QH Việt-Nga Hợp Tác Kinh Tế

qhanh1810

Thành viên thường
thong tin b0 ich




Mỹ không hài lòng với điều đó. Quan sát viên Alexander Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" viết, khoảng cách từ Cam Ranh đến Washington — hơn 14 nghìn km, đến căn cứ không quân Mỹ trên đảo Guam – hơn 4 nghìn km, tuy nhiên, Hoa Kỳ cho rằng, sự hiện diện của lực lượng không quân Nga tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương là hành động khiêu khích để phô trương sức mạnh và thu thập thông tin tình báo. Washington yêu cầu Hà Nội ngưng cho Nga sử dụng cảng Cam Ranh để tiếp nhiên liệu cho chiến đấu cơ của Nga vì hành động này làm gia tăng căng thẳng trong khu vực. Nhưng, không có kết quả nào.

Vịnh Cam Ranh có tầm quan trọng chiến lược đối với hạm đội Nga vì các tàu chiến ghé vào đây để bổ sung thực phẩm và nước uống trên hành trình từ vùng Viễn Đông của Nga đến Vịnh Aden. Các phi công và thủy thủ Nga từ lâu biết cảng này. Cơ sở hậu cần của Hạm đội Thái Bình Dương Nga đã từng được bố trí tại bán đảo Cam Ranh trong hơn hai thập niên. Vào năm 2002 Nga đã rút khỏi Cam Ranh. Và bây giờ Nga trở lại. Vào năm 2013, Matxcơva và Hà Nội đã đạt được thỏa thuận cùng có lợi về việc sử dụng vịnh Cam Ranh. Sự hiện diện của các máy bay chở dầu Il-78 là một trong những điều khoản trong hiệp định song phương, theo đó Nga có quyền sử dụng căn cứ quân sự. Hoạt động này giúp Việt Nam phát triển cơ sở hạ tầng của Cam Ranh để biến căn cứ thành một trung tâm quốc tế lớn phục vụ cho các tàu dân sự và tàu chiến.

Dễ hiểu tại sao Mỹ lo ngại với việc các máy bay chở dầu Il-78 của Nga hiện diện ở Cam Ranh. Trong khi có nhiều mâu thuẫn giữa các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương, Mỹ muốn mở rộng quyền truy cập vịnh Cam Ranh (lý tưởng đối với họ là độc quyền). Hoa Kỳ muốn đóng vai trò trọng tài để bảo vệ lợi ích của mình trong khu vực. Và đột nhiên xuất hiện Nga, và các tàu chiến Nga có thể cập bến và chiếm chỗ thuận tiện nhất trong vịnh sâu (như đã từng có trước đây). Mỹ luôn coi mình là một ngoại lệ. Tuy nhiên, sự hiện diện của các máy bay chở dầu Nga ở Cam Ranh không vi phạm nguyên tắc của Việt Nam – cấm bố trí các căn cứ quân sự nước ngoài trên lãnh thổ nước mình. Hà Nội thực thi chính sách đối ngoại độc lập dựa trên các nguyên tắc: không liên kết và từ chối tham gia vào các liên minh. Song, điều đó không loại trừ quan hệ thân thiện truyền thống với Nga.

Trong bối cảnh này, tờ “The Diplomat” của Nhật Bản nhận xét rất đúng: "Nếu Hà Nội muốn để trên sân khấu thế giới Việt Nam được xem như một cầu thủ độc lập, thì phải tuân thủ các nguyên tắc trong chính sách đối ngoại đã được thiết lập sau Chiến tranh Lạnh. Hà Nội nên tái khẳng định với thế giới rằng, Vịnh Cam Ranh mở rộng cửa cho các quốc gia khác nhau và các hạm đội khác nhau, cả quân sự và dân sự. Điều đó sẽ phục vụ lợi ích của Hà Nội, mặc dù Hoa Kỳ sẽ tức giận". Việt nam đã gửi thư chính thức cho các nược hữu quan mời tới Vịnh Cam Ranh.

Sự hợp tác kinh tế năng động giữa Nga và các nước châu Á-Thái Bình Dương cũng như tình hình với vịnh Cam Ranh cho Hoa Kỳ thấy rõ thực tế mới — một thế giới đa cực. Bây giờ, khi những nước không phải lớn nhất và mạnh nhất đang ở trọng tâm chú ý của các cầu thủ lớn, họ vẫn tiếp tục hành động độc lập trong lĩnh vực chính trị và kinh tế.

Việt Nam đang củng cố quốc phòng, mua máy bay chiến đấu, tàu tuần tra, tàu ngầm của Nga. Trong khi đó, có chú ý đến những chi tiết trong hợp tác kỹ thuật quân sự Nga-Trung Quốc. Trong những tình huống xung đột giữa các nước bạn bè, Nga không đứng về phía ai và không can thiệp vào tranh chấp lãnh thổ, bao gồm cả ở Biển Đông. Và hành động của Nga chống lại áp lực từ Mỹ phục vụ lợi ích của nhiều quốc gia trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Hạm đội Thái Bình Dương Nga vốn là một công cụ quân sự-ngoại giao, chỉ bằng sự hiện diện của mình đảm bảo sự an toàn cho hạm đội tàu thương mại. Kế hoạch của Nga xây dựng hải quân lớn sẽ sớm thay đổi bộ mặt của hạm đội, mà đó là cơ sở cho sự phát triển của các khu vực phía Đông của LB Nga, nơi tập trung nhiều cường quốc hải quân lớn. Và cơ sở hậu cần như ở Vịnh Cam Ranh là một nhu cầu cấp thiết.



Đọc thêm: http://vn.sputniknews.com/vietnam/20150404/151693.html#ixzz3WRCUvJby[/QUOTE]
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Tờ "Russia Beyond" của Nga số ra ngày 13/4 đã đăng một bài viết nói rằng Moskva đang tìm cách củng cố hơn nữa các quan hệ sẵn có với Việt Nam và coi Hà Nội là một trong số các đối tác chiến lược chính của Moskva tại Đông Nam Á.


Thủ tướng Dmitry Medvedev (giữa) và Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (bên trái) tại buổi gặp gỡ doanh nghiệp Việt Nam - Nga. (Ảnh: Thanh Vũ - TTXVN)


Tác giả bài báo trên, Giáo sư Vladimir Kolotov - Trưởng Khoa Lịch sử Viễn Đông thuộc Đại Học St. Petersburg, cho rằng trong bối cảnh các cường quốc thế giới đang tranh giành ảnh hưởng trong khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Moskva cũng tìm cách củng cố quan hệ truyền thống tại Việt Nam để mở ra một cánh cửa vào các nước ASEAN. Muốn thực hiện kế hoạch của mình, Nga đang đẩy mạnh các quan hệ thương mại với Hà Nội, với mục tiêu nâng kim ngạch lên tới 10 tỷ USD trong 5 năm tới, chủ yếu qua các dự án phát triển hợp tác trong các lĩnh vực hạt nhân, năng lượng và công nghệ quân sự.

Vị giáo sư cho rằng người Mỹ đã lợi dụng tình hình để tìm cách khôi phục ảnh hưởng của Washington tại Đông Nam Á, thể hiện qua việc tăng cường sự hiện diện, đẩy mạnh các cuộc thương lượng để hình thành Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), nhằm đối trọng với các thoả thuận thương mại do Trung Quốc dẫn đầu trong cùng khu vực.

Tuy Nga không trực tiếp liên hệ tới các cuộc tranh chấp lãnh thổ tại Biển Đông, song vấn đề này vẫn là một vấn đề quan tâm của Moskva. Giáo sư Kolotov cho rằng một sự thay đổi trong cán cân quyền lực ở khu vực, chẳng hạn như việc xích lại gần nhau giữa Mỹ và Việt Nam, có thể đe doạ vị thế của Moskva trên thị trường năng lượng, cũng như thị trường vũ khí cho Việt Nam. Ông khẳng định Nga ủng hộ một giải pháp hòa bình cho vấn đề Biển Đông, trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
TN
Nguồn: baotintuc.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thủ tướng Nga: "Chẳng có gì cản trở ta thanh toán bằng Rúp và VND"

Trả lời báo chí Việt Nam, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev bày tỏ sự lạc quan về cơ hội để giao dịch thương mại Nga và Việt Nam chuyển sang thanh toán bằng bản tệ, Sputnik đưa tin.


Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev. Ảnh: zenfs


Trước câu hỏi về cơ hội để giao dịch thương mại Nga và Việt Nam chuyển sang thanh toán bằng đồng tiền quốc gia của hai nước, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev khẳng định khả năng này là hoàn toàn có thể xảy ra.

“Thứ nhất, ngay bây giờ chẳng có gì cản trở chúng ta thanh toán bằng rúp Nga và VND. Không hề có trở ngại nào hết”, ông Medvedev nhấn mạnh.

Thủ tướng Nga lật lại lịch sử gợi lại hai nước đã thỏa thuận về khả năng sử dụng phương thức thanh toán bằng đồng bản tệ của nhau từ gần chục năm trước, thậm chí đã thành lập một ngân hàng riêng Nga-Việt.

Tuy nhiên, ông lưu ý rằng trong lưu thông lớn hoặc xuất hiện nhu cầu tích trữ, sẽ có lợi hơn nếu sử dụng bản tệ, cụ thể là rúp của Nga và VND của Việt Nam.

Những thanh toán như trên hiện chiếm khoảng 1,5% tổng kim ngạch thương mại, phần còn lại là USD. Và đây là điều không phải lúc nào cũng có lợi, Thủ tướng Nga nhắc nhở.

“Đối với chúng tôi cũng như với các bạn thì USD là ngoại tệ, và trước tiên chúng ta cần mua những đồng đô la này, bị lệ thuộc vào tỷ giá USD, rồi sau mới dùng nó để thanh toán. Trong ý tưởng đó thì giao lưu trực tiếp bằng những đồng tiền quốc gia có thể lợi hơn”, ông chỉ ra.

Ông Medvedev cho biết Nga hiện đang nỗ lực khai triển ý tưởng này với các nước đối tác khác của Nga. Ông cho rằng mối quan hệ tương tự với Việt Nam sẽ có triển vọng phát triển tốt đẹp.

Ngoài ra, ông cam kết sẽ khởi xướng đề tài này trong các cuộc hội đàm với đối tác Việt Nam.

Cũng liên quan đến tỷ giá đồng rúp, Thủ tướng Nga thừa nhận tỷ giá bản tệ Nga là một trong những nguyên nhân khiến lượng khách du lịch Nga tới Việt Nam giảm 40% từ đầu năm 2015, ngoài yếu tố khó khăn kinh tế trong nội tại Nga khiến sức mua giảm nhẹ.

“Trong năm 2014, dòng du khách đã tăng 1/3. Vì vậy, mặc dù có đi xuống, nhưng không phải là trượt dốc tổng thể, đó là giảm sút gần với mức năm 2013, nếu tính chung thì số lượng du khách Nga tại Việt Nam vẫn đông”, ông Medvedev nhận định.

Mặc dù khách Nga tới Việt Nam hiện không nhiều như một số nước khác, nhưng con số 400 nghìn người/năm là không hề nhỏ. Đặt trong bối cảnh Việt Nam thu hút về mặt văn hóa, lịch sử, danh lam thắng cảnh, Thủ tướng Nga lạc quan rằng tình trạng hiện nay sẽ được khắc phục.

Song song đó, ông cho biết Nga cũng quan tâm tới một dòng du lịch có tính chất hai chiều. Có 75-80.000 người Việt Nam sang Nga với tư cách khách du lịch. Ông cho rằng tính đến thực tế Việt Nam là một đất nước khá đông dân, Nga cũng cần lưu ý đến dòng du khách từ Việt Nam sang Nga.

“Nga là đất nước rộng lớn, có nhiều thứ để xem, vì vậy chúng tôi luôn hoan nghênh các du khách tới thăm. Tôi nghĩ rằng chúng ta có những triển vọng tốt đẹp để phát triển trao đổi du lịch giữa hai nước”, ông cho hay.


LÊ HUYỀN
Nguồn: bizlive.vn
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong 65 năm hợp tác Nga-Việt, các đại diện của Việt Nam đã tới nhiều khu vực của nước Nga rộng lớn.





Nhưng chỉ gần đây họ mới có dịp đến thăm nơi mà mỗi ngày mặt trời chỉ xuất hiện trên bầu trời vẻn vẹn 20 phút. Đó là Cực bắc phần châu Âu của Nga, biển Pechora, ở điểm cách bờ 55 km đã xây dựnggiàn khoan khai thác dầu "Prirazlomnaya". Hiện tại đây là giàn duy nhất tiến hành khai thác dầu mỏ trên thềm lục địa Bắc Cực của Nga. Năm ngoái, tức là năm đầu tiên vận hành, tại mỏ này đã khai thác được 300.000 tấn dầu. Trong kế hoạch là mức 5 triệu tấn/năm.

Nơi đây đã đón tiếp phái đoàn của "Petrovietnam", đối tác có liên hệ lâu năm với hai cơ sở Nga là tập đoàn năng lượng "Gazprom" và tập đoàn "Gazprom Neft". Các đối tá đã thành lập xí nghiệp liên doanh "Vietgazprom" ở Việt Nam và "Gazpromviet" ở Nga — nhân đây xin nói thêm là cũng hoạt động ở phương Bắc, nhưng chỉ trên đất liền. Phía "Petrovietnam" thể hiện sự quan tâm đến việc tham gia vào dự án khai thác dầu mỏ ở vùng thềm Bắc Cực của Nga, — như tuyên bố của bà Hồ Tú Mai Phó Giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của tập đoàn Việt Nam. - Bản thân "Petrovietnam" cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm phong phú về công tác khai thác dầu mỏ trên thềm lục địa.

Tất nhiên, điều kiện khai thác dầu trên thềm lục địa vùng nhiệt đới và vùng Cực Bắc là rất khác nhau. Trên biển Pechora bao phủ lớp băng dày đến mét rưỡi. Các đại biểu "Petrovietnam" khâm phục tinh thần can đảm của các chuyên gia dầu khí Nga. Bất chấp bão tuyết và băng giá, lạnh đến âm 50 độ C, họ vẫn tạo ra hòn đảo nhân tạo trên biển có trọng lượng 117.000 tấn.

Tất cả những đề án liên doanh trước đó của "Petrovietnam" với "Gazprom" và các tập đoàn dầu mỏ của Nga đều đã được thực thi thành công. Như ý kiến của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev trước thềm chuyến thăm Việt Nam, phía Nga đánh giá rất cao và dự định duy trì tiếp nối sự hợp tác như vậy, mang lại lợi nhuận cho cả Việt Nam và LB Nga. Ông Medvedev tuyên bố, Nga đang có cả tổ hợp dự án mời các bạn Việt Nam tham gia. Thêm nữa, đây là thực tế rất hiếm có, khi Matxcơva mời gọi đối tác nước ngoài đến thăm dò và khai thác trên lãnh thổ Liên bang Nga. Dành cho đối tác Việt Nam, phía Nga đã chuẩn bị phương án ưu tiên đặc biệt, — Thủ tướng Dmitry Medvedev khẳng định.

Như vậy, trong triển vọng sẽ có đề án chung mới mẻ?
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Xí nghiệp dầu khí lớn nhất tại Việt Nam liên doanh với Nga là "Vietsovpetro" qua 29 năm đã khai thác từ vùng thềm lục địa phía nam đất nước một lượng dầu mỏ ấn tượng là hơn 215 triệu tấn.





Trong quĩ "tài sản" thành quả của một công ty khác là liên doanh của "Petrovietnam" với Nga — "Rusvietpetro" — hiện thời có 10 triệu tấn dầu mỏ. Nhưng đó là bởi lịch sử hoạt động của cơ sở này chỉ mới bước sang năm thứ năm. Thêm nữa là hoạt động trong điều kiện thời tiết rất khắc nghiệt của miền Bắc nước Nga, trên bờ biển Bắc Băng Dương. Nhiệt độ trung bình hàng năm ở đây là —2 độ C, còn vào mùa đông giá lạnh cột nhiệt kế biểu tụt xuống đến đến —50 độ C. Vài năm trước, Chủ tịch nước Việt Nam Trương Tấn Sang đến thăm xí nghiệp, ông đã phải trang bị thật ấm chưa bao giờ từng thấy trong đời. Bởi ngay cả khi nhiệt độ ngoài trời vào ngày đó đạt mức "nóng" kỷ lục của địa phương vào tháng Bảy, là +10 độ C, mặt đất ngay dưới chân ta vẫn là băng đóng vĩnh cửu.

Tất nhiên, các chuyên viên Việt Nam không tham gia trực tiếp vào chu trình khai thác dầu trong điều kiện này. Chỗ làm việc thường xuyên của họ là ở Matxcơva, tại trụ sở chính của công ty, nơi các chuyên viên Việt Nam đảm nhận những chức vụ chủ chốt. Tuy vậy cũng không hiếm khi các cán bộ người Việt đi công tác đến tận các mỏ dầu vùng băng giá.

Giấy phép khai thác dầu mà "Rusvietpetro" được cấp có thời hạn 25 năm, cho đến năm 2033. Trong khuôn khổ giấy phép này, xí nghiệp triển khai công việc ở 13 mỏ. Trữ lượng dầu tại đây vượt quá 100 triệu tấn. Phân chia lãi ròng cho mỗi thành viên của xí nghiệp liên doanh tính theo tỷ lệ phần của mỗi bên trong vốn pháp định: 51% — thuộc về phía Nga "Zarubezhneft", còn "Petrovietnam" nhận 49%.

Theo đánh giá của các chuyên viên Nga, hiện nay "Rusvietpetro" là cơ sở sản xuất dầu phát triển năng động nhất trên vùng lãnh thổ miền Bắc Nga. Đánh giá này được sự xác nhận nhất trí của bà Hồ Tú Mai, Phó Giám đốc phụ trách quan hệ đối ngoại của tập đoàn "Petrovietnam".

Bà Hồ Tú Mai cho biết rằng chính thành công của "Vietsovpetro" đã là cơ sở thực tế thúc đẩy để "Zarubezhneft" và "Petrovietnam" tổ chức thêm một xí nghiệp liên doanh nữa, mà địa bàn hoạt động cũng là trên lãnh thổ Nga. Từ thời điểm thành lập cho đến khi bắt đầu vận hành chỉ mất chừng 3 năm và đó là thời hạn ngắn kỷ lục!

Được biết là năm nay bất kể tình trạng giá dầu thế giới sụt giảm "Rusvietpetro" vẫn không định cắt bớt chương trình sản xuất và đầu tư.

Nguồn SputnikNews.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(Chinhphu.vn) - Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của Nga với tư cách là nước đầu tàu trong Liên minh đã hợp tác và thúc đẩy để kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định theo đúng kế hoạch đề ra.

Премьер-министр Правительства Вьетнама Нгуен Тан Зунг: "Россия сыграла большую роль в подписании Соглашения о свободной торговле между Вьетнамом и ЕАЭС"



Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng gặp Thủ tướng Nga Medvedev. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Ngày 29/5, tiếp tục các hoạt động bên lề Lễ ký chính thức Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã có cuộc gặp với Thủ tướng Nga Medvedev tại tỉnh Burabai, Kazakhstan.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chúc mừng Thủ tướng Medvedev về việc Nga đã tổ chức thành công Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng trong Chiến tranh vệ quốc vĩ đại, nhấn mạnh Việt Nam không bao giờ quên những đóng góp to lớn của nhân dân Liên Xô và nhân dân Nga cho hòa bình của nhân loại.

Bày tỏ vui mừng được gặp lại Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Thủ tướng Medvedev cảm ơn sự đón tiếp nồng hậu, thân tình mà phía Việt Nam đã dành cho Đoàn trong thời gian làm việc tại Việt Nam trước đó và cho biết đặc biệt ấn tượng trước những bước phát triển của Việt Nam.

Trong trao đổi, hai bên bày tỏ hài lòng trước việc Việt Nam và Liên minh Kinh tế Á-Âu sau một thời gian đàm phán tích cực và khẩn trương đã cùng nhau thống nhất được nội dung của Hiệp định Thương mại tự do. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đánh giá cao vai trò của Nga với tư cách là nước đầu tàu trong Liên minh đã hợp tác và thúc đẩy để kết thúc đàm phán và ký kết Hiệp định theo đúng kế hoạch đề ra.

Thủ tướng đề nghị Nga cùng các nước thành viên Liên minh Kinh tế Á-Âu sớm hoàn thành thủ tục phê chuẩn Hiệp định để có thể tận dụng được tối đa những ưu đãi, đẩy mạnh hợp tác kinh tế - thương mại, đầu tư trong giai đoạn mới.

Thủ tướng Medvedev cho rằng việc Việt Nam là đối tác đầu tiên ký Hiệp định Thương mại tự do với Liên minh càng khẳng định vai trò và vị trí của Việt Nam tại khu vực và trên thế giới, tin tưởng rằng Hiệp định không chỉ mở rộng hợp tác song phương, tăng kim ngạch thương mại mà còn tạo đà thúc đẩy việc thực hiện các dự án đầu tư ưu tiên trên lãnh thổ của nhau, góp phần đưa quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga đi vào chiều sâu và hiệu quả.

Tại cuộc gặp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng và Thủ tướng Medvedev cũng đã trao đổi và nhất trí tích cực triển khai những thoả thuận đạt được sau chuyến thăm Việt Nam vừa qua của Thủ tướng Medvedev, đặc biệt là dự án trọng điểm của hợp tác song phương trong các lĩnh vực năng lượng, đầu tư, an ninh-quốc phòng…

Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Medvedev khẳng định Liên bang Nga ủng hộ giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982.

Nguyễn Hoàng
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
ệnh cấm vận thực phẩm mà chính phủ Nga thực hiện để đáp trả các biện pháp trừng phạt chống Nga từ các nước phương Tây đã thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp Liên bang Nga.



Tuy nhiên, khối lượng các sản phẩm quan trọng nhất, được các doanh nghiệp nông nghiệp và nông dân Nga sản xuất vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong nước. Trong số các mặt hàng thiết yếu này có sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa trong nước chỉ có thể đáp ứng được 50% nhu cầu của nhân dân Nga. Ở tỉnh Moskva, với dân số 18,6 triệu người, nhu cầu về sữa cũng rất lớn. Để Moskva đủ sữa dùng hàng ngày, sữa từ các khu vực khác trong nước được vận chuyển về thủ đô.

Dự án đầu tư do Tập đoàn sữa TH True Milk của Việt Nam đề xuất sẽ góp phần thay đổi tình hình này. Đây là Tập đoàn sữa lớn nhất châu Á với tổ hợp chăn nuôi công nghệ cao 45.000 bò sữa và nhà máy sản xuất sữa lớn nhất khu vực Đông Nam Á công suất 500 triệu lít/năm. TH True Milk đã thực hiện "cuộc cách mạng sữa" tại Việt Nam, cung cấp 50% lượng sữa tươi tự nhiên cho thị trường Việt Nam. Trước đó, hơn 90% sữa bán tại Việt Nam là sữa hoàn nguyên, được pha từ sữa bột nhập khẩu. Điều đáng nói là TH True Milk đã làm được điều đó chỉ sau 5 năm. Hiện nay, TH True Milk đang thực hiện toàn bộ chu trình sản xuất sữa khép kín: từ việc gieo trồng chế biến thức ăn nuôi bò cho đến việc bán sữa thành phẩm trong các cửa hàng riêng của tập đoàn. Hàng ngày, hơn 5000 công nhân viên của tập đoàn hoàn thành công việc đó. Tại tất cả các công đoạn đều áp dụng công nghệ, máy móc, thiết bị tiên tiến nhất trên thế giới, còn bò giống sản lượng sữa cao được nhập khẩu từ New Zealand, Mỹ và Canada.

Tập đoàn TH True Milk sẽ xây dựng ở ngoại ô Moskva một tổ hợp chăn nuôi bò và chế biến sữa hiện đại. Tổng chi phí dự án là khoảng 2,7 tỷ USD. Theo bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn TH True Milk, dự án được thống đốc tỉnh Moskva Andrei Vorobyov tích cực ủng hộ. Bà Thái Hương nói:



“Chúng tôi thấy rằng ban lãnh đạo tỉnh Moskva có quyết tâm rất lớn để thực hiện dự án này. Họ giới thiệu với chúng tôi bản báo cáo chi tiết về tất cả mọi đặc điểm phát triển kinh tế-xã hội của khu vực, kể cả về những ưu đãi dành cho các nhà đầu tư nước ngoài. Tôi nói với họ: Hãy cấp đất cho chúng tôi, đảm bảo sau một năm sẽ có sữa. Dự án cần được thực hiện đến năm 2025 theo ba giai đoạn. Giai đoạn đầu tiên, chúng tôi dự định sẽ hoàn thành vào năm 2017, là tạo ra đàn bò sữa sản lượng cao 20.000 con. Và đến năm 2025, số lượng bò sẽ tăng lên đến 200.000 con, trong đó có 150.000 bò sữa".


Không phải là ngẫu nhiên mà bà Thái Hương, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn TH True Milk kiêm Giám đốc điều hành Ngân hàng Bắc Á lại chọn tỉnh Moskva để đầu tư. Nói chuyện với phóng viên đài Sputnik, bà Thái Hương kể:

“Tôi yêu nước Nga từ thưở còn đi học. Chúng tôi biết ơn nhân dân Nga vì sự giúp đỡ to lớn mà họ dành cho Việt Nam trong những năm tháng chiến tranh gian khổ. Tấm gương mà tôi luôn luôn noi theo trong cuộc sống là nhân vật Pavel Korchagin trong cuốn tiểu thuyết "Thép đã tôi thế đấy!". Tôi luôn có mong muốn đến thăm nước Nga. Và bây giờ giấc mơ của tôi đã trở thành sự thật. Nhưng tôi đến đây không như một du khách, mà với tư cách một doanh nhân. Nghiên cứu tình hình kinh tế toàn cầu hiện tại để tìm địa chỉ đầu tư, tôi thấy rằng Nga không đủ lương thực thực phẩm, trong khi đó chúng tôi có thể lấp đầy khoảng thiếu hụt này bằng cách tổ chức sản xuất sữa tại địa phương. Tôi tin chắc rằng đây sẽ là dự án đầu tư tốt. Chúng tôi sẽ cung cấp việc làm cho cả người Nga và người Việt. Ở Nga có tất cả mọi tiềm năng cho sự phát triển nông nghiệp, và các doanh nghiệp cần phải tích cực hơn hướng tới ngành này.”


Hiện tại các thủ tục cần thiết cho việc thỏa thuận về dự án đang được hoàn tất. Khoảng 2,5 tháng sau, tập đoàn TH True Milk sẽ được giao đất ở ngoại ô Moskva. Tại vùng đất này sẽ xây dựng trang trại nuôi bò, nhà máy chế biến sữa, nhà kho và ký túc xá cho công nhân.

Trong năm 2016, trên kệ các cửa hàng thực phẩm Moskva sẽ xuất hiện sản phẩm sữa của Tập đoàn Việt Nam TH True Milk.
Nguồn: SputnikNews
 

Attachments

  • 2015_07_15_ThaiHuong1_sjtupfjl.jln.mp3
    1.2 MB · Đọc: 403
  • 2015_07_15_ThaiHuong2_cbc5lrhw.qh2.mp3
    1.9 MB · Đọc: 413

lamdongmoscow49

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Phóng sự về cty Vietsovpetro. Một trong những cty liên doanh thành công nhất giữa Liên Bang Xô Viết trước đây và hiện nay là LB Nga với Việt Nam.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Xe ô tô KAMAZ, ZIL quen thuộc với chúng ta, còn GAZ (Nhà máy ô tô Gorky), tuy là Nhà sản xuất ô tô Số 1 hiện nay của Nga, còn được ít người biết đến.
Nếu hồi đi học ta ao ước được ngồi trên những chiếc Volga hoặc Chaika sang trọng thì nay, được đi trong thành phố trên Xe buýt điện GAZ vẫn đang còn là mong ước.
Vừa dịch xong tài liệu thuyết trình và kỹ thuật để Tập đoàn ô tô GAZ tham gia VIỆT NAM AUTOEXPO 2018 vào đầu tháng 6 tới. Tôi làm clip nhỏ để ta biết thêm về ngành sản xuất ô tô LB Nga.

 
Top