Sưu tầm Vladimir Putin: Từ khu lao động nghèo tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vladimir Putin: Từ khu lao động nghèo tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới (P1)
Lớn lên tại khu lao động nghèo của Liên bang Xô Viết, đến nay ông Putin trở thành một trong những người đàn ông có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.



Vladimir Putin hiện đang là trung tâm của những vấn đề nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng và quyền lực đó ông không giành được chỉ qua một đêm.

Dưới đây là con đường thăng tiến trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới của tổng thống Putin từ khu ổ chuột nghèo của Liên bang Xô Viết đến vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới.
Vladimir Putin sinh ra tại Leningrad vào ngày 7/10/1952

Bức ảnh thời ông Putin 4 tuổi.

Tổng thống Putin tên đầy đủ là Vladimir Vladimirovich Putin. Ông là con trai duy nhất của một cựu chiến binh và là công nhân tại khu lao động nghèo ở Leningrad. Gia đình ông sống trong một căn hộ nhỏ cùng 2 gia đình khác - một kiểu sống điển hình thời Liên bang Xô Viết.

Thời học sinh, Putin có tham gia làm việc trong đài phát thanh của trường. Tại đây ông chơi nhạc của The Beatles và một số ban nhạc rock phương Tây khác.


Nhiếp ảnh gia Platon - người đã chụp bức ảnh trang bìa nổi tiếng của ông Putin vào năm 2007 nói rằng Paul là thành viên The Beatles được Putin yêu thích nhất. Và bài hát “Yesterday” là bài hát yêu thích của ông.

Tuy nhiên, theo tài khoản riêng của ông Putin thì bài hát yêu thích của tổng thống Nga là những bản nhạc chuẩn Xô Viết không phải nhạc rock phương Tây.

Ngay từ sớm, Putin đã học judo và đạt cup vô địch judo của trường vào năm 1974.



Cựu bộ trưởng bộ tài chính và chủ tịch đầu tiên của Ngân hàng Trung Ương Nga là Sergey Alaksashenko tin rằng tình yêu của ông Putin với judo có thể lý giải được một số điều về chính sách đối ngoại của ông.

“Không giống như chơi cờ, người chơi judo không nên chờ đợi bước đi của đối thủ. Chiến lược của ông Putin khi chơi judo là chờ đợi cho đến khi có cơ hội thực hiện một đòn nhanh chóng và sau đó lùi lại. Người chiến thắng trong judo phải đoán biết được hành động của đối thủ, ra đòn quyết đoán và nhanh nhạy”.

Putin cũng rất yêu thích những cuốn tiểu thuyết điệp viên và chương trình ti vi, đặc biệt là về điệp viên hai mang.

Putin tuyên bố yêu thích serie sách phổ biến nhất trong năm 1960 và sau đó trở thành series truyền hình mang tên “17 khoảnh khắc mùa xuân” nói về điệp viên 2 mang Max Otto von Stierlitz - người đã vươn lên hàng ngũ ưu tú trong chế độ Đức Quốc xã trong suốt thế chiến thứ II.

Ông Putin từng nói: “Điều khiến tôi ngạc nhiên nhất về nhân vật này là nỗ lực của một người đàn ông để đạt được điều mà toàn bộ lực lượng quân đội không thể làm được”.

Năm 1985, Uỷ ban an ninh quốc gia Nga (KGB - đơn vị từng thực hiện rất nhiều phi vụ tình báo bí mật) đã đưa Putin đến Dresden tại đông Đức và sống dưới tên Ông Adamov.

Putin thành thạo tiếng Đức vì vậy ông có thể bắt chước tiếng địa phương trong khu vực. Không giống như hầu hết những điệp viên của KGB, Putin thích giao du với những người Đức. Ông đặc biệt thích những “quy tắc Đức”.

Tuy nhiên, thời gian chính xác Putin ở tại đông Đức đến nay vẫn là một bí mật. Theo điện Kremlin, ông đã được nhận huy chương đồng vì nỗ lực “Trung thành với quân đội nhân dân quốc gia”.

Năm 1989, bức tưởng Berling sụp đổ, Putin quay lại Leningrad, nơi ông được nhận vào làm việc tại văn phòng thị trưởng đầu tiên của Leningrad.

Vào năm 1991, Putin chính thức từ chức và rút khỏi hoạt động của KGB. Sau đó, Sobchak (thị trưởng đầu tiên của Leningrad) đã mời người học trò cũ của mình là ông Putin đến làm việc tại văn phòng thị trưởng. Putin chính thức được công khai làm việc cho một tổ chức chính phủ.

Thời đó, nhóm đảng dân chủ St. Peterburg tin rằng Putin được vào làm việc trong văn phòng thị trưởng là nhờ tác động của KGB nhưng không có bằng chứng xác thực. Thực tế Putin cũng chưa bao giờ phủ nhận mối liên hệ của ông với KGB.

Khi làm việc tại văn phòng thị trưởng Leningrad, Putin được gọi với biệt danh “Chim giáo chủ xám” và là “người đàn ông cần tìm gặp nếu muốn hoàn thành một việc gì đó”.

Putin từng bị điều tra vì cáo buộc “thiên vị trong việc cấp giấy phép nhập khẩu và xuất khẩu”. Tuy nhiên, vụ việc này nhanh chóng kết thúc vì “không đủ bằng chứng buộc tội”.

Khi Sobchak bị thua trong lần tái tranh cử chức thị trưởng, người thị trưởng mới thắng cuộc đã tiếp tục mời Putin ở lại làm việc. Tuy nhiên, ông Putin đã thẳng thắn nói: “Thà bị treo cổ vì lòng trung thành còn hơn hưởng những phần thưởng của sự phản bội”.

Thực tế Putin được giao quản lý chiến dịch tái tranh cử của ông Sobchak. Tuy nhiên, cuối cùng người thắng cuộc là ông Vladimir YakovlevYakovlev. Ông này tiếp tục mời Putin ở lại làm việc tại văn phòng thị trưởng nhưng ông đã từ chối.

Vân Đàm/Theo BusinessInsider
Nguồn: Trí thức trẻ
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vladimir Putin: Từ khu lao động nghèo tới vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới (P2)
Lớn lên tại khu lao động nghèo của Liên bang Xô Viết, đến nay ông Putin trở thành một trong những người đàn ông có tầm ảnh hưởng nhất thế giới.




Vladimir Putin hiện đang là trung tâm của những vấn đề nóng nhất trên thế giới. Tuy nhiên, tầm ảnh hưởng và quyền lực đó ông không giành được chỉ qua một đêm.

Dưới đây là con đường thăng tiến trở thành người đàn ông quyền lực nhất thế giới của tổng thống Putin từ khu ổ chuột nghèo của Liên bang Xô Viết đến vị trí người đàn ông quyền lực nhất thế giới.

Năm 1996, Putin và gia đình ông chuyển tới Moscow. Tại đây, con đường sự nghiệp của ông phát triển nhanh chóng và sớm trở thành người lãnh đạo của Tổng cục An ninh Liên bang Nga (FSB).

Putin đã trải qua rất nhiều công việc tại Moscow từ năm 1996 đến 1999, cuối cùng ông nhận chức chủ tịch Tổng cục An ninh Liên bang Nga.

“Vào tháng 7/1998, Yeltsin (Tổng thống Nga lúc đó) chính thức đề bạt Putin là người đứng đầu FSB”.

Điều thú vị là, ông Putin không đặc biệt thích Moscow, ông coi đây như một “thành phố châu Âu”.

Putin đã nói về thủ đô của Nga như sau: “Tôi không thể nói rằng mình không yêu Moscow và yêu St. Petersburg nhiều hơn. Tuy nhiên, Moscow rõ ràng là một thành phố châu Âu”.

Dù trên đà thăng tiến đỉnh cao nhất của sự nghiệp, Putin vẫn dành thời gian để hoàn thành luận án kinh tế của mình.

“Mặc dù khối lượng công việc chồng chất nhưng vào năm 1997 ông Putin vẫn bảo vệ thành công luận văn thạc sỹ kinh tế tại Học viện mỏ địa chất St. Peterburg. Tuy nhiên, chuyên môn về kinh tế của ông Putin vẫn còn là dấu chấm hỏi.

Tháng 8/1999, Tổng thống Boris Yeltsin bổ nhiệm Putin làm thủ tướng. Một tháng sau đó, xếp hạng tín nhiệm của ông đạt 2%.

Putin là thủ tướng thứ 5 của nước Nga trong vòng chỉ 2 năm. Thời điểm đó, không ai tin Yeltsin khi ông tuyên bố Putin sẽ là người kế nhiệm mình.


Ông Putin đứng cạnh Tổng thống đương thời lúc đó là Yelstin năm 1999.


Thực tế, ai cũng chờ đợi Yevgeny Primokov trở thành tổng thống bởi ông có sự nghiệp ấn tượng hơn và là “người bạn thân thiết của nhiều người từ Madeleine Albright đến Saddam Hussein”.

Sau đó, không rõ nguyên do từ đâu, Yelstin rời vị trí tổng thống và đưa Putin trở thành người kế vị mình vào đầu năm 1999.

Rất nhiều người tin rằng Yeltsin đã để vị trí Tổng thống cho ông Putin là nhằm bảo vệ chính bản thân ông này: Chiến tranh tại Chechnya bắt đầu vào thời kỳ cao điểm, tỷ lệ tín nhiệm của Yeltsin cũng bắt đầu giảm.

Trong bài phát biểu nhậm chức Tổng thống nhiệm kỳ đầu tiên, Putin hứa về việc để tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do báo chí và quyền sở hữu tư nhân…

Cụ thể bài phát biểu có đoạn: “Tôi muốn cảnh báo rằng bất kể ai làm trái luật pháp và hiến pháp của nước Nga sẽ bị trừng phạt thích đáng. Tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do truyền thông đại chúng và quyền được sở hữu - những nguyên tắc cơ bản của xã hội văn minh sẽ được bảo vệ dưới chế độ này”.

Trong nhiệm kỳ Tổng thống đầu tiên, ông Putin tập trung giải quyết các vấn đề nội bộ trước. Có 2 vấn đề nổi bật là: Cuộc chiến tranh với Chechnya và các trùm đầu sỏ chính trị thời Yeltsin.

Putin nhậm chức tổng thống trong thời điểm khá phức tạp. Nước Nga đang ở giữa cuộc xung đột với Chechnya. Thêm vào đó, những trùm đầu sỏ chính trị thời Yeltsin đang lên kế hoạch mở rộng tầm ảnh hưởng của họ trong lĩnh vực chính trị.

Putin thừa nhận những tên đầu sỏ chính trị này có tiềm năng nắm quyền lực lớn vì vậy phải nhanh chóng giải quyết họ.

“Vào tháng 7/2000, Putin tuyên bố với những tên đầu sỏ chính trị rằng ông sẽ không can thiệp vào hoạt động kinh doanh của họ miễn là những người này không tham gia vào chính trị và không chỉ trích Tổng thống”.

Putin được biết đến “người đàn ông của những hành động” với cách xử lý thông minh của ông về chiến tranh Chechnya lần 2.

Những hành động quyết đoán của ông Putin trong cuộc thỏa hiệp với Chechnya trong vụ bắt giữ con tim năm 2002 đã nâng danh tiếng của ông lên rất nhiều. Tỷ lệ tín nhiệm của ông tăng lên 83% sau khi việc này kết thúc.

Năm 2004, Putin tái tranh cử cho nhiệm kỳ thứ 2, ông tiếp tục tập trung giải quyết các vấn đề trong nước nhưng lại chịu những lời chỉ trích vì đàn áp truyền thông.

Cụ thể, nhà báo Anna Politkovskaya đã bị ám sát tại nhà riêng sau khi viết về vấn đề tham nhũng của quân đội Nga với Chechnya. Truyền thông phương Tây đã chỉ trích ông Putin rất nặng nề vì sự cố này.

Tuy nhiên, mặc cho những lời chỉ trích, tín nhiệm của ông Putin vẫn đạt tỷ lệ rất cao. Bên cạnh đó, trong suốt 2 nhiệm kỳ đầu tiên của mình, ông Putin đã giúp kinh tế Nga tăng trưởng một cách đáng kinh ngạc: GDP tăng lên 70% và đầu tư tăng lên 125%.


Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Nga từ 1992 - 2013.
“GDP của Nga trong năm 2007 đạt mức của năm 1990, điều đó có nghĩa là đất nước này đã vượt qua được hậu quả nặng nề của khủng hoảng kinh tế trong những năm 1990”.
Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng nước Nga đã rất may mắn khi có chỗ dựa là dầu mỏ.

Trong năm 2008, Dmitry Medvedev đã tranh cử Tổng thống thành công. Một ngày sau đó, ông đã đề bạt Putin làm Thủ tướng và sau đó nước Nga đã rơi vào khủng hoảng kinh tế.

Khi khủng hoảng tài chính toàn cầu lên mức cao nhất, mọi thứ trở nên tồi tệ. Kinh tế Nga đã rơi vào khó khăn trầm trọng vì phải phụ thuộc nhiều vào đầu tư của phương Tây. Thêm vào đó, khủng hoảng tài chính thực sự cho thấy sự lệ thuộc quá lớn của Nga vào dầu mỏ và khí đốt.

Cùng năm đó, Nga tham gia vào Chiến tranh The Rusco-Georgian.

Xung đột The Russo-Georgia liên quan đến Nga, Georghia và 2 khu vực Nam Ossentia và Abkhazia. Hai khu vực này cố gắng dành độc lập chính thức từ những năm 1990. Nga thì thừa nhận những khu vực này độc lập nhưng phương Tây lại kịch liệt phản đối.

Đến năm 2012, Putin trúng cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ 3 của mình với 63,6% số phiếu bầu (đây là nhiệm kỳ kéo dài 6 năm, không phải 4 năm như thông thường).

Thực tế cuộc bầu cử này gây ra nhiều tranh cãi. Nhiều người cho rằng nhiệm kỳ thứ 3 là trái với luật pháp và cuộc bầu cử có gian lận. Tuy nhiên, mặc cho những lời bình luận, ông Putin vẫn nhận được gần 64% số phiếu bầu.

2 năm sau đó, tháng 3/2014 Putin sát nhập Crimea - một trong những bước đi chính trị phức tạp và gây tranh cãi nhất trong năm.

Tổng thống bị lật đổ của Ukraina là Viktor Yanukovych gửi một bức thư tới ông Putin với nội dung “Yêu cầu sử dụng quân đội Nga để khôi phục lại kỷ luật và mệnh lệnh tại Ukraine”.

Sau đó, quốc hội Nga đã được “mở rộng quyền sử dụng lực lượng quân đội để giải quyết những vấn đề chính trị tại Ukraine, thành lập đồng minh điện Kremlin. Trong khi đó, chính quyền Kiev lên tiếng sẽ xảy ra chiến tranh nếu Nga tiếp tục đưa quân tiến sâu vào Ukraine”, trích tờ The New York Times.

Ngày 2/3, Nga hoàn toàn nắm toàn quyền kiểm soát Crimea và ngày 16/3, “đại đa số” người Ukraine lấy phiếu bầu để ly khai khỏi Ukraina và gia nhập Nga.

Gần đây nhất, Putin bắt đầu mở rộng quan hệ với Trung Quốc nhằm tìm kiếm đối tác thương mại mới trước những trừng phạt của phương Tây.

Nga đã ký kết dự án xây dựng đường dẫn khí đốt trị giá 70 tỷ USD với Trung Quốc. Hai quốc gia này cũng xây dựng “đường sắt cao tốc dài hàng nghìn km từ Moscow tới Bắc Kinh”.

Không ai đoán được bước đi tiếp theo của Putin là gì nhưng nếu ông cân nhắc tái tranh cử Tổng thống Nga ở nhiệm kỳ thứ 4 thì chúng ta có thể sẽ phải chứng kiến nhiều vấn đề hơn nữa cho tới năm 2024.


Tạp chí Forbes bình chọn ông Putin là người quyền lực nhất thế giới năm 2014.


Quay trở lại thời điểm Putin làm việc tại văn phòng thị trưởng St. Peterburg, những người thân cận của ông gọi ông là “ông chủ”. Ngày nay, họ gọi ông là “Nga hoàng”, còn Forbes thì bình chọn ông là “người quyền lực nhất năm 2014”.

Vân Đàm/ Theo BusinessInsider
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Mọi danh hiệu không làm cho ông mờ mắt, ông vẫn luôn là chốt chặn cuối cùng tin cậy của nước Nga...bằng đấy tuổi mà vẫn cưỡi ngựa, bắn cung, lái xe xuyên nước Nga, điều khiển trực thăng, nhảy dù,... đến mức chẳng có thời gian dành cho gia đình...Tôi yêu nước Nga...
 
Top