Các Thiết Bị Yểm Trợ Quốc Phòng

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Máy bay trực thăng “Săn đêm” Mi-28N - máy bay trực thăng tấn công chính của Không quân Nga


Được thiết kế để sử dụng chiến đấu 24/24, ban ngày và ban đêm, trong mọi điều kiện thời tiết.




NguồnL SputnhikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Mikhail Kalashnikov và khẩu súng lừng danh​





Phát minh của ông – khẩu súng tiểu liên Kalashnikov – hiện diện trong trang bị của quân đội và các đơn vị đặc biệt tại 106 quốc gia. Ở những đất nước Phi châu xa xôi như Mozambique, Ethiopia và Somalia, nhiều bé trai sơ sinh được đặt tên là "Kalash". Người châu Phi tin rằng ai mang cái tên này sẽ có cuộc đời may mắn và nhận được sức mạnh "ma thuật" của khẩu súng Kalashnikov, thứ vũ khí cá nhân đáng tin cậy nhất trên thế giới.

Khẩu tiểu liên xô-viết huyền thoại được mô tả trên quốc kỳ và quốc huy của Mozambique, trên quốc huy Zimbabwe và Đông Timor. Tại Ai Cập, trên bờ bán đảo Sinai đã dựng tượng đài lớn với hình khẩu súng trường Kalashnikov sừng sững. Khẩu súng này được ghi vào Sách Kỷ lục Guinness như là thứ vũ khí phổ biến nhất trên hành tinh — khoảng 100 triệu khẩu! Ngay cả trong những mơ ước táo bạo nhất, nhà phát minh Mikhail Kalashnikov cũng không bao giờ nghĩ rằng khẩu súng do ông sáng chế sẽ trở thành mẫu vũ khí cá nhân dẫn đầu thế kỷ XX.
Ngay từ thời thơ ấu, nhà thiết kế tương lai đã ham thích những mẫu kỹ thuật và cơ khí khác nhau. Năm 1938, cậu thanh niên Mikhail 19 tuổi được gọi nhập ngũ rồi trở thành chỉ huy tổ lái xe tăng. Sáng chế quân sự đầu tiên của Kalashnikov là thiết bị kiểm tra tình trạng động cơ xe tăng. Với thành tích này, nhà phát minh trẻ nhận giải thưởng đầu tiên của cuộc đời là chiếc đồng hồ có khắc tên do vị chỉ huy quân khu trao tặng.

Năm 1941, bắt đầu cuộc chiến của Liên Xô với nước Đức Quốc xã. Kalashnikov tham gia các trận đánh, bị thương nặng và được gửi về điều trị trong quân y viện. Nhà phát minh tràn đầy năng lượng dành thời gian giải trí bắt buộc trong quân y viện cho một đề án mới – ông muốn chế ra khẩu súng cá nhân để hỗ trợ các chiến sĩ. Ý tưởng này thu hút sự quan tâm của cấp chỉ huy và Kalashnikov được mời đến làm việc ở Phòng thiết kế. Qua mấy năm ông tạo ra được thứ vũ khí bền chắc, đơn giản và đạt hiệu suất tốt trong các trận đánh. Kalashnikov đi tới các đơn vị đang chiến đấu, trò chuyện với những người lính để xác minh ưu điểm và nhược điểm của những mẫu vũ khí cá nhân hiện có trong quân đội. Trên cơ sở điều tra thực tế như vậy, ông hoàn thiện sáng chế của mình.

Tháng Năm 1949 diễn ra cuộc thử nghiệm quốc gia. Mẫu súng trường Kalashnikov đua tranh với những mẫu súng của hai nhà thiết kế khác. Đó là cuộc thử thách khắc nghiệt đối với những mẫu vũ khí mới này: súng bị ném từ trên cao xuống đất, bị chôn vùi trong cát và dìm trong nước. Chỉ có một trong ba mẫu súng vẫn giữ nguyên được phẩm chất tuyệt vời sau tất cả những trận “hành hạ”, đó là súng của Kalashnikov. Mẫu súng này được đưa vào trang bị của quân đội Liên Xô. Kể từ đó, thứ "vũ khí kỳ diệu" này bắt đầu cất lên khúc ca khải hoàn của nó trên khắp hành tinh.

Mikhail Kalashnikov đã dành cả cuộc đời mình để phục vụ Tổ quốc. Ông đã thiết kế súng phóng lựu cầm tay, súng máy cho xe tăng và xe bọc thép, súng săn và súng thể thao. Mẫu carbine "Saiga" chế tạo trên cơ sở khẩu súng trường tấn công Kalashnikov hiện vẫn được các thợ săn ưa chuộng. Kalashnikov được trao tặng những phần thưởng cao quí nhất của Liên bang Xô-viết và Liên bang Nga, hai lần Anh hùng Lao động, nhận Giải thưởng Stalin và Giải thưởng của Tổng thống Nga. Nếu thống kê đầy đủ những phần thưởng, học hàm và danh hiệu mà nhà phát minh Mikhail Kalashnikov đã được trao tặng, thì sẽ có bản danh sách nhiều trang.

Có nhà báo đã nêu câu hỏi với Kalashnikov: Ông nghĩ sao khi khẩu súng do ông sáng chế mỗi năm giết chết hàng nghìn người ở những nước khác nhau?. Công trình sư vũ khí Nga trả lời giản dị: "Tôi đã tạo ra thứ vũ khí để bảo vệ Tổ quốc”. Mikhail Kalashnikov tự hào về phát minh của mình, nhưng ông cũng luôn nhắc ông mong muốn được thấy một thế giới không có chiến tranh, để tất cả các cuộc xung đột được giải quyết không phải trên chiến trường mà trên bàn đàm phán. Thế nhưng cho đến nay điều đó vẫn chỉ là mơ ước…

Mikhail Kalashnikov từ trần tháng Chạp năm 2013 hưởng thọ 94 tuổi. Ông được mai táng với nghi thức tôn vinh quân sự trong Nghĩa trang danh nhân quân sự Anh hùng của Liên bang.
Khẩu súng tiểu liên Kalashnikov trong năm nay sẽ kỷ niệm 66 năm phục vụ, nhưng chuyện “nghỉ hưu” với "cựu binh" này vẫn còn là sớm. Theo quan điểm của các chuyên gia Nga và nước ngoài, "trên toàn thế giới cho đến năm 2025 sẽ không xuất hiện mẫu súng nào tốt hơn súng Kalashnikov”.



Nguồn SputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong tuần qua hạm đội tàu ngầm Nga kỷ niệm sinh nhật - mốc đánh dấu thành lập và phục vụ của một thành phần độc đáo trong lực lượng quốc phòng của đất nước.





Tàu ngầm là thứ vũ khí phức tạp và hiện đại nhất của nhân loại, — quan sát viên Aleksandr Khrolenko của Hãng thông tấn quốc tế "Rossiya Segodnya" nhận xét. Lịch sử tàu ngầm ở Nga bắt đầu vào năm 1900, khi Bộ Hàng hải của đế chế áp dụng kinh nghiệm nước ngoài tập trung thiết kế và chế tạo tàu ngầm. Chiếc tàu ngầm đầu tiên của nước Nga với tên gọi "Delphin" được đóng xong vào năm 1902. Rồi đến năm 1906 theo Sắc lệnh của Sa hoàng Nikolai II, hạm đội nhận được những tàu chiến lớp mới và cùng lúc 20 chiếc tàu ngầm.

Tàu ngầm thường xuyên được cải tiến, nhưng dù sao chăng nữa công tác phục vụ của các thủy thủ tàu ngầm vẫn luôn luôn là khó khăn và nguy hiểm nhất trong Hải quân. Đó là một lựa chọn của những con người mạnh mẽ và can đảm. Các thủy thủ tàu ngầm thi hành nhiệm vụ chiến đấu suốt nhiều tháng ở sâu dưới lòng nước, không nhìn thấy ánh mặt trời, không nhận biết sự thay đổi thời tiết, khoảng thời gian nào trong một ngày đêm hoặc mùa nào trong năm. Dưỡng khí để hô hấp do hệ thống tái tạo cung cấp. Những phiên trực căng thẳng với toàn bộ trách nhiệm. Và không một ai trong thủy thủ đoàn tàu ngầm được quyền mắc lỗi sai sót.

Mức giá khắc nghiệt không thể tránh khỏi đó đem lại lợi thế của tàu ngầm như độ ẩn kín, không lệ thuộc vào điều kiện thời tiết, khả năng tiến hành hoạt động chiến đấu và bất ngờ giáng đòn tấn công tên lửa hạt nhân mạnh vào bất kỳ điểm nào ở khắp đại dương thế giới, kể cả phóng tên lửa từ dưới lớp băng dày của vùng Bắc Cực. Các tàu ngầm tuần dương hạm chiến lược, tàu ngầm đa năng và tàu ngầm diesel-điện hiện đại được chế tạo dành cho nhiệm vụ hủy diệt không tránh khỏi các mục tiêu của kẻ thù. Bằng sự hiện diện của mình ở vùng biển sâu, những con tàu này đang bảo vệ nước Nga.

Một điển hình về trình độ kỹ thuật hoàn hảo và sức mạnh ấn tượng là tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới của đề án 941 "Akula" với 20 bệ phóng tên lửa đạn đạo. Độ lặn sâu — 500 mét, vận động trong chế độ tự chủ suốt 180 ngày đêm. Tên lửa nhiên liệu rắn ba kỳ của nó — R-39 — có thể nã trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 8.500 km với loạt 10 đầu đạn hạt nhân công suất 100 kiloton, tổng cộng trang bị là 200 đầu đạn hạt nhân.

Trong hàng chục thập kỷ, các tàu ngầm "Akula" phục vụ Tổ quốc một cách trung thành và vẻ vang. Một trong những chiếc tàu của đề án này cho đến nay vẫn đứng trong hàng ngũ. Tàu ngầm được cải tiến, tái trang bị bằng tên lửa "Bulava" và được đặt tên là "Dmitry Donskoy". Những chiếc tàu ngầm mới của Nga được mang danh tính các quận vương Nga vĩ đại mà công lao được tôn vinh mãi mãi trong lịch sử đất nước. Qui trình đổi mới và phát triển kỹ thuật tàu ngầm vẫn được tiếp nối liên tục.

Đầu năm 2013, Hạm đội Bắc của Nga đã tiếp nhận vào hàng ngũ những thành viên tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới, trang bị 16 tên lửa đạn đạo "Bulava" và 6 tên lửa hành trình. Chiếc tàu ngầm đầu tiên của seri "Borey” được đặt tên là "Yuri Dolgoruky". Trong seri này cũng gồm các tàu ngầm hạt nhân "Aleksandr Nevsky" và "Vladimir Monomakh". Cho đến năm 2020, Hải quân Nga sẽ còn được bổ sung 8 tàu ngầm đề án "Borey” và "Borey-A", mà trong những thập niên tới sẽ là một cơ sở của tam hùng hạt nhân đại dương của Nga, gồm cả máy bay chiến lược và tên lửa đạn đạo liên lục địa.

Hồi mùa hè năm 2014 đã cử hành nghi lễ thượng kỳ long trọng — kéo cờ trên kỳ đài của tàu ngầm hạt nhân đa năng K-560 "Severodvinsk", chiếc dẫn đầu của đề án 885 "Yasen" với tên lửa hành trình trên khoang. Cho đến năm 2020, dự kiến đóng thêm không dưới 8 tàu ngầm loại này.

Mơ ước của mọi quốc gia vùng biển là tàu ngầm Nga diesel-điện siêu tĩnh của đề án 636 "Varshavyanka" (thế hệ nối tiếp là đề án 877 "Lada"), có trang bị tên lửa và ngư lôi chống hạm. 6 chiếc tàu ngầm của đề án này mà Nga chế tạo theo đơn đặt hàng của Hà Nội sẽ trở thành nền tảng cơ bản cho hạm đội tàu ngầm Việt Nam. Trong thời hạn ngắn, dự trù đóng 6 tàu loại "Varshavyanka", để bổ sung vào thành phần trang bị của Hải quân Nga.

Hiện nay Nga sở hữu hơn 70 chiếc tàu ngầm, phản ánh những đặc tính quan trọng của hạm đội tàu ngầm quốc gia: thân tàu bền vững công nghệ cao từ titan (có độ bền hầu như vĩnh viễn và không nhiễm từ, khiến đối phương khó lòng phát hiện), trạm phóng tên lửa ngầm đáng tin cậy, tổ hợp thủy âm học nhạy bén, chất lượng vận động ưu việt và những điều kiện tốt dành cho sinh hoạt của thủy thủ đoàn.

Bất chấp thực tế gia tăng những luận điệu và nỗ lực thù địch của phương Tây để vẽ nên hình ảnh một nước Nga lạc hậu và sầu thảm, các đối tác địa chính trị của Nga còn xa mới đạt tới những đỉnh cao công nghệ như hạm đội tàu ngầm Nga đang sở hữu.

Mô tả hạm đội tàu ngầm của Liên Xô, chuyên gia hải quân Mỹ Norman Polmar từng viết: "Tính đến đội ngũ hơn 400 chiếc, bao gồm cả những tàu ngầm hạt nhân tiên tiến nhất, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo trên khoang, rõ ràng là hạm đội tàu ngầm Xô-viết vẫn chiếm vị thế chủ đạo trong nhận thức của những người phân định chiến lược của Hoa Kỳ”.

Xin lưu ý rằng, cả hôm nay hạm đội tàu ngầm của Nga vẫn tác động phần nhiều đến khâu hoạch định chiến lược của Hoa Kỳ. Cũng vẫn là đề án Nga 955 "Borey" đã khơi lên nỗi lo ngại khó giấu diếm của các chuyên gia Mỹ.



NguồnL sputniknews. com
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
TOS-1 là hệ thống pháo dàn phản lực nhiều nòng trên thân xe tăng T-72



Được thiết kế để vô hiệu hóa các khí tài bọc thép hạng nhẹ, xe thiết giáp, đốt cháy và phá hủy các công trình và tòa nhà. Hệ thống này đạt hiệu suất tiêu diệt sinh lực của đối phương bố trí tại các cứ điểm ở địa hình trống trải cũng như trong công trình kiên cố, phóng ra mảnh đạn và sóng xung kích trên địa bàn khu vực mục tiêu nhờ sử dụng hàng loạt đạn phản lực tên lửa không điều khiển có phần đầu đạn nhiệt áp và tỏa khói gây cháy. Lần đầu tiên sử dụng ở Afghanistan những năm 1988-1989.
Nguồn: sputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Tên lửa chống hạm "Oniks" ("Yakhont")​


Tên lửa hành trình siêu âm «Oniks» (tên gọi xuất khẩu là «Yakhont») được dùng để triệt hạ tàu nổi trong điều kiện đối kháng hỏa lực và thiết bị vô tuyến điện tử




Tên gọi xuất khẩu – “Yakhont”. Theo cách phân loại của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và NATO: SS-N-26 Strobile. “Oniks” là tên lửa hành trình chống hạm tổng hợp tầm trung, được thiết kế để chiến đấu với các nhóm tàu nổi và tàu chiến đơn lẻ của hải quân địch trong điều kiện đối kháng hỏa lực mạnh và thiết bị vô tuyến điện tử gây nhiễu. Ngoài ra còn có thể sử dụng để triệt hạ các mục tiêu trên mặt đất, trong phương án này tầm xa bắn trúng mục tiêu có thể tăng mấy lần so với tầm xa 300 km khi triển khai trên tàu ngầm cho phương án chống hạm.

Tổ hợp mới ngay từ đầu đã được trù tính thiết kế như mẫu tên lửa tổng hợp: có thể bố trí trên tàu ngầm, trên tàu nổi và tàu tuần phòng, trên máy bay hoặc triển khai bệ phóng trên bờ. Về cấp độ “tổng hợp”, “Oniks”/“Yakhont” cần phải vượt trội hơn “quán quân” trong lĩnh vực này là tên lửa hành trình chống tàu “Harpoon” của Mỹ.

Nguồn: SputnhikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Tên lửa chống hạm «Oniks» («Yakhont»)​

Tên lửa hành trình siêu âm «Oniks» (tên gọi xuất khẩu là «Yakhont») được dùng để triệt hạ tàu nổi trong điều kiện đối kháng hỏa lực và thiết bị vô tuyến điện tử




Tên gọi xuất khẩu – “Yakhont”. Theo cách phân loại của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và NATO: SS-N-26 Strobile. “Oniks” là tên lửa hành trình chống hạm tổng hợp tầm trung, được thiết kế để chiến đấu với các nhóm tàu nổi và tàu chiến đơn lẻ của hải quân địch trong điều kiện đối kháng hỏa lực mạnh và thiết bị vô tuyến điện tử gây nhiễu. Ngoài ra còn có thể sử dụng để triệt hạ các mục tiêu trên mặt đất, trong phương án này tầm xa bắn trúng mục tiêu có thể tăng mấy lần so với tầm xa 300 km khi triển khai trên tàu ngầm cho phương án chống hạm.

Tổ hợp mới ngay từ đầu đã được trù tính thiết kế như mẫu tên lửa tổng hợp: có thể bố trí trên tàu ngầm, trên tàu nổi và tàu tuần phòng, trên máy bay hoặc triển khai bệ phóng trên bờ. Về cấp độ “tổng hợp”, “Oniks”/“Yakhont” cần phải vượt trội hơn “quán quân” trong lĩnh vực này là tên lửa hành trình chống tàu “Harpoon” của Mỹ.


Nguồn: SputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Lực lượng tên lửa chiến lược có kế hoạch thay thế các tổ hợp tên lửa "Topol-M" bằng các hệ thống tên lửa di động mới




Tên lửa đạn đạo chiến lược xuyên lục địa RS-24 "Yars" có thể phá hủy các đối tượng quân sự quan trọng và kinh tế tiềm năng của đối phương.

Hệ thống tên lửa có khả năng chịu vụ nổ hạt nhân và có khả năng mang đầu đạn hạt nhân tới mục tiêu cá nhân đã định, được bảo vệ bởi các yếu tố phòng thủ tên lửa không gian. Nhờ một số biện pháp đã giảm đáng kể khả năng bị phát hiện bằng các phương tiện thăm dò.


Nguồn: SputnikNews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник


Легендарное оружие Победы – винтовка Мосина, она же «трехлинейка». Винтовка была старше, чем многие участники Великой отечественной войны (была принята на вооружение Российской Императорской армии ещё в 1891 году), но служила бойцам, многократно модернизируясь, до самого Дня Победы.

Название «трёхлинейка» происходит от калибра, который равен трём линиям (старая мера длин) – три линии равны 7,62 мм. «Трёхлинейка» стала одним из основных видов оружия Советской армии. Винтовки пользовались уважением за надёжность, точность и простоту ухода.

В 1939 году на вооружение артиллерии, инженерных войск и войск связи, отдельных подразделений кавалерийских частей и др. принимается 7,62-мм карабин образца 1938 года. Будучи короче винтовки, он имел секторный прицел, рассчитанный на стрельбу до 1000 м. Карабин получил самое широкое распространение в Красной армии во время Великой Отечественной.

За два первых года войны Ижевский машиностроительный завод, единственный производитель этого оружия, выпустил 1 106 510 карабинов. В январе 1944 года пехота, кавалерия, артиллерия, инженерные войска и войска связи принимают на вооружение 7,62- мм карабин образца 1944 г. Он отлично зарекомендовал себя в боях на заключительном этапе войны.

Только после 1945 года, с развитием автоматическогострелкового оружия, винтовка превратилась в музейный экспонат.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
1 inche = 25,4 mm = 10 линиям.


7,62 mm = 0,3 inche = 3 линиям – cỡ nòng phổ biến của súng bộ binh.

76,2 mm = 3 inche – cỡ nòng phổ biến của pháo xe tăng và pháo mặt đất của LX những năm 1930-1945.
 
Chỉnh sửa cuối:

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Tên lửa RS 24 "Yars", ( РС 24 Ярс):

thuộc họ Тополь М
Theo NATO gọi là SS 27 Mod 2
Tên lửa đk sản xuất tại nhà máy Воткинский завод
Chiều dài 23m, đường kính khoảng 2m, trọng lượng 49 tấn
tên lửa dùng nguyên liệu hỗn hợp rắn, tầm bắn 11000 km, là tên lửa xuyên lục địa có tầm bắn xa nhất của Nga
Số lượng đầu đạn 3-4, công suất đầu đạn từ 150 đến 300 kiloton
 
Top