QH Việt-Nga Giao Lưu Văn Hóa

Хлеб Хлеб Чанг

Thành viên thân thiết
Наш Друг
NHỮNG NGÀY PHIM NGA TẠI VIỆT NAM NĂM 2014.

( Tin vui vui ^^ )

Kỷ niệm 90 năm thành lập hãng phim Liên Bang Nga “Mosfilm”, Đại sứ Quán Liên Bang Nga và Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch nước CHXHCN Việt Nam phối hợp tổ chức “ Những ngày phim Nga tại Việt Nam 2014”.
Những ngày phim Nga tại Việt Nam 2014 sẽ được tổ chức tại: Hà Nội (Trung tâm Chiếu phim Quốc gia) từ 20 -22/5/2014; Đà Nẵng từ 23 – 25/5/2014; thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 27 – 29/5/2014 với 06 bộ phim: Họ đã chiến đấu vì Tổ Quốc, Cô gái ấy, Thời thơ ấu của Ivan, Mát-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt, Khúc ca khinh kỵ binh, Hổ trắng.


Buổi chiếu khai mạc Những ngày phim Nga tại Hà Nội được diễn ra tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia – 87 Láng Hạ lúc 19h00 ngày 20/5/2014 với bộ phim “ Họ đã chiến đấu vì Tổ Quốc”.
Giấy mời Những ngày phim Nga tổ chức tại Hà Nội được phát miễn phí tại sảnh tầng 1 Trung tâm Chiếu phim Quốc gia từ 15h00 ngày 18/5/2014.
Chi tiết liên hệ theo số điện thoai: 0435141791.

Lịch chiếu:

20.5.2014
- 19h00: Khai mạc Những ngày Phim Nga tại Việt Nam
- 19h30: Chiếu phim “Họ đã chiến đấu vì Tổ quốc”

21.5.2014
- 16h00: Phim “Cô gái ấy”

- 18h00: Phim “Thời thơ ấu của Ivan”

- 20h00: Phim “Mát-xcơ-va không tin vào những giọt nước mắt”

22.5.2014
- 18h00: Phim “Khúc ca khinh kỵ binh”

- 20h00: Phim “Hổ trắng”

Có thể xem thông tin tại : http://chieuphimquocgia.com.vn/lich-chieu-phim-nga
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trưởng đại diện Hãng thông tấn TASS tại Việt Nam - ông Yury Denisovich đã có những lời nhận xét chân thành về cuộc sống và công việc tại Việt Nam.
Quan hệ hữu nghị Việt Nam và Liên bang Nga có lịch sử lâu đời, được xây dựng trên nền tảng vững chắc và hiện đang phát triển tốt đẹp. Có được thành quả như hôm nay là nhờ sự đóng góp tích cực của nhiều thế hệ hai nước, những người đã dành nhiều công sức để không ngừng vun đắp tình hữu nghị giữa hai dân tộc.
Để ghi nhận sự đóng góp đó, mới đây tại Hà Nội Chủ tịch nước Trương Tấn Sang đã quyết định trao Huy chương Hữu nghị cho ông Yury Denisovich – Trưởng đại diện Hãng thông tấn TASS tại Việt Nam vì “những đóng góp to lớn vào việc củng cố và thúc đẩy quan hệ hữu nghị Việt-Nga”. Nhân dịp này, phóng viên VOV có cuộc trao đổi với ông Denisovich.

Nhà báo Nga Yury Denisovich. (Ảnh: Quốc Khánh)
PV: Trước hết, xin chúc mừng ông đã được Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam tặng Huy chương Hữu nghị vì những đóng góp trong sự nghiệp thúc đẩy và phát triển quan hệ hữu nghị Việt Nam – LB Nga. Xin ông cho biết cảm nhận của ông khi được trao tặng Huy chương Hữu nghị?

Ông Yury Denisovich: Trước hết, tôi xin bày tỏ lời cám ơn đến Đảng, Nhà nước và Nhân dân Việt Nam đã cho tôi có được vinh dự này. Phần thưởng này là sự kiện lớn đối với tôi, là niềm vinh dự không những đối với tôi, mà còn cho cả gia đình tôi, bởi gia đình tôi đã có gần 40 năm gắn bó với đất nước Việt Nam.
Tôi coi phần thưởng này là động lực thúc đẩy mình nỗ lực hơn nữa để góp phần không ngừng phát triển quan hệ hai nước chúng ta.
PV: Cơ duyên nào khiến ông chọn Việt Nam là nơi sinh sống và công tác?
Ông Yury Denisovich: Lần đầu tiên tôi cùng cả gia đình đến Việt Nam là vào năm 1988. Khi đó bố tôi là nhà báo quốc tế được điều động sang làm Trưởng đại diện TASS tại Việt Nam. Sau khi tốt nghiệp Trường phổ thông của Đại sứ quán LB Nga tại Hà Nội năm 1992, tôi quyết định học tiếng Việt và thi vào Khoa tiếng Việt - Đại học tổng hợp Hà Nội. Sau đó tôi bảo lưu một năm để sang Matxcơva học ở Trường Á-Phi thuộc Đại học tổng hợp Lomonosov. Tại đây tôi học Khoa ngữ văn chuyên về tiếng Việt. Chính điều này đã giúp tôi định hướng sự nghiệp sau này của mình.
Lúc còn là sinh viên, tôi đã xác định là mình sẽ làm việc tại Việt Nam, luôn phấn đấu vì điều đó và đến giờ tôi rất vui vì sự nghiệp của mình tiến triển tốt đẹp như vậy. Gia đình tôi bên họ nội đã có ba đời làm việc cho TASS: ông nội tôi có gần 40 năm liên tục làm ở đây, bố tôi 36 năm, còn tôi đến nay đã được 19 năm rồi. Tôi rất hài lòng được làm phóng viên của một hãng thông tấn lớn nhất nước Nga này, đặc biệt là ở Việt Nam.
Ở đây tôi chuyên viết về tất cả mọi khía cạnh cuộc sống trên đất nước Việt Nam, về chính trị, kinh tế, văn hóa, rồi sau đó gửi về Matxcơva, qua đó giúp người Nga hiểu hơn về Việt Nam. Trong khi người Việt Nam cũng biết hơn về nước Nga qua những thông tin mà TASS đăng tải.
PV: Điều ấn tượng nhất đối với ông trong thời gian sinh sống và công tác tại Việt Nam là gì?
Ông Yury Denisovich: Tôi sống ở Việt Nam đã hơn 20 năm nay và mọi thứ ở đây tôi rất yêu thích, nhưng điều mà tôi quý trọng nhất đó chính là con người Việt Nam. Họ là những người bạn tuyệt vời, chân thành, nhân hậu và hay tươi cười, luôn sẵn lòng giúp đỡ người thân và bạn bè trong mọi hoàn cảnh. Nếu bạn được làm bạn với người Việt Nam thì đó chính là những người bạn suốt cả cuộc đời.

Lễ trao tặng Huy chương Hữu nghị cho ông Yury Denisovich tại Hà Nội.
PV: Đã từng làm cộng tác cho Đài Tiếng nói Việt Nam khi còn là sinh viên, ông có nhận xét gì về các đồng nghiệp ở đây?

Ông Yury Denisovich: Đài Tiếng nói Việt Nam là cơ quan ngôn luận được nhiều người Nga biết đến. Hiện có rất nhiều thính giả đón nghe các chương trình của Đài, và tôi rất vinh dự đã từng là một phần của tập thể Đài. Với tôi, công việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam là rất thú vị, bởi nó cho tôi thường xuyên được cập nhật thông tin. Mỗi lần lên Đài làm tôi thấy rất vui vì được tiếp xúc với các đồng nghiệp ở đây, cùng trao đổi với họ những sự kiện diễn ra trong ngày.
PV: Ông có dự định làm gì trong tương lai nhằm góp thúc đẩy quan hệ hữu nghị hai nước Việt Nam – LB Nga chúng ta?
Ông Yury Denisovich: Tôi sẽ tiếp tục viết về Việt Nam – một đất nước tuyệt vời và thú vị, cũng như mời gọi người Nga đến thăm nơi đây. Tôi tin rằng, người Nga một lần đến Việt Nam chắn chắn sẽ muốn quay trở lại, bởi vì đây là nơi mà người Nga có được cảm giác như ở nhà mình. Quan hệ hữu nghị giữa hai dân tộc chúng ta đã trải qua nhiều thập kỷ, đầu năm sau chúng ta sẽ kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao hai nước. Sự ủng hộ, hiểu biết và thiện cảm lẫn nhau đã tồn tại trong nhiều thập kỷ qua và tôi sẽ phấn đấu để góp phần thúc đẩy tình cảm này giữa nhân dân hai nước chúng ta ngày càng gắn kết hơn.
PV: Xin cám ơn ông về cuộc phỏng vấn này. Chúc ông ngày càng đạt thêm nhiều thành công trong sự nghiệp của mình!./.
Hãng thông tấn nhà nước Nga được đổi tên từ Hãng tin ITAR-TASS cũ. Đây là một trong những Hãng thông tấn lớn nhất nước Nga, có bề dày 110 năm lịch sử. Hãng này sở hữu một trong những mạng lưới phóng viên lớn nhất thế giới với 682 cơ quan thường trú trong nước và 94 cơ quan thường trú ở nước ngoài.
Quốc Khánh/VOV5
Nguồn: vov.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Từ thời Liên Xô đã có truyền thống các thành phố hoặc khu vực của Nga và Việt Nam kết nghĩa với nhau.

Mã chèn diễn đàn :
Sau khi Liên Xô sụp đổ, truyền thống đó cũng không bị lãng quên. Hơn thế nữa, nếu như trước đây các mối quan hệ chủ yếu mang tính hình thức, thì hiện nay sự kết nghĩ anh em giữa các thành phố Nga Việt đang có nhiều nội dung cụ thể và đi vào thực tiễn.

Mối quan hệ anh em kết nối St. Petersburg và thành phố Hồ Chí Minh, Vladivostok và Khánh Hòa, Chita và Ninh Bình, Ulyanovsk và Nghệ An, Hà Tĩnh và Ekaterinburg.

Cách đây chưa lâu, Đà Nẵng và thành phố cổ Yaroslavl của Nga đã lễ kỷ niệm 1000 năm thành lập. Hai thành phố này kết nghĩa anh em với nhau từ ba thập kỷ trước. Gần đây, hàng năm có khoảng hai trăm người dân Yaroslavl đi nghỉ tại Đà Nẵng trong dịp nghỉ phép, và chỉ số này có tiềm năng tăng trưởng lớn. Phó Thị trưởng Yaroslavl Boris Tamarov cho biết:

“Hai thành phố chúng tôi có mối quan hệ đối tác theo hướng du lịch và văn hóa. Đáng tiếc, cho đến nay, quy mô quan hệ kinh tế còn tương đối nhỏ, chỉ khoảng 150.000 đô la/năm. Chủ yếu chúng tôi sản xuất động cơ ô tô, sơn, vecni cho Việt Nam. Bởi vì chế tạo ô tô là ngành công nghiệp truyền thống mạnh mẽ của thành phố Yaroslavl. Sinh viên Việt Nam đến thành phố chúng tôi để học tập. Ngày càng có nhiều sinh viên Việt Nam được đào tạo tại trường đại học tổng hợp của chúng tôi, tại trường y và các trường đại học khác.”

Mùa hè năm 2014, Yaroslavl đã một trong số ba thành phố Nga diễn ra các sự kiện Ngày văn hóa Việt Nam tại LB Nga. Hàng chục ngàn công dân thành phố đã thưởng thức nghệ thuật Việt Nam. Ban lãnh đạo thành phố tranh thủ nhân dịp này tiếp xúc với các quan chức Đà Nẵng để thảo luận về chương trình liên kết mới. Đó là thiết lập quan hệ giữa doanh nhân hai nước, trao đổi sinh viên và và các đoàn nghệ sỹ, lập tuyến bay thẳng giữa Đà Nẵng và Moskva - thủ đô Nga, cách Yaroslavl ba trăm cây số.

Các mối liên hệ đó rất hiệu quả. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng Văn Hữu Tiến cho biết:

“Cả hai bên chúng tôi đều mong muốn tăng cường quan hệ hợp tác với nhau trong giáo dục, y tế, văn hóa và kinh tế. Đà Nẵng mong đợi các nhà đầu tư từ Yaroslavl nói riêng, từ Nga nói chung - họ luôn luôn cần thiết để phát triển thành phố.

Phó Thị trưởng Yaroslavl Boris Tamarov dự định trong năm mới sẽ đến thăm Đà Nẵng, tiếp tục làm việc về chương trình liên kết. Hiện tại, ông gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất tới nhân dân thành phố Đà Nẵng kết nghĩa nhân dịp Năm Mới 2015 sắp tới.
Nguon ruvr .ru
 

Attachments

  • DANANG_POBRATIMY.mp3
    2.6 MB · Đọc: 426

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photо: The Voice of Russia

Thư viện của Tổng thống Liên bang Nga và Tổng Bí thư Đảng Cộng Sản Việt Nam đã được bổ sung thêm món quà của Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học Nga – Bộ sách “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập” xuất bản tại Matxcơva.

Đây thực sự là một ấn phẩm rất độc đáo - người khởi xướng kiêm lãnh đạo đề án, tiến sĩ khoa học lịch sử, giáo sư Pavel Posner nhận định.

“Bộ sách khác cơ bản với tất cả những gì đã từng được công bố ở bất cứ nơi nào và vào bất cứ lúc nào : không những ở Việt Nam mà cả ở bất kỳ quốc gia nào khác, - nhà bác học Nga khẳng định. Ấn phẩm bao gồm cả giai đoạn từ thiên niên kỷ thứ ba trước Công nguyên đến năm 2011. Ngoài ra không chỉ có thông tin về lịch sử mà cả về địa lý và dân tộc học. Đây là bộ sách tổng quát tất cả những nghiên cứu về Việt Nam của các nhà khoa học trên toàn thế giới. Không có bất cứ khía cạnh nào đã từng được ai đó trong số họ đề cập đến mà không được phản ảnh trong ấn phẩm của chúng tôi”.

Năm ngàn năm lịch sử Việt Nam gói gọn trong sáu tập của ấn phẩm với gần năm ngàn trang sách. Ở đây có thể tìm thấy thông tin về bất cứ vấn đề nào cho dù rối rắm phức tạp nhất. Chỉ riêng danh mục những tài liệu nguồn sử dụng cũng đã chiếm một trăm trang sách với hai ngàn tên gọi.

Những tài liệu vô cùng hữu ích có cả trong mục tài liệu tham khảo của bộ sách quý này. Thí dụ như bài viết về quy tắc xác định niên đại và hệ thống bói toán ở Việt Nam. Bảng niên biểu tất cả các triều đại Việt Nam được trình bày trong tương quan với niên biểu các triều đại Trung Quốc. Ngoài ra tất cả tên của các vị hoàng đế và niên hiệu của họ được trình bày cùng với cách viết tượng hình và lần đầu tiên được dịch sang tiếng Nga. Chức quan, phẩm tước của giới quan lại Việt Nam được trình bày trong tương quan với những chức vị tương đương của châu Âu cùng những đơn vị đo chiều dài, diện tích, khối lượng, cũng như các đơn vị tiền tệ đã từng lưu hành ở Việt Nam vào nhiều thời điểm khác nhau”.

Để biên soạn bộ “Lịch sử hàn lâm Việt Nam toàn tập”, giáo sư Postner đã chọn được đội ngũ các nhà khoa học gồm mười sáu người Nga, sáu người Việt và hai người Pháp. Công tác chuẩn bị đã kéo dài trong sáu năm, sau đó Bộ Lịch sử toàn tập được bắt đầu viết vào bốn năm trước đây.

Tập thể tác giả xin tiếp nhận với lòng biết ơn tất cả những nhận xét và ý kiến đóng góp về công trình của mình.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Vladimir Ivanov - Chuyên gia Việt Nam học

Vladimir Ivanov - Bác Volodya. Tên họ này quen thuộc với nhiều người, cả các chuyên viên Việt Nam học người Nga và Nga học người Việt, các giảng viên và sinh viên, rồi tất cả nnhững người Việt học tiếng Nga hay người Nga học tiếng Việt đều biết danh tính ông.Đã năm thập kỷ nay hàng bao lượt người sử dụng những cuốn Từ điển, trên trang bìa ghi tên tác giả V.V. Ivanov.


Ông là người thầy mến yêu của những chuyên viên mang vinh quang về cho ngành Việt Nam học ở Nga. Ông đã miệt mài chuẩn bị để công bố nhiều tác phẩm văn học kinh điển Nga bằng tiếng Việt. Ông là thành viên tập thể tác giả biên soạn và hiệu đính bộ Đại từ điển Việt-Nga bề thế mới xuất bản cách đây chưa lâu. Ông còn là một người lính của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Những người lính như thế bây giờ còn lại rất ít. Ngày 21 tháng Giêng, Vladimir Ivanov kỷ niệm mốc sinh nhật chẵn đại thượng thọ 90 tuổi.

Khi chiến tranh bùng nổ, Volodya Ivanov mới 16 tuổi, vừa kết thúc chương trình lớp 9 phổ thông và chỉ học lớp 10 được đúng một ngày. Thay vì đến trường học tập, Volodya cùng với các thanh thiếu niên bạn bè và những người trẻ tuổi tham gia đào công sự chống tăng và thu hoạch vụ mùa, dựng chướng ngại vật trong những cánh rừng ngoại ô và dập tắt đám cháy do bom rải trên mái nhà thân thuộc ở một ngõ phố Matxcơva. Rồi sau đó Volodya vào làm việc tại nhà máy chế tạo súng cối. Như mọi nhân viên của công binh xưởng, Volodya có quyền ở lại đó không cần nhập ngũ. Nhưng vào năm 1943, khi đủ 18 tuổi, Volodya Ivanov đã tự tìm đến đăng ký ở Phòng Quân vụ để rồi được gửi đến trường Trung cấp Pháo binh ở thành phố Tula của những chuyên gia sản xuất vũ khí. Sau tháng rưỡi học tập, một số học viên trong đó có Volodya được gửi ra tiền tuyến. Ngay sau đó, các thanh niên trẻ măng này đã tham gia vào một trong những chiến dịch đẫm máu nhất của Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại – cuộc vượt sông Dnepr. Trong bão lửa hỏa lực địch dữ dội, những người lính xô-viết dùng đủ mọi thứ tìm thấy để bơi qua con sông rộng và theo đúng nghĩa đen họ lao bổ vào trận địa được thiết kế kiên cố của quân phát-xit ở bờ dốc hữu ngạn của dòng Dnepr. Vladimir Ivanov hồi tưởng như sau:

“Tiểu đoàn chúng tôi chỉ chiếm được một chiến hào.Trong những ngày đầu tiên, những trận đánh diễn ra liên tục suốt ngày đêm, bọn địch cố ném chúng tôi trở lại bờ kia của sông Dnepr. Ngày 15 tháng Mười năm 1943 tôi bị thương nặng, tám tháng rưỡi nằm trong Quân y viện cả ở miền nam lẫn miền bắc đất nước, và cả ở Matxcơva. Ra viện, tôi xuất ngũ và từ đó không trở lại đội hình nữa”.

Theo tính toán của các sử gia, thời hạn sống của một xạ thủ súng máy ở tuyến tiền tiêu ác liệt trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại chỉ gồm có 5 ngày. Vladimir Ivanov đã gặp may, ông chiến đấu trên tuyến đầu trong suốt hai tuần lễ mà vẫn sống sót. Từ quân y viện trở về, Ivanov hoàn thành chương trình lớp 10 và nhập học tại trường Đại học Mỏ.

Ông Ivanov kể: “Tôi trải qua học kỳ mùa hè và đến đợt thi tiếp theo thì tôi hiểu ra rằng khai thác mỏ hoàn toàn không phải là công việc hợp với mình. Tôi rút lại hồ sơ giấy tờ và rời trường. Tháng Chín năm 1946, tôi vào học ở Viện Nghiên cứu phương Đông và tốt nghiệp năm 1952. Trong số bạn đại học của cha tôi có một nhà nghiên cứu Ấn Độ, và những câu chuyện của ông về phương Đông kỳ bí thực sự hấp dẫn làm tôi say mê. Tại Viện, tôi nghiên cứu ngôn ngữ Thổ Nhĩ Kỳ và đã viết luận văn về thành ngữ cách ngôn tiếng Thổ. Nhưng đến năm 1950, Liên Xô thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam DCCH, và đất nước xô-viết cần đến các chuyên viên biết tiếng Việt. Cùng với tôi, được đề nghị nghiên cứu thứ ngôn ngữ Á Đông này còn có một số sinh viên khác, những người sau này trở thành chuyên gia Việt Nam học hàng đầu ở Liên Xô như Alla Shiltova, Yvetta Glebova, Albert Mazaev ... Nhiệm vụ mới mẻ và chẳng hề giản đơn. Không có sách giáo khoa mà cũng chẳng có từ điển. Cuốn tài liệu tham khảo đầu tiên của tôi là tập sách mỏng với bản dịch sang tiếng Việt bài phát biểu của Thứ trưởng Ngoại giao Liên Xô Andrei Vyshinsky tại kỳ họp thứ nhất của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc vào năm 1946. Sau đó, có thời gian chúng tôi theo học ở Khoa Lịch sử Đại học Tổng hợp Quốc gia Matxcơva MGU. Rồi tiếp đến là sự kiện Viện của chúng tôi sáp nhập với Đại học Quan hệ Quốc tế MGIMO, và thế là tôi có mặt tại trường đại học ngoại giao hàng đầu của đất nước”.

Vladimir Ivanov dạy tiếng Việt ở những trường đại học khác nhau, kể cả ở MGIMO. Các học trò của ông trở thành phiên dịch viên xuất sắc về tiếng Việt, nhận công tác trong các lĩnh vực khác nhau nhất: ngành ngoại giao, cơ quan chính phủ, ngành quân sự và lĩnh vực khoa học. Có thời gian Vladimir Ivanov được cử sang công tác ở Việt Nam, nơi ông đã gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và những lãnh đạo khác của Nhà nước Việt Nam. Chuyên viên Nga Ivanov đã góp phần xây dựng ngành công nghiệp của đất nước Dân chủ Cộng hòa ở vùng Đông Nam Á. Ông từng có nhiều năm làm việc tại Nhà xuất bản “Tiến bộ” Matxcơva, ấn hành bản chuyển ngữ sang tiếng Việt những tác phẩm chính trị-xã hội và văn học Nga. Uy tín cao của ông trong tập thể các chuyên viên Việt Nam học xô-viết thể hiện ở việc nhiều lần Vladimir Ivanov đảm nhận trọng trách dẫn đầu nhóm các thông dịch viên tiếng Việt tại các kỳ Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô. Khối kiến thức phong phú uyên thâm của ông đắc dụng trong công việc yêu thích nhất là làm từ điển. V.V. Ivanov tham gia biên soạn cuốn Từ điển Việt-Nga nổi tiếng thường được gọi tắt là “Cuốn Xanh", công bố vào năm 1961, và bộ Đại từ điển mới Việt-Nga, là công trình được tiến hành trong nhiều năm và hoàn thành vào năm 2012. Vladimir Ivanov là một trong ba tác giả của bộ Từ điển Nga-Việt hai tập gồm khoảng 43.000 từ mà suốt trong nhiều năm qua cũng như nhiều năm tới chắc vẫn là nguồn chính và toàn diện nhất để tra cứu khi dịch từ tiếng Nga sang tiếng Việt.

Còn phải kể thêm nữa là ngay từ thuở làm người lính Hồng quân chiến đấu ngoài mặt trận, Vladimir Ivanov đã bắt đầu sáng tác thơ. Ông viết về mọi chuyện: về chiến tranh, về Việt Nam, về tình yêu và cuộc sống. Chúng ta sẽ nghe tác giả Vladimir Ivanov đọc một trong rất nhiều bài thơ của ông:

Vá tấm lưới cũ trong chiều buông thanh vắng

Nghe thoảng đâu đây lời hát nhẹ nhàng

Có đảo nhỏ đất mặn mòi bốn bề sườn dốc đứng

Những con tàu dửng dưng ngang qua về phố lớn Hải Phòng

Dáng tàu khuất xa rồi chàng ngư dân thuần phác

Vẫn tin có ngày Cát Bà đón tàu cập vào bến đảo hằng mong …

Đã hơn bốn chục năm nay, hàng năm vào Ngày Chiến thắng 9 tháng Năm người lính già của Sư đoàn Cận vệ số 12 Vladimir Ivanov đều mặc bộ quân phục cũ sờn và ra Công viên Văn hóa Gorky, một điểm hẹn hội ngộ của các cựu chiến binh Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại từ khắp nước Nga. Đã ba năm nay, chỉ còn lại mình ông là đại diện của Trung đoàn cũ. Nhưng vào ngày này, sau bàn tiệc trong căn hộ ấm cúng hiếu khách của vợ chồng ông Ivanov đều tề tựu đông đủ con cháu của những người đồng chí đồng đội cũ tìm về quây quần bên Vladimir Vladimirovich. Ước mong sao truyền thống này sẽ tiếp nối dài lâu!

Mừng sinh nhật bác Volodya yêu quí, xin kính chúc sức khỏe và sự mẫn tiệp. Chúng tôi hy vọng trong nhiều, thật nhiều năm nữa còn được chiêm ngưỡng sự thông thái, khả năng kết thân quảng giao và luôn yêu mến mọi người, tính cách khảng khái bộc trực và lương thiện cùng óc trào lộng hài hước không gì sánh nổi. Xin kính chúc đại trường thọ, hạnh phúc viên mãn, thưa chuyên viên Việt Nam học lão trượng, người lính và nhà thơ Nga Vladimir Ivanov!
 
Last edited by a moderator:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: Flickr.com/bgolub/cc-by-nc-sa 3.0

Mốc luật hóa thiết lập quan hệ ngoại giao đã được đặt nền móng từ 300 năm trước bằng sự hiểu biết lẫn nhau, gây dựng mối liên hệ và phát triển sự hiệp lực cùng nhau giữa hai dân tộc. Nếu người dân Việt Nam lần đầu tiên biết đến sự hiện diện của quốc gia Nga hồi giữa thế kỷ 18, qua tác phẩm của bác học Lê Quý Đôn, thì ở Nga các thông tin về Việt Nam đã xuất hiện còn sớm hơn nữa, từ một thế kỷ trước đó.

Sử gia Matxcơva Piotr Tsvetov cho biết: “Trong Cung Vũ khí của Bảo tàng điện Kremlin hiện lưu giữ quả địa cầu là vật dụng sở hữu của phụ thân Sa hoàng Nga Piotr Đại đế. Sa hoàng Alexei sống vào giữa thế kỷ 17. Trên quả địa cầu này có ghi danh vương quốc An Nam và chỉ ra khá chính xác vùng lãnh thổ của đất nước phương Nam xa xôi ấy”.

Còn đến giữa thế kỷ 18, trên báo và tạp chí xuất bản ở Nga bắt đầu xuất hiện ngày càng nhiều thông tin về Việt Nam. Thoạt đầu là ghi chép của các tác giả nước ngoài, rồi chẳng bao lâu sau đó cả người Nga cũng đến thăm đất Việt Nam. Trong số đó những vị khách Nga này có các nhà khoa học, văn sĩ và thủy thủ. Bá tước Vyazemsky đến kinh đô Huế vào năm 1892 đã trở thành người Nga đầu tiên được nhận những phần thưởng quốc gia cao nhất của Việt Nam do đích thân vua Thành Thái ban tặng. Năm 1891 có một vị khách vương giả Nga đến thăm Sài Gòn, đó là Thái tử Nikolai Romanov - ba năm sau trở thành Sa hoàng Nikolai II – nhà vua cuối cùng của đế chế Nga. Năm 1905, các tàu chiến thuộc Hạm đội Thái Bình Dương của Nga đã thả neo ở bờ biển Việt Nam hơn một tháng, trong đó có cả tuần dương hạm "Rạng Đông” mà sau này ghi danh vào lịch sử với phần đóng góp cho Cách mạng tháng Mười năm 1917. Nhân đây cần nói thêm, khi ấy chính các thủy thủ Nga đã là những người đầu tiên ghi nhận tiềm năng xuất sắc của Cam Ranh như là một căn cứ dành cho tàu chiến.

Sau Cách mạng Tháng Mười, người Nga ít có dịp đến Việt Nam. Nhưng kể từ mùa hè năm 1923, sau khi lãnh tụ Việt Nam Hồ Chí Minh đến Matxcơva, thì người Việt Nam bắt đầu xuất hiện nhiều hơn ở nước Nga. Khoảng 60 người đã qua các khóa đào tạo tại các trường học thuộc hệ thống của Quốc tế Cộng sản. Trong số những học viên này có các ông Trần Phú, Lê Hồng Phong, bà Nguyễn Thị Minh Khai, ông Hà Huy Tập, Nguyễn Khánh Toàn… 7 đại biểu của nước Việt đã kề vai sát cánh với các chiến sĩ xô-viết trong hàng ngũ Hồng quân và người Matxcơva để chiến đấu lao động bảo vệ thủ đô Liên Xô trước đòn tấn công xâm lược của quân đội Đức Quốc xã vào mùa đông năm 1941-1942.

Tuy nhiên, những liên hệ của Matxcơva với các đại diện của phong trào cách mạng Việt Nam vốn gần gũi và thường xuyên trong những năm 20-30 của thế kỷ trước, đã bị cắt đứt không lâu trước Thế chiến II.

Sử gia Nga Evgeni Kobelev nhận xét: “Năm 1938 đã giải thể các cơ sở giáo dục trong hệ thống Quốc tế Cộng sản. Và hầu như toàn bộ học viên người Việt, kể cả nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc, đều rời địa bàn Liên Xô. Khoảng năm 42-43 ban lãnh đạo xô-viết đã cử người sang Việt Nam để nối lại quan hệ - vị giao liên khi ấy là ông Vương Thúc Tình cựu nhân viên Quốc tế Cộng sản từng tham gia phòng thủ Matxcơva chống phát-xit Đức. Nhưng ông Vương Thúc Tình đã bị sát hại trên lãnh thổ Trung Quốc khi đó do Tưởng Giới Thạch cai quản”.

Vì thế, khi ở Việt Nam thực hiện Cách mạng tháng Tám thành công, ban lãnh đạo Liên Xô thậm chí còn không biết rằng Chủ tịch Hồ Chí Minh, tác giả bức thông điệp gửi Stalin, chính là cựu nhân viên Quốc tế Cộng sản Nguyễn Ái Quốc. Tuy nhiên, về chuyện Nguyễn Ái Quốc và Hồ Chí Minh là cùng một người, thì ngay cả hoàng đế Bảo Đại cũng chẳng biết. Rồi ngay sau đó, ở Matxcơva băn khoăn nhận tin giải tán đảng Cộng sản Đông Dương. Tất cả những điều đó khiến các lãnh đạo Liên Xô thấy cần khẩn trương tìm hiểu thực trạng Việt Nam và khôi phục liên lạc với đại diện lực lượng cách mạng của đất nước phương Nam này, bất kể là khi ấy đất nước xô-viết đang phải bận tâm dồn sức giải quyết nhiều nhiệm vụ phức tạp khó khăn của thời kỳ hậu chiến.

Đây sẽ là nội dung của cuộc mạn đàm lần tới trên làn sóng điện của đài "Tiếng nói nước Nga" dành kỷ niệm 65 năm mốc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Liên Xô và Việt Nam. Mời các bạn đón nghe chuyên mục vào ngày thứ Sáu 22 tháng Tám và đọc bài trên trang web của chúng tôi.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: en.wikipedia.org

Trên lãnh thổ Việt Nam có của ba đài tưởng niệm người Nga đã chết tại nước này.

Tại Hòa Bình có đài tưởng niệm những người xây dựng thủy điện. Tại Cam Ranh có đài tưởng nhớ các quân nhân sang Việt Nam giúp tăng cường quốc phòng của nước cộng hòa. Và tại Lái Thiêu, gần thành phố Hồ Chí Minh có đài tưởng niệm các thủy thủ của tàu tuần dương "Diana" đã qua đời ở Sài Gòn hơn 110 năm trước.

Chiếc tàu tuần dương Nga này giống hệt như con tàu "Aurora" nổi tiếng, do tình cờ, cũng đã từng hiện diện tại Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 20, sau khi tham gia các trận đánh trong cuộc chiến Nga - Nhật từ những ngày đầu tiên. Đầu năm 1904, tàu chiến "Diana" tham gia bảo vệ Port Arthur, cơ sở quân sự của Nga ở Trung Quốc. Trong tháng Bảy, chiếc tàu tuần dương được lệnh phải rời khỏi Port Arthur và tiến tới Vladivostok. Trong một trận hải chiến với Nhật Bản, tàu bị hư hại đáng kể, nhiều thành viên thủy thủ đoàn đã thiệt mạng và bị thương. Chạy trốn sự truy đuổi của tàu chiến Nhật Bản, thuyền trưởng "Diana" đưa tàu tuần dương tới bờ biển Việt Nam. Nhà sử học Nga Petr Tsvetov cho biết:

“Đây là quyết định xuất phát từ chỗ Pháp tuyên bố trung lập trong cuộc chiến tranh Nga - Nhật. Đồng thời tàu của Nga và Nhật Bản có thể lưu trú tại các cảng thuộc thực dân Pháp như ở Việt Nam trong thời hạn bất kỳ, có thể sử dụng sự hỗ trợ của các doanh nghiệp địa phương để thực hiện công việc sửa chữa, ngoại trừ những gì liên quan đến vũ khí của họ.”

Tàu "Diana" đến Hải Phòng ăn than và đến 8 tháng Tám thì vào cảng Sài Gòn. Ở đó, bất chấp tuyên bố trung lập của Pháp, có một bất ngờ khó chịu đang chờ đợi tàu chiến Nga. Hóa ra để cập bến sửa chữa, tàu biển cần phải có giấy phép của chính phủ Pháp. Do thực tế là chính phủ Pháp đang đứng về phía Nhật Bản, điện tín từ Paris ra lệnh cho các quan chức của chính quyền thuộc địa tước vũ khí của tàu tuần dương. Tàu phải tháo cờ Nga, vũ khí trên tàu bị đưa nộp vào kho trên bờ. Những người còn lại của thủy thủ đoàn thì phải thực tập nội trú.

Tàu "Diana" phải ở lại Sài Gòn 14 tháng. Trong thời gian này, tám trong số thủy thủ của nó đã chết vì vết thương trong cuộc chiến với Nhật Bản và vì khí hậu bất thường. Họ được chôn cất tại nghĩa trang ở trung tâm Sài Gòn. Sau gần bảy mươi năm, khi các nhà chức trách thành phố Hồ Chí Minh quyết định xây công viên tại khu vực nghĩa trang, theo thỏa thuận với phía Nga, hài cốt của các thủy thủ đã được chuyển đến nghĩa trang thành phố Lái Thiêu. Tại khu mộ, năm 1985 đã dựng lên một tượng đài có hình con tàu với cột buồm cao và chiếc neo để tưởng niệm các thủy thủ Nga.

Cừ Nga trên tàu tuần dương "Diana" lại được kéo lên vào tháng Mười năm 1905, sau khi phê chuẩn hiệp ước hòa bình giữa Nga và Nhật Bản. Cùng thời điểm đó, có tàu tuần dương khác là tàu "Aurora" và các tàu khác của Nga cũng tham gia chiến sự được ghé vào Sài Gòn. Trong tháng Mười một, họ rời cảng Sài Gòn và lên đường về biển Baltic quê hương. Về sau, tàu "Aurora" đã đi vào lịch sử, góp phần vào cuộc cách mạng năm 1917. Còn số phận tàu "Diana" thì rất đáng buồn. Năm 1922, khi chính phủ nước cộng hòa Xô Viết trẻ tìm mọi cách để chống đói, tàu tuần dương Nga đã được bán cho Đức để làm sắt vụn.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: EPA

Trong phần tiếp theo của chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”, chúng tôi xin tiếp tục giới thiệu với bạn nghe đài một nghiên cứu mới của nhà sử học Matxcơva Petr Tsvetov.

Hai năm trước đây, khi bắt đầu chuyên mục này, chúng tôi đã ghi nhận rằng các ấn phẩm đầu tiên về Việt Nam trên báo chí Nga thuộc về các tác giả nước ngoài. Và chỉ đến năm 1846, nghiên cứu đầu tiên của công dân Nga về đất nước các bạn mới được công bố tại Matxcơva. Sử gia Matxcơva Petr Tsvetov phát hiện trong kho lưu trữ một nghiên cứu gần đây hơn của Evdokim Zyablovsky:

“Rõ ràng, Zyablovsky là tác giả Nga đầu tiên viết về Việt Nam. Là giáo sư Đại học St Petersburg, với người đương thời, ông nổi tiếng vì các nghiên cứu thống kê và địa lý.”

Một trong những tác phẩm của Zyablovsky là “Khóa học về địa lý phổ quát" được xuất bản tại St Petersburg năm 1819. Trong sách có nhắc đến Nam Kỳ "đông dân, giàu lúa gạo, vàng và bạc."

12 năm sau, trong cuốn sách mới của mình nhan đề là “Địa lý phổ quát" Zyablovsky mở rộng giới thiệu độc giả Nga với khu vực Bắc Bộ Việt Nam và đề cập đến Huế. Ông viết về “cung điện hoàng gia với trang trí tuyệt vời " và về Hà Nội. Tác giả liệt kê các tôn giáo của người dân địa phương như Phật giáo và Nho giáo, Hồi giáo và Công giáo. Tác giả cũng chú ý đáng kể đến đời sống kinh tế. Trong số những nghề chính của người dân, ông Zyablovsky nhắc tới nông nghiệp và lưu ý đến sự phát triển của ngành sản xuất tơ lụa và vải bông. Trong số các đối tác thương mại của Việt Nam tác giả nêu các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Ba Tư và châu Âu. Đồng thời tác giả nhận xét rằng toàn bộ thương mại hàng hải của Việt Nam khi đó nằm trong tay của người Trung Quốc.

Sử gia Matxcơva Petr Tsvetov cho rằng cần phải ghi nhận công lao của ông Evdokim Zyablovsky trong việc giới thiệu ở Nga những thông tin đầu tiên về Việt Nam từ đầu thế kỷ 19. Tuy nhiên, sẽ không có gì bất ngờ, nếu trong quá trình nghiên cứu sẽ tiếp tục tìm thấy các tác giả Nga khác mô tả Việt Nam.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Flickr.com/Jean & Nathalie/cc-by

Đài phát thanh "Tiếng nói nước Nga" từ Matxcơva tiếp nối loạt bài của chuyên mục "Nhìn lại ngày hôm qua” dành nói về mối liên hệ Nga-Việt.

Hôm nay chúng ta sẽ không đi theo trình tự lịch sử thời kỳ cuối những năm 30 của thế kỷ trước mà chuyển tới vài thế kỷ trước. Nguyên do là một nghiên cứu mới của sử gia Nga Piotr Tsvetov.

Các vị khách tham quan Phòng Vũ khí trong điện Kremlin Matxcơva - một trong những bộ sưu tập phong phú nhất thế giới về hiện vật của những của thế kỷ đã qua - chắc hẳn đều chú ý đến quả địa cầu lớn đặt tại đó. Chính quả địa cầu này đã cho phép sử gia Matxcơva trở lại chiều sâu lịch sử, đẩy xa thêm ít nhất là một thế kỷ dấu mốc khi nước Nga lần đầu tiên được biết về Việt Nam.

Cho đến gần đây người ta vẫn cho rằng dấu mốc đó là năm 1783, với sự kiện người Hà Lan Samuel Baron công bố ở Matxcơva bản phác thảo đường nét xứ Bắc Bộ. Tuy nhiên, ông Piotr Tsvetov nêu giả thiết rằng khi đó thì công chúng Nga, và nhất là tầng lớp cầm quyền của đế chế, đã từng biết đến Việt Nam rồi. Và sử gia Việt Nam học đưa ra luận chứng thú vị:

“Quả địa cầu lưu trữ trong Phòng Vũ khí là thứ vật dụng thuộc về thân phụ Sa hoàng Piotr Đại đế, tức là Sa hoàng Aleksei, trị vì xứ Nga trong thế kỷ 17. Thế mà trên quả địa cầu mô tả thế giới thời gian đó đã ghi nhận vị trí của vương quốc An Nam và xác định khá chính xác phần lãnh thổ của đất nước xa xôi này”.

Đến thời Piotr Đại đế, vị Sa hoàng thừa kế ngai vàng vào đầu thế kỷ 18, đã xuất hiện những dự án đầu tiên về thiết lập liên lạc giữa Nga với các quốc gia Đông Nam Á. Chẳng hạn, dự trù phái đoàn thám hiểm vượt biển trực tiếp từ Viễn Đông, trên hành trình sẽ ghé hải cảng Việt Nam rồi tới Ấn Độ. Đáng tiếc là dự án này không được thực hiện.

Chuyên viên Việt Nam học Matxcơva, ông Piotr Tsvetov nói tiếp: “Xung lực mới để thiết lập quan hệ với Việt Nam là sự kiện vào cuối thế kỷ 18 đã thành lập công ty Nga-Mỹ. Công ty này dự định đảm bảo việc cung cấp cho khu dân cư Nga trên bờ biển phía tây của châu Mỹ - ở Alaska và California. Để làm như vậy đã mua gạo, đường, vải vóc và sợi đay dành cho kênh tàu biển, không phải ở Nga, mà tại các nước trong khu vực Đông Nam Á vốn rất sẵn các mặt hàng đó”.

Sau một thập niên nữa, khi chuẩn bị cuộc thám hiểm vòng quanh thế giới đầu tiên của Nga dưới sự chỉ huy của Krusenstern, Sa hoàng Aleksandr I lưu ý ngay đến nguyện vọng thiết lập quan hệ thương mại giữa vùng Viễn Đông của Nga với Bắc Bộ và Nam Kỳ. Tuy nhiên, mong muốn đó của hoàng đế Nga đã không được đáp ứng: tàu của Krusenstern lướt ngang qua bờ biển Việt Nam.

Vì vậy, con tàu Nga đầu tiên cập vào bến cảng Sài Gòn của Việt Nam đã là khu trục hạm cỡ nhỏ "Abrek", có vị sĩ quan trẻ Konstantin Stanyukovich phục vụ trong thủy thủ đoàn. Chúng tôi đã giới thiệu với các bạn những ghi chép thú vị đầy ấn tượng độc đáo của Konstantin Stanyukovich về cuộc sống tại Việt Nam năm 1863.
Nguồn ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
vinhtq đã đóng góp một tài nguyên vào thư viện:

Российско-вьетнамские отношения: современность и история: Взгляд двух сторон - Sách tiếng Nga nói về quan hệ hữu nghị Việt Nam - LB Nga.

View attachment 1397
Тема: АТР

Год издания: 2013

Институт Дальнего Востока

ISBN: 978-5-8381-0248-5

Настоящий сборник подготовлен при поддержке РГНФ. Он включает статьи ученых Института Дальнего Востока РАН и Института европейских исследований, ряда других институтов РАН и Вьетнамской академии общественных наук. Этот первый в академической практике обеих стран такого рода сборник состоит из двух разделов: «Современность» и «История».

В первом разделе проведен анализ...

Nhấn vào đây để xem và tải tài nguyên...
 
Top