất
Chúng ta cúi chào trận chiến vĩ đại này.

Tháng năm qua đi, lại thêm nhiều trận đánh
Pháo hoa lại tung bay trên trời Moskva
Và kết thúc chiến trang bằng chiến thắng lẫy lừng,
Chúng ta trả lại mùa xuân cho cả hành tinh.
Trận đánh vĩ đại bất tử đã kết thúc rồi
Trên đầu ta trời hòa bình xanh cao đang tỏa sáng
Xuống dòng sông quê mẹ muôn đời
Cùng tượng người chiến sĩ quang vinh.

Chúng ta cúi chào những tháng năm vĩ đại,
Tất cả các cán bộ và chiến sĩ vinh quang,
Từ các nguyên soái cho tới những tân binh,
Chúng ta cúi chào những người đã hy sinh và người còn sống.
Tất cả những điều này chớ bao giờ quên
Hỡi các bạn ơi chúng ta cùng cúi chào
Chúng ta cúi chào những tháng năm vĩ đại,
Tất cả các cán bộ và chiến sĩ vinh quang,
Từ các nguyên soái cho tới những tân binh,
Chúng ta cúi chào những người đã hy sinh và người còn sống.

Tất cả những điều này chớ bao giờ quên
Hỡi các bạn ơi chúng ta cùng cúi chào
Cả thế giới, các dân tộc và tất toàn trái đất
Chúng ta cúi chào trận chiến vĩ đại này.
Cả thế giới, các dân tộc và tất toàn trái đất
Chúng ta cúi chào trận chiến vĩ đại này.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Một kỷ niệm trong những đêm Ngày Chiến thắng 9 - 5.

Cũng những ngày tháng 5 như thế này gần chục năm trước, chúng tôi ngồi trao đổi với nhau về không khí trước ngày Chiến thắng. Bọn con trai thì đoán những vũ khí gì sẽ có mặt trong buổi duyệt binh ngày mai ở Quảng trường Đỏ..., cô bạn Irina ở ngoại ô Mátscơva thì gửi cho tôi bài hát Поезд на Ленинград vừa được ban nhạc Technology phối và trình bày, chưa có trên Tivi và các trang mạng. Trước đấy, ban nhạc Imperya có hát bài này, nhưng nghe không tốt lắm nên ít người chú ý. Sau đó bài hát này trở thành top 20 của năm.

Lúc đó, ngoài tình cảm với Tp Leningrad, tôi cũng rất thích nhạc và cách thể hiện bài hát, nên hỏi lại: “Sao bạn lại thích bài này?” Cô ta bảo rằng: “Хочешь любить по-настоящему, нужно уметь достойно расставаться!" (Muốn có tình yêu đích thực thì cần phải biết chia tay xứng đáng).
Irina lấy chồng được vài năm, trước khi về VN chúng tôi có gặp nhau ở Mát, còn bài hát thường xuyên đến với tôi trong những ngày Lễ kỷ niệm Chiến thắng, cho dù mình ở bất kỳ đâu.

Cố gắng chọn cảnh và làm videoclip để gửi đến các bạn đã có một thời gắn bó và yêu mến Leningrad !
Ở TiengNga.net của ta có các bạn đang sống và học tập ở S. Petersburg nên tôi đăng lại bài hát này, cũng là muốn gửi đến các bạn đó:

CHUYẾN TÀU ĐI LENINGRAD (Nhạc Nga, lời Việt)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Память о Великой Победе должна помочь нам понять, что мы нуждаемся сейчас в такой же сильной армии, какая была в советское время. Но какой подъём в войске может быть без подъёма патриотического духа? А ничто не поднимает патриотический дух так, как песни военных и послевоенных лет. Ещё больше эти песни будут вдохновлять, если их исполнят представители молодого поколения, что может стать хорошим знаком преемственности поколений. Послушайте эти песни и порадуйтесь на нашу молодёжь, среди которой сохранилось немало светлых людей.
Исполнители:
Брендон Стоун -- певец, композитор, аранжировщик, саунд-продюсер конкурса «Новая волна» в Юрмале.
Дарья Швецова -- финалистка конкурса «Украина мае талант».
Святослав Грабовский -- непрофессиональный исполнитель, ученик 11-ого класса, обладатель редкого тембра голоса.
Соня Лапшакова -- лауреат конкурса «Детская Новая Волна 2011», ведущая детских музыкальных программ.

Песни:
1. Хотят ли русские войны? (музыка: Э.Колмановский, слова: Е.Евтушенко, исполняет Брендон Стоун).

2. Солнечный круг (музыка: А.Островский, слова: Л.Ошанин, исполняет Соня Лапшакова).

3. В землянке (музыка: К. Листов, слова: А. Сурков, исполняет Дарья Швецова).

4. Нiч яка мiсячна (музыка народная, слова: М.Старицкого, исполняет Святослав Грабовский).

5. Смуглянка (музыка: А. Новиков, слова: Я. Шведов, исполняет Соня Лапшакова).

6. Течёт река Волга (музыка: М.Фрадкин, слова: Л.Ошанин, исполняют Брендон Стоун, Дарья Швецова).

7. Темная ночь (музыка: Н.Богословский, слова: В.Агатов, исполняет Брендон Стоун).

8. Огонёк (музыка: автор неизвестен, слова: М.Исаковский, исполняет Дарья Швецова).

9. Что тебе снится, крейсер Аврора? (музыка: В.Шаинский, слова: М.Матусовский, исполняет Соня Лапшакова).

10. Тополя (музыка: Г. Пономаренко, слова: Г. Колесников, исполняет Брендон Стоун).

11. Тальяночка (музыка: В.Соловьёв-Седой, слова: А.Фатьянов, исполняет Дарья Швецова).

12. Случайный вальс (музыка: М.Фрадкин, слова: Е.Долматовский, исполняют Брендон Стоун, Дарья Швецова).

13. С чего начинается Родина (музыка: В.Баснер, слова: М.Матусовский, исполняет Брендон Стоун).

14. Прощание славянки (музыка: В.Агапкин, слова: В.Лазарев, исполняет Дарья Швецова).
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hành khúc “ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ” “LỜI TẠM BIỆT CỦA CÔ GÁI SLAVƠ” được viết bởi một chàng lính kỵ binh thổi kèn, sau này là nhạc trưởng dàn nhạc quân đội Vasily Ivanovich Agapkin (1884-1964) vào mùa thu năm 1912. Vào năm 1912 khi xẩy ra các sự kiện tại khu vực Balkan, nơi những người anh em mang dòng máu Slavơ chiến đấu chống lại ách thống trị của Ottoman, Vasily Agapkin sử dụng giai điệu này để sáng tác bản hành khúc “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ
Bản hành khúc ban đầu được chia thành hai phần, mà trong đó phần đầu căn bản của giai điệu phục vụ việc hát solo và phần điệp khúc nhằm tưởng nhớ lại bài ca trong thời gian chiến tranh Nga- Nhật. Ông đã mang tác phẩm của mình về Simferopol gặp
Jacob Bogorodov - nhạc trưởng quân nhạc nổi tiếng, nhà soạn nhạc và nhà phát hành nhạc. Ông Jacob Bogorodov rất thích bản hành khúc này. Nhưng trong đó vẫn còn thiếu một phần – trio. Khi đó họ bắt đầu nghĩ tới việc cùng làm với nhau. Bogorodov đã giúp cho nhạc sĩ trẻ mới vào nghề viết các nốt nhạc và hợp tấu nhạc cho đứa con tinh thần của mình. Họ cùng nhau nghĩ ra tên của hành khúc - “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”. Chính tại Simferopol, bản hành khúc được sớm phát hành.
Trên trang bìa của ấn bản đầu tiên này – Hình ảnh một phụ nữ trẻ nói lời tạm biệt với một chiến binh, xa xa nhìn thấy dãy núi Balkan, một đội các binh sĩ. Và dòng chữ: “Прощание славянки” “
Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” - bản hành khúc mới này viết cùng các sự kiện tại Balcan. Xin gửi tặng tới tất cả những người phụ nữ Slavơ. Tác phẩm của Agapkin.
Bản hành khúc lần đầu tiên được vang lên tại trung đoàn kỵ binh dự bị thứ 7 ở Tambov, nơi tác giả phục vụ. Bản nhạc “
Slavianka” này nhanh chóng được chọn và sử dụng cho nhiều dàn nhạc khác, tác phẩm ngay sau đó trở nên rất nổi tiếng.



Năm 1937, dựa vào bản nhạc này một người lính Ba Lan Slezak. R. đã viết bài hát "Những cây bạch dương khóc thét gào" ("Rozszumiały Sie brzozy placzące", SL Slezak. R.), đến khoảng năm 1943, sau khi một tác giả vô danh đã sửa lại lời, nó trở thành bài hát du kích nổi tiếng của phe kháng chiến Ba Lan "Những cây dương liễu khóc thét gào" ( "Rozszumiały się wierzby placzące" ), trong đó nói về cô thiếu nữ đưa tiễn các du kích quân vào rừng hoạt động.
“…
Mặc cho đường của chúng ta không kết thúc
Bởi ta đâu có biết điểm cuối cuộc hành trình
Chúng ta cùng tin rằng trong chiến thắng này
Sẽ có biết bao máu và nước mắt tuôn rơi
…”
Tôi nhớ vào năm 1979- 1980 khi học tiếng Nga tại Minsk, tôi rất đã biết giai điệu bài hát này do các thầy cô ở trường đại học ngoại ngữ Hà nội dạy một số đoạn, khi đó đài tiếng nói Varszawa phát bài hát này thường xuyên, cho nên ai cũng nghĩ đó là bài hát của Balan, chứ thực ra lúc đó chưa biết ai là tác giả của bản hành khúc này.
Bản hành khúc chỉ được nổi tiếng trở lại với bộ phim “
Đàn sếu bay qua” (1957), được cất vang trong những buổi tiễn đưa những người tình nguyện ra mặt trận của cuộc chiến thế giới thứ hai.


Hơn tám mươi năm cuộc đời, tác giả của bản hành khúc bất hủ này đã cho ra đời hơn 60 bản nhạc quân đội. Thời khắc lịch sử vẻ vang nhất trong tiểu sử của cuộc đời nhạc sĩ là cuộc diễu binh ngày 7 tháng 11 năm 1941 trên Quảng trường Đỏ tại Matxcơva. Vasily Ivanovich Agapkin đã được vinh dự chỉ huy một dàn nhạc kèn hơi hợp nhất của đơn vị đồn trú Matxcơva, tiễn đưa những người tham gia cuộc diễu binh lịch sử này tại Quảng trường Đỏ tiến thẳng ra mặt trận. Giống như một truyền thuyết được lưu truyền qua sách vở từ đời này qua đời khác rằng tại cuộc diễu binh này có sử dụng bản hành khúc “Прощание славянки” “Lời tạm biệt của cô gái Slavơ”.
Mãi sau này vào ngày 10 tháng 2 năm 2004 trên tờ báo "
Buổi chiều Matxcơva" , № 25 nhà thơ Vladimir Lazarev đã cho đăng lời bài hát của mình. Vladimir Lazarev vừa là nhà báo, nhà thơ, nhà văn, nhà bình luận văn học năm 1999 ông đã định cư tại California- Hoa Kỳ.
Nếu dùng từ “
Lời tạm biệt của cô gái Slavơ” ta cũng có thể hiểu đây là cuộc chia tay của các cô, các chị tiễn đưa bạn bè, chồng con mình ra chiến trường chống giặc ngoại xâm, còn nếu dùng chữ “từ biệt” có thể nghe nó hơi nặng nề quá, vì trong chiến tranh chuyện đó cũng thường xẩy ra và “từ biệt” mau chóng thành “vĩnh biệt” cuộc đời này mấy mai có thể biết trước. Trong thời kỳ chiến tranh chống Mỹ ở Việt nam cũng có nhiều bài hát tương tự, nhưng đánh nhớ nhất vẫn là bài “Tiễn anh lên đường” của nhạc sĩ Nguyễn Văn Tý cũng dạt dào tha thiết tình cảm của kẻ ở người đi và cùng hò hẹp lập công trên mọi mặt trận: anh tiền tuyến- em hậu phương. Để người con trai yên tâm chiến đấu chống kẻ thù ngoài mặt trận, còn người con gái trung hậu đảm đang nơi hậu phương vững mạnh ghóp phần cho chiến công chung. Nếu ai đã từng có những giây phút chia ly như thế này chắc trong suốt cuộc đời chẳng thể nào quên được.


ПРОЩАНИЕ СЛАВЯНКИ - TẠM BIỆT CÔ GÁI SLA-VƠ 2
Nhạc V.I. Agapkin - Lời Nga: V. Lazarev - VLADIMIR LAZAREV (1984)
Lời Việt : Thanh Xuân



TẢI VỀ: Tại đây


 

Attachments

  • Дина Гарипова и Военный хор - Прощание славянки.mp4
    15.3 MB · Đọc: 4,190
  • Дина Гарипова и Ансамбль песни и пляски Российской Армии -Прощание славянки-.mp4
    68.2 MB · Đọc: 9,104
Chỉnh sửa cuối:
Top