Chuyên Đề La Mã

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
Chủ đề này bổ trợ các bạn kiến thức về văn hiến La Mã qua thăng trầm lịch sử. Tài liệu miễn phí bằng tiếng Nga và được trình bày cho thanh thiếu nhi dễ tiếp thu.


Thành Roma làm chốn thần-kinh cho một đế-quốc chiếm-nô trong khoảng ngàn năm, cho đến khi để tuột xước-hiệu về các rợ Germania và Francia.

Theo huyền-thoại kiến thành, có con sói cái đã cho anh-em bồ-côi Romulus và Remus bú. Vì vậy, sói trở nên bà tổ-mẫu của các dân Latium.

Sữa sói vốn biểu-thị văn-minh Etrusca đã có trước Roma rất lâu. Còn cuộc tương-tranh Remus với Romulus là sự xung-khắc giữa tiến-bộ và bảo-thủ, thế cho nên Remus phải chịu để Romulus giết hòng vươn tới hình-thái xã-hội thị-dân.

Tuy-nhiên, đây không phải chính-truyện một đô-thị...
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник



BÌNH-MINH CỘNG-HÒA QUỐC


Ngay thuở thái sơ, bán đảo Italia đã có điều kiện thuận lợi cho ngành nông lâm mục : Khí hậu ôn hòa và ẩm thấp hầu như quanh năm, những thửa đất phì nhiêu dọc duyên hải đan xen miền sơn cốc rậm rạp.


Quãng đầu thiên niên kỉ thứ nhất trước Công Lịch, các thị tộc Latini thao túng Trung Bộ nước Ý hiện đại. Chức nghiệp chính của họ là nông mục mà thôi.


Tương truyền, khoảng năm 753-TCN ở địa vực Latium, tức nơi mà chủng Latini sinh cư hỗn độn, bỗng mọc lên trại thành Roma. Thị tứ rải đều bảy mỏm đồi, nhưng lấy đỉnh Capitolinus làm thủ phủ.


Lớp tập ấm các người kiến thành Roma thường tự xưng thân sĩ (patrius, "dòng dỏi Romulus").

⁑ Tượng một vị thân sĩ bưng tượng tổ tiên.


Ở lĩnh địa thân sĩ, bọn cùng đinh tội nợ và nô lệ đương sức cần lao trọng yếu. Nô lệ còn được coi là tư sản, nghĩa là thuộc quyền sở hữu của các gia tộc thân sĩ.


Con cháu các người bị Roma chinh phục cùng mọi cá nhân Italia đi vào Roma hỗn cư được gọi chung là bình dân (plebeius, "pơ-lê-bây-út"). Họ chủ yếu mưu sinh bằng thủ công nghiệp và mậu dịch.


Năm 510-TCN, ở Roma thiết lập cộng hòa chế. Từ đây quốc gia sự vụ do chư nguyên lão gốc thân sĩ đảm nhậm.

Lưỡng đầu chấp chính quan ("nguyên thủ" + "đại tế tư" + "quân thứ tổng thống")
Nguyên lão nghị hội ("thượng nghị viện")
Công dân nghị hội ("hạ nghị viện")


Sau trường kì đấu tranh quyết liệt, các người bình dân đã chiếm được quyền đảm nhậm những chức vị tối thượng trong toàn thể kiến chế.


Lâu dần, các gia tộc bình dân và thân sĩ phú dụ hòa làm quý tộc (nobili).


Trong suốt hai thế kỉ, tiểu thành Roma phải liên tiếp chinh phạt hòng bành trướng ra khắp rẻo Italia.


Năm 390-TCN, rợ Galli công hãm Roma. Truyền rằng, có đàn ngỗng trên đồi Capitolinus thốt nhiên kêu váng đánh thức cả đô thành đêm thâu. Thế nên giặc Galli bị đuổi lui.


Quân thứ Roma có tổ chức rất nghiêm mật. Thường thì khinh binh phải đi tiền quân hiệu lực khi ra sa trường.

⁑ Hình dung trịch đạn binh.


Bộ binh là chủ lực quân thứ Roma, lúc nào cũng trang bị trường mâu (hasta).


Hai mạn sườn (latus, "la-tút") hàng bộ binh có cả đoàn thiết kị đi theo làm hãn vệ.


Mô hình quân doanh Roma nom như này. Trại thường dựng tạm chỗ bình nguyên mỗi khi xúc tiến chiến chinh.


Lúc quân đoàn nhổ trại đăng trình, bao giờ nỗ pháo xa (ballista) cũng phải đi đầu.
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник


CƯỜNG-QUỐC CHIẾM-NÔ
BẬC NHẤT ĐỊA-TRUNG-HẢI


Kể từ năm 264-TCN, Roma gây hấn lân quốc Qrt-hdst (cát-kha-đát) hòng đoạt quyền thống trị Địa Trung Hải. Thời kì này được gọi chiến kiện Punica.

⁑ Cổ thành Carthago.


Trong thủy chiến quyết định ở ngoài khơi liệt đảo Aegete (a-ê-gê-tê), quân Qrt-hdst phải thảm bại.


Năm 218-TCN khởi thủy cuộc tranh hùng Punica lần thứ nhì. Về phía Qrt-hdst xuất hiện vị thống soái tài hoa cực kì là hành chính quan Hnbl Brq (khan-ban bấc). Ngài đã đốc suất đoàn dũng sĩ tung hoành khắp miền Hispania (hít-pa-ni-a) rồi tràn vào xứ Roma.


Theo kí lục đương thời, quân lực Hnbl đã kiên gan băng dòng Rhodanus (rơ-hô-đa-nút) rồi vượt răng Alpes (an-pét) hùng vĩ.


Đại quân Qrt-hdst phải di chuyển qua những lối mòn băng giá trên dải Alpes, do đó khiến đối phương Roma một phen bất ngờ. Chỉ đến khi họ xâm nhập mạn Bắc Italia thì muôn sự đã rồi.


Sau khi thắng người Roma ba trận liên tiếp, ngài Hnbl xua quân xuống phía Nam. Năm 216-TCN, hai phe Roma và Qrt-hdst tương tranh tơi bời ở sa trường Cannae. Kết cuộc, đạo binh Roma chịu vây khốn và đại bại.


Binh tình khẩn trương buộc Nguyên Lão Viện Roma huy động mọi nam nhân còn khả năng cầm võ khí đi hiện dịch. Vậy nên, nhuệ khí người Roma ngày càng hăng, trong khi địch thủ Qrt-hdst bắt đầu chờn lòng.


Chẵn 12 năm sau đại quyết chiến Cannae, quân lực Roma đổ bộ miền Africa. Nhờ tài chỉ huy nên về sau thống tướng Publius Cornelius Scipio (pu-bli-út coóc-nê-li-út sơ-ki-pi-ô) được lĩnh thêm xước hiệu Africanus.


Ở sa trường Xama (kha-ma), người Qrt-hdst tổn thất rất nặng, có voi dữ cũng bằng thừa.


Qua nửa thế kỉ nữa, tức là trong chiến kiện Punica lần thứ ba, người Roma thắng trận quyết định trước cường địch Qrt-hdst. Hệ quả là, đô thị điêu tàn, hạm đội ra tro và cư dân bị bắt làm nô lệ kể đến hàng vạn.


Chiến sự triền miên giúp Roma tận thâu nguồn nô lệ khổng lồ. Nô lệ (servus, "séc-u-út") được coi là công cụ biết nói. Vì vậy, khi nô lệ già yếu, chủ nhân đem ra chợ bán không khác gì món vật vô dụng.

⁑ Gia trang một chủ nô.


Người chủ cũng toàn quyền trừng phạt và thậm chí sát hại nô lệ.


Sức cần lao của nô lệ được dùng cả vào những việc rất khổ nhọc. Song phổ thông nhất là chạy cối xay bằng tay để nghiền ngũ cốc làm bột.


Vậy nên, chiến tranh chinh phục chỉ giúp giới chủ nô Roma phú hữu hơn.


Ngược lại, lệ nông (colonus, "cô-lô-nút") càng lúc phá sản, phải bỏ thôn ổ dắt nhau vào Roma sinh nhai.


Hộ dân quan Tiberius Sempronius Gracchus (ti-bê-ri-út sem-pơ-rô-ni-út gơ-rách-chút) bèn trình trước Công Dân Nghị Hội một dự luật chia đất cho bọn bần nông.

⁑ Huynh đệ Tiberius và Gaius Gracchus thuộc dòng dỏi Scipio Africanus danh giá.


Công hội biểu quyết tán thành đạo luật Gracchus, nhưng giới địa chủ tỏ ra phẫn nộ lắm.


Năm 133-TCN, ông Tiberius bị đám đông thượng nghị sĩ - tức lớp người chủ trương phản bác chính sách cải cách điền địa - đánh chết, hưởng dương 29 tuổi.


Công Nguyên sơ khởi, quân lực bắt đầu chiêu mộ cả phường cùng đinh. Giới chỉ huy quan thường lợi dụng lũ thất phu này để tăng cường ảnh hưởng trong cộng hòa quốc.


Roma bây giờ là cái bồn chứa muôn ngàn nô lệ. Nhằm giải trí cho giới hào phú, họ phải đấu nhau trí mạng ở các cạnh kĩ trường (arena).


Năm 73-TCN sảy ra trận đại phong khởi của phường nô lệ, mà vị lĩnh tụ có tên là Spartacus (sơ-pác-ta-cút). Truyền rằng, giác đấu sĩ ở võ đường nọ tạo phản giết lính canh để tự giải phóng.


Toán nô bộc này cùng đường phải lánh vào núi Vesuvius (uê-su-uy-út). Tương truyền, bấy giờ quan quân Roma đã khóa chặt các lối mòn dưới chân núi. Khi đêm buông, phiến quân mới mạo hiểm dùng thang đan bằng dây nho, lén tuột xuống vực tập hậu bọn dũng binh.


Thế là quân thứ Roma nức tiếng tài thao lược lại không làm sao đương cự sức tiến công mãnh liệt của đoàn nghĩa sĩ quyết tử, đành chuốc thất bại.


Lửa loạn chóng lan ra toàn cõi Italia. Nô lệ đua nhau cướp phá gia sản chủ nhân rồi xin theo nghĩa quân.


Trong bối cảnh Roma lâm nguy, Nguyên Lão Viện quyết định bổ một chủ nô cự phú có tên Marcus Licinius Crassus (mác-cút li-ki-ni-út cơ-rát-sút) vào chức thống soái nhưng kiêm quyền độc tài quan (dictator, "đích-ta-toóc"). Thượng viện cũng triệu ngay các quân đoàn Viễn Đông và Hispania về cứu quốc.


Phiến quân vẫn chiến đấu ngoan cường, thà chết chứ không chịu hàng. Vậy nhưng trong một trận đấu bất bình đẳng, họ bại vong. Spartacus cũng hi sinh oanh liệt.


Giới chủ nô báo cừu các người nghĩa sĩ thật thảm khốc. Theo thống kê đương thời, ước sáu ngàn nô lệ bị đóng đanh giảo giá khắp nẻo đường.

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник



MÙA THU CỘNG-HÒA


Trấn áp nô lệ phản loạn xong, giới chủ nô cầu bảo toàn uy thế bằng cách dựa vào phường võ biền. Bấy giờ tướng lĩnh có ảnh hưởng nhất trong số đó là Gaius Iulius Caesar (gai-út siu-li-út ca-ê-sác).


Chẳng qua, quân đoàn Caesar có công bình định khu vực Gallia mà thôi.

⁑ Đoàn dũng sĩ Roma nhổ trại xuất chinh.


Tuy nhiên, Caesar xử sự đâu khác gì vua chuyên chế ; ngài thẳng tay trừng trị mọi bất mãn trong công chúng. Nên vào năm 40-TCN, đức Caesar bị đảng Cộng Hòa ám hại ngay tại sảnh thượng viện.


Đương thời, hùng biện giả Marcus Tullius Cicero (mác-cút tun-li-út ki-kê-rô) vang danh nhờ những diễn văn nảy lửa có thâm ý bảo lưu nền cộng hòa hào phú.


Dân chúng không còn thiết tha bảo vệ cộng hòa chế do thiểu số quý nhân cai trị.


Không lâu sau, quyền tể trị Roma về tay biểu điệt đức Caesar là Gaius Octavianus (gai-út sốc-ta-uy-a-nút).


Cấm vệ đội (praetoriani, "pơ-ra-ê-tô-ri-a-ni") được thành lập và coi là xương sống của hoàng đế (imperator, "im-pê-ra-toóc).


Từ đây nguyên lão và quý tộc phải phục tùng mọi phán quyết của caesar-augustus ("ca-ê-sác rau-gút-tút", "nguyên thủ" + "chính đảng tổng tài" + "đại tế tư" + "quân thứ tổng thống").


Nhờ lực lượng nô lệ rồi rào, vị hoàng đế biến Roma thành quần thể kiến trúc hoành tráng nhất thế gian. "Ta đã được Roma bằng gạch, nay để lại toàn cẩm thạch" - Đức Augustus kiêu hãnh thốt lên vậy đấy.

⁑ Trung khu Roma được gọi hội trường (forum, "phô-rum").


Ở khoảng giữa thế kỉ I, giác đấu trường khoanh tròn Colosseum (cô-lốt-sê-um) sức chứa 5 vạn khán giả đã được cất lên.


Thần điện Pantheum (pan-thê-um) tráng lệ được kiến thiết trong thành Roma khoảng thế kỉ II và thuộc thiểu số công trình còn nguyên vẹn đến nay.


Kết cấu tòa nhà chủ yếu gồm cửa, cột và vòm mái.


Nguồn cấp nước cho đô thị chạy dọc những cầu vòm bắc qua sông và sơn khê.


Các vị chủ nô phú dật có thói quen ngâm cả ngày trong dục đường (thermae, "théc-ma-ê"), tức nhà tắm công cộng. Hoạt động chính của họ là tập thể thao dụng cụ và đón tin mới.


Công trình khải hoàn môn (arcus triumphalis, "ác-cút tri-um-pha-lít") để kỉ niệm chiến tích của hoàng đế.

⁑ Cổng Titus Flavius Vespasianus (ti-tút phơ-la-uy-út oét-pa-si-a-nút), dựng năm 81.


Chiếm nô chế Roma đạt quyền uy tối thượng là trong thời hoàng đế Marcus Ulpius Nerva Traianus (mác-cút sun-pi-út néc-oa trai-a-nút).


Giới chủ nô quanh năm tắm trong thói xa hoa phú quý.

⁑ Sa cung ở hải đảo Capreae (ca-pơ-rê-a-ê).


Thi sĩ Quintus Horatius Flaccus (quin-tút hô-ra-ti-út phơ-lách-cút) diễn ngâm một thi phẩm mới tại tư dinh người ái mộ kiêm bảo hộ nghệ thuật Gaius Cilnius Maecenas (gai-út kin-ni-út ma-ê-kê-nát). Nhân vật đội vòng nguyệt quế chính là thi hào Publius Vergilius Maro (pu-bơ-li-út soéc-ghi-li-út ma-rô).


Các giảng đường Roma chỉ có ba môn Thi Ca, Thể Thao và Mĩ Thuật.


Còn giới hào phú chẳng tiếc chi tiêu để có những đại sảnh lộng lẫy trong trang viên.


Bọn thị tì giúp chủ nhân trang điểm mỗi ngày.


Bây giờ hãy viếng hàng phố Pompeii : Toán nô lệ khiêng chủ nhân bằng kiệu ; cánh trái có mấy ông lớn đương đọc yết thị trận giác đấu sắp tới ; cánh phải là nhà từ thiện phát bánh nướng cho hạng cùng dân.


Trong thực tế, thị dân bần cùng chẳng qua là bọn sống nhờ bố thí của quốc gia và giới hào phú. "Bánh mì và mã hí" (panem et circenses, "pa-nem mét kiếc-ken-sét"), câu phúng dụ tặng riêng lũ người thừa nhàn này. Ở đây, mã hí là trò đua ngựa nơi tạp kĩ trường.
 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник


KỈ-NGUYÊN ĐẾ-CHẾ


Nô lệ chế là căn nguyên quan ngại sức phát triển kĩ nghệ và khiến kinh tài Roma đi đến khủng hoảng nghiêm trọng. Chính vì lao công toàn nô lệ nên hiệu năng cứ kém mãi. Vả chăng, họ rất chóng làm hỏng công cụ.


Có nhiều chủ nô bắt đầu chia lĩnh địa thành thửa nhỏ cho nô lệ và lệ nông làm mướn. Hàng ngày, họ ruổi ngựa đi khắp đồng để giám sát.


Từ thế kỉ II, toàn thể đế quốc chuyển trạng thái chinh phục sang phòng ngự. Uy thế Roma không còn sức chinh thảo thêm nữa. Mà vậy nên nguồn nô lệ giảm dần.


Quân trấn thủ lưu đồn miền biên viễn.


Trong bối cảnh đó, thổ nhưỡng phì nhiêu ở Roma khiến man tộc Germania xâm nhập ngày càng đông.


Nhưng đế quốc Roma còn khỏe để đề kháng dòng ngoại dân này.

⁑ Quân lực Roma qua sông Danubius (đa-nu-bi-út).


Tù phạm Germania bị áp tải đến trước nhan hoàng đế.


Khoảng giữa thế kỉ III, nô lệ phản kháng càng dữ hơn, cho dẫu chủ nô vẫn trấn áp rất khốc liệt.


Để đi tìm lối thoát tình trạng vô vọng, bọn nô lệ bèn họp làm các hội kín để lắng nghe sấm truyền về một thần nhân sắp xuất hiện, mà đấng thần đó nhất định trừng phạt lũ người áp bách họ hàng ngày.


Cơ Đốc hội nguyên là tín ngưỡng chổi dậy trong đám cùng dân và nô lệ. Ấy vậy không lâu sau, các phú hộ cũng nhận ra rằng, niềm tin Cơ Đốc ngõ hầu làm phương tiện đắc lực giúp họ khuất phục bọn bạch đinh. Thế nên thánh hội bắt đầu được các ơn sủng của hoàng đế.

⁑ Vương cung thánh đường Đức Bà Cả kiến thiết thế kỉ IV.


Đế quốc Roma đi đến bờ suy vong vì nô lệ phong khởi với man tộc xâm lăng mỗi lúc một nhiều.


Năm 410, rợ Gothia đi theo thủ lĩnh Alarīks tràn vào Roma. Nô lệ tự nguyện mở cổng thành cho họ. Thế là cả dân Gothia và nô lệ thi nhau cướp phá đô thành suốt ba ngày.

⁑ Chân dung man vương Alaricus (a-la-ri-cút) trên tín chương.


Năm 455, thành Roma lại bị giặc Vandalia đốt phá. Nên kể từ năm 476, đế quốc chiếm nô Tây Roma xem như chẳng còn nữa.

 

Cynir

Vania 3N
Модератор
Сотрудник
SPARTACUS
Bổ Trợ Lịch Sử Ngoại Khóa




























































 
Top