Phong tục đón khách ở Nga

Nguyễn Hương Nụ

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Các cụ có câu: miếng trầu là đầu câu chuyện!
Còn ở sứ sở "Bạch dương" cái câu chuyện bắt đầu từ đâu các bạn?:)

Để đón tiếp những vị khách quan trọng cho đến nay người Nga vẫn dùng bánh mỳ - muối. Vậy ý nghĩa của nó là thế nào?

Vị khách phải lấy một mẩu bánh mỳ, chấm muối và ăn nó. Nghi lễ đó trở thành biểu tượng cho việc làm quen với những giá trị cơ bản cuộc sống của người họ gặp. Nó đồng thời cũng có ý nghĩa là vị khách bắt đầu mối quan hệ hữu nghị và sẵn sàng ăn cùng chủ nhà ăn “1 pút muối” (1 pút = 16,38 kg), tức là chia sẻ mọi tai họa và khó khăn.

Tục lệ đón khách bằng bánh mỳ và muối đã quen thuộc với người dân Nga từ rất lâu rồi. Sự kết hợp của bánh mỳ và muối đóng vai trò quan trọng đặc biệt về biểu tượng: Bánh mỳ thể hiện mong muốn giàu có và sung túc, còn muối là sự bảo vệ con người khỏi những ảnh hưởng và sức mạnh của kẻ thù.

Tiếp đãi khách bằng bánh mỳ và muối tức là mối quan hệ giữa khách và chủ nhà là thân thiện và đầy tin cậy. Nếu từ chối thì nó như một sự sỉ nhục. Không phải vô cớ mà nói rằng “Cả vua cũng không từ chối bánh mỳ - muối”. Theo quan niệm dân gian, sự trách móc lớn nhất có thể làm đối với kẻ vong ân bội nghĩa đó là nói: “Ты забыл мой хлеб да соль-Ty zabyl moi khleb da sol”.

Sự hiếu khách và hào phóng được gọi là Хлебосольство- Khlebosolstvo xuất phát chính từ việc tiếp đãi này. Trong thế kỷ XVI vua chúa Nga trong bữa ăn gửi tới những vị khách của mình bánh mỳ và muối: bánh mỳ tượng trưng cho sự sùng ái, còn muối - tình yêu.

Cách gọi “bánh mỳ - muối” tại Nga là một cách gọi chung cho việc tiếp đãi. Lời mời “bánh mỳ - muối” là hình thức mời tới dự tiệc. Ngày nay thường chúc nhau ở bàn ăn là “приятного аппетита-Priyatnovo appetita!”, còn trước đây người ta nói “хлеб да соль-Khleb da sol!”. Trong đó câu chúc này có một ý nghĩa đặc biệt, đó là nó sẽ xua đuổi mọi điều xấu.
/// sưu tầm ///
 
Top