Kỷ niệm 5 năm lưu học Nga
Tháng 11 năm 2010,
Hôm ấy trời Việt Nam trong, xanh, hửng chút nắng, không có gì đặc biệt. Có chăng đặc biệt chỉ trong bản thân mỗi người thôi – hôm nay tôi tới LB Nga du học.
Du học – một điều gì đó rất trừu tượng đối với thằng nhỏ 19 tuổi chưa từng ở xa nhà quá 40 km trong thời gian trên 1 tháng. Vừa háo hức, vừa lo lắng, nhưng nói chung thì háo hức nhiều hơn. Trước lúc đi, như thói thường của một dư luận què quặt – nhiều ý kiến trái chiều, nhưng không công bằng. Người bảo “Thôi, đi Voronezh cũng không khác Leningrad là mấy, nước Nga phát triển nên chất lượng giáo dục giữa các tp cũng không khác nhau nhiều cháu à”. Người dọa “Đi ra đường thì thấy chỗ nào đông người là phải tránh ngay, tha thẩn vào nó oánh cho không có ngày về…” . Chỉ có rất rất ít những lời lẽ công bằng “Ở đâu cũng có cái tốt cái xấu…” mà thằng nhỏ được nghe. Nhưng lẽ dĩ nhiên, cái háo hức của thằng nhỏ lấn át tất cả.
Ngày… tháng 3 năm 2015.
So với chặng đường đã qua, khoảng thời gian đếm ngược cho tới ngày tốt nghiệp ĐH của thằng hiện tại chỉ đếm bằng vài lần chớp mắt nữa thôi. Những ngày này kỉ niệm 1 năm sự kiện mang tính lịch sử của nước Nga trong thế kỉ 21. Tình cờ chạm vào mặt một bài blog than phiền về tình trạng “vô dụng, vô tích sự” của sinh viên nước ngoài khi học tập tại Nga hiện nay. Thằng hiện tại không đủ tư cách để phán xét, nhưng thằng lớn (hơn so với thằng nhỏ ở trên) thôi thúc nó phải viết gì đó, để lưu lại khoảnh khác, để tự so sánh. Nếu không viết bây giờ, e khó có cơ hội hồi lại.
Đi du học ở Nga cho thằng nhỏ nhiều thứ, nhưng thằng lớn có thể gom hết vào 4 chữ: “độc lập, tự do”. Độc lập về tài chính, tự do về tâm hồn.
Thằng nhỏ đi học ở LB Nga với hb nhà nước 420 $/tháng, nhận theo cục 1 năm 2 lần. Lần đầu du học xa nhà, những tháng đầu tiên, thiếu tiền. Nhưng chỉ 1 lần mà thôi, và sau này thằng bớt nhỏ học được cách lên kế hoạch và thực hiện quản lý tài chính cá nhân, nên hắn dần vứt bỏ những lo lắng về chuyện tiền nong. Du học Nga dạy cho hắn cách đối xử với đồng tiền, quản lý, sử dụng nó bền vững.
Thời gian của tôi, tôi thích dùng nó sao thì nó vậy. Du học Nga dạy thằng nhỏ cách quản lý thời gian, đúng hơn là thúc ép hắn phải tìm cách tăng thời gian làm việc của bản thân, và sử dụng thời gian ấy hiệu quả hơn. Khi đã vào guồng rồi thì tự nhiên hắn thấy mình được độc lập về thời gian. Độc lập về tài chính cộng với thời gian, tâm hồn nhỏ được thả bước theo dòng chảy lớn.
Đó là tuần đầu tiên học chung lớp, ngồi chung bàn với các bạn tóc không đen mà người ta gọi là Tây. Đây là tiết học thể dục đầu tiên của tuần thứ nhất. Phải hòa mình, phải hòa mình… Tiếng Nga dốt, các bạn nói hắn không hiểu, hắn lắp bắp các bạn cũng không hiểu, nhưng thằng nhỏ biết các bạn muốn nó đá bóng. Các bạn chia đội. Đá. Nhưng buổi đầu gặp nhau, các chàng không biết phân biệt địch-ta thế nào, vậy là một bên cởi trần, bên kia mặc áo. Ấy là nhỏ ta cởi trần… Khi ấy hắn 54 kg, mảnh và khẳng khiu giữa các bạn (thực ra là các em trai, ít tuổi hơn hắn) cao hơn, và to hơn. Thằng nhỏ xấu hổ, vì bản thân, vì giống nòi. Thằng nhỏ từ hôm ấy tìm cách tập luyện, thay đổi chế độ ăn, nghỉ. Thằng lớn bây giờ, sau một lần đến nhà thầy chơi, tình cờ gặp học trò cũ của thầy vớ được câu của ông: “Cái vai u lên của mày chắc khiến nó (học trò cũ của thầy) thay đổi hoàn toàn suy nghĩ về người Việt. Thường trong hình dung của người Nga, người Việt thường bé bé, trẻ trẻ, hơi yếu…” Có lẽ thầy quá lời, nhưng cũng là một sự thay đổi.
Thằng nhỏ trước khi du học, nhìn thấy Tây là ngưỡng mộ lắm. Mấy ông cao, trán rộng, kinh tế đứng đầu thế giới, chả thế mà người ta thường lấy chuẩn “như Tây” để đánh giá mọi thứ chất lượng cao. Thằng nhỏ học cùng lớp với các bạn Tây. Thằng nhỏ nhận ra là không phải bạn nào cũng khá, không phải bạn nào cũng dốt. Và không phải ai cũng tử tế để nhận xét được như bà cắt tóc:
- Cô ơi, cô có biết gì về Việt Nam không? Cảm nhận của cô khi cháu nói Việt Nam như thế nào?
- Chả biết. Cô chưa đến đấy bao giờ, mà cũng không biết gì cả. Nhưng mà nói chung thì chắc ở đâu cũng có thằng khôn thằng đần, có tốt có xấu. Kiểu vậy.
Thằng nhỏ sốc vì một bà cắt tóc còn có thể nhận xét một cách công bằng đến như vậy (tựa hồ, hơn là ông kĩ sư – học trò của thầy giáo mình).
Thằng nhỏ trước khi sang Nga không ấn tượng lắm về các bạn châu Phi, nó thích gọi các bạn là “da đen” hơn. Thằng nhỏ ấn tượng về các bạn này là thất học, đói nghèo, không có tương lai. Mới sang Nga thằng nhỏ cũng khinh các bạn, vì dốt toán, và hôi. Bây giờ thằng lớn biết rằng, các bạn Phi rất có khiếu về âm nhạc, tiếp thu ngoại ngữ rất lẹ. Còn hôi thì các bạn Nga đi rừng không khử trùng hàng ngày thì cũng xuất như vậy thôi. Hơn nữa là cô giáo thằng lớn có lần cũng đề cập đến giả thuyết giải thích tại sao có nhiều cuộc hôn nhân Nga-Phi, rằng trong mồ hôi của các bạn Phi có hormone gì gì đó, rất quyến rũ con gái Nga…
Lòng vòng thế cuối cùng thằng lớn cũng ngộ ra cái điều mà thằng nhỏ nghe suốt ngày: là người ai cũng như nhau. Tệ hại đều xuất phát từ cách nhìn khác nhau giữa người với người.
Nhưng cũng có điều mà chỉ mới gần đây thằng sắp lớn mới nhận ra. Thằng nhỏ luôn thắc mắc tại sao Nga cứ hơn Việt Nam hoài, thằng nhỏ bị găm vào đầu câu nói của cô giáo dạy sử khi học dự bị tiếng:
- Piot đệ nhất là người dựng nên đế chế Nga hùng mạnh. Ông ấy cải cách toàn diện và sâu sắc nước Nga…
- Cô ơi, ông lấy đâu ra tiền để cải cách hết thế ạ? Thằng nhỏ lắp bắp 3-4 lần cô giáo Nga mới hiểu cho. Lập tức cô trả lời dứt khoát và tự hào:
- Nước Nga không bao giờ là một nước nghèo.
Ấy thế mà từng nghe một giáo viên Nga khác than thở: “Tao không biết Putin với Medvedev làm ăn kiểu gì nữa. Chả biết đến lúc hết dầu thì nước Nga này về đâu?”
Nhưng dẫu cho thế, thì thằng hiện tại cũng vô cùng ấn tượng về một cách sống Nga rất lạc quan ngay trong những ngày đen tối nhất. Tình cơ thằng hiện tại nghe được bài hát của Любэtrong album xuất bản năm 1992, giữa lúc nước Nga vừa trải qua một cơn ác mộng: “Ктосказал, чтомыплохожили?” (Ai nói chúng ta đã sống khổ sở?). 2 bài hát mà thằng hiện tại nghe cứ da diết, kiên quyết: “ затебя… затебя… затебя…”[ii] Rồi mới chưa lâu, cũng Любэ cất lời: “Через тернии к звездам, через радость и слезы… Гордо реет над нами нашей Родины знамя.”[iii] …
Ngày kỉ niệm 1 năm ngày Крым sát nhập Nga, có điều gì đó tựa như Олег Газманов: “Я сегодня не такой, как вчера…”[iv].
Theo mô típ truyện cười
Пpиехала в Москву делегация МВФ.
Попали на пpием к Киpиенко. Кабинет солидный, на столе компьютер стоит. Смотрят, а у него мыша от компьютеpа на шкафу лежит.
- Hу, они его и спpашивают: "Зачем?" А он им отвечает:
- "Моя мыша. Куда хочу - туда и кладу."
Аналогично с Чубайсом. Мыша - под столом. Тоже спpосили - зачем. Получили тот же ответ.
Ну и с Немцовым та же история, только мыша под креслом валяется.
Под конец попали они к Ельцину. Спpашивают:
- Что это за безобpазие у ваших: у одного мышь на шкафу, у дpугого под столом, у тpетьего под кpеслом?
Ельцин:
- Ослы.
Делегаты:
- Hу, а зачем же вы их ставите на такие ответственные посты?
Ельцин:
- Мои ослы, куда хочу - туда и ставлю.
[ii] За тебя – bài hát trong album Любэ “Кто сказал, что мы плохо жили?” 1992.
[iii] За тебя, Родина-мать – Любэ 2004
[iv] Câu hát trong bài Свежий ветер – Олег Газманов.