женщина должна работать или она должна заниматься только домашним хозяйством и воспи?

Đeo Kính

Thành viên thường
ai gợi ý cho em đề này với...e phải viết bài hội thoại về vấn đề này...nhưng e k biết viết sao cả...e ms viết đk đoạn chào hỏi thế này thui...mn giúp em nêu ý tưởng với...
А: Доброе утро, Хань!

Х: Доброе утро, Лан Ань!

А: Кто твоя мама?

Х: Моя мама - учительница.

А: Ты видишь, какая твоя мама?

Х: Моя мама замечательная женщина. Она всегда заботиться о семье, хотя она очень заняет работой школы.

А: Твоя мать прямо замечательная женщина. Как по-твоему, женщина должна работать или она должна заниматься только домашним хозяйством и воспи?
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Nếu là chị, chị sẽ lấy tình huống 2 cô bạn gái nói chuyện với nhau. 1 cô thì thích lấy chồng giàu, rồi ko phải đi làm kiếm tiền, chỉ ở nhà làm nội trợ và chăm con thôi. còn cô kia thì lại thích khẳng định mình trong sự nghiệp. Có sự nghiệp thì đc gì và mất gì. Còn nếu chồng cô kia mà ko giàu thì cô ấy có làm nội trợ không. làm nội trợ thì ưu nhược điểm là gì.
"Она всегда заботиться о семье, хотя она очень заняет работой школы." - câu này sai ngữ pháp. em thử tìm xem sai ở đâu nhé!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
vâng ạ...занять + C5 ạ?


Занимать – Занять là cặp động từ nhiều nghĩa, trong đó nghĩa được dùng với tần suất cao nhất là “vay”, “vay mượn”.

Заниматьcя – Занятьcя là làm việc gì đó, bận rộn với việc gì đó.

Khi muốn nói đến nghĩa “bận’, “bận bịu” thì người ta dùng dạng ngắn đuôi (mình chẳng biết gọi là cái gì ngắn đuôi):
- giống đực: я (ты, он) занят + С5;
- giống cái: я (ты, она) занята + С5;
- số nhiều: мы (вы, они) заняты + С5.

Các từ занят, занята, заняты dùng với nghĩa “bận” quả thật là từ động từ Занять mà ra, nhưng không chia bình thường như các động từ читать, говорить, слушать v.v… mà dùng theo nghĩa “bị chiếm”, “bị lấp đầy”. Ví dụ:
- Высота занята противником = đối phương đang trấn giữ cao điểm = противник занял высоту = đối phương đã chiếm được cao điểm.
- Аудитория до отказа занята (заполнена) студентами, тaк, что яблоку негде упасть = giảng đường chật cứng sinh viên đến nỗi không còn lấy một khoảng trống.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Nói thêm một chút về cặp động từ занимать - занять:

1. Với nghĩa thường dùng nhất là “vay”, “vay mượn” (tiền) thì chủ yếu người ta sử dụng dạng hoàn thành занять (chia: займу, займёшь, займёт, займём, займёте, займут), nhưng trong thực tế không mấy khi động từ này được dùng ở dạng đã chia (ở thì tương lai) mà hay dùng ở thì quá khứ hoặc nếu ở thì tương lai thì dùng ở dạng nguyên thể chưa chia. Ví dụ:

- Да не-е…Я к нему не пойду. Как-то неудобно – вчера зáнял (занялá) у него червонец = Thôi. Tớ không đến chỗ nó đâu. Ngại lắm – hôm qua tớ đã vay của nó 10 rub rồi.

- До понедельника не дотяну – стипендия кончилась. Придётся у кого-нибудь занять неммного денег = Tớ không kéo được đến thứ hai đâu – học bổng hết sạch rồi. Phải vay ai đó một ít tiền thôi.

Động từ занимать khi chia (tức là dùng ở thì hiện tại) thường mang nghĩa “chiếm” (Рисовые поля занимают половину площади прoвинции = các cánh đồng trồng lúa chiếm một nửa diện tích của tỉnh) chứ không mang nghĩa “vay” vì chả ai nói “tôi đang vay” cả, thường là “đã vay” hoặc “sẽ vay”.

Đặc biệt động từ занимать ở nguyên thể hay được dùng khi nói về ai đó (C3) có thừa thãi (rất nhiều) thứ gì đó (C2) hoặc đức tính gì đó:

- Ему денег не занимать = Ông ấy nhiều tiền lắm;

- Ему хулиганства не занимать = Thằng ấy quậy phá ghê lắm;

- Ей кокетства не занимать = Con ấy là chúa õng ẹo…

2. Cặp động từ занимать – занять với các nghĩa khác:

a) Lấp đầy, chiếm chỗ: книги заняли всю полку, работа заняла весь день, он быстро подошел и занял своё место v.v…

b) Giữ chức vụ: мой дядя занял пост декана, пост министра финансов впервые заняла женщина (lần đầu tiên có người phụ nữ giữ chức Bộ trưởng Bộ Tài chính)…

c) Thu hút sự chú ý, quan tâm: воспитательница занимает детей игрой, весь вечер он занимал гостей разговорaми о войне, её заняла мысь о дальней поездке в Африку…


Có một điều thú vị mà nhiều bạn không để ý là từ занятия (giờ học) có họ hàng với động từ занять.
 
Top