Sưu tầm Sự thật về người Việt chiến đấu chống phát-xít Đức ở Matxcơva

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Hôm nay đọc được bài viết bổ ích này, xin chia sẻ với mọi người

Sự thật về những chiến sỹ Hồng quân Việt chiến đấu chống phát-xít Đức ở Matxcơva
Aleksei Syunnenberg, hiện là phóng viên đặc biệt của Đài tiếng nói nước Nga, là người quan tâm đến đề tài "Những chiến sĩ người Việt đã từng phục vụ trong hàng ngũ quân đội Xô Viết trong Đại chiến thế giới II", Với tình yêu Việt Nam và với lòng cảm kích những chiến sỹ hồng quân người Việt, từ hơn 20 năm trước, nhà báo Aleksei Lensov đã bắt đầu nghiên cứu, thu thập thông tin về những chiến sỹ hồng quân người Việt ấy.

Ngay sau khi chiến tranh bùng nổ 4 ngày (tháng 6/1941), Lữ đoàn mô tô cơ động đặc nhiệm gọi tắt là OMSBON được thành lập. Một trong những trung đoàn là đơn vị quốc tế. Chính ủy trung đoàn này là ông Ivan Vinarov (người Bulgaria) đã viết trong hồi ký rằng trong trung đoàn quốc tế ấy có 6 chiến sĩ người Việt. Ngày 7/11/1941, cả trung đoàn đã tham gia vào cuộc diễu binh lịch sử của quân đội Xô-Viết trên Quảng trường Đỏ ở Matxcơva, nhân kỷ niệm lần thứ 24 Cách mạng tháng Mười, và từ đó tiến thẳng ra mặt trận nghênh chiến phát xít Đức.

Ông Aleksandr Kazitshki, cựu binh của Lữ đoàn OMSBON, hồi tưởng lại: "Đầu năm 1942, khi chúng ta đuổi bạt được bọn Đức khỏi Matxcơva, có 3 chiến sĩ người Việt đã hy sinh anh dũng".
Những chiến sĩ VN ấy chính là những người từng có mặt trong nhóm thanh niên ưu tú do Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi sang Nga từ Quảng Đông năm 1926. Trong số 6 người tham gia OMSBON, Aleksei đã xác minh được danh tính của 4 người sau:

1. Vương Thúc Tình, sinh ở tổng Kim Liên, năm 1925 gia nhập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí hội do lãnh tụ Hồ Chí Minh sáng lập. Ông còn có tên khác là Vương Thúc LiênVương Sĩ. Về cái chết của Vương Thúc Tình có giả thiết rằng, cũng giống như hàng loạt những nhà cách mạng của các nước châu Á lúc đó đang bị Nhật chiếm đóng, theo quyết định của ban lãnh đạo Liên Xô, sau khi đánh tan quân Đức ở ngoại ô Matxcơva, Vương Thúc Tình được cử về nước hoạt động. Nhiệm vụ được giao phó là thúc đẩy phát triển phong trào cách mạng ở nước mình để làm suy yếu quân Nhật. Nhưng trên đường dài trở về Tổ quốc, hồi cuối năm 1942, Vương Thúc Tình đã bị quân Quốc dân đảng của Tưởng Giới Thạch bắn chết.

2. Lý Nam Thanh. Đây là họ tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông, còn tên thật là Nguyễn Sinh Thân. Ông sinh năm 1908 tại làng Sen, tổng Kim Liên. Cha ông tên là Nguyễn Sinh Ly đã hy sinh trong cuộc đấu tranh cách mạng chống thực dân Pháp. Anh cả của Lý Nam Thanh là Nguyễn Sinh Diễn, từng là Phó bí thư Tỉnh ủy bí mật Nghệ An, tích cực tham gia phong trào Xô-viết Nghệ-Tĩnh. Ông đã bị giam cầm và năm 1936 qua đời trong nhà tù thực dân. Năm 1921, ông có con trai là Nguyễn Sinh Thọ (tức Tư Cường), chính là người mà vào giữa những năm 1980 đã cung cấp cho chúng tôi những thông tin về người chú ruột Lý Nam Thanh. Lúc đó, ông Tư Cường là cán bộ hưu trí sống ở thành phố Hồ Chí Minh.

3. Lý Anh Tạo (tên thật là Hoàng Anh Tô), sinh năm 1912 tại thôn Hoàng Trù, tổng Kim Liên. Cha ông tên là Hoàng Hinh mất sớm, và Hoàng Anh Tô được nuôi dạy trong gia đình người chú là ông Hoàng Xuân Tống. Năm 12 tuổi, Hoàng Anh Tô - Lý Anh Tạo được làm quen với công tác cách mạng.

4. Lý Thúc Chất là tên mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặt cho ông Vương Thúc Thoại, sinh năm 1911 cũng ở tổng Kim Liên. Cha của ông tên là Vương Thúc Đàm, Huyện ủy viên Nam Đàn, năm 1930 bị thực dân Pháp bắt tù chung thân. Lý Thúc Chất còn em trai út là Vương Thúc Sâm sinh năm 1920. Theo hồi tưởng của ông Sâm, vào khoảng năm 1938 hoặc 1939 gia đình có nhận được một lá thư của Lý Thúc Chất và đoán rằng ông đang ở nước Nga xa xôi vì lá thư được gửi đi từ đó.

Trong số 4 người nói trên, 3 chiến sĩ Hồng quân Lý Nam Thanh, Lý Anh TạoLý Thúc Chất đã anh dũng ngã xuống trong trận đánh chống phát-xít ở cửa ngõ thủ đô Matxcơva.
Vậy hai người còn lại (trong số 6 người VN của trung đoàn quốc tế đó) là ai? Các bạn có thể đọc tiếp trên trang web của "Hội Hỗ trợ gia đình liệt sĩ Việt Nam":
http://trianlietsi.vn/new-vn/Trang-...-chien-dau-chong-phat-xit-duc-o-matxcova.vhtm
 
Top