Cuộc sống Những điểm khác biệt trong trường học ở Nga sẽ khiến bạn thích thú

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Có thể gom những điều mới lạ này qua ba chữ "th": Thoáng, thân thiện và thú vị.

Những điểm khác biệt nho nhỏ trong trường học giữa Nga và Việt Nam sẽ khiến bạn rất bất ngờ, thú vị và hơn thế nữa có thể học hỏi một chút gì đó từ nước bạn Nga:

Giấy kiểm tra - Thoải mái tuỳ theo bạn thích

Nếu như ở Việt Nam từ cấp 1 đến bậc đại học khi có bài kiểm tra lớn thì nhất định bạn phải chuẩn bị một cách rất cẩn thận, gọn gàng và phải là giấy đôi, hay còn gọi là giấy gồm hai tờ.
Hẳn các bạn đã từng chứng kiến ở các cấp bậc phổ thông, mỗi khi có tiết kiểm tra là y như rằng giật vở, xin bạn bè. Có những lúc vì vội quá nên xé giấy tạo nên một lỗ thủng to đùng, nếu gặp một giáo viên khó tính chắc chắn bạn sẽ một là lần đầu cảnh cáo, hai là trừ điểm ngay lập tức hoặc cũng có trường hợp giáo viên "mạnh tay" hơn là loại bài kiểm tra đó luôn.
Mình từng chứng kiến hồi học lớp 11, có một bạn trong lớp khi làm kiểm tra, không kẻ ô điểm, không viết tên môn, giấy kiểm tra bị rách ở hai đầu đinh ghim do xé gấp. Kết quả là cô giáo ném ngay tờ giấy kiểm tra xuống sàn nhà khiến cả lớp choáng một phen.
Còn ở Nga thì sao...


Ở Nga cũng có lúc kiểm tra bằng hình thức trắc nghiệm (thường là giấy A4) nhưng cũng không thiếu hình thức tự luận bạn phải chuẩn bị giấy kiểm tra.
Và ở đây dù là bài kiểm tra lớn hay nhỏ thì giấy nào cũng không quan trọng, miễn là đừng rách hay nhàu là được. Bạn có thể chọn một trang giấy hay một tờ giấy đôi thậm chí là một mẩu giấy nếu bạn bài làm không dài.
Nhiều lúc cô giáo sẽ phát những mẩu giấy A4 đã in một mặt và một mặt còn sử dụng được cho bạn, chẳng sao cả, ai cũng thấy bình thường, thậm chí cô còn bảo xé ra nhiều mảnh nếu bài làm không cần viết nhiều.
Ở đây họ chẳng cần quan tâm tới bạn viết trên loại giấy nào, nói nôm na là không quá coi trọng về hình thức mà chỉ cần xem bạn viết được gì trên đó, nội dung ra sao.

Khi thấy giáo viên ngồi vắt vẻo trên bàn - Bạn cũng đừng sốc

Mình từng "choáng" với hình ảnh cô giáo tiếng anh trong giờ kiểm tra sau khi phát đề cô liền đi xuống lớp và ngồi ung dung trên bàn chấm bài. Ngó sang nhìn các bạn Nga họ chỉ mim cười với hành động của vẻ "ngơ ngác" của mình, và ánh mắt đó cho như nói rằng "thực ra bọn tao thấy rất nhiều và chuyện đó cũng bình thường."
Tuy nhiên trường hợp đó rất ít hoặc không xảy ra với giáo viên lớn tuổi nhưng nếu có xảy ra thì cũng chẳng sao bởi họ không đánh giá con người qua một hành vi nào đó, chẳng hạn như ngồi trên bàn.
Nhưng trái lại mình khá hiếm thấy học sinh, sinh viên ở đây ngồi, chạy nhảy trên bàn học như ở Việt Nam mình.
Thế như ở Việt Nam mình, việc giáo viên mà ngồi chễm chệ trên bàn trong lớp học thì chắc có lẽ chỉ hai phút sau đã có một video trên mạng với tựa đề "cư dân mạng sốc với hình ảnh cô (thầy giáo) xyz thoải mái bắt chân ngồi trên bàn học."
Còn với các bạn sinh học sinh, thậm chí là sinh viên ở Việt Nam thì tha hồ nhảy nhót, đuổi bắt, vui đùa trên bàn học không chút mảy may lo ngại. Điều này có lẽ xảy ra nhiều hơn ở cấp bậc phổ thông và nhiều ở các trường vùng quê.

Mọi thứ nếu liên quan tới tiếng nước ngoài đều phải phiên âm ra tiếng Nga



Có lẽ đây là điều mà làm cho người Nga tính "tự tôn dân tộc" càng đẩy lên cao. Đặc biệt ở những lớp nhân văn và xã hội, ngoại ngữ - Nơi sẽ có những từ ngữ mượn, tác giả nước ngoài... Giáo viên ở đây sẽ bắt bạn phải phiên âm ra tiếng Nga.
Mình từng bị cô giáo cảnh cáo nhiều lần vì viết tên tác giả nước ngoài mà không phiên âm ra tiếng Nga còn với sinh viên Nga chỉ một lần nhắc nhở và lần sau sẽ thẳng tay trừ điểm.
Bất kể là ai, người nổi tiếng hay từ vay mượn khi viết khi học các bạn học sinh và sinh viên Nga sẽ phải viết bằng kí tự của họ. Điều này được lí giải là vì trong mỗi tâm hồn của người dân Nga chứa đựng một tình yêu đất nước và lòng tự tôn dân tộc cao độ. Họ luôn muốn chứng tỏ với thế giới rằng, họ có một đất nước rộng lớn, giàu đẹp, một nét văn hoá giàu bản sắc...

Một lớp học đại học luôn có số lượng sinh viên ở mức thấp

Nếu vào một trường đại học, khoa tiếng anh trường đại học Ngoại ngữ nào đó hẳn bạn sẽ thấy choáng với số lượng sinh viên (tầm 500 đến hơn 1.000 sinh viên) và chia ra nhiều lớp nhỏ. Nhưng với lớp nhỏ ấy số lượng sinh viên cũng xấp xỉ 40-50 người là ít.
Với số lượng nhiều như vậy hầu đa những sinh viên ngồi ở bàn cuối đều chẳng nghe cô giáo nói gì cả, nếu họ thật chăm chú thì cũng chỉ được vài ba chữ vì những sinh viên ngồi xung quanh sẽ làm ảnh hưởng tới bạn, họ là thường là những sinh viên ghét môn học đó, chuyên gia đi muộn hoặc thích ngủ trong lớp.
Còn những tiết học chung ở giảng đường thì hoàn toàn "mù tịt" nếu bạn thường ngồi ở bàn cuối mặc cho giảng viên nói loa oang oang trên bục giảng. Và như thế chất lượng tiết học ở những lớp này phần đa không bao giờ cao và hiệu quả.

Nhưng ở Nga...

Mặc cho những ngành hot sẽ có nhiều sinh viên nhập học nhưng vào đó họ sẽ phân chia ra những lớp nhỏ để học, đặc biệt là tiết thực hành. Tiết lí thuyết có thể sẽ học chung trên giảng đường nhưng đến tiết thực hành thì phải chia ra lớp nhỏ để dễ học. Mà bên này tiết thực hành rất nhiều, còn lí thuyết khá ít, (tuỳ vào từng ngành).
Trên đây là một vài điểm khác biệt cơ bản trong trường học ở Nga và Việt Nam có thể sẽ khiến bạn hơi bất ngờ. Nhưng sẽ là một kinh nghiệm hay để bạn không bị bất ngờ nữa nếu sang Nga du học.
Tác giả: Hải Đặng
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
cái nào cũng được trải nghiệm rồi, nhưng cô giáo mặc váy ngắn ngồi lên bàn chấm bài thì mình vẫn mong ước được trải nghiệm một lần....=))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))))
 

xuan thanh

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Có 1 lần làm bài kiểm tra nhỏ, chỉ viết hơn 1 nửa mặt giấy nhưng mình nộp cả tờ đôi. Lúc nộp bài giáo hỏi:
- Cậu có biết giấy làm từ j k?
- gỗ ak
- Gỗ bây giờ còn nhiều k?
- ít ak
- vậy hãy giữ lại 1 tờ cho lần sau....)
 

lamdongmoscow49

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Em là sinh viên sắp sang Nga du học . em. Học ở tp курск có anh chị nào ở thành phố này giúp em với
em viết sang 1 chủ đề mới để các anh chị dễ theo dõi và tiện liên lạc với em hơn nhé.
 
Top