Tính cách và kinh nghiệm làm việc với người Nga

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Nói thế thì cũng chưa hẳn đúng...có tài ở bất cứ cái gì không bao giờ thừa...đừng có tài ở cái việc trộm cắp, tệ nạn là được...Công nhân xây dựng hay lắp ghép ô tô giỏi tiếng Nga thì quá tốt...giao tiếp được với họ, hiểu họ thì công việc sẽ dễ dàng và trôi chảy có khi còn được họ quý mến thì càng có lợi...dễ cảm thông cho nhau hơn chứ...ở đây phải hiểu là không đặt nặng mục tiêu là nhất định phải thật giỏi, chứ không phải không cần...
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Công ty mà anh có kể đó không phải công ty về kỹ thuật, mà về truyền hình, vì một số lý do mà các bạn nga buộc phải về nước, chương trình phải dừng lại, thật đáng tiếc!
Còn những người VN không biết tiếng nga mà anh nói tới là các bạn dựng phim, quay phim.
Anh phiên dịch nói cho quay phim và dựng phim, đồng thời dịch kịch bản, tác nghiệp hiện trường. Công ty ngoài lĩnh vực truyền hình cũng hoạt động cả về bên du lịch nữa.
Ý anh nói tới ở đây, tuy công việc của em, theo anh biết là mang nặng tính dịch vụ, mà khi nói đến nghành dịch vụ thì phải nói đến kỹ năng giao tiếp với khách hàng sao cho thật "chuyên nghiệp", phải "giỏi", nhưng để họ tin mình thì đằng sau cái kỹ năng giao tiếp đó, còn là hàng trăm thứ bà giằn khác trong nghành dịch vụ, du lịch. Nếu những điều này không thực hiện đúng như những gì mình nói, thì có nói giỏi mấy họ cũng chả tin mình đâu, họ sẽ đi tìm một phiên dịch khác kém hơn nhưng bớt chém gió và mang tới cho họ những dịch vụ, những nơi bớt chặt chém hơn.
Một đặc điểm của người Nga khi đi du lịch văn hóa:
Trước khi họ đi thăm quan đến một địa điểm nào đó, họ thường tìm hiểu thông tin rất kỹ. Nên các HDV nào chém gió lung tung là họ biết đấy nhé! Nói thì phải nói cho đúng, thông tin phải bắn sao cho chuẩn!
 

VovaVol

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Mình cũng đã 6 năm gắn bó với nước Nga và hiện giờ đang làm việc với người Nga ở Việt Nam. Mình thích tính cách con người Nga. Cách suy nghĩ và làm việc của họ rất tốt. Tức nhiên là không phải tất cả nhưng hầu hết là như thế. Trung thực và tốt bụng.
Đêm hôm lại đọc những dòng này làm mình lại nhớ nước Nga da diết !
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
(tiếp theo)
Một số kinh nghiệm khi xin việc và làm việc ở các Cty Nga

A. Chuẩn bị trước Резюме bằng tiếng Nga với các nội dung chính như sau:
- Фамилия и имя:
- Пол: (мужской, женский)
- Дата рождения:
- Телефон:
- E-mail:
- Место проживания
- Семейное положение:
- Образование:
- Опыт работы:
- Профессиональные навыки и знания:
- Прочее:
Nên gắn ảnh mình lên góc trái phía trên (Cảm tình của người đọc sẽ tăng lên, mình lại được tiếng biết dùng Microsoft Word không tồi)
Gửi Резюме kèm scan các văn bằng cho người tiếp nhận

B. Những chú ý khi tiếp xúc lần đầu với nhà tuyển dụng;
Trong email giới thiệu mình không nên hỏi những điều sau:
1.. Cty của họ làm việc thế nào, đã bao lâu, tương lại ...
Những câu hỏi loại này chỉ gây khó chịu cho người tiếp nhận, và thông tin mình nhận được từ họ cũng không có giá trị gì.
2.. Mức lương và chính sách đãi ngộ.
Ai chẳng biết đây là điều quan trọng nhất, nên mình không cần hỏi người ta cũng biết. Nếu mình hỏi những vấn đề này khi chưa biết cụ thể công việc, khả năng bản thân và giá trị của mình trong những công việc sau này thì dễ bị cho là hời hợt, thiếu kinh nghiệm sống...
3.. Đừng tha thiết xin việc quá mức, trình bày khó khăn nguyện vọng của mình.
Với người tiếp nhận, công việc là trên hết. Cấp trên có thương anh ta đâu nếu anh ta xử sự theo lòng thương người!

C. Những chú ý khi trả lời phỏng vấn.
Bạn cần chuẩn bị sẵn nội dung để có thể “ứng phó” với các câu hỏi dạng sau:
1. Giới thiệu về bản thân mình.
Người tuyển dụng bao giờ cũng để cho bạn nói trước bằng tiếng Nga. Nên soạn trước dăm câu nói về bản thân, có nhấn mạnh liên hệ với công việc hiện tại. Đừng làm mất thời gian của nhà tuyển dụng bằng cách dài dòng như "tôi năm nay X tuổi, sinh ra tại tỉnh Y, tốt nghiệp trường đại học Z...". Những thông tin này đã có trong Резюме rồi, và càng nói nhiều bằng tiếng Nga thì mình sẽ càng dễ bị hở chỗ yếu kém hơn.
2. Điểm mạnh và điểm yếu của bạn trong công việc này?
Hai câu hỏi này để đánh giá mức độ cầu thị, sâu sắc của bạn. Nên tránh nói những điểm yếu liên quan đến công việc.
3. Bạn đã biết gì về Cty đang xin việc?
Đây là câu hỏi thăm dò để biết sự thực lòng khi xin việc, không phải là người “thấy đâu hay thì nhảy vào”
4. Tại sao bạn muốn làm việc ở đây?
Nên thận trọng khi trả lời vì đây là câu hỏi “cân não”. Bạn cần đưa ra những lý do cụ thể và thuyết phục, tránh những câu trả lời chung chung kiểu "Vì tôi biết Cty này là một Cty lớn".... Nên giải thích cụ thể lý do kiểu như bạn muốn làm trong một môi trường chuyên nghiệp, vì muốn được nâng cao chuyên môn, vì muốn được thử sức mình trước cơ hội ở một Cty uy tín...
Đoạn cuối có thể thêm lý do: vì nghe nói ở đây lương ổn định, có nhiều điều kiện để phát triển... Người ta vừa mát lòng, mình lại được tiếng là thành thật.
5. Điều gì là động lực giúp bạn hăng say làm việc?
Đây là câu hỏi tìm hiểu thế giới quan của bạn. Tất nhiên ai cũng nghĩ đến tiền thưởng, tăng lương, các quyền lợi khác mà Cty sẽ dành cho mình... nhưng trước hết hãy nói về thành quả đạt được trong công việc, cái gì khích lệ bạn trong đó có niềm vui của mình khi vượt qua một thử thách.
Những gì trong sáng và cá tính của mình trong động lực làm việc sẽ đem lại ấn tượng và cảm tình của nhà tuyển dụng!
6. Trong công việc cũ, bạn đã có thành tích gì? Tại sao lại thôi việc ở đó?
Nên nói về 2-3 công việc thành công mà bạn từng tham gia. Hãy cẩn thận. đừng xem đây là cơ hội để kể tội Cty cũ, và cũng đừng trả lời đại loại "Tôi cần một công việc nhiều tiền hơn". Câu trả lời lý tưởng ở đây là: "Tôi muốn tìm kiếm thêm cơ hội phát triển hơn khả năng của mình, nơi có nhiều điều kiện làm việc tốt hơn"

Cuối cùng, xin có một chú ý. Người Nga rất chú trọng đến khái niệm “Единомышленник” (Người đồng tâm, đồng cảm...) vì đây là cơ sở để xây dựng tính đồng đội trong công việc và sự gắn bó tập thể sau này. Để thăm dò tính cách quan niệm của bạn..., họ có thể hỏi những vấn đề "không chuẩn”, ví dụ như: “Cá nhân bạn thấy việc Vịnh Hạ Long được chọn là Kỳ quan thiên nhiên thế giới năm trước như thế nào?”.
Đừng vội ca ngợi hay tự hào, vì việc người dùng Internet bầu chọn như ta đã làm (vận động hô hào thành phong trào để 1 người gửi càng nhiều SMS càng tốt) với cách nhìn của đa số người Nga không khác gì một cuộc “ăn gian toàn quốc”. Tất cả công sức sẽ “như muối bỏ biển” nếu bạn không thận trọng trước những câu hỏi kiểu này (xem so sánh ở mục 2. Khác về quan niệm đạo đức)

---------------------------------------------------
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Khái niệm "единомышленик" có thể bổ sung thêm ý nghĩa: người cùng chí hướng,cùng tư tưởng..
Nghĩa “người cùng chí hướng, người cùng tư tưởng” của từ "единомышленник" này thì đương nhiên là bác Dmitri Tran biết, nhưng ở đây bác ấy đang nói đến sự làm việc tập thể với người Nga trong một công ty nên bác ấy dùng nghĩa khác, nghĩa “người cùng chí hướng, người cùng tư tưởng” trong trường hợp này không thích hợp.
 

Lâm Lệ

Thành viên thường
mỗi người có cách nhìn nhận và đánh giá theo cái đúng của mình.Tôi chỉ có đưa thêm vào để bổ sung..Theo tôi ý nghĩa đó khong thừa tý nào cả
 

socola1594

Thành viên thường
Cháu cám ơn bác vì những chia sẻ bổ ích này ạ. Cháu cũng may mắn được sống ở Nga vài tháng, và cũng có chút cảm nhận cho riêng mình. Cháu thấy người Nga đúng là cứng nhắc ạ, ở đâu cũng có người này người kia, nhưng việc 1 bạn Nga hẹn cháu trước cổng kí túc xá, bọn cháu gọi lại bảo bạn ấy ra trước cổng trường, vì đằng nào bạn ấy cũng phải ra trường và bọn cháu cũng tiện qua đó luôn, mà lúc đến bạn ấy chửi um lên, hay cái việc bắt phải chụp phim XQ theo đúng khuôn của 1 bệnh viện mới được công nhận giấy khám sức khỏe cũng khá là lằng nhằng. Với cả, người Nga cũng thích nhận quà, họ không nhận 1 cách tham lam như chúng ta, nhưng nếu chúng ta tặng quà họ, thì họ cũng tỏ ra mềm mỏng hơn với mình ạ (chắc giống giống kiểu đút lót của mình:))
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Với cả, người Nga cũng thích nhận quà, họ không nhận 1 cách tham lam như chúng ta, nhưng nếu chúng ta tặng quà họ, thì họ cũng tỏ ra mềm mỏng hơn với mình ạ (chắc giống giống kiểu đút lót của mình:))
Xã hội VN ta khác Nga nhiều lắm, như tôi có viết trên Face khi trao đổi về từ "Nga ngố":
Ở Nga không có văn hóa phong bì hay chuyện thưởng lễ, Tết, cuối năm như ở ta. Chẳng hạn có 1 anh Nga làm việc ở ta, thấy phong bì sau khi họp xong thì nói "Tôi không nhận vì đó là thiếu thành thực với người dân", còn từ chối nhận tiền thưởng "vì đó là một cách trốn thuế".
Cho nên, dưới lăng kính của ta hiện nay, người Nga có khi đúng là ngố thật?!
 

Ruvi

Thành viên thường
Em cảm thấy rất ý nghĩa khi được tiếp thu những kiến thức về văn hóa Nga mà không dễ tìm trong thời buổi mà văn hóa đã " vàng thau lẫn lộn". Tiếng Nga không dễ học nhưng học rồi lại không dễ quên bởi nó đẹp và luôn tạo động lực cho người học tiếp tục (tất nhiên phải là những người có đam mê và tâm thật sự...). Đối với em được tiếp xúc với người Nga thực tế là điều rất thú vị, ở họ cho mình một dự cảm tốt. Họ giúp đỡ mình vô điều kiện chỉ cần mình là người có bản lĩnh và không quay lưng với họ. Thậm chí khi họ đi rồi phải tiễn họ mà chính mình như cảm thấy như tiễn một người thân, mà khó có thể gặp lại. Chính điều đó đã khiến em cảm phục và luôn tự nhủ phải giỏi tiếng Nga để có thể thể hiện tình cảm với họ dù rất ngô nghê.
 
Top