QH Việt-Nga Người Việt Nam tại Nga ≡

socola94

Thành viên thường
Muốn gặp bà và nói rằng, ở Việt Nam, vẫn còn nhiều người lắm, yêu tiếng Nga và nước Nga xinh đẹp. Không chỉ thế hệ trước, một bộ phận giới trẻ vẫn đang tiếp tục học tập, gìn giữ tiếng Nga như tiếng mẹ đẻ của mình.Thật xúc động trước tình cảm bà dành cho nhân dân Việt Nam. Спасибо огромное!
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Chương trình được xác định vừa là sự kiện văn hóa ấn tượng, tạo một không gian để bà con cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga cùng nhau hội tụ, chia sẻ những cảm xúc, những yêu thương, cùng nhìn lại một năm qua với nhiều khó khăn, những gì chưa trọn vẹn; vững tin, hy vọng vào năm mới (2015) để vượt qua mọi thử thách và giành cho nhau những lời chúc tốt đẹp trong thời khắc chuyển giao.

Diễn ra ngày 21/12/2014, trong không gian sang trọng tại Nhà hàng Việt Soul (Hồn Việt) mới khai trương trước đó một ngày, với chủ đề dạ tiệc năm mới, chương trình đã thu hút sự quan tâm của đông đảo bà con người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và công tác tại LB Nga.

Đến dự chương trình có Đại sứ đặc mệnh, toàn quyền nước CHXHCN Việt Nam tại LB Nga ông Nguyễn Thanh Sơn, lãnh đạo các ban ngành Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, lãnh đạo Hiệp hội các nhà doanh nghiệp Việt Nam tại LB Nga, Hội người Việt Nam tại LB Nga, các tổ chức đoàn thể trong cộng đồng. Đặc biệt tham dự dạ tiệc có rất đông bà con người Việt Nam là cư dân, khách hàng của Tổ hợp đa chức năng Hà Nội-Mátxcơva. Nhiều bà con đồng hương Việt Nam từ các tỉnh, thành phố của nước Nga bao la như: Vongagrat, Ekaterinbur, Pskov,Vladimir... đã không quản ngại thời gian, khoảng cách, vượt hàng ngàn cây số, hội tụ về đây chia sẻ những phút giây hội ngộ.


Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn chúc mừng Năm mới cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga

Các tiết mục giải trí đặc sắc được dàn dựng công phu, mang âm hưởng văn hóa Việt Nam, kết hợp hài hòa với các giai điệu múa La tinh sôi động quyến rũ, xuyên suốt chương trình. Đặc biệt, chương trình cũng chào đón sự tham gia biểu diễn của hai ca sỹ nổi tiếng: Hà Linh và Kasim Hoàng Vũ cùng nhóm nhạc dân tộc mà nhà hàng Việt Soul vừa mới trình làng với cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga. Trong không gian hoành tráng, sang trọng của nhà hàng Việt Soul, “Dạ tiệc Chào năm mới 2015” tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva đã đưa khách mời đi qua đủ mọi cung bậc cảm xúc với sự sâu lắng trong những bản tình ca lãng mạn hay nhảy múa theo điệu nhạc sôi động như “đốt cháy” không khí đêm đông, vui vẻ cùng những màn khiêu vũ, dancing ấn tượng của các vũ công và khách mời trong chương trình.


Một tiết mục nghệ thuật dân tộc VN trong chương trình dạ tiệc Chào Năm mới 2015


Màn múa Chào năm mới của vũ đoàn Bomba

Tiết mục múa “Ngược dòng Hương Giang”


Bên cạnh đó, điểm nhấn mang ý nghĩa đặc biệt cho chương trình chính là tấm lòng của các khách mời tham dự. Do đó, “Dạ tiệc Chào năm mới 2015” không chỉ là buổi dạ tiệc cuối năm mà còn là nơi hội tụ, gặp gỡ, chia sẻ, động viên của cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga trong những ngày cuối năm khó khăn bởi tình hình chính trị và kinh tế nước Nga giai đoạn hiện nay. Thay mặt lãnh đạo Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn đã gửi đến bà con cộng đồng những lời chúc Sức khỏe - Thành đạt trong Năm mới. Đại sứ Nguyễn Thanh Sơn bày tỏ hy vọng cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga với tinh thần chịu thương chịu khó và năng động sẽ sớm vượt qua những khó khăn trước mắt, ngày càng ổn định, đoàn kết và phát triển.

Ông Dương Hải An, Chủ tịch Hội người Việt tại thành phố Vongagrat đã có những chia sẻ rất chân tình trong đêm tiệc. Với Ông cũng như bà con cộng đồng, Chương trình “Dạ tiệc Chào năm mới 2015” cũng là cơ hội để tất cả mọi người cùng ngồi lại bên nhau nhìn lại những thành quả đã đạt được, chia sẻ cùng nhau những thành công, kinh nghiêm, cùng thắt chặt tình đoàn kết để hướng tới một năm mới bắt đầu với bao dự định, thành công, thử thách đang chờ đón.


Không gian ấm cúng tại nhà hàng Việt Soul


Chia sẻ cảm xúc khi được biểu diễn phục vụ bà con cộng đồng ở xa tổ quốc, thay mặt cho anh chị em nghệ sỹ, ca sỹ Kasim Hoàng Vũ cho biết: “Có lẽ Kasim có “duyên” với “Hà Nội-Mátxcơva”, vì đây đã là lần thứ hai Kasim tới biểu diễn tại Nga được gặp Incentra, lần trước là trong show ca nhạc “Tôi yêu Việt Nam” năm 2013, Kasim gặp Incentra trong cương vị là nhà tài trợ chính, và lần này thì Incentra là nhà tổ chức chính. Dịp này quay trở lại với Incentra, được ở ngay tại khu khách sạn mới và hiện đại của Incentra, được biểu diễn trên sân khấu ấm cúng của nhà hàng Việt Soul tại Incentra, cảm giác của Kasim khác lần trước rất nhiều. Đêm dạ tiệc ngày hôm nay, được Incentra đầu tư công phu tạo cơ hội để Kasim và các đồng nghiệp có dịp đứng trên sân khấu lung linh, hát những ca khúc trữ tình trước thềm năm mới, biểu diễn cho những người con Việt Nam tại xứ sở bạch dương nghe, Kasim cảm thấy như mình được trở về nhà, được hát trên sân khấu tại quê nhà vậy”.


Ca sỹ Kasim Hoàng Vũ, Hà Linh, Kim Xuyến đã mang đến cho chương trình những ca khúc hay nhất.



Khách mời cùng tham gia hết mình với vũ đoàn Bomba


Bằng tất cả tâm huyết và nỗ lực hết mình đem đến một không gian sống văn minh, thân thiện, “Dạ tiệc Chào Năm mới 2015” tại Tổ hợp Đa chức năng Hà Nội – Mátxcơva đã để lại dấu ấn đẹp trong lòng bà con cộng đồng người Việt Nam tại LB Nga.


Cư dân của Tổ hợp ĐCN Hà Nội-Mátxcơva và khách mời đã có những giây phút thư giãn khó quên



Chào Năm mới 2015

Nguồn: Incentra
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Kìa kìa những cô gái Nga chân dài, váy ngắn, nụ cười yêu kiều...chú chỉ được cái post chuẩn...
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Автор и ведущая программы – Маргарита Лянге.



Mã chèn diễn đàn :
Новости:
В Салехарде прошёл ХII Конгресс финно-угорских писателей, в котором участвовали полсотни литераторов из Финляндии, Венгрии, Эстонии, Франции, а также восьми регионов России: Коми, Карелии, Марий Эл, Удмуртии, Пермского края, Ханты-Мансийского, Ямало-Ненецкого и Ненецкого автономных округов. Главной темой форума стала детская литература и роль фольклорных традиций в воспитании детей и молодежи.

В Удмуртии наблюдается ажиотаж вокруг курсов удмурсткого языка, организованных властями республики. Бесплатные языковые курсы начали работать с сентября этого года в Глазове и Ижевске. Из-за наплыва желающих организаторам пришлось увеличить количество групп и перевести их на интенсивное обучение.

В Москве выбрали победительниц национального конкурса красоты "Краса России - 2013". Первое место досталось представительнице Владимирской области Анастасии Трусовой. Завоевавшая звание первой вице-мисс студентка Новосибирского технического госуниверситета Лилия Петрова получила приз в номинации "Русский образ". Эта номинация впервые была представлена на конкурсе.

Девушки демонстрировали навыки рукоделия, вокальные и танцевальные способности, выходили в купальниках, национальных костюмах, в вечерних платьях и в форме военно-морского флота.

В Челябинске в середине декабря пройдет фольклорно-гастрономический фестиваль "Уральские пельмени на Николу зимнего". Праздник приурочен к Николиному дню и поддерживает русскую традицию торгов и ярмарок, которые проходили перед Новым годом с широким размахом. В программе народные забавы и кулачные бои, песни и пляски. Участники клуба исторических реконструкций воссоздадут атмосферу уральской ярмарки прошлых столетий.

Сами о себе

Программа отправляется во Владивосток, в гости к человеку, который приехал в нашу страну четверть века назад. Нгуэн Тхи Май Зунг очень полюбила русские народные песни. В программе прозвучит фрагмент песни «Пряха» в исполнении россиянки вьетнамского происхождения, так, как она поет ее в кругу своей семьи.

 

Attachments

  • 244.mp3
    25.1 MB · Đọc: 449

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: vluki.ru

Tiếp tục chương trình phát thanh của chúng tôi hôm nay là chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua”.

Như chúng tôi đã nhắc tới, những thông tin đầu tiên về Việt Nam đến với nước Nga vào giữa thế kỷ XVII. Trên quả địa cầu được Sa hoàng Nga Alexei, thân phụ Piotr Đại đế sử dụng, lãnh thổ Vương quốc An Nam đã được mô tả khá chính xác.

Việt Nam biết đến nước Nga vào giữa thế kỷ thứ XVIII. Nhà bác học và bách khoa thư Lê Quý Đôn đề cập tới đế chế Nga và Mátxcơva trong các trước tác của ông.

Gần một thế kỷ sau, linh mục Công giáo Philip Bỉnh đã giới thiệu chi tiết hơn về Nga. Trong Sách sổ sang chép các việc, ông giới thiệu với người đọc về vị trí địa lý, thiên nhiên, chính trị, quân đội Nga. Từng sống ở Bồ Đào Nha, thầy cả Bỉnh trở thành nhân chứng quân đội Napoleon chiếm đóng Bồ Đào Nha vào năm 1807. Ông tỏ ra quan tâm tới tiến trình Cuộc chiến tranh vệ quốc năm 1812 của nhân dân Nga chống nước Pháp Napoleon, chân thành đồng cảm và chia sẻ niềm vui thắng lợi của người Nga. Trong Sách sổ sang chép các việc, linh mục Philipp Bỉnh đã mô tả chính xác chiến lược thành công của quân Nga chống Napoleon. Ông còn nhận xét đối chiếu tình hình quân sự - chính trị căng thẳng ở châu Âu đầu thế kỷ XIX với sự tồn tại hòa bình khi đó giữa Nga và Trung Quốc.

Gần đây, sử gia Piotr Stvetov từ Mátxcơva phát hiện một số nhắc nhở thú vị về nước Nga ở Việt Nam. Ông cho biết:

“Năm 1905, nước Nga đã bước vào tác phẩm văn học Việt Nam. Ví dụ, trong bài thơ “Á tế Á ca". Tác giả nhắc đến Vladivostok, St. Petersburg, gọi Nga là một nước lớn và giàu.”

Nhà sử học Mátxcơva còn cho biết, bài ca Câu chuyện năm châu lục cũng nhắc tới nước Nga. Tác giả chưa được biết tên viết: “Không một quốc gia nào lớn như vậy”. Một phần quan trọng của bài thơ viết về hoàng đế Nga Piotr Đệ I, về những chiến thắng quân sự và cải cách của ông. Thực tế, theo ông Stvetov, bài ca được viết cho học sinh trường Đông Kinh Nghĩa Thục, với mục đích giáo dục lòng yêu nước trong học sinh người Việt. Bằng những ví dụ từ lịch sử nước Nga, tác giả hi vọng khêu gợi trong lòng đồng bào mình mong muốn cải cách vì lợi ích Tổ quốc.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Photo: http://enw-fond.ru/

Đài "Tiếng nói nước Nga" phát thanh từ Matxcơva tiếp nối chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” nói về mối liên hệ Nga-Việt.

Năm ngoái, kết quả kim ngạch thương mại giữa Nga và Việt Nam đã vượt quá 4 tỷ USD. Trong triển vọng gần là sự tăng trưởng hơn nữa. Danh sách hàng hóa Nga với nhiều hạng mục đã chiếm vị trí vững chắc trong cơ cấu nhập khẩu của Việt Nam. Còn các vị khách của những cửa hiệu ở Nga đã quen với sản phẩm của ngành may mặc và công nghiệp giày, thủy hải sản, cà phê và chè, rau và trái cây từ Việt Nam .

Vậy, vào thời nào và ở đâu tại Nga lần đầu tiên xuất hiện hàng hoá từ Việt Nam? Thông thường người ta cho rằng đó là vào giữa thập niên 50 của thế kỷ trước, khi Liên Xô và nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ký kết và thực hiện hiệp định thương mại đầu tiên.

Tuy nhiên sử gia Matxcơva Piotr Tsvetov đã điều chỉnh đáng kể mốc thời gian đánh dấu liên hệ thương mại đầu tiên của hai nước. Sử gia đương đại dựa trên cơ sở cuốn sách của nhà khoa học Nga Arkadi Stojkovich nhan đề "Lối sống, phong tục và di tích của các dân tộc trên thế giới". Cuốn sách này được xuất bản tại Matxcơva gần 170 năm về trước. Khi đó cả Liên bang Xô-viết cũng như Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đều chưa có. Nhưng hàng hóa Việt Nam đã có mặt ở xứ Nga! - tác giả cuốn sách ghi nhận. Và đó là thứ sản phẩm vẫn là kỳ bí đối với hầu hết người Nga đương thời – quả vải. Vải trồng ở Việt Nam đã được đưa đi đến Buryatia của Nga - khu vực nằm ở phía bắc Nga-Mông Cổ hiện nay, còn hồi giữa của thế kỷ trước từng là vùng ven biên giới Nga-Trung.

Nhà sử học Piotr Tsvetov tin chắc rằng các thông tin chứa trong cuốn sách 170 năm trước là hoàn toàn đáng tin cậy.

“Tác giả của cuốn sách rất nổi tiếng trong giới khoa học thời đó. Trong các công trình có kèm theo nhiều hình ảnh minh họa, ông đã mô tả tỉ mỉ về đất nước và con người Việt Nam”.

Ông đã cho những thông tin tuyệt đối chính xác về khí hậu và đặc điểm sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam, về trang phục và nhà ở của người dân bản địa cũng như lịch sử đất nước. Thật kỳ lạ và đáng chú ý là khi mô tả công cuộc cải biến đất nước dưới triều vua nhà Nguyễn đầu tiên, tác giả đã so sánh vua Gia Long với người từng sống trước đó một thế kỷ là nhà cải cách Nga vĩ đại – Sa hoàng Piotr Đệ nhất.

Và đây còn thêm một số ví dụ từ cuốn sách của Arkadi Stojkovich. Dân số Việt Nam vào những năm 40 của thế kỷ 19 ước tính ở mức 13 triệu người, Hà Nội có 40.000 dân. Quân đội gồm 90.000 binh sĩ. Huế với những công trình đồn lũy và Hoàng thành được bảo vệ bởi hai trăm khẩu thần công thì tác giả cuốn sách định danh là "pháo đài số 1 của châu Á". Chúng tôi xin dành phần để các sử gia Việt Nam đánh giá về độ xác thực của những số liệu trong cuốn sách của tác giả Nga xuất bản 170 năm trước.

Còn bây giờ xin trở lại với những trái vải ngọt thơm của Việt Nam. Tác giả Arkadi Stojkovich không thông báo gì về hành trình mà thứ quả nhiệt đới hiếm lạ này từng trải qua 170 năm trước đây để đến tận vùng Buryatia của xứ Nga. Hy vọng rằng các nhà nghiên cứu hiện đại sẽ bổ sung để dựng lại ngày càng hoàn chỉnh bức tranh lịch sử quan hệ Nga-Việt.
Nguồn ruvr .ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Nông dân Việt trên đất Nga - nhọc nhằn mưu sinh​


Chắc hẳn, khi máy bay cất cánh đưa họ lên bầu trời cao lồng lộng để đến với nước Nga xa xôi, mỗi chàng trai cô gái người Việt mà chúng tôi gặp tại một trang trại trồng rau ở Nga đều như được chắp cánh bay xa, mang theo ước mơ thay đổi cuộc đời, ước mơ giúp đỡ cha mẹ, anh em ở những vùng quê nghèo khó…Nhưng thật đáng tiếc, từ ước mơ tới hiện thực là cả một quãng đường nhọc nhằn, gian khó đòi hỏi không chỉ sự cần cù, chăm chỉ, mà còn cả ý chí cứng rắn để không quá thất vọng, nản chí trước thực tế không giống như những lời mời chào đi lao động nước ngoài. Họ không thể ra đi với bàn tay trắng cộng với một khoản chi phí phải trả trước, rồi lại trở về tay trắng và đáng buồn hơn cả là sự đánh mất niềm tin vào tương lai…

Họ đa phần là những chàng trai cô gái tuổi mới đôi mươi, ra đi từ những làng quê còn đang phải chật vật với miếng cơm manh áo ở các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hoá, Khánh Hoà… Ở quê, họ được mời chào sang Nga làm việc sẽ nhận được mức lương khoảng 10-15 triệu VNĐ/tháng và chi phí ban đầu mà họ phải trả để làm dịch vụ liên quan tới thủ tục xuất nhập cảnh và vé máy bay khoảng 35 triệu VNĐ.

Tin vào những lời quảng cáo và chỉ làm phép tính nhẩm đơn thuần, họ đã mường tượng ra một viễn cảnh sáng sủa: ra đi sẽ mang lại nhiều lợi ích, nhất là về mặt kinh tế, bởi ở quê làm nông cũng chỉ là cách làm kinh tế tự cung tự cấp, đủ ăn qua ngày. Với mức lương được hứa hẹn cao hơn gấp nhiều lần so với thu nhập ở làng quê, chẳng ai lại từ chối cơ hội ngàn năm như thế. Hăm hở tìm đến những điều mới lạ chính là thế mạnh của những người trẻ tuổi. Nhưng điều kiện sống ở nông thôn đã không cho họ cơ hội tìm hiểu kỹ nơi mình sẽ tới, cộng với kinh nghiệm sống còn quá ít ỏi, tầm nhìn còn hạn hẹp đã khiến không ít người trong số họ đã quyết định vay trước một khoản tiền để trả cho dịch vụ rồi khăn gói lên đường, tới một miền đất hoàn toàn xa lạ với cách tư duy theo lô gich đơn giản: Chỉ cần chăm chỉ lao động sẽ thực hiện được ước mơ đổi đời…
Nhưng cuộc sống thực ở nơi đất khách khác xa những gì mà họ mường tượng. Cho dù ở nông thôn nghèo khó đến đâu, nhưng chắc chắn chẳng ai trong số những người trồng rau đến từ Việt Nam có thể hình dung được rằng sang Nga lao động, họ phải sống trong những “chiếc hộp” chồng lên nhau làm bằng bìa cát tông được lắp ghép một cách sơ sài nhờ những thanh gỗ đủ kích cỡ mà người ta đã bỏ đi. Mỗi “chiếc hộp” như thế là chỗ ngủ qua đêm cho 2-3 người và đã vào trong “hộp” là chỉ có thể ngồi hoặc nằm, còn nếu đứng thì đầu sẽ chạm nóc. Những chiếc “hộp” được lắp ghép ở hai đầu của nhà kính chủ yếu được sử dụng để trồng hành vào mùa đông. Khoảng 30-40 người ở một đầu nhà kính. Mọi sinh hoạt thường ngày của vài chục con người chỉ bó hẹp trong không gian chật hẹp, thiếu không khí cùng với mùi ẩm mốc bốc lên từ khu đất trồng hành. Không có sóng tivi, họ thường giải trí bằng những cuốn băng phim gửi từ Việt Nam sang hoặc bằng sóng 3G của điện thoại di động. Một thanh niên quê ở Khánh Hoà buồn bã tâm sự: “Em không thể tưởng tượng được rằng sang đây mình lại phải ở trong “khu nhà tầng” èo ọp như thế này”.
Người Việt Nam vốn chịu thương chịu khó, khổ bao nhiêu họ cũng gắng chịu đựng, miễn là có việc làm và nhận được lương đều đặn hàng tháng để dành dụm tiền gửi về cho gia đình. Tuy nhiên, cùng với những biến động của nước Nga, trong những ngày giá lạnh giáp tết nguyên đán này, việc làm của người trồng hành thật bấp bênh: Hành lúc bán được lúc không do thị trường cạnh tranh và bị ép giá. Vì vậy, thu nhập của những người làm công chỉ khoảng 10.000 rúp/tháng, đủ để chi trả tiền ăn và sinh hoạt phí hàng tháng, còn việc gửi tiền về trợ giúp người nhà là mong muốn quá xa vời. Có người mới sang vài tháng đã chán nản, muốn quay về, nhưng lấy đâu tiền để mua vé máy bay!!! Không ít người trong số họ cảm thấy mình có lỗi với những người thân đang từng ngày trông ngóng những đồng tiền quý giá từ bên Tây gửi về. Chồng xa vợ, cha xa con, con xa bố mẹ…Cái giá của sự biệt ly hy vọng được đổi lại bằng những đồng tiền mồ hôi nước mắt gửi về từ trời Tây đã không được như mong đợi. Thất vọng, buồn chán, cảm giác lỗi lầm…dường như là tâm trạng chung đang bao trùm lên toàn bộ cộng đồng nhỏ của những người trồng rau nơi đây.
Một cô gái quê Tân Kỳ, Nghệ An đã có thâm niên 4 năm làm nông ở Nga, cũng đang ở trong tâm trạng buồn thương cho chồng và con gái nhỏ ở quê: “Từ khi sang đây, em chưa gửi được đồng nào cho bố con anh ấy, em muốn các anh chị nhà báo giúp em gửi lời xin lỗi chồng con…”. Chị muốn xin lỗi anh là bởi, những năm đầu làm thuê, chị cũng dành dụm được ít tiền, nhưng chẳng may em ruột của chị bị tai nạn gãy cột sống, chị đã phải dùng toàn bộ số tiền tích cóp được cứu mạng sống của em mình với lý lẽ đơn giản: “Em nó còn trẻ, nó cần có sức khoẻ để sống tiếp. Còn người, còn của”. Có lẽ, chị đã không đủ dũng khí đối mặt với chồng để xin anh tha lỗi vì chị chưa thể cùng anh gánh vác gia đình. Nếu người chồng ở quê thông cảm cho nỗi niềm của chị, chắc chắn chị sẽ cảm thấy yên lòng và sẽ có thêm động lực để tiếp tục con đường mưu sinh đầy gian khó, nhưng cũng từng có không ít cơ hội ở xứ sở bạch dương này. Chị đã có dự định, khi hè đến, điều kiện canh tác thuận lợi hơn, chị cùng bạn bè sẽ tự thuê đất để trồng hoa màu, hy vọng bằng cách này lợi nhuận thu được sẽ cao hơn. Mong sao cô gái mảnh mai nhưng đầy ý chí, xuất thân từ mảnh đất miền trung nắng gió này, sẽ thực hiện được ý nguyện của mình.
Do thị trường bấp bênh, nên khi có đơn đặt hàng là công nhân gắng sức làm ngày làm đêm để có thu nhập cao hơn. Chắn hẳn bạn cũng như tôi không thể tưởng tượng nổi một người lại có thể cắt được từ 1tấn đến 1,5 tấn hành trong vòng một ngày đêm. Đó là năng xuất mà H. – chàng thanh niên 28 tuổi người Nghệ An, làm nghề trồng hành được 2 năm, đã đạt được. “Em làm liên tục cả ngày, chỉ nghỉ 1 tiếng để ăn thôi”. Mỗi một ký hành anh được trả công 1,5rúp, vậy là với 1 tấn hành anh chỉ được trả 1500 rúp. Nhìn chàng trai dáng người gầy nhỏ, tay thoăn thoắt đưa dao, liên tục chất hành thành từng đống nhỏ, không ai có thể hình dung anh lấy đâu ra sức lực để liên tục hơn 20 giờ đồng hồ có thể lặp đi lặp lại cả ngàn lần một vài động tác giống nhau như thế. Tôi hỏi: “Người Nga mỗi khi bị cảm cúm đều cắt một củ hành tươi đặt trong phòng ngủ để diệt khuẩn, em ngồi trên cả ngàn củ hành như thế chắc chẳng bao giờ bị ốm?”. “Ngược lại, ở quá lâu trong bầu không khí sặc mùi hành và đất ẩm như thế này, hại nhiều cho sức khoẻ chị ạ”, - chàng trai ngậm ngùi trả lời.
Vất vả là thế nhưng đã có những người nông dân Việt bám trụ ở đây rất nhiều năm, họ tích cóp từng đồng gửi về nuôi con học hết đại học. Có những người 3-4 năm chưa một lần về thăm nhà. Toàn bộ sức lực họ dồn hết vào công việc để mong sao chu cấp cho gia đình có cuộc sống ấm no, con cái được học hành bằng chị bằng em. Công việc làm ăn khó khăn, điều kiện sống khổ cực, nhưng có điều khiến mọi người cảm thấy như được tiếp thêm sức lực chính là sự thương yêu và đoàn kết của cộng đồng những người trồng rau. Anh H. – người được coi như “anh cả” của cộng đồng nhỏ này, vì anh có thâm niên vài chục năm bươn chải ở xứ người, nói giỏi tiếng Nga và hơn tất cả là tấm lòng nhân ái đùm bọc mà anh dành cho những người đồng hương, đã tâm sự: “Chúng tôi ở đây tuy còn khó khăn, nhưng mọi người đều chia sẻ, giúp đỡ nhau”. Hy vọng, được sống trong tình tương thân tương ái, những người nông dân vốn cần cù, yêu lao động này sẽ vượt qua được giai đoạn khó khăn trước mắt, tìm kiếm cơ hội việc làm, biến ước mơ của mình thành hiện thực.
Năm 2014 vừa qua đi với nhiều khó khăn và tới năm 2015 này, tình hình kinh tế nước Nga vẫn đang rơi vào tình trạng suy thoái trầm trọng, ảnh hưởng rất nhiều tới việc mưu sinh của những người nông dân Việt tại đây. Mọi người đều lo lắng, nhưng họ vẫn nuôi hy vọng kinh tế nội địa của Nga sẽ được vực dậy, và những cây hành, cây rau mà họ đổ mồ hôi nước mắt trồng nên sẽ tìm được thị trường tiêu thụ./.



Điều kiện sống đầy khó khăn













Nhà kính trồng hành



Thu hoạch hành





Những bạn trẻ sang Nga với mong muốn bằng sức lao động của mình thay đổi cuộc sống
Hải Hà (baonga.com)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Mùa đông trắng xóa ở xứ sở Bạch Dương luôn đẹp nhưng cũng đầy thử thách cho những người Việt đang gắn bó với mảnh đất này.

Mùa đông nước Nga kéo dài đến nửa năm, từ tháng 10 tới tháng 3, với đêm thì dài mà ngày thì ngắn. Từ 16, 17h, trời đã tối, và mãi tới 8, 9h sáng hôm sau mới rõ mặt người.

Nước Nga nổi tiếng là một trong những xứ sở lạnh nhất trên thế giới với nhiệt độ có khi lên tới -55, -60 độ C ở vùng phía Bắc cực. Ở các vùng khác trên toàn lãnh thổ Nga, nhiệt độ cũng dao động từ 0 đến -40 độ C.

Với những người Việt đang sinh sống tại đây, những bông tuyết đầu mùa bao giờ cũng khiến tâm hồn họ có đôi chút xao động. Mùa đông Nga luôn đẹp nhưng cũng đầy thử thách bởi thời điểm này, việc buôn bán làm ăn cũng khó khăn hơn.

Hầu hết người Việt sang Nga từ thời hợp tác lao động vào đầu những 1980 hay đến du lịch từ những năm 90 cho tới nay rồi ở lại làm ăn sinh sống.


Thời ấy, giữa nhiệt độ -20, 30 độ C lạnh cóng tay, bà con phải dậy từ sáng sớm đi lấy hàng và bươn bả ngoài chợ trời để tìm chỗ bán hàng. Dù đã đi giày lót lông nhưng họ phải lót thêm bìa các-tông trên tuyết đứng cho khỏi tê chân. Hai bàn tay xoa vào nhau, hít hà cho đỡ buốt dù đã đi găng tay dày.


Thời gian qua đi, cái khắc nghiệt của mùa đông Nga dần trở thành một phần thân thiết và gần gũi trong cuộc sống của họ.

Khi một mùa xuân nữa sắp về trên quê hương thì nơi xứ tuyết xa xôi, người Việt vẫn đang trải qua những ngày đông lạnh giá. Trong nỗi chạnh lòng vì nhớ nhà, họ cũng không tránh khỏi lo âu trước những biến động của xã hội.

Những ngày này, đồng rúp bị mất giá. Tại Moscow, lượng khách vào ra mua bán thưa thớt. Một số cơ quan đang giảm biên chế. Cuộc sống đang là bài toán khó cho không chỉ người Nga mà cả người Việt nơi đây.

Tuy nhiên, bất chấp những khó khăn, hàng trăm nghìn người Việt vẫn gắn bó bao năm qua với nước Nga và những con người Nga nhân hậu. Không ít người Việt đã thành đạt và làm giàu từ chính mảnh đất này. Cũng giống như mùa đông nước Nga, khắc nghiệt nhưng vẫn thơ mộng và để lại nhiều hoài niệm.


Võ Hoài Nam
Nguồn: VnExpress
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hằng năm, ngày lễ sinh viên Nga được tổ chức rất công phu và hoành tráng. Mỗi năm một địa điểm khác nhau nhằm tránh sự nhàm chán và tạo cơ hội cho các sinh viên được đi và tham quan nhiều hơn.
Năm nay trường Đại học Tổng hợp Quốc Tula đã phối hợp với chính quyền địa phương và trường Đại học Hóa Novomosckov tổ chức buổi lễ kỉ niệm ngày sinh viên tại sân trượt băng trong nhà hiện đại – Anniversary.

Vừa trải qua đợt thi học kì nên hầu hết tâm trạng của các sinh viên rất hào hứng nhưng cũng khá mệt mỏi vì kì thi ở bên này làm rất nghiêm ngặt và việc chuẩn bị cho nó phải được chăm chút cụ thể. Và ngày lễ sinh viên được tổ chức có lẽ là liều thuốc bổ đánh thức tinh thần còn khá uể oải tìm lại được sự hứng khởi và tươi vui nhằm chuẩn bị tốt cho học kì 2 đầy gian nan.

Nếu như năm ngoái ngày sinh viên được tổ chức tại công viên trung tâm thành phố Tula thì năm nay địa điểm mới được lựa chọn là thành phố Novomosckov – Nằm cách xa thành phố Tula gần 1 giờ đồng hồ đi xe ô tô. Novomosckov vẫn thuộc địa phận của tỉnh Tula, nhưng vì lãnh thổ quá rộng nên người ta chia ra làm nhiều bang nhỏ, mỗi bang lại có một thành phố riêng.

Novomosckov thu hút sinh viên với dáng vẻ đơn sơ, không năng động và sầm uất như thành phố Tula nhưng bù lại nếu ai muốn cảm giác tĩnh lặng, có thể tìm về đây cho các kì nghỉ như mùa đông, mùa hè.

Ở đây có một trường đại học có tên gọi quen là Hóa Novo, quy tụ kha khá sinh viên Việt đang theo học nơi đây.

Vẫn như mọi năm con số đăng kí tham gia ngày lễ của du học sinh vỏn vẹn 10 người, một phần vì số lượng cho phép có hạn, phần nữa vì nhiệt độ ngoài trời trong thời gian này khắc nghiệt -15 độ C.

Còn về sinh viên Nga, với sự năng động và thích giao lưu nên có rất đông sinh viên Nga tham dự buổi lễ này. Có tận hai chiếc xe bus đưa đón miễn phí cho các sinh viên.


Quang cảnh tòa nhà trượt băng hiện đại được trang bị những thiết bị mới. Sân trượt băng này không chỉ cho sinh viên mà còn cả người dân, trẻ em muốn đến đây trượt băng mà không sợ lạnh, sợ rét.

Bên trong sân trượt băng.
Đây là điều kiện cực kì thuận lợi cho những ai sợ rét, không chịu được lạnh lâu mà lại muốn trượt băng. Nhiệt độ trong sân trượt chỉ hơi lạnh một chút nhưng đây xứng đáng là sân trượt băng hiện đại của thành phố Tula.
Đến dự buổi lễ hôm nay không thể thiếu các gương mặt khách quan của trường đại học Tổng hợp Quốc gia Tula và đại học Hóa Novomosckov và chính chính quyền thành phố Novomosckov.




Những trò chơi ngoài trời chính là những hoạt động làm ấm cơ thể trước khi vào sân trượt băng. Các trò chơi như kéo co chỉ có 2 người, ngồi ván trượt… đều diễn ra rất đông vui, phấn khởi.
Du học sinh Việt cũng hào hứng cổ vũ cho các đội chơi.
Rõ ràng trong tiết trời lạnh giá này bánh ngọt và trà nóng nhiều hương vị là điều không thể bỏ sót.


Ảnh: Những cú ngã, té nhào là điều rất đỗi bình thường với các sinh viên từ các nước không có điều kiện trượt băng, tuyết.

Nơi quy tụ nhiều màu da sắc cờ trên thế giới


Du học sinh Việt tươi cười rạng rỡ mặc dù khá mệt



Nữ du học sinh chụp ảnh kỉ niệm bên ông mặt trời

Snh viên Việt chăm chú theo dõi các trò chơi

Sinh viên đến từ châu Á và châu Phi hào hứng thử mình trong bộ môn hoàn toàn mới này.


Kết thúc ngày lễ dành cho sinh viên ai cũng tiếc nuối nhưng bù lại có một ngày nghỉ thật bổ ích và lý thú. Hẹn các bạn vào dịp năm sau trong một không gian mới, ấm cúng hơn, vui tươi hơn.
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Thực ra đối với người lao động tại Nga thì muôn vàn khó khăn, người vui nhất có lẽ là sinh viên Việt Nam sang học bên đó, Tiền phụ cấp là tiền đô và giờ thì đồng rup mất giá...cái vui của mình thì lại là cái thiệt của đồng bào, mình vẫn nghe thấy những mảnh đời bất hạnh làm lụng vất vả bên đó chỉ đủ ăn không có nhà cửa, dựng lều ở tạm, chỉ mơ ước mua nổi chiếc vé máy bay mà về nước mà không được...
 
Top