Những câu LẠ MẮT hay KHÓ DỊCH trong tiếng Nga.

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Понять изложенное Вами предложение даже для носителей языка представляется нелегкой задачей. Вот попробуйте Вы сами перевести его на вьетнамский – я уверена, что ни один вьетнамец cразу его не поймет – пусть даже если у Вас получится идеальный перевод!
Такие фразы можно считать шуточными, потому что их значения не реальные и не требуют дословного понимания . Такие заумные словосочетания имеют смысл рассмешить слушателей больше, чем их их понимать. В таких случаях достаточно сказать в ответ:
- Да сэр, я вас понял на наномолекулятивном уровне и глубоко сочувствовал вам за преждевременной репрепродуции вашей нейроносечатой интелектуально-индексационной головномозговой подсистемы .
 
Chỉnh sửa cuối:

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Вопрос:
Что такое прёт?!! Как переводить это слово на вьетнамский?

pret2.jpg pret2.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Прёт thường được dùng với 2 nghĩa chính:
1- may mắn
2-sung sướng, vui vẻ
Trong câu "работать ваще не прет" từ "ваще" là từ nói tắt của "вообще". Nếu dịch ra tiếng Việt có thể nói "Làm việc (lao động) nói chung chẳng sướng gì!" và đúng nghĩa hơn là " Thật chẳng sướng( muốn) lao động ( làm việc) chút nào!" , tóm lại là chán (lười) lao động!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Động từ переть (СВ: попереть, запереть, спереть) có nhiều nghĩa: chen lấn (và nói chung là chuyển động một cách khó khăn [khi có cái gì đó chống lại]), sướng, toả ra (mùi gì đó khó chịu) v.v…
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Прёт - это либо когда кто-то нагло, напролом идёт: "Куда прёшь, идиот?" - (глагол "переть"). А разговорных значений два - 1. "меня прёт" - мне нравится/я сегодня в ударе - из меня прут шутки, идеи; 2. "мне/ему прёт" - мне/ему везёт (в игре или соревновании).
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Đây là động rất đa nghĩa, ý kiến nào ở trên cũng đúng cả
Để thấy hết đ.từ này giúp dịch đúng trong các trường hợp, xin "bê" nguyên văn trong Đại từ điển tiếng Nga, ta cùng tham khảo:

ПЕРЕТЬ, пру, прёшь; пёр, -ла, -ло; нсв. Разг.
1.
Идти (обычно куда-л. далеко, на большое расстояние).
П. за покупками на рынок. П. за чем-л. на край света. П. в гости к кому-л.
2.
Идти, двигаться, не считаясь с препятствиями, с запрещением; ломиться. П. через ограждение, через забор. П. через болото, по вспаханному полю. П. напролом. П. на кого-л., на что-л. П. грудью.
3.
Идти, двигаться в большом количестве, массой. Саранча прёт тучами. Рыба прёт на нерест. Сколько народу прёт по улице!
4.
Давить, напирать на что-л., упираться во что-л. Ветер с силой прёт в парус. Ветер прёт навстречу, в спину. Вода так и прёт на стремнине.
5. только 3 л.
Выбиваться, лезть наружу; выпирать. Из земли прёт сорняк. Тесто прёт из кастрюли.
6. только 3 л.
Проявляться, обнаруживаться со всей очевидностью. Хамство из него так и прёт наружу. [] безл. От него прёт водкой. От рыбы прёт душком.
7. что. обычно безл.
С силой выталкивать откуда-л. Икру так и прёт из нерестящейся рыбы.
8. кого-что. безл.
Увеличивать в объёме, делать толще; распирать. Корову прёт в боках. Его прёт, как на дрожжах. Тыкву прёт на глазах.
9. кого-что.
Нести, тащить что-л. тяжёлое, громоздкое. П. чемодан на пятый этаж. П. стулья из магазина. П. на себе ребёнка. Лошадь с трудом прёт телегу в гору.
10. (св. спереть и упереть). (кого-что).
Красть, воровать. Вещи на вокзалах так и прут. Переть то, что плохо лежит. Переть идею книги.
11. кому. безл.
Везти, удаваться (об успехе, удаче в чём-л.). В жизни ему постоянно прёт. ◊ Переть на рожон; против рожна переть.
Предпринимать что-л. заведомо рискованное, обречённое на неудачу.

 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Такие фразы можно считать шуточными, потому что их значения не реальные и не требуют дословного понимания . Такие заумные словосочетания имеют смысл рассмешить слушателей больше, чем их их понимать.....
Không hoàn toàn như vậy, người Nga không hay tếu như người Việt ta!

Trào lưu nói những câu uyên bác kiểu này xuất hiện ở Nga vào đầu những năm 90, khi Gaidar Egor (Гайдар Егор), Viện sĩ, TS KH kinh tế được cử làm Thủ tướng nước Nga, hay dùng những thuật ngữ quá hàn lâm và các kiểu cấu trúc câu lạ hoắc khi diễn thuyết về đổi mới kinh tế. Đến nỗi dân chúng xem tivi xong rồi bảo: Chúng tôi chẳng hiểu gì, cần phải dịch các bài nói đó sang tiếng Nga.
Ngày nay, nhiều bạn ham thích ngôn ngữ thường sáng tạo ra những câu uyên bác không kém.

Những câu này không phải là nói vui, mà là một kiểu chơi chữ khá độc đáo chủ yếu nhờ ngữ pháp phức tạp chỉ riêng tiếng Nga có. Để hiểu chúng, người đọc cần có vốn kiến thức nhất định (đa số các thuật ngữ không có trong các loại từ điển), vốn hiểu biết ngoại ngữ (tiếng Latinh, Anh...) và đầu óc tư duy triết học. Ngay như tiếng Việt ta, chắc phải đến phần nửa thế hệ trẻ không hiểu khái niệm “Chủ nghĩa duy vật biện chứng”, hay đại đa số không biết “Quá trình ngẫu nhiên tương thích” là gì.

Ta thử phân tích vế đầu:
С точки зpения банальной эpудиции. каждый индивидуум, кpитически мотивиpующий абстpакцию, не может игноpиpовать кpитеpии утопического субьективизма ....
Эрудиция, gốc tiếng Latinh eruditia, có nghĩa là sự nhận thức được qua quá trình học tập và tư duy.
Банальный - Tầm thường, nhàm chán, sáo mòn...
Утопический - Hoang tưởng, không tưởng, duy tâm ...
субъективизм – Chủ nghĩa chủ quan.
Nên câu trên có thể hiểu là:
Theo quan điểm nhận thức thế giới sáo mòn cũ rích, mỗi cá thể quá đề cao tính trừu tượng của vạn vật không thể bỏ qua các tiêu chí của chủ nghĩa chủ quan hoang tưởng ....
Nói như @masha90 : Người Nga chắc gì đã hiểu hết, dịch ra rồi thì khó mà hiểu ngay được
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Козёл отпущения"
Từ "Козёл" ai cũng biết, "отпущения" có gốc từ "отпустить" (thả ra, phóng thích).
Cụm từ này thường được dùng chỉ một người bị đổ lên đầu các tội, các hành vi mà anh ta không làm. Ví dụ công an không tìm được thủ phạm một vụ giết người nào đó nhưng muốn có thành tích báo cáo liền bắt đại một người đã có tiền án và ép cung gán cho anh ta tội này và cho đi tù, trong trường hợp này ta nói: "полиция нашла "козла отпущения""
Điều này có nguồn gốc từ một phong tục thời xưa của người Do thái, khi mỗi năm một lần họ tổ chức lễ rửa tội cho toàn dân tộc. Vào ngày này họ mang 2 con dê đến một cuộc họp toàn thể, một con được làm thịt tế Chúa, một con họ thả ra và đuổi vào sa mạc, trước khi đó họ lần lượt đặt tay lên con dê này. Họ tin rằng toàn bộ tội lỗi của họ được truyền sang con dê này và nó sẽ mang đi cùng vào sa mặc và họ sẽ vô tội. Khác với lễ rửa tội của các dân tộc khác như Hy lạp, ở đây không có xưng tội và ăn năn, vì vậy con dê này trở thành hình tượng của một người bị người khác đổ tội lên đầu và phải chịu phạt thay cho người khác.
1280px-William_Holman_Hunt_-_The_Scapegoat.jpg
 
Top