Tin Tức Nước Nga 2014

Status
Không mở trả lời sau này.

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Giá đồng rúp Nga "rơi tự do"

Đêm qua, Ngân hàng Trung ương Nga vừa quyết định tăng lãi suất từ 10,5% lên 17% để chặn đà giảm giá chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp. “Quyết định này nhằm hạn chế rủi ro mất giá đang tăng cao của đồng Rúp và các rủi ro lạm phát”, tuyên bố của Ngân hàng Trung ương Nga cho biết.

Các nhà kinh tế dự kiến quyết định tăng lãi suất của Ngân hàng Trung ương sẽ giúp đồng rúp có thể ổn định trong ngắn hạn. Dựa trên kỳ vọng này, trên sàn ngoại hối Moskva, sáng sớm ngày 16 tháng 12, tỷ giá ngoại tệ so với đồng rúp giảm giá nhẹ so với tỷ giá cao kỷ lục vào tối hôm qua.

Tuy nhiên, chỉ một giờ sau đó, đồng euro và đồng USD tăng trở lại với tốc độ chóng mặt. Lúc 14:40 (giờ Moskva), trên sàn ngoại hối Moskva, đồng USD vượt mức 70 rúp/USD, euro vượt mốc 90 rúp/EUR.


Biểu đồ giao dịch đôla trên sàn ngoại hối Moskva ngày 16/12/2014


Lúc 15:20 (giờ Moskva), trên sàn ngoại hối Moskva, đồng euro được giao dịch ở mốc kỷ lục 100,74 rúp/EUR, kỷ lục giá đôla Mỹ được giao dịch trên sàn là 80,02 rúp/USD.

Lúc 15:04: chi nhánh ngân hàng Промсвязьбанк trên đường Мясницкая (khu trung tâm) không có ngoại tệ, kể cả USD hay euro.

Cùng thời điểm đó, tại chi nhánh ngân hàng Sberbank( Сбербанк) ở ga tàu điện ngầm Belyaevo, đồng USD được mua vào với giá 64,7 rúp/USD, bán ra ở mức 69,7 rúp/USD; đồng euro: giá mua là 80,85 rúp/EUR., giá bán 86,15 rúp/USD, với số lượng tiền ít hơn so với 5.000 USD (hoặc EUR), số lượng tiền lớn hơn phải được đặt hàng trước hai ngày. Tại một số chi nhánh ngân hàng có tình trạng xếp hàng chờ mua ngoại tệ giá rẻ.

Khoảng 17:00 chiều nay, tại một số quầy ngoại tệ ở khu vực gần ga tàu điện ngầm Belauskaya ở Moskva, đôla Mỹ được bán ra với giá khoảng 80 rúp/USD, tuy nhiên giá mua đôla chỉ khoảng 68 hoặc 69 rúp/ USD, nhưng không vượt quá 70 rúp/USD.

Trong buổi hội thảo bàn về thị trường tài chính ở Moskva hôm nay, Phó thống đốc Ngân hàng Trung ương Nga Sergei Shvetsov thừa nhận tình hình trên thị trường ngoại hối hiện đang rất nghiêm trọng.

Nhiều chuyên gia cho rằng tâm lý hoảng loạn của một số doanh nghiệp đã góp phần làm cho tình hình thêm căng thẳng.


Một số quầy đổi ngoại tệ trên đường đăng bảng thông báo không có ngoại tệ


Chiều 16/12/2014, bảng báo giá tại một số quầy ngoại tệ ở Moskva

Các nhà kinh tế Nga lên tiếng kêu gọi chính phủ phải ngăn đồng rúp tiếp tục giảm giá và phục hồi lại niềm tin đối với nền kinh tế. Trên báo Vedomosti, nhà kinh tế Maxim Buyev kêu gọi chính quyền Nga “công bố một kế hoạch cải cách rõ ràng”.

Chuyên gia Neil Shearing thuộc hãng Capital Economics (Anh) cho rằng cuộc khủng hoảng tiền tệ của Nga “đang vượt ra ngoài tầm kiểm soát”.


Nguồn: rbc.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
19-12: Đồng rúp Nga vững giá

Lúc 15g30 chiều nay 19-12, trên sàn giao dịch ngoại hối Moskva, tỷ giá đồng rúp Nga so với đô la Mỹ đã tăng 2,7% so với ngày hôm qua, lên mức 59,85 rúp đổi được 1 đô la; tương tự, một đồng euro châu Âu đổi được 73,65 rúp.


Tại các quầy đổi tiền ở Moskva, mức chênh lệch giữa giá bán và thu mua ngoại tệ vẫn khá cao.
Tối 19/12, giá thu mua đôla khoảng 59- 60 rúp/USD, giá bán đôla vào khoảng 64-65 rúp/ USD
Đà phục hồi giá trị của đồng rúp ngày cuối tuần trái ngược hẳn với xu thế bán tháo hồi đầu tuần này, khi đồng rúp có lúc đột ngột mất giá 20% trong hai ngày trước khi đứng vững trở lại hồi giữa tuần, đe dọa sự ổn định tài chính mong manh của nền kinh tế Nga. Trong năm nay, đồng rúp so với đô la Mỹ đã giảm giá khoảng 45%.

Các nhà phân tích tại Ngân hàng Rosbank nói rằng, giải pháp có phần thận trọng của Ngân hàng trung ương Nga trong vấn đề tính thanh khoản của đồng rúp và chính sách dự trữ ngoại tệ có thể giúp đồng rúp ổn định trong mức 60-62 rúp ăn 1 đô la Mỹ.

Một trong những dấu hiệu tích cực cho đồng tiền Nga là chính phủ Nga đang có biện pháp buộc các nhà xuất khẩu của nước này không được giữ doanh thu và lợi nhuận ở nước ngoài và từ đầu tuần tới các công ty xuất khẩu này phải chuyển về nước để nộp thuế cho chính phủ khi ngày kết thúc năm 2014 đã đến gần.

Sáng nay thứ Sáu 19-12, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov khẳng định, Bộ Tài chính đã bán ngoại tệ từ quỹ dự trữ và hy vọng các doanh nghiệp cũng sẽ bán đô la ra để hỗ trợ đồng rúp.
Ông Anton Siluanov cũng đưa ra dự đoán là nhiều khả năng đồng rúp Nga sẽ lên giá sau năm mới trong bối cảnh giá dầu không giảm.

Trong năm nay, Ngân hàng trung ương Nga đã bán ra 80 tỉ đô la để bảo vệ đồng rúp trước tác động của giá dầu thế giới giảm mạnh và biện pháp trừng phạt của Mỹ và phương Tây đối với Nga liên quan tới bất ổn ở Ukraine làm cho nhà đầu tư rút vốn ồ ạt.
Nguồn: interfax.ru,
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/ Ramil Sitdikov

Theo đánh giá của chuyên gia Forbes, YotaPhone 2 là "bước đột phá của năm" trong thị trường điện thoại thông minh.
https://yotaphone.com/ru-ru/
Điện thoại đang được bán giá khoảng 33 000 rúp

Đây hoàn toàn là sản phẩm thuần túy của Nga. Để tạo ra sản phẩm trí tuệ này, công ty Yota Devices sử dụng hơn một tá công nghệ được cấp bằng sáng chế của các thành viên công ty. Theo Forbes, đây thực sự là một sản phẩm tốt.

Thiết bị này hoạt động bằng hệ điều hành Android có bộ nhớ RAM 2GB và bộ nhớ trong 32 GB. Tác giả bài báo đăng trong tạp chí Forbes, ông Ewan Spence mô tả YotaPhone 2 là "điện thoại thông minh mang tính cách mạng nhất trong năm 2014". Đây là điện thoại thông minh duy nhất trên thế giới có hai màn hình, trong đó có một màn hình luôn luôn bật mở. Đối với người sử dụng, điều đó rất thuận tiện. Màn hình thứ hai cho phép bạn trong một nháy mắt nhìn thấy những gì đang xảy ra trong cuộc sống của bạn, tức là không cần phải nhấn nút để tải mail, vào mạng xã hội hoặc xem tin nhắn. Giống hệt như trên mặt đồng hồ, thông tin cần thiết xuất hiện trong tầm nhìn ngay lập tức. Đồng thời, người dùng tự cài đặt các tiêu chí quan trọng nhất. Điều này làm giảm số lượng thông tin không cần thiết đòi hỏi sự chú ý. Theo Giám đốc điều hành Yota Devices, ông Vladislav Martynov, phiên bản thứ hai còn một lợi thế khác biệt nữa là có màn hình cảm ứng.

“Sự khác biệt quan trọng nhất so với thế hệ thứ nhất là mặt sau của điện thoại hoàn toàn là cảm ứng. Điều này làm cho điện thoại trở nên trực quan hơn và hoạt động trong chế độ tương tác: khi có tin nhắn sms, bạn có thể mở bằng một cái chạm tay để trả lời.”

Theo giám đốc Yota Devices, màn hình EPD luôn luôn bật mở cung cấp thêm cơ hội cho việc cá nhân hóa thiết bị: có thể cài trên màn hình này hình ảnh, ảnh chụp hoặc đồ họa bất kỳ. Điều này cho phép 2 YotaPhone thật sự có tính riêng tư. Có thể đọc trên màn hình này một cách thuận tiện. Màn hình EPD không bị lóa trong ánh nắng mặt trời, ngay cả trong ánh mặt trời trực tiếp, ít kích thích mắt và cung cấp một góc nhìn 180 độ. Hơn nữa, trong chế độ đọc, có thể sử dụng YotaPhone 2 tới 100 giờ với một lần sạc pin, vì màn hình EPD tiết kiệm pin hơn so các loại màn hình màu khác. Khi sử dụng các chức năng cơ bản như gọi điện, gửi tin nhắn sms, email, có thể sử dụng thiết bị lên đến ba ngày mà không cần sạc.

Điện thoại YotaPhone 2 thu hút sự quan tâm chú ý ở nước ngoài, đặc biệt là ở Trung Quốc. "Đây là một thị trường rất lớn, và chúng tôi không thể không vui mừng”, - người đứng đầu Yota Devices cho biết. Trong quý đầu tiên của năm tới, công ty có kế hoạch bắt đầu bán YotaPhone 2 ở Trung Quốc.

NguồnL rvr ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
CHắc còn lâu a ạ. Vì Nga tính năm sau mới xuất qua Tàu mà. Tính ra thìe thấy con này cũng được, nhưng em chưa mua vì điều kiện chưa cho phép :D
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga đã làm gì để cứu đồng Rup ?

Giả sử có một bài toán hóc búa khiến giới chuyên gia và phân tích tài chính trên toàn thế giới đều dõi theo diễn biến ở thời điểm hiện tại, thì đó phải là cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga và cách thức mà chính phủ Nga đang xử lý vấn đề này, đặc biệt trong việc cứu đồng Rup bị trượt giá mạnh.



Có lẽ sau khi cuộc khủng hoảng này kết thúc, người ta sẽ vẫn còn phải nói nhiều đến nó, thậm chí đưa nó vào trong sách giáo khoa của các trường đại học, bởi tầm cỡ, quy mô cũng như sự phức tạp của nó đạt đến mức rất hiếm khi xảy ra. Ít nhất là tính đến thời điểm hiện tại, cơ hội đang nghiêng về phía chính phủ của tổng thống Putin.

Tại sao cuộc khủng hoảng kinh tế ở Nga lại nhận được sự quan tâm của hầu hết giới chuyên gia và phân tích, kể cả những người không chuyên về mảng kinh tế Đông Âu? Là vì sự độc đáo và hóc búa độc nhất vô nhị mà chỉ cuộc khủng hoàng kinh tế Nga hiện nay mới có. Sở dĩ như thế, là vì chính phủ Nga đang thực sự lâm vào thế tiến thoái lưỡng nan.

Giá dầu giảm và lệnh trừng phạt kinh tế từ phương Tây đang khiến đồng Rup mất giá, lạm phát tăng cao, nhưng Nga lại không thể giảm sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu để nâng giá dầu trở lại dù Nga là nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, vì Nga lại đang nằm trong cuộc chiến giành thị phần trên thị trường dầu với OPEC và Mỹ.

Tình huống đặc biệt đó đang trở thành một bài toán đặc biệt khó đang đặt ra trước mặt tổng thống Putin và các đồng sự. Để giảm đà mất giá của đồng Rup và ngăn lạm phát, Nga đã sử dụng công cụ tài chính khi nâng lãi suất lên mức 17%, một con số khó tin với giới phân tích.

Nhưng điều này cũng đồng nghĩa với sự đe dọa ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe kinh tế Nga, các ngân hàng đang bị giảm thanh khoản, các doanh nghiệp đối mặt với nguy cơ giảm sản xuất và thậm chí vỡ nợ. Không hiếm người đã chắc chắn về một cuộc đổ vỡ kinh tế cục bộ ở Nga khi lãi suất được nâng lên cao như vậy.

Nhưng có vẻ như những dự đoán mang tính lý thuyết như vậy đã không hoàn toàn khớp với những gì đang diễn ra. Đồng Rup trong ngày hôm qua vẫn giữ được đà tăng giá mạnh sau khi nâng lãi suất, lạm phát trong năm nay vì thế có lẽ sẽ được giữ ở mức 10%, một điều tưởng như không thể xảy ra sau khi đồng Rup có tốc độ trượt giá kinh khủng trong tháng 10 và tháng 11. Những dấu hiệu được giới chuyên gia và phân tích tài chính trông chờ về một cuộc khủng hoảng mới trong giới doanh nghiệp quốc nội liên quan đến việc ngân hàng trung ương Nga tăng lãi suất cũng vẫn chưa diễn ra.

Sở dĩ như thế, là vì ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những gói hỗ trợ trực tiếp cho các doanh nghiệp. Trong đó, các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ được chính phủ tái tài trợ các khoản nợ nước ngoài bằng cách cho vay USD hoặc Euro trong năm 2015, các doanh nghiệp quốc nội cũng được bật đèn xanh vay tiền với lãi suất thấp hơn nhiều để đảm bảo ổn định sản xuất.

Cùng lúc đó, chính phủ của tổng thống Putin cũng đã đề nghị các doanh nghiệp và tập đoàn xuất khẩu lớn chuyển đổi một phần lớn doanh thu của họ bằng đồng nội tệ như Gazprom hay Rosneft. Việc các tập đoàn này bán USD ra cũng khiến cho nhu cầu với đồng Rup cao hơn, làm tăng đà tăng giá của đồng Rup trên thị trường tiền tệ.

Các ngân hàng, vốn được coi là mạch máu của nền kinh tế cũng đang được quan tâm chu đáo và kỹ lưỡng. Ngân hàng trung ương Nga đang triển khai những biện pháp cung cấp thanh khoản cho các ngân hàng đang gặp vấn đề do việc nâng lãi suất, thượng nghị viện Nga cũng vừa thông qua gói hỗ trợ 1000 tỷ Rup, tương đương 19 tỷ USD, để hỗ trợ cho các vấn đề tài chính. Đối tượng được hỗ trợ và giải cứu gần nhất là VTB, một trong những ngân hàng lớn nhất ở Nga, với mức hỗ trợ ước tính lên tới 250 tỷ Rup để ổn định các hoạt động thanh khoản.

Đến giờ phút này, có thể thấy rõ chiến lược của tổng thống Putin và ngân hàng trung ương Nga để đối phó với cuộc khủng hoảng này, đó là kiểm soát chặt dòng chảy tiền tệ trong nước và tập trung các khoản hỗ trợ cho các đối tượng thiết yếu nhất như các ngân hàng và doanh nghiệp quốc nội cũng như xuất khẩu.

Chiến lược này sẽ vừa giúp Nga nâng giá đồng Rup và giảm lạm phát, vừa khiến cho nền kinh tế Nga vẫn hoạt động bình thường mà không gặp trục trặc từ việc kiểm soát tài chính do lệnh nâng lãi suất. Đồng thời chiến lược này cũng đánh mạnh vào các tổ chức đầu cơ vốn là một trong những nguyên nhân gây ra sự trượt giá của đồng Rup.

Với tình trạng hiện tại, đã có thể tin tưởng vào sự ổn định của nền kinh tế Nga trong tương lai gần. Đồng Rup đã được ổn định còn nền kinh tế vẫn hoạt động mà không gặp trục trặc. Điều này đồng nghĩa với việc Nga sẽ tiếp tục cuộc đọ sức với OPEC và Mỹ trong cuộc chiến trên thị trường dầu thế giới.

Một khi kinh tế Nga vẫn hoạt động ổn định bất chấp giá dầu giảm, thì cũng đồng nghĩa với việc Nga vẫn có thể giữ nguyên sản lượng khai thác và xuất khẩu dầu của mình trong một khoảng thời gian tương đối dài nữa. Xem ra cuộc chiến đã đảo chiều khi giờ đây Nga mới là đối thủ nắm giữ lợi thế lớn nhất, khi mà giới hạn chịu đựng của OPEC và Mỹ vẫn đang là một dấu hỏi lớn.

Nhàn Đàm (theo Bloomberg)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
CBR đã đưa ra gói “giải pháp 2.0” quyết liệt và hiệu quả được dư luận quốc tế rất quan tâm.
Trong bối cảnh đồng ruble (Nga) mất giá mạnh nhất, kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 1998 đến nay, cùng với những dấu hiệu bất lợi cho nền kinh tế Nga, vì phải đối mặt với ba khó khăn lớn: Đồng nội tệ phá giá mạnh, lạm phát gia tăng với tốc độ phi mã và nguồn thu từ dầu liên tục giảm.

Ngân hàng Trung ương Nga (CBR) đã đưa ra giải pháp quyết liệt, kịp thời được gọi là gói “giải pháp 2.0” và hiệu quả của nó đang được dư luận quốc tế rất quan tâm.

Từ nguy cơ…

Ngày 16/12, đồng ruble của Nga phá giá kỷ lục, mất tới hơn 10% giá trị và được ghi nhận là lần sụt giảm mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế - tài chính tại quốc gia này vào năm 1998. Đồng nội tệ Nga đã cách biệt so với đồng USD và đồng euro, có lúc lên tới 80 ruble/USD và 100 ruble/euro.



Theo báo cáo của CBR, mức lạm phát năm 2014 có thể là 9,4% và theo dự báo con số này sẽ là 9,2% trong năm 2015. Trước đó, cựu Bộ trưởng Tài chính Nga Alexei Kudrin còn dự đoán lạm phát của nước này sẽ lên tới 12-15% trong năm 2015; Chỉ tính từ đầu năm đến tháng 8/2014, tỷ lệ lạm phát ở Nga đã đạt 4,5%, gấp năm lần so với mức trung bình tại EU.

Theo dự toán từ hồi đầu năm nay, Nga xác định giá dầu ở mức 105 USD/thùng. Với nguồn thu từ dầu khí chiếm gần 50% thu nhập của chính phủ và hơn 60% kim ngạch xuất khẩu (khoảng 530 tỷ USD) của cả nước. Do đó, sự sụt giảm giá dầu như hiện nay (57,49 USD/thùng) có tác động đáng kể đến nền kinh tế Nga. Giá dầu sụt giảm đã làm cho nền kinh tế Nga mất đi khoảng gần 100 tỷ USD mỗi năm.

Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev đã cảnh báo nền kinh tế Nga có thể rơi vào “suy thoái sâu” nếu Chính phủ của ông không hành động một cách mạnh mẽ và quyết liệt. Các biện pháp cấm vận của phương Tây sẽ khiến kinh tế Nga khó phục hồi hơn các cuộc khủng hoảng trước đây. “Tình hình đang rất xấu. Nhưng chúng tôi sẽ vượt qua thử thách này”.

Đến giải pháp…

Trước sự biến động của nền kinh tế, chính phủ Nga đã đưa ra một loạt biện pháp đối phó. Ngày 15/12, CBR quyết định tăng lãi suất cơ bản thêm 6,5% - từ 10,5% lên 17%/năm. Đồng thời CBR còn triển khai gói cứu trợ kinh tế được gọi là “giải pháp 2.0” để chống lại nguy cơ lạm phát và mất giá của đồng ruble.

Trong “giải pháp 2.0” có việc tăng tái cấp vốn ngoại tệ cho các ngân hàng, đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ thông qua cung cấp khả năng thanh toán ngoại tệ khi cần thiết. Nga khẳng định có đủ dự trữ ngoại tệ và các công cụ tài chính để điều chỉnh nền kinh tế, vượt qua khó khăn do tác động của các lệnh trừng phạt, thậm chí thoát khỏi sự phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ.

Giới chuyên gia kinh tế cho rằng, có hai nhân tố tác động từ bên ngoài khiến Nga lâm vào tình trạng hiện nay:

Một là, Nga đã bị Mỹ và phương Tây áp dụng các biện pháp trừng phạt liên quan đến khủng hoảng Ukraine.

Hai là, Phương Tây đã liên kết với nhóm OPEC và chọn “vũ khí” giá dầu để tấn công nền kinh tế Nga, vì biết rằng nền kinh tế nước này quá phụ thuộc vào ngành năng lượng (50%). Năm 1990 Mỹ và Arab Saudia (nước sản xuất nhiều dầu nhất khu vực) cũng làm điều này khiến Liên bang Xô viết tan rã nhanh hơn so với dự kiến.

Trong bối cảnh nền kinh tế có xu hướng xấu đi, những động thái vừa vừa nêu của CBR được coi là một trong những biện pháp hữu hiệu đầu tiên nhằm củng cố vị thế của đồng ruble. Đây là nhiệm vụ quan trọng của chính sách tài chính quốc gia và việc tác động ổn định đồng ruble chính là một trong những biện pháp chống lạm phát có hiệu quả.

Thống đốc CBR, bà Elvira Nabiullina cho rằng, thị trường tiền tệ Nga đang chịu áp lực từ sự đầu cơ. Đồng ruble rớt giá liên tục trong suốt nhiều tháng qua đã hình thành tâm lý hoảng loạn trong người dân, sự mất cân đối cung - cầu đối với đồng USD dẫn đến một thực tế là đồng USD càng tăng giá thì người dân lại càng sẵn sàng muốn mua USD để tích trữ.

Bà Nabiullina thừa nhận đang hình thành điều gì đó tương tự như hiện tượng “bong bóng tài chính” trên thị trường tiền tệ Nga. Ngoài ra, bà Thống đốc cũng như các chuyên gia kinh tế cho rằng đồng ruble đang bị định giá thấp hơn từ 10-20% so với giá dầu thế giới.

Trong khi đó, không ít chuyên gia phân tích của Nga và thế giới lại có góc nhìn khác. Họ cho rằng hiện tượng đồng ruble sụt giá chỉ là bề nổi của tảng băng trôi còn trên thực tế những khó khăn, thách thức mà Nga đang phải đối mặt bắt nguồn từ những yếu tố chính trị.

Các động thái trừng phạt và trả đũa lẫn nhau giữa Phương Tây và Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine, được áp dụng kể từ hồi tháng 3/2014 tới nay, đang đẩy nền kinh tế thế giới đến những con số thiệt hại ngày càng lớn. Chỉ tính riêng các biện pháp trừng phạt mang động cơ địa - chính trị từ phương Tây đã khiến Nga bị thiệt hại hơn 40 tỷ USD mỗi năm và cũng với con số tương đương đối với EU.

Và hiệu quả bước đầu…

Ngày 23/12, chính phủ Nga đã ra lệnh buộc các doanh nghiệp xuất khẩu lớn, bao gồm cả hai Tập đoàn năng lượng khổng lồ là Gazprom và Rosneft, phải bán bớt ngoại tệ để hỗ trợ đồng ruble đang bị mất giá.

Năm doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu quốc gia phải giảm dự trữ ngoại tệ xuống mức bằng hoặc thấp hơn thời điểm ngày 1/10/2014. Tiếp đến là các Tập đoàn năng lượng Zarubezhneft, hãng khai thác mỏ Alrosa và nhà sản xuất kim cương PO Kristall cũng phải tuân thủ theo yêu cầu nói trên.

Chính phủ Nga cũng cho biết, sẽ mở cuộc họp với ban giám đốc các tập đoàn nêu trên để buộc họ phải thực hiện quy định của Chính phủ trước ngày 1/3/2015. CBR sẽ trực tiếp giám sát việc các công ty bán bớt ngoại tệ.

Trước những thông tin trên, lập tức giá đồng rubel tăng 5,5% lên mức 1 USD đổi được 55,4 ruble. “Thị trường đã phản ứng tích cực với hành động của điện Kremlin”, giá đồng ruble đã phục hồi 20% so với mức đáy 1 USD/80,1 ruble vào ngày 16/12/2014.

Được biết, Nga cũng đã từng thành công khi giải quyết cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 khi CBR bơm ra 200 tỷ USD từ kho dự trữ ngoại hối và đã không để xảy ra làn sóng rút tiền tại các ngân hàng.

Theo giới quan sát, nhiều động thái của Nga cho thấy, lần này họ cũng mong muốn giải quyết bất đồng với phương Tây. Quan điểm đó đang được Đức, Pháp và nhiều nước trong EU đồng tình, bởi phương Tây cũng hiểu rằng việc nền kinh tế Nga suy thoái sẽ không có lợi cho bất cứ quốc gia nào.

Thủ tướng Nga Medvedev cũng nhận định: “đồng ruble bị đánh giá quá thấp và không phản ánh đúng thực trạng nền kinh tế, và vì thế không cần điều chỉnh mạnh thị trường ngoại tệ của Nga”.

Tuy nhiên, gói “giải pháp 2.0” mà CBR đưa ra nhằm hỗ trợ đồng ruble đã đạt được hiệu quả bước đầu. Vì thế, giới phân tích dự báo rằng, trong bối cảnh hiện nay, tuy sức ép từ bên ngoài là khá lớn, nhưng với tiềm lực kinh tế của Nga, cùng với những kinh nghiệm chèo lái kinh tế đất nước của Tổng thống Putin, nền kinh tế Nga có thể sớm phục hồi và lấy lại vị thế của mình tại khu vực và trên phạm vi toàn cầu./.

Nguyễn Nhâm
Nguồn: VOV
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Đồng rúp tuột giá, các hãng hàng không Nga “lãnh đủ”

Hàng trăm chiếc máy bay bị chôn chân dưới đất, hàng ngàn hành khách bị mắc kẹt trong mùa nghỉ lễ: Nước Nga vừa tránh được cơn ác mộng này trong gang tấc.


Aeroflot : 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ - REUTERS /L. MacGregor

Thế nhưng, giới quan sát cho rằng tại họa chỉ được tạm thời đẩy lùi, và các hãng hàng không Nga, bị tác hại nặng nề từ việc đồng rúp sụt giá, sắp tới đây sẽ phải thắt lưng buộc bụng triệt để nếu muốn sống còn, RFI bình luận.

Theo hãng tin Pháp AFP, tình trạng tại Nga quả là một biệt lệ: Trong khi trên toàn thế giới, tất cả các hãng hàng không đều thở phào nhẹ nhõm nhờ giá dầu sụt giảm, thì tại Nga, do sự sụp giá của đồng rúp, hệ quả của một năm khủng hoảng trên vấn đề Ukraine và của đà tụt giá của giá dầu trên thị trường quốc tế, các công ty Nga đã phải gánh chịu đồng thời hai tai họa.

Trước hết, việc sức mua của các hộ gia đình Nga bị suy thoái đã kéo theo một sự suy giảm mạnh của lượng khách sử dụng các đường bay quốc tế, vốn là loại mang lại lợi nhuận cao nhất cho các hãng hàng không Nga. Giá cả đã tăng 10% hai lần trong vỏn vẹn hai tháng đã làm nản lòng khách hàng tiềm năng.

Ngoài ra, phần chi phí phải trả bằng ngoại tệ - nhất là tiền đi thuê máy bay - đã tăng lên gần gấp đôi, trong bối cảnh ngành hàng không Nga đặc biệt nhậy cảm với vấn đề này.

Theo một nghiên cứu của Ngân hàng Đức Deutsche Bank, tại hãng hàng không số một của Nga là Aeroflot chẳng hạn, 90% doanh thu là bằng tiền rúp, trong lúc 60% chi phí lại bằng ngoại tệ.

Oleg Panteleyev, Chủ biên trang web chuyên ngành hàng không AviaPort thẩm định: "Tình hình cực kỳ nghiêm trọng… Vấn đề đang đặt ra rất hiển nhiên do việc lượng khách sử dụng các tuyến bay ít đi là điều không thể tránh khỏi, các hãng cần phải trả lại các chiếc phi cơ đi thuê để giảm các chi phí phải thanh toán bằng ngoại tệ, đồng thời cũng phải giảm số lượng máy bay vận hành và các chuyến bay".

Vấn đề là trong thời gian gần đây, các hãng hàng không Nga đã nương theo đà tăng trưởng bình quân từ 15% đến 20% của lượng khách dùng máy bay, để mạnh tay sắm thêm từ Boeing đến Airbus để đổi mới đội máy bay của họ có từ thời Liên Xô.

Từ nhiều tuần lễ qua, ngành hành không dân dụng Nga đã bắt đầu chao đảo. Hãng lớn thứ ba tại Nga là Utair, vì không trả nổi một số khoản nợ, đã bị Ngân hàng Alfa kiện ra tòa.

Qua ngày 21/12, đến lượt hãng đứng hàng thứ hai là Transaero, với đội máy bay hơn 100 chiếc, chủ yếu là Boeing, bị lung lay, đến mức mà hãng tin chính thức của Nhà nước Nga là TASS phải lên tiếng cầu cứu chính phủ và cảnh báo nguy cơ các chuyến bay bị đình chỉ trước cuối năm, gợi lại thảm cảnh hàng ngàn du khách bị mắc kẹt như đã xẩy ra với các tour du lịch mùa hè vừa qua sau một loạt những vụ phá sản.

Như để chứng tỏ là mình rất chăm lo cho cuộc sống người dân, chính quyền Nga đã lao vào giúp đỡ, trợ cấp cho các tuyến bay nội địa, bảo lãnh các khoản vay của các công ty hàng không.

Thứ tư 24/12 vừa qua, Transaero chẳng hạn đã được một khoản bảo lãnh lên đến 9 tỷ rúp (140 triệu euro), trong lúc Ngân hàng Alfa được chỉ thị tạm hoãn việc kiện Utair cho đến ngày 12/01/2015 để tránh gây gián đoạn trong các chuyến bay nhân dịp lễ cuối năm.

Đối với các chuyên gia, đó chỉ là các biện pháp chữa cháy ngắn hạn, còn về lâu về dài, "các khoản tín dụng chỉ giúp thanh toán chi phí xăng dầu, sân bay và lương bổng, chứ không đủ để các hãng máy bay tồn tại", nhất là khi viễn cảnh 2015 vẫn u ám.

Đà suy sụp của các hãng hàng không Nga được cho là sẽ tiếp tục, và không loại trừ khả năng nhiều hãng sẽ phải đóng cửa, như đã từng xẩy ra vào những năm 2008-2009.

TRỌNG NGHĨA
Nguồn: bizlive.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

555 ông già tuyết diễn hành ở Yalta
© Photo: RIA Novosti/Taras Litvinenko​

Vào ngày thứ Bảy trên bờ biển thành phố Yalta, bán đảo Crưm, đã diễn ra cuộc diễn hành lần thứ năm của các ông già tuyết. Tham dự diễu hành gồm có 555 ông già tuyết, vài trăm công chúa tuyết và hàng ngàn du khách, cư dân thành phố ven Biển Đen.
Đoàn diễu hành đã đi dọc bờ biển Yalta đến bên cây thông chính của thành phố. Dẫn đầu là chiếc xe chở ông già tuyết và công chúa tuyết. Sau đó đến lượt “Ban chỉ đạo” xuất hiện trên chiếc xe bọc thép của đội ông già tuyết đi xe máy.
Sự kiện đã lập tới ba kỷ lục của Nga: "Đoàn múa nắm tay nhau dài nhất", "Đội diễu hành Năm mới đông nhất" và "Biểu tượng Năm mới lớn nhất." Cả ba đều được ông Anatoly Konenko, chuyên gia Sách kỷ lục Nga chứng nhận.
Nguon ruvr . ru
 
Status
Không mở trả lời sau này.
Top