Hướng dẫn Phân biệt các từ tiếng Nga - Тонкости русского языка

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Em xin lỗi vì chủ đề lâu rồi : Nhưng mà cái này : “Он закончил институт” vẫn nói được ạ!
Nói “Он закончил институт” là kiểu nói "đại" trong cuộc sống, không đúng với văn chương tiếng Nga.
 

Hải Nhi

Thành viên thường
Здравствуйте! Можете разъяснить мне слова: разъяснять и объяснять? Упражняться, тренироваться и практиковать? Зарплата, заработок и плата? Как они используются?
Я самоучка язык поэтому выше может быть, написала не грамотно. Исправляйте помогать мне, пожалуйста. Большое спасибо вам!
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Здравствуйте! Можете разъяснить мне слова: разъяснять и объяснять? Упражняться, тренироваться и практиковать? Зарплата, заработок и плата? Как они используются?
Я самоучка язык поэтому выше может быть, написала не грамотно. Исправляйте помогать мне, пожалуйста. Большое спасибо вам!
Tự học mà ít tiếp xúc cũng hơi khó để hiểu tường tận, bạn viết như trên là khá lắm rồi (2 lỗi nhỏ).
Để phân biệt đúng thì cần phải đọc chuyện nhiều để biết văn cảnh khi dùng chúng. Tạm giải thích thế này:

Объяснение - "Giải thích" nói chung, có ý phân trần, bào chữa ...
Разъяснение -Giải thích cặn kẻ, mỗ xẻ vấn đề, từng chi tiết ...
Пояснение,- "Giải thích" có tính chất chú giải, tường trình cái gì đó.
Прояснение - "Giải thích" để làm rõ và sáng tỏ vấn đề mà người đối thoại còn chưa biết.
Còn phân biệt những từ này thì đơn giản hơn:
Упражняться - Tập, tập tành ... ở mức độ thấp, không chuyên môn.
Тренироваться - Huấn luyện, tập theo bài bản ...
Практиковать - Thực hành (làm gì đó trong thực tiễn)
Зарплата (Заработная плата) - Tiền lương, tiền công (được quy định hẳn hoi)
Заработок - Tiền kiếm thêm, làm thêm (tùy hoàn cảnh)
Плата - Trả tiền (nói chung), khoản tiền trả.
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Mọi người có thể giúp em phân biệt ý nghĩa và cách dùng của hai tính từ бывший và прежний không ạ ?
Câu hỏi hay đấy, nhiều người Nga cũng còn khó phân biệt 3 từ này. Điểm khác nhau chủ yếu là:
Бывший - Có trong quá khứ nhưng bây giờ không còn, bị mất, biến đổi thành cái khác...
Прежний - Có trong quá khứ, nay vẫn còn, vẫn tiếp diễn...
Прошлый - Quá khứ nói chung, cái gì có trước đó (không quan tâm nay còn hay không)
Cho nên nói "Прежнее время" hoặc "Прошлое время" nhưng không nói "Бывшее время"
 

AndrosAsia

Thành viên thường
Chào cả nhà!:57.jpg:
Tuy mới tham gia TiếngNga.net, thấy nhiều người nhiệt tình học tiếng Nga nên cũng muốn đóng góp "viên gạch" nhỏ xây dựng ngôi nhà chung.
Vì hai ngôn ngữ rất khác nhau nên khi đã học tiếng Nga được ít nhiều ta thấy có nhiều vấn đề (cụm từ, văn cảnh...) thông thường trong tiếng Nga nhưng với người Việt thì khó phân biệt để sử dụng cho hay, để bài viết chính xác. Xin tạm gọi Chủ đề này như trên hay chính xác hơn là "Тонкости русского языка".

Thiết nghĩ, ta có thể đưa lên đây những gì đặc thù, tinh tế... của tiếng Nga để bàn luận thêm, những người đã biết sẽ biết rõ hơn, các bạn mới học tiếng Nga có cơ sở nâng cao thêm hiểu biết .


Xin đưa ví dụ 2 động từ rất thông thường ai mới học cũng biết là “кушать” và “есть”.
Chúng có những điểm khác nhau mà trong tiếng Việt không có (cho nên đều dịch là “Ăn” cả).
Người Nga thường nói: "Кушают только свиньи, а люди едят".:13.jpg:
Động từ “есть” sử dụng trong ngôn ngữ văn học, trong cuộc sống hàng ngày nói chung, nó mang tính trung gian, phổ cập. Cho nên nói “Я ем”, “Ты ешь”... lúc nào cũng được.
Trong khi đó động từ “кушать” chỉ nói trong phạm vi những người gần gũi, thân mật với mình, nhiều lúc có thể dịch là :chén", :nhậu"... Khi nói với trẻ em: “Хочешь кушать?”; “Скушай вот это!”, hoặc mời khách thân quen trong bữa ăn, ví dụ: “Кушать подано, прошу к столу”. Và rất ít khi nói “Я кушаю”, “Вы кушаете” với những người ít quen biết.

Tôi thấy các điểm khác như vậy, các bạn bàn thêm!
Nếu mọi người thấy mục này có ích thì xin tham gia, gặp những từ, cụm từ, cách dùng... “khó khăn” nào thì cứ post lên, ta cùng bàn luận.
“Кушать подано, прошу к столу” - Đó là một cách diễn đạt từ những bộ phim cũ. Trong tiếng Nga hiện đại, tốt hơn hết là không sử dụng từ "кушать".
 
Top