Sưu tầm Tranh vui: Sự khác biệt giữa Tết Việt và Tết Nga trong mắt du học sinh

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Bạn Đức Bảo, một du học sinh Việt tại Nga đã có những so sánh rất thú vị về những điểm khác nhau giữa Tết Nga và Tết Việt.


Điểm khác biệt đầu tiên phải kể đến là thời gian. Nga cũng như các nước phương Tây đều đón Năm Mới theo Dương lịch, tức mồng 1 tháng 1 hàng năm. Việt Nam lại đón năm mới theo lịch Âm, tức lịch của Mặt Trăng, thường rơi vào khoảng cuối tháng 1 đến giữa tháng 2 Dương lịch.

Người Nga có câu: “Phi tuyết bất thành Tết” - những ngày đầu năm mới ở Nga thường tràn ngập màu trắng tinh khôi của tuyết với cái giá rét mùa đông nơi xứ sở Bạch Dương. Ở Việt Nam, khí hậu lại có sự khác biệt giữa 2 miền Nam, Bắc: miền Bắc se se lạnh, bầu trời âm u và có mưa phùn; miền Nam ấm áp và luôn tràn ngập ánh nắng.

Một loại quả mà năm mới ở Nga không thể thiếu, đó là quả quýt. Họ quan niệm những trái quýt vàng mọng sẽ đem lại may mắn và thành công trong cả năm. Còn trên bàn thờ ngày Tết Việt luôn có mâm ngũ quả, ở miền Bắc thường là chuối, bưởi, đào, hồng, quýt, còn miền Nam là mãng cầu, dừa, sung, đu đủ, xoài; với mong muốn cầu bình an, sung túc và may mắn trong cuộc sống.

Theo truyền thống, từ trước đêm Giáng Sinh người Nga đã mua cây thông xanh về và trang trí thật lộng lẫy, họ đặt dưới gốc thông những món quà dành tặng cho người thân. Ở Việt Nam cũng có những loại cây đặc trưng cho năm mới: miền Bắc là hoa đào, miền Nam – hoa mai, ngoài ra cũng không thể thiếu hoa hồng, hoa cúc, cây quất,…



Năm mới ở Nga thường có ông già Tuyết (Дед Мороз) và cô cháu gái của ông - nàng Bạch Tuyết (Снегурочка), phỏng theo hình ảnh nhân vật tưởng tượng Santa Claus. Đúng 12h đêm Giao thừa ông sẽ cùng nàng Tuyết đi phân phát quà cho trẻ em trên chiếc xe trượt tuyết do 3 con ngựa kéo. Còn ở Việt Nam xưa kia trong những ngày đầu năm mới thường có hình ảnh ông đồ già cùng với mực đen, giấy đỏ ngồi trên phố viết câu đối cho người dân Việt:
"Bao nhiêu người thuê viết
Tấm tắc ngợi khen tài
Hoa tay thảo những nét
Như phượng múa, rồng bay".
("Ông đồ" - Vũ Đình Liên)

Người Nga có câu: “Năm Mới – Khoảng thời gian của những món quà”. Họ dành tặng cho người thân, bạn bè những món quà, tặng phẩm kèm theo những lời chúc tốt đẹp nhất. Người Việt Nam cũng tặng quà trước Năm Mới, nhưng nổi bật hơn cả là phong tục lì xì, đó là lệ đặt tiền vào chiếc phong bì nhỏ có trang trí màu đỏ son rực rỡ để mừng tuổi cho trẻ em, gọi là lấy hên và mang lại niềm vui trong ngày đầu năm mới. Ngày nay, quan niệm về tục lì xì đã cởi mở hơn: những người nhỏ tuổi nhưng đã lập gia đình, đã có thu nhập có thể mừng tuổi cho những bậc cao niên như cha mẹ, ông bà để chúc tụng may mắn, sức khỏe, bình an.

Món ăn lạnh chính luôn hiện diện trong thực đơn Năm Mới ở Nga kể từ thời Soviet vẫn là salad "Oliver" và món từ cá được gọi là "cá trích dưới áo choàng lông". đồ uống không thể thiếu là rượu champagne ướp lạnh.
Còn dân gian Việt Nam có câu đối Tết:
Thịt mỡ, dưa hành, câu đối đỏ,
Cây nêu, tràng pháo, bánh Chưng xanh.
Cho đến nay, ‘cây nêu’, ‘câu đối đỏ’ không còn thịnh hành; nhưng ‘dưa hành’, ‘bánh Chưng xanh’ sẽ còn lưu truyền mãi mãi, không thể thiếu trong mâm cỗ cúng gia tiên của mỗi gia đình Việt trong những ngày Tết.

Tuy có nhiều nét khác biệt nhưng Tết ở cả hai quốc gia đều có một điểm tương đồng rất rõ nét, đó là không khí ấm áp, quây quần của cả gia đình bên mâm cơm Tất niên và những ngày đầu Năm Mới…
Nguồn kenh14
Đức Bảo / Theo Trí Thức Trẻ
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Còn một điểm chú quên rất quan trọng...đó là gái Nga đón Tết xinh hơn gái Việt Nam!!!! Khỏi ốm chưa thằng em???
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Một điểm khác biệt nữa là mùa đông bên Nga lạnh nên không có ruồi, ở Việt Nam mình thì có thể có 1-2 chú ruồi vo ve quanh mâm cỗ. Tuy con ruồi không thể ăn mất cái gì trên mâm cỗ nhưng nó luôn sẵn sàng hạ cánh xuống bất kỳ món nào khiến cho tất cả mọi người bận bịu thêm: vừa ăn vừa nói chuyện lại vừa phải…xua ruồi.
 
Chỉnh sửa cuối:
Top