Vladimir Putin

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Tổng Thống Nga V.l Putin-con người mang hào quang Liên Xô trở lại Nước Nga.
Là người được đào tạo trong môi trường tình báo, tận mắt thấy nước Đức thống nhất, Liên Bang Xô Viết tan rã có lẽ bản thân ông Putin cũng tự nhận thấy rằng đối với thể chế-nhà nước sư giàu mạnh hưng suy của chế độ phù thuộc vào tầm lãnh đạo quốc gia đó trước những cuộc khủng hoảng, những tác động của cá yếu tố bên ngoài và các quyết sách của các chính sách bên trong.
Không ai là đồng minh vĩnh viễn, không có kẻ thù vĩnh viễn chỉ có lợi ích quốc gia là vĩnh viễn. Nước Nga đã xích lại gần châu Âu từ sự kiện nước Đức thống nhất. Có nhiều nguyên nhân nhưng chúng ta đều hiểu rằng tại thời điểm đo nếu không có sự gật đầu từ phía Liên Xô điều này là không thể. Sau này dưới thời Enxin chính sách hướng đến châu âu ngày càng rõ và sau khi TT Putin lên cầm quyền vẫn tiếp tục hội nhập sâu rộng với châu âu trên hầu hết các các lĩnh vưc nhũng điều này đã tạo thêm cho nước Nga hậu Liên Xô có thêm 1 phần vũng chắc. Thành quả thì chúng ta ko cần phải liệt kê nhưng có thể thấy rằng kể cả trong giai đoạn "Trăng Mật" với Châu Âu TT Putin hẳn đã không quên ai là người đung sau sự kiện Liên Xô sụp đổ, ai là người đang cố gắng đưa vũ khí chiến tranh áp sát nước Nga, ai là những người luôn áp dụng những tiêu chuẩn kép trong đàm phán với Nga về Kinh Tế. Nhưng khác với Trung Quốc dương cao khẩu hiệu Trỗi Dậy Hoà Bình, nước Nga thời đại Putin đã âm thầm tích trữ ngoại tệ, phát triển nội lực( các ngành công nghiệp, nông nghiệp và trồng trọt vẫn phát triển tự cung tự cấp cho nền kinh tế-vẫn còn sót lại từ Liên Xô. Chính điều tưởng như lạc hậu này chính là điều đảm bảo cho nước Nga tự lực phát triển trong thời gian dài tránh phụ thuộc quá nhiều vào phương tây).
Tiếp tục hợp tác phát triển kinh tế với các quốc gia có quân hệ thân thiện với Liên Xô trước đây, với các quốc gia khác hệ tư tưởng nhưng trên nguyên tắc tôn trọng và ko áp dụng những tiêu chuẩn kép của phương tây nên trong 1 thời gian dài nước Nga đã hình thành các liên minh kinh tế với rất nhiều các quốc gia mà Trung Quốc cũng chỉ là 1 đối tác mà thôi.
Biết sư dụng khí đốt như một thứ vũ khí mềm đe trấn áp những cái đầu nóng của phía bên kia. Hẳn nhiều người dân châu Âu chưa quên mùa đông cách đây 2 năm và hiện nay Ucraina đang chịu cảnh đó, khi tiến hành các hành động chống phá nhà nước Nga và nhân dân nói tiếng Nga ở Ucraina.
Trong thời kì mặn nồng các tập đoàn, các cơ quan xí nghiệp hợp tác giữa Châu Âu và Nga liên tiếp được thành lập vơis mục đích góp vốn thực hiện các thoả thuận kinh tế giữa hai bên, và tất nhiên đó cũng là lợi bất cập hại khi Châu Âu và Nga căng thẳng thì sẽ có sự tác động của đối tác này lên các tập đoàn gây khó khăn trong việc quản lí điều hành và Nga đã dùng cách nào để trị thì xin dc nói ở đoạn sau bài viết.
Có thể nói rằng trong thời gian dài hợp tác giữa Nga và châu Âu phát triển hoà bình cả 2 bên đều thu lại được nhiều lợi , nhân dân 2 nước được hưởng nhiều đe đời sông người dân ngày càng tốt hơn.
Nhưng tiếc rằng...
Phương Tây và Châu Âu đã ko muốn tập trung để phát triển kinh tế. Họ đã không quan tâm đến người dân của mình mà mạo hiểm leo thang về chính trị và quân sự nhằm mục đích gây suy yếu và mục tiêu cao hơn là quyết tâm thực hiện lại hình ảnh Liên Xô năm nào tại nước Nga bây giờ.
Nhưng tiếc rằng...
Hiện nay Nga không giống Liên Xô trc đây khi người lãnh đạo đất nước luôn có một cố gắng phi thường nhăm phục hưng phát triển đất nước khác hẳn thái độ bạc nhược, bán nươc của "chó" giôc-ba-chop năm nào. Gian nan mới tỏ mặt Anh hùng-cha ông nói không sai. Khi nhận lại nước Nga từ tay En-xin kèm theo câu nói "hãy phục hưng nước Nga",Từ đống tro tàn dưới bàn tay chèo lái của Putin, con thuyền nước Nga đã nhanh chóng khôi phục lại kinh tế, ổn định về chính trị sau gần 10 năm bất ổn triền miên. Lấy lại niềm tự hào cho người dân Nga sau chục năm tủi hờn khi trong thời điểm khó khăn họ luôn chỉ dc xem là công dân hạng 2- một điều có thể nói là sự xỉ nhục đối với dân tộc đã không tiêc máu xương để giải phóng các nước Châu âu khỏi chế độ Phát Xít.
Hiện nay khi Mỹ và châu âu hợp tác tiến hành cô lập, cấm vận, phong toả với nền kinh tế, chính trị của nước Nga, 1 lần nữa chúng ta mới thấy chữ Tâm và chữ Tầm của nhà lãnh đạo nước Nga.
Đưa Crimea trở về đất mẹ nước Nga trong sự xúc động và tự hào với những người dân Nga nói riêng và những người có tình cảm vơi nước Nga trên toàn thế giới nói chung.
Tiến hành những hành động hợp lí để bảo vệ quyền lợi của những người nói tiếng Nga, những người coi Nga là tổ quốc ở miền Đông Nam Ucraina.
Tiến hành trả đũa các biện pháp tương ứng đối với Hoa kỳ và các nước Châu Âu.
Liên tục có những biện pháp cứng rắn về quân sự nhằm cảnh tỉnh tất cả những quốc gia thù địch cũng như những quốc gia lợi dụng tình hình nước Nga để trục lợi cho bản thân mình rằng Nga là cường quốc hạt nhân-đừng bao giờ quên điều đó và đừng bao giờ xem nhẹ lợi ích của nước Nga tại những nơi mà ở đó ảnh hưởng tới sự tồn vong của nước Nga.
Khi Châu Âu quay lưng, thời gian đầu chúng ta có thể thấy các biện pháp đối sách của nước Nga có tức thì để nói lên-nước Nga dưới triều đại Putin đã có sư chuẩn bị từ rất lâu rồi. Ông Putin chưa bao giờ tin vào những người bạn từ châu âu và bên kia đại tây dương.
Dòng chảy phương nam là dự án tham vọng của nước Nga nhằm bán khí đốt đến các nước châu Âu tránh vùng bất ổn Ucraina. Nhưng các đối tác Châu Âu lại nghĩ rằng chỉ Nga mới cần "Dòng Chảy Phương Nam", băng sức ép chính trị và kinh tế phương tây đã thúc ép các nước Châu Âu có Dòng chảy phương nam đi qua gây khó khăn cho Nga trong quá trình thực hiện dư án và ở mức độ nào đó họ đax thành công, gây khó khăn cho Nga nhưng ý trời đã ko chiều lòng người trong khó khăn Putin đã xoay chiều 1 lúc tạt hai gáo nước lạnh lên các nước châu Âu.
Gáo nước lạnh đầu tiên là sau khi tìm được mắt xích yếu nhất trong Nato là Thổ Nhĩ Kỳ-một quốc gia với đông dân số là người theo đạo hồi, mặc dù là thành viên Nato nhưng có thể thấy một điều các nước trong khối chưa bao giờ coi Thổ là đồng minh thật sự, người dân Châu Âu nhìn người Thổ với sự e ngại, dè dặt. Chính điều đó luôn làm cho Thổ Nhĩ Kỳ khó chịu nhiều lần ra mặt với khối Nato và Châu Âu. Chớp ngay thời cơ Putin đã công du Thổ và sau đó chúng ta đã biết dự án Dòng Chảy Phương Nam bị tạm dừng và thay đó là "Dòng Chảy Thổ Nhĩ Kỳ", chưa kể đến hàng loạt dự án khác. Với cái quyền trượng này Thổ sẽ có nhiều thứ để gây sức ép ngược đến hàng loạt nước Châu Âu, điều trc đây họ không có. Đieu này đã làm cho các quốc gia mà có dòng chảy phương nam đi qua mà trc đây gây khó dễ với Nga, từ lão thủ tướng cho đến thằng tổng thống phải đăng đàn giải thích này nọ nhưng xin lỗi Putin đã chào thân ái rồi. Ăn cây nào thì phải rào cây ấy. Putin và nước Nga đưa tiền đến nhưng lại nghe thằng khác thì chỉ có nước nhịn thôi.
Cái tát thứ 2: nhiều người nói rằng nước Nga phụ thuộc vào dầu mỏ quá lớn nên dễ bị tổn thương thì nên đi học lại, cái thời đó qua lâu lắm rồi. Khi các nước phương tây quyết giét chết đồng nội tệ của Nga, lúc đầu người lãnh đạo nước Nga quyết định mở dự trữ ngoại tệ để cứu đồng rup, nhiều người phương tây và ko ít người ở Việt Nam đã nói với tôi-Nga đi rồi. Khi tất cả lãnh đạo châu âu bắt đầu ăn mừng vì Nga sắp gục thì bất ngờ tất cả các tập đoàn có vốn nước ngoài tại Nga bị thu mua lại hết với số tiền thấp hoen rất nhiều. Cái gậy sức ép kinh tế trong lòng nước nga đã ko còn.:)) làm người viết liên tưởng lại cái ngày mà phong trào maidan thành công ở Ucraina, các nhà lãnh đạo các quốc gia cầm ly chúc mừng nhau thì nghe tin Nga đã lấy đc Crimea. Nga học châu âu làm kinh tế, nhưng giờ Nga lại dạy lại châu âu về kinh tế:)))
Trừng phạt về kinh tế thì bản thân các nước Châu Âu cũng lãnh đủ sau khi Nga phản đòn, không những thế còn giúp Nga phát triển nội lực, liên kết với các quốc gia khác đa dạng hoá trong quan hệ kệ cả các quốc gia chống đối phương tây và châu âu, vô tình chung lại làm cho nước Nga có tiếng nói hơn.
Về chính trị cô lập nước Nga nhưng lại ko hiểu rằng nhiều vấn đề hiện nay không có Nga thì sẽ ko giải quyết được vấn đề.
Về quân sự thì đưa vũ khí, con người bao vây nước Nga và biến phát xít Ucraina thành tiền đồn chống Nga mà quên mất rằng chính Tại quảng trường đỏ nước Nga là nơi bắt đầu sự sụp đổ của Phát Xít Đức. Hiện nay có thể thấy các vũ khí hiện đại nhất của Nga đã đưa vào biên chế thù chính các quốc gia cạnh nga năm trong Nato mới là những kẻ ko ngủ ngon chứ ko phải là Nga. Khi Nga cứng thì Nato hãy coi chừng.

Nguồn: Sưu tầm Facebook.
 

maiminh06

Thành viên thường
Nói thật chứ, mình xem bao nhiêu sách vở,tài liệu, video rồi.
Nga mà đánh nước nào không biết có thắng không.
Chứ nước nào mà đánh Nga thì cầm chắc là thua rồi. :)
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Nói thật chứ, mình xem bao nhiêu sách vở,tài liệu, video rồi.
Nga mà đánh nước nào không biết có thắng không.
Chứ nước nào mà đánh Nga thì cầm chắc là thua rồi. :)

Nhà lý luận quân sự nổi tiếng Carl von Clausewitz (1780-1831) từng viết về nước Nga như sau: “Không một lực lượng bên ngoài nào có thể đánh bại được nước Nga. Nước Nga chỉ có thể tự thua bởi những mâu thuẫn nội tại của mình”.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор



Ngày 09/05/2014 tại Hồng Trường diễn ra lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít, một sự kiện thu hút rất nhiều chú ý của truyền thông thế giới. Xin dịch lại bài diễn văn ngắn của Tổng Thống Liên Bang Nga V. Putin vừa phát biểu sáng nay.

Thưa các bạn công dân Nga kính mến! Thưa các cựu chiến binh, các vị khách quý, những chiến sĩ, thủy thủ, hạ sĩ quan, chỉ huy kỹ thuật, các sĩ quan, tướng lĩnh và đô đốc!

Chúc mừng quý vị nhân 70 năm ngày chiến thắng chiến tranh vệ quốc vĩ đại. Hôm nay trong khi kỷ niệm ngày trọng đại này chúng ta cùng nhận thức những giá trị lớn lao của chiến thắng chủ nghĩa phát xít, tự hào vì cha ông chúng ta đã có thể vượt qua được, đánh đổ và xóa bỏ thế lực đen tối này.

Sự phiêu lưu Hitler trở thành bài học nguy hiểm cho toàn bộ cộng đồng thế giới. Khi đó (thật đáng tiếc-chú thêm của người dịch), những năm 30 của thế kỷ trước một châu Âu uyên bác đã không lập tức nhận ra được ngay mối đe dọa chết người trong tư tưởng của chủ nghĩa phát xít. Và hiện nay, dù đã tròn 70 năm trôi qua, câu chuyện tương tự dường như lại lần nữa gợi về nhắc nhở trong đầu và sự cảnh giác của chúng ta. Chúng ta không được phép quên rằng chủ nghĩa dân tộc cực đoan và bài trừ dân tộc chính là nguyên nhân dẫn đến chiến tranh đẫm máu. Cuộc chiến đó đã cuốn vào nó tới 80% dân số Trái Đất, tàn phá và xâm chiếm hàng loạt quốc gia Châu Âu.

Liên Bang Xô Viết đã đối đầu với những đòn tấn công nguy hiểm nhất của kẻ thù. Trong đó tề tựu những băng nhóm phát xít được tuyển chọn, tập trung tất cả sức tấn công của chúng. Về phương diện số lượng binh sĩ và trang thiết bị thì ở đây (tức tại Nga - chú thích của người dịch) đã diễn ra những trận đánh lớn nhất và quyết định nhất của đệ nhị thế chiến. Và dĩ nhiên từ đó thì cũng không có gì khó hiểu khi cũng chính là Hồng Quân đã đánh những trận đánh quyết định ở Berlin để rồi chính thức đặt dấu chấm chiến thắng cho cuộc chiến với nước Đức thời Hitler.

Vì độc lập của quê hương mà bao nhiêu dân tộc của chúng ta đã đấu tranh. Tất cả họ đã gánh vác những phần nặng nề nhất của cuộc chiến và cùng nhau hoàn kỳ tích bất diệt là vệ quốc thành công, xác định được kết cục cho cuộc chiến, giải phóng khỏi phát xít ở Châu Âu. Và nếu như giờ đây ở đâu đó những người cựu binh chiến tranh vệ quốc không còn sinh sống thì họ cũng cần hiểu rằng, ở đây tại nước Nga chúng ta vẫn cứ luôn tôn trọng và đánh giá cao sự kiên cường, can đảm, lòng tin và tình đồng đội nơi chiến tuyến.

Các bạn thân mến. Chiến thắng vệ quốc vĩ đại mãi mãi để lại cho chúng ta một cột mốc hào hùng trong lịch sử đất nước. Nhưng chúng ta cũng còn nhớ cả tới những người bạn đồng minh trong mặt trận liên hiệp chống Hitler nữa. Chúng ta cũng cảm ơn chân thành tới các dân tộc của Liên Hiệp Anh và Pháp, của Hợp Chúng Quốc Hoa Kỳ về những đóng góp của họ cho chiến thắng. Chân thành cảm ơn những dân tộc chống phát xít khác đã tự mình đứng dậy vũ trang đấu tranh du kích và bí mật, trong đó thậm chí có cả nhiều người ở chính nước Đức. Chúng ta nhớ về cuộc gặp lịch sử của hai lực lượng Đồng Minh tại bờ sông Elbe[1], chính là sự tin tưởng và thống nhất, và đã trở thành di sản chung của tất cả chúng ta, là ví dụ về sự hợp tác các dân tộc vì hòa bình và ổn định. Chính những giá trị tốt đẹp đó đã làm cho thế giới hậu chiến được nhẹ nhàng hơn. Liên Hiệp Quốc đã được thành lập, tạo ra được hệ thống pháp chế quốc tế hợp lý. Hệ thống quy chế đó đã chứng tỏ sự hiệu quả của nó trong việc giải quyết các vấn đề tranh chấp và va chạm.

Tuy nhiên, trong khoảng mười năm gần đây tất cả đã bắt đầu không đếm xỉa đến những nguyên tắc cơ bản của quan hệ quốc tế - những nguyên tắc mà cả thế giới phải trả giá bằng những thử thách sau cuộc chiến toàn cầu mới đạt được. Chúng ta đã được thấy những nỗ lực thể hiện khác nhau với mục đích duy nhất là tạo ra thế giới đơn cực, cũng thấy những ý tưởng bè nhóm dụng lực cô lập được luân chuyển thế nào. Tất cả đều làm xói mòn đi sự bền vững của phát triển thế giới. Và bài toán chung của chúng ta phải tạo ra một hệ thống cân bằng an ninh cho toàn bộ các quốc gia, các hệ thống phù hợp ứng phó với những mối đe dọa đương đại, được xây dựng trên cơ sở các khu vực và toàn cầu phi cô lập và bè phái. Chỉ khi đó mới có thể đáp ứng được hòa bình và bình yên trên Trái Đất.

Các bạn thân mến! Hôm nay chúng ta chào mừng tất cả các vị khách quốc tế và biểu thị lòng cảm kích đặc biệt với đại biểu của các quốc gia đã đấu tranh với chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật. Cùng với các lực lượng Liên Bang, ở trên Hồng Trường này cũng có sự tham gia duyệt binh của hơn 10 quốc gia khác, chẳng hạn như Adecbaizan, Armenia, Belorusia, Kyrgyzstan, Kazakhstan hay Tajikistan là những người có cha ông đều từng kề vai sát cánh ở ngoài tiền tuyến hay tại hậu phương. Đó còn là quân nhân của Trung Quốc, là đất nước cũng từng như Liên Bang Xô Viết, đã phải chịu những tổn thất về nhân mạng hàng triệu người trong cuộc chiến và là lực lượng chủ chốt cầm chân phát xít Nhật tại Châu Á. Chúng ta cũng khâm phục lòng quả cảm của những người Ấn Độ trong cuộc chiến, những người bạn Secbia đã kiên quyết dám đương đầu với Hitler. Trong chiến tranh chúng ta còn nhận được sự hỗ trợ rất mật thiết của nhân dân Mông Cổ và hôm nay trong cuộc duyệt binh này trong hàng ngũ các quân nhân thậm chí đã là cháu chắt của thế hệ những người lính đó.

Ngày chiến thắng của chúng ta là ngày lễ chung, toàn bộ cuộc chiến vệ quốc là một trận chiến vì tương lai của loài người. Những người cha và ông của chúng ta đã sống được qua những đau đớn tưởng chừng không thể, đã chịu đựng tổn thất và mất mát, làm việc đến lao lực tới giới hạn của sự chịu đựng con người, đã chiến đấu không nghĩ tới bản thân, đã minh chứng về sự cao thượng và chủ nghĩa yêu nước chân chính!

Chúng ta nghiêng mình ngưỡng mộ toàn thể những ai vững vàng đến chết vì từng góc phố, từng căn nhà, từng đường biên của giang sơn xã tắc, những ai hi sinh trong các cuộc chiến tàn khốc ở cửa ngõ Moscow và Stalingrad, ở “vòng cung Kurck” và Dnhepr, những ai đã từng vong thân vì đói khổ, rét mướt mà bất khuất ở trận Leningrad, những ai bị tra tấn dã man trong các tại tập trung, nhà tù, vùng địch chiếm. Cúi đầu trước ký ức trong sáng của những người con trai, con gái, cha, mẹ, ông, bà, chồng, vợ, anh, chị, đồng đội, người thân, bạn bè về tất cả họ, những ai không còn trở về từ cuộc chiến, cho họ, những ai không còn ở cùng với chúng ta.

Một phút mặc niệm bắt đầu.


(V. Putin, Dịch: Tiểu Phi)

------

Chú thích của người dịch:

[1] 25/04/1945 là ngày lịch sử hội quân Đông – Tây ở Châu Âu trong đệ nhị thế chiến khi liên quân Mỹ từ phía Tây đánh vào Đức gặp được Liên Quân của Liên Xô ở phía Đông tấn công sang. Hai cánh quân tới bờ sông Elbe thì dừng lại, lần đầu tiên gặp nhau khi cuộc chiến coi như đã định đoạt. Quân Đức chính thức bị chia cắt làm đôi và báo hiệu ngày chiến thắng đã đến rất gần. Cuộc ăn mừng chiến thắng đầu tiên được ghi nhận không phải sau khi Hồng Quân cắm cờ lên nóc nhà quốc hội Đức mà ngay tại buổi hội quân này. Chỉ huy hai cánh quân này đã ăn mừng chiến thắng cho dù phải đến tận khi lá cờ Liên Xô bay trên nóc nhà quốc hội mới thực sự là chiến thắng (chú thích của người dịch).

-----------------------------------------------------

Уважаемые граждане России!

Дорогие ветераны!

Уважаемые гости!

Товарищи солдаты и матросы, сержанты и старшины, мичманы и прапорщики!

Товарищи офицеры, генералы и адмиралы!

Поздравляю вас с 70-летием Победы в Великой Отечественной войне!

Сегодня, отмечая эту священную юбилейную дату, мы вновь осознаём всю грандиозность Победы над нацизмом. Гордимся, что именно наши отцы и деды смогли одолеть, сокрушить и уничтожить эту тёмную силу.

Гитлеровская авантюра стала ужасным уроком для всего мирового сообщества. Тогда, в 30-е годы прошлого века, просвещённая Европа не сразу увидела смертоносную угрозу в идеологии нацизма.

И сейчас, спустя 70 лет, история вновь взывает к нашему разуму и к нашей бдительности. Мы не должны забывать, что идеи расового превосходства и исключительности привели к самой кровопролитной войне. В неё было вовлечено почти 80 процентов населения Земли. Порабощены, оккупированы многие государства Европы.

Советский Союз принял на себя самые жестокие удары врага. Сюда были стянуты - отборные группировки нацистов. Сосредоточена вся их военная мощь. Здесь проходили крупнейшие по количеству войск и техники, решающие битвы Второй мировой.

И закономерно, что именно Красная Армия в результате сокрушительного штурма Берлина поставила победную точку в войне с гитлеровской Германией.

За свободу родной земли боролся весь многонациональный народ. Все несли тяжелейшую ношу войны. И все вместе совершили бессмертный подвиг спасения Отечества. Определили исход Второй мировой войны. Освободили от нацистов народы Европы.

И где бы ни жили сегодня ветераны Великой Отечественной, они должны знать, что здесь, в России, мы высоко чтим их стойкость, мужество и верность фронтовому братству.

Дорогие друзья!

Великая Победа навсегда останется героической вершиной истории нашей страны. Но мы помним и о наших союзниках по антигитлеровской коалиции.

Благодарны народам Великобритании и Франции, Соединённых Штатов Америки за их вклад в Победу. Благодарны антифашистам разных стран, которые самоотверженно боролись в партизанских отрядах и в подполье. В том числе и в самой Германии.

Помним историческую встречу союзников на Эльбе. То доверие и единство, которые стали нашим общим наследием, примером объединения народов ради мира и стабильности.

Именно эти ценности легли в основу послевоенного мирового устройства. Была создана Организация Объединённых Наций, сформирована система современного международного права. Эти институты на деле доказали свою эффективность в разрешении споров и конфликтов.

Однако в последние десятилетия всё чаще стали игнорироваться базовые принципы международного сотрудничества. Те принципы, которые были выстраданы человечеством после глобальных испытаний войны.

Мы видели попытки создания однополярного мира, видим, как набирает обороты силовое блоковое мышление. Всё это подтачивает устойчивость мирового развития.

И нашей общей задачей должна стать выработка системы равной безопасности для всех государств. Системы, адекватной современным угрозам, построенной на региональной и глобальной, внеблоковой основе. Только тогда мы обеспечим мир и спокойствие на планете.

Дорогие друзья!

Мы приветствуем сегодня всех наших зарубежных гостей и выражаем особую признательность представителям стран, которые сражались с нацизмом и японским милитаризмом.

Вместе с российскими военными по Красной площади пройдут парадные расчёты ещё десяти государств. Это представители Азербайджана, Армении, Беларуси, Киргизии, Казахстана, Таджикистана. Их деды и прадеды были плечом к плечу - и на фронте, и в тылу.

Это посланцы Китая, который, как и Советский Союз, потерял в этой войне многие и многие миллионы людей. И через который проходил главный фронт борьбы с милитаризмом в Азии.

Отважно бились с нацистами и воины Индии.

Твёрдое, непримиримое сопротивление фашистам оказали сербы.

На протяжении всей войны нашу страну активно поддерживала Монголия.

И сейчас в едином парадном строю - уже внуки и правнуки военного поколения. День Победы - наш общий праздник. Ведь Великая Отечественная была битвой за будущее всего человечества.

Наши отцы и деды пережили невыносимые страдания, лишения и утраты. Работали на износ, на пределе человеческих сил. Воевали не щадя своей жизни. Показали пример благородства и подлинного патриотизма.

Мы преклоняемся перед всеми, кто насмерть стоял за каждую улицу, каждый дом, каждый рубеж Отчизны. Кто погиб в жестоких боях под Москвой и Сталинградом, на Курской дуге и Днепре. Кто умер от голода и холода в непокорённом Ленинграде. Был замучен в концлагерях, в плену, в оккупации.

Мы склоняем головы перед светлой памятью сыновей, дочерей, отцов, матерей, дедов, мужей, жён, братьев, сестёр, однополчан, родных, друзей. Всех, кто не вернулся с войны. Всех, кого уже нет с нами.

Объявляется минута молчания.

Дорогие наши ветераны!

Вы главные герои великого дня Победы. Ваш подвиг предопределил мирную, достойную жизнь для многих поколений. Дал им возможность созидать и смело идти вперёд.

И сегодня ваши дети, внуки и правнуки - уверенно держат эту победную высоту. Трудятся ради настоящего и будущего своей страны. Преданно служат Отечеству. С честью отвечают на сложные современные вызовы. Гарантируют успешное развитие, могущество и процветание нашей Родины, нашей России!

Слава народу-победителю!

С праздником!

С днём Великой Победы!

Ура!
 

maiminh06

Thành viên thường
Nhà lý luận quân sự nổi tiếng Carl von Clausewitz (1780-1831) từng viết về nước Nga như sau: “Không một lực lượng bên ngoài nào có thể đánh bại được nước Nga. Nước Nga chỉ có thể tự thua bởi những mâu thuẫn nội tại của mình”.
hình như cái này là ở trong đại tác phẩm "Bàn về chiến tranh" của Clausewitz không nhỉ, mình xem qua lâu quá rồi, không biết có phải không. Phải công nhận là ông ấy viết rất kĩ lưỡng, sử dụng từ ngữ nghiêm ngặt
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
hình như cái này là ở trong đại tác phẩm "Bàn về chiến tranh" của Clausewitz không nhỉ, mình xem qua lâu quá rồi, không biết có phải không. Phải công nhận là ông ấy viết rất kĩ lưỡng, sử dụng từ ngữ nghiêm ngặt

Bạn mới 20 tuổi mà “xem “Bàn về chiến tranh” lâu quá rồi” thì quả thật là đáng nể. Clausewitz viết câu này trong tác phẩm “Vom Kriege” bạn ạ.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(VTC News) - Trong các cuộc trả lời câu hỏi trực tuyến kéo dài hàng giờ với người dân Nga, ông Putin luôn biết cách thêm vào vài đoạn hội thoại hài hước, hấp dẫn của mình.

Khi được hỏi một câu đầy tính triết lý: "Liệu có phải mọi thứ ở Nga đều trở nên tốt đẹp hơn?", ông Putin đưa ra câu trả lời khiến nhiều người còn phải suy nghĩa để hiểu xem thực sự ông muốn truyền tải điều gì: "Bạn không thể uống hết tất cả số rượu vodka, nhưng bạn nên cố gắng để làm điều đó".
Tổng thống Nga Putin luôn biết cách đùa tinh tế
[TBODY] [/TBODY]

Liên quan đến chuyện gia đình, có một phụ nữ đặt câu hỏi cho ông Putin rằng bao giờ nước Nga sẽ có đệ nhất phu nhân mới.

Không ngần ngại và thể hiện rõ ràng sự tôn trọng với phụ nữ, ông Putin khẳng định: "Tôi cần chờ vợ cũ của mình là Lyudmila Aleksandrovna kết hôn trước rồi mới tự lo cho bản thân".

Một người nông dân tỏ ra không đồng tình với chính sách bỏ chế độ thay đổi giờ mùa hè và mùa đông của Thủ tướng Medvedev và phàn nàn rằng những con bò của ông không thích điều đó.

Để trả lời câu hỏi này, ông Putin đặt ra một câu hỏi khác với nội dung: "Liệu những người trong trang trại này đã nghe tin Lenin qua đời chưa?". Rõ ràng, ông muốn nhắc đến sự lạc hậu trong quan điểm của người nông dân trên.

Theo Rossiya 24, chiều 14/4, ông Putin sẽ bắt đầu một cuộc hỏi đáp trực tuyến nữa với người dân Nga, số câu hỏi được thống kê hiện nay đã lên đến 1,7 triệu và nhiều người hy vọng vẫn nhận được những đoạn hội thoại hài hước từ người đứng đầu nước Nga như những năm trước.

RT
 
Top