Giao Lưu Văn Hóa

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
vinhtq đã đóng góp một tài nguyên vào thư viện:

Российско-вьетнамские отношения: современность и история: Взгляд двух сторон - Sách tiếng Nga nói về quan hệ hữu nghị Việt Nam - LB Nga.

View attachment 1397
Тема: АТР

Год издания: 2013

Институт Дальнего Востока

ISBN: 978-5-8381-0248-5

Настоящий сборник подготовлен при поддержке РГНФ. Он включает статьи ученых Института Дальнего Востока РАН и Института европейских исследований, ряда других институтов РАН и Вьетнамской академии общественных наук. Этот первый в академической практике обеих стран такого рода сборник состоит из двух разделов: «Современность» и «История».

В первом разделе проведен анализ...

Nhấn vào đây để xem và tải tài nguyên...
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Интервью Министра иностранных дел России С.В.Лаврова вьетнамским СМИ, Москва, 30 января 2015 года
Вопрос: 65 лет назад Россия и Вьетнам установили дипломатические отношения. Какие результаты достигнуты за эти годы?

С.В.Лавров: Отношения между нашими странами развиваются не с чистого листа. За шесть с половиной десятилетий они обрели характер всеобъемлющего стратегического партнерства, опираясь на традиции совместного боевого братства, приверженность основополагающим принципам международного права – прежде всего, уважения права народов на самоопределение, права самим определять свою судьбу, без вмешательства извне, права на свободу и независимость.

Сегодня отношения всеобъемлющего стратегического партнерства охватывают все сферы общения между государствами – политический диалог, торгово-экономические связи, инвестиционное сотрудничество, научно-технологическое, гуманитарное, военное и военно-техническое взаимодействие. Исходим из того, что в наших общих интересах выполнять задачи, которые ставят перед нами наши руководители.

Мы очень ценим политический диалог на высшем и высоком уровнях. За последние полтора года состоялись официальные визиты во Вьетнам Президента Российской Федерации В.В.Путина и Председателя Государственной Думы Федерального Собрания Российской Федерации С.Е.Нарышкина. В прошлом году Москву посетил Генеральный секретарь Центрального комитета Коммунистической партии Вьетнама Нгуен Фу Чонг. Достигнутые договоренности определяют среднесрочную и долгосрочную перспективы наращивания наших связей.

Развивается торгово-экономическое сотрудничество. В прошлом году товарооборот между Россией и Вьетнамом достиг более 3 млрд. долл.США. Поставлена задача к 2020 г. довести его объем до 10 млрд. долл. Задача вполне реализуема, тем более у нас в работе находятся много перспективных и крупномасштабных проектов.

Отмечу сферу энергетики. Подписано соглашение о сооружении первой вьетнамской атомной электростанции. Заложены хорошие традиции, есть прекрасные перспективы в нефтегазовой сфере, где российские компании ОАО «Газпром», ОАО «Роснефть», ОАО «Зарубежнефть» вместе с вьетнамской государственной корпорацией нефти и газа «Петровьетнам» активно осваивают месторождения и реализуют совместные проекты во Вьетнаме и Российской Федерации.

Убежден, что торгово-экономические связи получат мощный импульс с завершением переговоров о соглашении между Вьетнамом и Евразийским экономическим союзом о создании зоны свободной торговли. Исходим из того, что этот документ будет подписан уже в этом году.

У нас очень интенсивные обмены в сферах высоких технологий, образования, в области гуманитарных связей. Скажу без преувеличения - наши отношения процветают и имеют очень хорошие перспективы.

Мы тесно сотрудничаем в международных делах, опираясь на общее видение проблем, с которыми сталкивается современный мир. Как и наши вьетнамские друзья, мы понимаем, что с общими угрозами – терроризмом, организованной преступностью, незаконной миграцией, изменением климата и многим другим – можно бороться только коллективными усилиями, без попыток навязывать волю одного государства или группы государств.

Мы ценим взвешенную, ответственную позицию Вьетнама в том, что касается событий на Украине, необходимости исключительно мирного, через переговоры, урегулирования глубокого кризиса украинского государства, неприятия односторонних мер принуждения, санкций и прочих рестриктивных действий, не сочетающихся с международным правом.

Вопрос: Вьетнам занимает важное положение в Юго-Восточной Азии и Азиатско-Тихоокеанском регионе (АТР). Россия, в свою очередь, играет большую роль в Европе и на пространстве СНГ. В контексте нынешней ситуации какое значение для региона и всего мира имеет развитие двусторонних отношений между Россией и Вьетнамом?

С.В.Лавров: Скажу без преувеличения, что наши отношения являются важным фактором в общих усилиях по укреплению стабильности и безопасности в АТР. Ценим роль Ханоя в деле развития сотрудничества между Россией и странами АСЕАН. Вьетнам вносит существенный вклад в расширение наших связей с этим объединением, в том числе в торгово-экономической области. Упомянутое мной соглашение о зоне свободной торговли между ЕАЭС и Вьетнамом, которое должно быть вскоре подписано, мы расцениваем как важный шаг на пути развития экономического взаимодействия со странами АСЕАН в целом.

Что касается сферы безопасности, то мы сотрудничаем с Вьетнамом и другими нашими партнерами в рамках механизма Восточноазиатских саммитов (ВАС) по выработке общих правил поведения в АТР, которые были бы универсально применимыми, опирались бы не на блоковые подходы, а на принцип неделимости безопасности и обеспечение равной безопасности для всех стран в этом регионе. В рамках механизма ВАС уже состоялись несколько раундов консультаций по выдвинутой Россией инициативе. Признательны нашим вьетнамским друзьям за поддержку этих усилий.

В более широком плане важную роль играют структуры, создаваемые в контексте развития связей между АСЕАН и его партнёрами. Прежде всего отмечу Региональный форум безопасности АСЕАН, объединяющий «десятку» и её партнёров из России, Европы, США и азиатских стран, не входящих в Ассоциацию государств Юго-Восточной Азии – Китая, Индии, Японии, Кореи и др.

В прошлом году мы принимали Генерального секретаря АСЕАНЛe Лыонг Миня, наметили конкретные шаги по дальнейшему укреплению нашего взаимодействия. В Москве при МГИМО (У) действует Центр АСЕАН. Мы активно содействовали его становлению и поддерживаем его деятельность.

Всё это позволяет на уровне научных исследований, профессионального анализа и практической политики искать пути преодоления сложностей, которые мы продолжаем наблюдать в АТР, и находить коллективные ответы на угрозы терроризма, преступности, решать проблемы, связанные со свободой мореплавания, и многое другое.

Вопрос: В России достаточно большая вьетнамская диаспора. Какова Ваша оценка её вклада в укрепление и развитие наших двух стран, особенно в торгово-экономической и инвестиционной сферах? Что делают российские власти для создания благоприятных условий для проживания и работы вьетнамских граждан в России?

С.В.Лавров: По нашим оценкам, в России постоянно проживают и работают порядка 100 тыс. вьетнамских граждан – представители малого и среднего бизнеса, которые открыли здесь своё дело, сотрудники совместных предприятий, члены их семей, студенты. В Российской Федерации обучаются около 6 тыс. вьетнамских студентов. Ежегодно их число растет.

Мы ценим ответственную, заинтересованную позицию вьетнамцев, которые проживают в России и активно способствуют развитию наших дружественных отношений. Когда люди общаются друг с другом, всегда возникает больше возможностей лучше понять традиции, культурные особенности страны, в которой они живут, и установить теплые личные отношения, которые всегда были одним из основополагающих фундаментов нашей дружбы. Мы всячески будем поддерживать такие контакты.

Отмечаем, что вьетнамская диаспора заинтересованно относится к сотрудничеству с нашими соответствующими структурами – Федеральной миграционной службой (ФМС) и Министерством иностранных дел России. Мы делаем все, чтобы те, кто на законных основаниях работают в Российской Федерации, чувствовали себя максимально комфортно, имели возможность изучать русский язык, знакомиться с российскими традициями, культурой и искусством.

Конечно, есть случаи незаконной миграции. Мы вместе с вьетнамскими товарищами по линии ФМС России стараемся эти вопросы урегулировать. В наших и ваших интересах, чтобы те, кто хотят жить и зарабатывать в России, делали бы это на законных основаниях. В таком случае их права будут защищены. Любые незаконные попытки проникнуть в Российскую Федерацию создают проблемы, в том числе для самих этих людей – иногда они попадают к «нечистоплотным» бизнесменам, которые их используют как рабочую силу, но совершенно не обеспечивают их права. Эта тема является важным компонентом нашего постоянного диалога. Отмечаем существенный прогресс в решении имеющихся проблем. Убежден, что все остальное мы тоже урегулируем.

Вопрос: В этом году наши страны отмечают знаменательные даты – годовщину установления дипломатических отношений и 70-летие Победы в Великой Отечественной войне. Что бы Вы могли пожелать нашим слушателям?

С.В.Лавров: В этом году у нас немало памятных дат. Во-первых, 65-летие установления дипломатических отношений между Россией и Вьетнамом, о чем мы уже говорили. Во-вторых, 9 мая в Москве мы будем отмечать великое событие – 70-летие Победы, на празднование которого приглашены многие руководители иностранных государств. Признательны Президенту Вьетнама Чыонг Тан Шангу за подтверждение участия в этих торжествах. За несколько дней до 9 мая будет отмечаться 40-летие освобождения Юга Вьетнама, а осенью 2015 г. – годовщина создания независимого вьетнамского государства. По этим поводам у нас есть планы двусторонних мероприятий, запланировано участие наших стран в многосторонних церемониях. Убежден, россияне и вьетнамцы достойно отметят эти праздники.

Мы едины в том, чтобы использовать эти даты не только для того, чтобы отдать дать дань памяти павшим за свободу и независимость России, Вьетнама, Европы, Азии и всего мира, но и напомнить о недопустимости попыток искажать исторические факты, переписывать историю в угоду сегодняшней политической конъюнктуре, предавать забвению подвиг отдавших свои жизни за свободу и независимость и, как порой делают некоторые, пытаться поставить победителей на одну «доску» с теми, кто развязывал агрессивные войны и продвигал человеконенавистнические идеологические установки.

Говоря о праздниках, не будем забывать, что скоро наступает Новый год по лунному календарю. От всей души хотел бы поздравить всех вьетнамцев с этим событием, пожелать здоровья, счастья, благополучия и всего самого доброго!
 

Attachments

  • 1s.jpg
    1s.jpg
    57.8 KB · Đọc: 117

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(VOVworld) - Ровно 65 лет тому назад, 30 января 1950 года, Союз Советских Социалистических Республик (ныне – Российская Федерация) стал одной из первых стран мира, официально установивших дипломатические отношения с Вьетнамом. Этот день ознаменновал важную веху в истории двусторонних отношений между Вьетнамом и Россией, что заложило фундамент столь тесной дружбе между двумя народами и глубоким и всесторонним отношениям между двумя государствами.


Президент Демократической Республики Вьетнам Хо Ши Мин подписывает совместное заявление Международного совещания представителей коммунистических и рабочих партий (Москва, 1957). Архивное фото

30 января 1950 года Вьетнам и Советский Союз официально установили дипломатические отношения, которые впоследствии продолжаются и развиваются Российской Федерацией. Россия стала первым стратегическим партнёром Вьетнама, двусторонние связи с которым всё более активно укрепляются в сферах политики, экономики, науки, техники и обороны. Вьетнамо-российское всеобъемлющее стратегическое партнёрство также способствует тесному взаимодействию между двумя странами на международной арене.

Верные друзья и надёжные стратегические партнёры

На протяжении десятилетия осуществления стратегического партнёрства и почти трёх лет реализации всеобъемлющего стратегического партнёрства во вьетнамо-российских отношениях были достигнуты большие успехи. Касаясь политики и механизма сотрудничества, обе стороны действительно придают важное значение взаимодействию друг с другом на основе равноправия и взаимной выгоды, благодаря чему значительно повысилась позиция каждой из стран во внешней политике. Отличительной чертой вьетнамо-российских политических отношений являются высокий уровень взаимодоверия и разнообразие форм двустороннего сотрудничества. Председатель Общества вьетнамо-российской дружбы Дао Чонг Тхи подтвердил: «С момента установления стратегических партнёрских отношений в 2001 году, которые вышли на уровень всеобъемлющего стратегического партнёрства в 2012 году, сотрудничество между Вьетнамом и Россией с каждым днём расширяется и углубляется во всех областях – от политики, экономики, торговли, инвестиций до энергетики, нефти и газа, атомной электроэнергетики, безопасности, обороны, образования и подготовки кадров. Вьетнам и Россия поддерживают друг друга в разрешении международных и региональных вопросов, представляющих взаимный интерес, а также совместно активизируют сотрудничество между районами двух стран и укрепляют народную дипломатию в интересах обоих народов».


Президент России Владимир Путин и президент Вьетнама Чан Дык Лыонг (Ханой, 1 марта 2001 года). Фото: Kremlin.ru


Экономическое сотрудничество между Вьетнамом и Россией с каждым днём укрепляется в четырёх основых областях, таких как электроэнертегика, торговля, инвестиции, нефть и газ. Объём двусторонней торговли увеличился с 500 миллионов долларов в 2001 году до трёх миллиардов долларов в 2014 году. В настоящее время благополучно идёт процесс переговоров по Соглашению о свободной торговле между Вьетнамом и Таможенным Союзом (Россия, Беларусь и Казахстан), в результате чего две стороны подписали совместное заявление о завершении согласования условий этого соглашения в декабре 2014 года. Сотрудничество в инвестиционной сфере также активно развивается. Взаимодействие в нефтегазовой области непрерывно даёт экономике каждой страны положительные результаты. Две стороны не останавливаются в традиционной сфере разведки и добычи нефти и газа, но расширяют сотрудничество в новых областях, таких как переработка нефти, производство топлива для газовых двигателей и долгосрочные поставки российской сырой нефти во Вьетнам. Отношения всеобъемлющего стратегического партнёрства создают предприятям двух стран условия для активизации инвестиционного сотрудничества. Высоко оценивая бизнес-климат во Вьетнаме, представитель российской компании в городе Нячанг провинции Кханьхоа Антон Новоселов сказал: «Мой бизнес во Вьетнаме уже 8 лет и бизнес развивается, потому что очень хорошо развивается экономика Социалистической Республики Вьетнам. Я очень благодарен вьетнаскому правительству, что оно оказывает помощь в виде очень хороших законов, благодаря этому очень удобно вести бизнес на территории Вьетнама. Я вижу, что мой бизнес очень хорошо развивается здесь».


Президент Вьетнама Чыонг Тан Шанг и президент России Владимир Путин (Москва, 27 июля 2012 года). Фото: РИА Новости


Говоря о вьетнамо-российских отношениях, следует отметить важность сотрудничества в сфере обороны, безопасности и военной техники. В той обстановке, когда в регионе и мире происходят большие перемены, две стороны тесно сотрудничают друг с другом в этой области, что служит действенным вкладом в сохранение мира и стабильности в целях развития экономики каждой страны.

Наряду с этим, также хорошо развивается народная дипломатия между двумя странами. Сотни тысяч российских и вьетнамских туристов, а также около 100 тысяч вьетнамцев, проживающих и работающих в России, вносят значительный вклад в дальнейшее укрепление вьетнамо-российского всеобъемлющего стратегического партнёрства. Общества дружбы обеих стран активно действуют и стали мостом тесной дружбы между двумя народами. Председатель Союза организаций дружбы Вьетнама с зарубежными странами Ву Суан Хонг подчеркнул: «Мы добровольно делаем всё возможное, чтобы непрерывно развивать вьетнамо-российское всеобъемлющее стратегическое партнёрство и укреплять дружбу между нашими народами. Общество вьетнамо-российской дружбы продолжает развивать достигнутые успехи для дальнейшего развития отношений двух стран на новом этапе».


Дальнейшее развитие двустороннего сотрудничества

В 2015 году всеобъемлющее стратегическое партнёрство между Вьетнамом и Россией продолжает развиваться в направлении дальнейшего укрепления надёжных политических отношений посредством регулярного обмена делегациями на высшем и высоком уровне, продолжения взаимной поддержки и тесной координации действий на международных форумах. Оглядываясь на прошедший 65-летний путь, можно подтвердить, что вьетнамо-российские отношения выстраиваются и развиваются на основе тесной дружбы между двумя народами и эти отношения прошли проверку историческими событиями. Именно дальнейшее укрепление и развитие вьетнамо-российского всеобъемлющего стратегического партнёрства, развитие традиции взаимопомощи и взаимной поддержки в любой ситуации являются потребностями и чаяниями народов обеих стран, что способствует обеспечению мира, стабильности, сотрудничества и развития в регионе, а также во всём мире.

Ань Хуен
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trong căn hộ đi thuê ở quận Ba Đình, Hà Nội, của Valentina Androsova, cô gái đến từ Siberia, mọi đồ vật đều được dán thêm tờ giấy nhớ, bên trên có ghi một từ tiếng Việt.
Cô cũng chép đi chép lại phụ đề bài hát karaoke ra giấy rồi đọc nhiều lần, từ nào không hiểu thì tra từ điển. Đó là cách học tiếng Việt của nữ sinh người Nga 21 tuổi.

Sau ba năm học tiếng Việt, giờ, Valentina và đồng hương Kirill Polukhin (27 tuổi), sinh viên năm ba khoa Việt Nam học, Đại học Hà Nội, đã có thể trò chuyện vui vẻ với người bản địa.

Không biết gì về Việt Nam, Valentina quyết định khám phá dải đất hình chữ S để hiểu thêm đất nước mà nhiều bạn bè của cô nói là vẫn còn chiến tranh. Ấn tượng với hình ảnh "chiếc nón bài thơ" và "cây lúa", Valentina xin bố mẹ sang Việt Nam sau khi tốt nghiệp trung học. Họ đồng ý và để cô tự chọn lựa cuộc sống của mình.

Valentina kể chuyện học tiếng Việt:

Bạn cùng lớp của cô, Kirill, quê ở thành phố Vladivostok, là con một và từng là sinh viên ngành kinh tế năm thứ hai của Đại học Quốc gia Viễn Đông. Một người bạn cùng trường của Kirill học tiếng Việt kể rằng tiếng Việt "rất thú vị" khiến cậu tò mò. Bỏ ngành kinh tế "khó nhằn", Kirill đăng ký học tiếng Việt một năm ở trường. Sau khi sang Việt Nam du lịch, Kirill quay lại và trở thành sinh viên của Đại học Hà Nội.

Kirill cho biết cô giáo ở khoa rất nhẹ nhàng và nhiệt tình. Cô giải thích cho Kirill và các bạn từ mới, đồng thời hướng dẫn dùng trong từng văn cảnh phù hợp. Nếu học sinh chưa hiểu, cô sẽ đưa ra tình huống hoặc vẽ lên bảng.

Kirill tiết lộ cách học tiếng Việt của cậu là kết bạn rồi "chat chít trên mạng".

"Em copy phần vừa chat ra để đọc lại. Bây giờ xem phần lịch sử trò chuyện thấy trước đây mình viết sai rất nhiều", Kirill chia sẻ.


Kirill từng đặt chân tới rất nhiều nơi ở Việt Nam và dự định sẽ làm trong lĩnh vực du lịch sau khi tốt nghiệp khoa Việt Nam học ở Đại học Hà Nội. Ảnh: NVCC.

Chàng trai người Nga thích nghe nhạc của ca sĩ Mỹ Tâm và Hồ Ngọc Hà, thậm chí còn đặt chuông chờ điện thoại là một ca khúc Việt. Ngoài ra, cậu cũng đọc báo tiếng Việt và thường xuyên đọc VnExpress.

"Em học ngữ pháp tốt, nhưng không nói được vì không có môi trường. Sau khi sang Việt Nam, em có cơ hội để phát triển ngôn ngữ", chàng sinh viên 27 tuổi nói.

Valentina tỏ ra khâm phục Kirill bởi anh bạn này biết rất nhiều thành ngữ Việt Nam và đọc các sách tiếng Việt. Kirill thường lên phố Tràng Tiền mua truyện cười và truyện cổ tích Việt Nam, dù lúc đầu đọc không hiểu "cười chỗ nào".

Cảm giác của 'người ngoài trái đất'

Từng học tiếng Việt 7 năm nhưng Roman, đến từ thành phố Saint Petersburg và hiện làm việc tại Việt Nam, cảm thấy vất vả khi phát âm sao cho đúng. Lúc đầu học, Roman thấy vui nhộn vì nhiều từ tiếng Việt giống từ nói tục tiếng Nga.

"Tôi tự học tiếng Việt bằng cách nghe nhạc, nghe và đọc tin tức, giao tiếp với các bạn Việt Nam. Cách học cũng phụ thuộc vào mục đích: cải thiện khả năng nghe, nói, đọc hoặc viết", Roman giải thích.

Học tiếng Việt với cô giáo ở miền Bắc, nhưng giờ Roman lại làm việc ở miền Trung. Sự khác biệt về ngôn ngữ giữa hai vùng miền khiến Roman nhiều phen bối rối.

"Tôi cảm thấy mình giống như người ngoài trái đất vì không hiểu giọng nói của người miền Trung, hơn nữa, một số từ khác nhau như cái thìa ở miền Bắc và cái muỗng ở miền Trung, hoặc câu "đi đâu đấy", miền Trung là "đi mô rứa". Dần dần tôi đã quen và giờ thì hiểu rất nhiều rồi", Roman chia sẻ.

Còn Valentina và Kirill đến giờ vẫn chưa khắc phục được việc nhầm lẫn khi dùng dấu. Ngoài ra, cách xưng hô của người Việt có nhiều cấp bậc và danh xưng khiến cả hai lúc đầu bị bối rối.

"Lúc mới tới Việt Nam, em gọi tất cả mọi người là cô, cả nam và nữ. Sau đó, em mới biết cô là phụ nữ còn chú là đàn ông. Em còn gọi một ông già là chị. Thấy mọi người xung quanh cười, em biết mình nói sai", Valentina cười vui vẻ.

'Em được đối xử như ngôi sao'

Hàng ngày, Valentina tới trường bằng xe máy, còn Kirill đi xe buýt từ nhà trọ ở Kim Mã. Valentina thích đi xe máy cho nhanh "vì xe buýt phải đợi lâu lại có mùi". Lúc mới đi xe, cô hay bị ngã và đâm vào xe phía trước do chưa quen.

Năm đầu đến Việt Nam, Valentina ở trong ký túc xá. Không dám thử đồ lạ, cô chỉ ăn bim bim, bánh mỳ, mỳ tôm và thịt hộp. Giờ, Valentina tự nấu ăn và có thể nấu thành thạo bữa cơm của người Việt gồm rau muống xào tỏi, thịt xào và trứng. Kirill khoe mình thích ăn nem và cuốn nem rất giỏi. Cậu không nấu ăn ở nhà mà hay ăn "cơm bụi".


Valentina (phải) mặc áo dài Việt Nam đi đỡ lễ đám cưới của bạn. Ảnh: NVCC.

Valentina thường về nhà vào kỳ nghỉ hè, còn Kirill đã hơn hai năm qua chưa về thăm bố mẹ. Hàng ngày, cậu nói chuyện với họ qua điện thoại, skype hay viber cho vơi nỗi nhớ nhà. Bố mẹ ủng hộ và "chỉ hơi buồn" khi Kirill quyết định sang Việt Nam sống một mình.

"Bố mẹ em còn trẻ và vẫn đi làm. Họ lo lắng khi em phải sống một mình ở đất nước khác. Lúc mới đến Việt Nam, em rất nhớ nhà, không quen ai để chia sẻ niềm vui, nỗi buồn", Kirill tâm sự.

Nhiều năm ở Việt Nam, Valentina, Kirill và Roman có đông bạn Việt. Bạn gái Kirill là người Việt và hiện cũng là sinh viên. Kirill thường nhờ cô giải thích những cụm từ khó hiểu. Kirill thích đi du lịch và hay tự khám phá một mình. Kirill từng tự bắt xe khách từ Hà Nội về nhà bạn ở Hải Dương chơi dịp Tết.

Với Valentina, cô nhớ mãi trải nghiệm thú vị và lạ lẫm khi mặc áo dài đi đỡ lễ cho một người bạn Việt Nam.

"Em mặc áo dài rất đẹp nhưng quần chật quá nên người ta phải may thêm một đoạn vải vào. Em cùng các bạn đỡ mâm lễ và trao tiền lì xì cho nhau. Rất thú vị vì ở nước em không như thế", Valentina nhớ lại.

Tình cảm và sự thân mật của gia đình người Việt khiến Valentina và Kirill cảm thấy ấm áp. Valentina từng ăn ba cái Tết ở gia đình người Việt và mê món bánh chưng rán. Những dịp nghỉ dài, cô cũng được mời về nhà bạn chơi.

"Chủ nhà nấu nhiều món ăn như để đón tiếp một người rất quan trọng. Em thấy mình như một ngôi sao. Mọi người đến rất đông và ngồi xung quanh em hỏi chuyện vui vẻ. Ai cũng rất lịch sự và thân thiện", Valentina kể.

Những lúc rảnh rỗi, Valentina cùng bạn đi khám phá phố phường Hà Nội và ăn món ăn vặt. Cô mê món ốc xào, bánh xèo và thường ăn sáng bằng xôi.

Để có thêm tiền chi tiêu, Valentina làm hướng dẫn viên cho người Nga sang Việt Nam du lịch, còn Kirill dạy tiếng Nga cho sinh viên Việt. Anh chia sẻ dự định vào Sài Gòn làm trong lĩnh vực du lịch sau khi tốt nghiệp. Valentina chưa biết chắc sẽ làm công việc gì nhưng cũng muốn thử sức ở mảng du lịch vài năm, trước khi "xê dịch" sang nước khác.


Kirill (ngoài cùng bên trái) và Valentina đi ăn món vỉa hè cùng bạn bè. Ảnh: NVCC.


Cô Trần Lê Phương, chủ nhiệm lớp 1VN12, khoa Việt Nam học, ĐH Hà Nội, cho biết thông thường học hết năm thứ nhất, sinh viên nước ngoài có thể giao tiếp được với người Việt. Trình độ tiếp tục được nâng cao ở các năm tiếp theo và đến năm thứ 4, các em sẽ được học chuyên ngành.

"Valentina và Kirill là những học sinh chăm chỉ, tư duy tốt. Vốn tiếng Việt của Kirill tốt hơn, còn Valentina lại rất thích nói. Điều khiến tôi ấn tượng nhất với hai sinh viên này là họ có thái độ học tập tích cực. Các bạn phản ứng rất nhanh với thông tin cô giáo đưa ra. Ví dụ, khi cô nói tới điều gì, các bạn sẽ hỏi lại để xác nhận, thậm chí hỏi rất nhiều", cô Phương cho hay.

Lớp cô Phương có 24 sinh viên đến từ nhiều quốc gia như Nga, Nhật, Lào, Trung Quốc và Palestine. Theo cô, do sống xa gia đình và ít khi về nhà nên họ rất đoàn kết và chia sẻ. Nhiều sinh viên trong lớp rất năng động khi vừa đi học, đi làm, vừa tham gia cộng tác với đài truyền hình. Ngoài ra, các du học sinh cũng hào hứng tham gia nhiều hoạt động của trường.

"Các em thân thiết với cô giáo như những người bạn", cô Phương cho hay.

Bình Minh
Nguồn: vnexpress.net
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Cô bạn Nga đó khá dễ thương, trước giờ mình vẫn nghĩ chỉ có người Việt thích sang Nga thôi, ai ngờ lại có bạn muốn gắn bó cuộc sống của mình tại Việt Nam...
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: Voice of Russia/Elena Nikulina

Các ngư dân Việt Nam đã cứu sống hai khách du lịch Nga trôi dạt ngoài biển trên chiếc cano bị hết xăng.

Theo Tin tức Thanh Nien Online trích dẫn các phương tiện truyền thông địa phương, chiếc cano và những người Nga đã được tìm thấy hôm thứ Hai gần bờ biển Nha Trang, thủ phủ tỉnh Khánh Hòa.

Thuyền trưởng của tàu cá cho biết các khách du lịch trên cano đã bất tỉnh do mất nước. Các ngư dân đã sơ cứu và chuyển giao hai nạn nhân cho Cảnh sát biển Việt Nam.
Nguồn ruvr. Ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Ông Igor Britov, Chủ nhiệm Ban biên tập phát thanh châu Á của đài Sputnik, hãng truyền thông quốc tế Nước Nga ngày nay vừa có chuyến đi Việt Nam tham dự Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam. Sau đây là bài viết của ông về chuyến đi thú vị đó:





Chuyến đi Việt Nam hai tuần của tôi đã kết thúc. Những sự kiện xẩy ra trong khoảng thời gian ngắn ngủi ấy có lẽ phải đủ cho cuộc sống Moskva của tôi trong vòng hai tháng, thậm chí có khi còn lâu hơn thế nữa. Trong các sự kiện ấy, điều quan trọng nhất, hữu ích và thú vị nhất đối với tôi là Hội nghị quốc tế quảng bá văn học Việt Nam, Liên hoan thơ châu Á Thái Bình Dương và Ngày thơ Việt Nam. Đó là những sự kiện thực sự hoành tráng. Trong cơ sở thành công của các sự kiện văn học to lớn ấy có cả yếu tố chủ quan và khách quan. Như trong bất kỳ công việc nào cũng vậy, thông thường có rất nhiều điều phụ thuộc vào một con người cụ thể nào đó, có thể dời non bạt núi trên con đường tới mục tiêu định đến. Người ấy phải có cá tính rực rỡ và mạnh mẽ. Đó chính là tính cách của nhà thơ Hữu Thỉnh, Chủ tịch Hội nhà văn Việt Nam. Rõ ràng là nếu không có vai trò trụ cột của ông thì sẽ không thể tổ chức và tiến hành cuộc hội nghị và lễ hội quy mô như vậy. Ngoài vốn sáng tạo to lớn, người đàn ông này có nguồn năng lượng vô biên, có sức hút tình cảm, uy tín lớn trong xã hội và ảnh hưởng chính trị, bằng chứng là mối quan hệ của ông với Chủ tịch nước.

Diễn đàn quốc tế về văn học ở Hà Nội, với sự tham gia của hơn 150 đại diện đến từ 43 quốc gia, đòi hỏi nguồn chi phí tài chính khá lớn. Tình hình kinh tế thuận lợi hiện nay ở Việt Nam có thể cho phép dành tiền cho những diễn đàn như vậy. Nhờ tốc độ phát triển kinh tế gia tăng, chính phủ Việt Nam ngày càng hỗ trợ các hoạt động trong các lĩnh vực tinh thần, trong đó có văn học. Hiện nay, nhiều quốc gia mạnh mẽ về kinh tế ở châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc rất quan tâm đến văn hóa và xúc tiến quảng bá văn hóa ra nước ngoài. Mỗi quốc gia trong số họ thực hiện điều đó theo cách riêng của mình, và mỗi quốc gia có những mục tiêu riêng trong lĩnh vực này. Là một nước đang phát triển, song song với sự gia tăng sức mạnh kinh tế, Trung Quốc có xu hướng tăng cường vị thế chính trị và văn hóa của mình trên thế giới. Một loạt Viện Khổng Tử được khai trương trên toàn thế giới, chỉ riêng ở Nga đã có khoảng 20 viện như vậy. Trung Quốc không chỉ mở rộng ảnh hưởng văn hóa của mình, mà còn hướng tới sự tác động văn hóa và tư tưởng trên thế giới. Hàn Quốc quảng bá văn hóa của mình bằng cách nhằm vào giới thanh niên, bởi vì lớp trẻ vốn có phản ứng nhanh nhạy trước tất cả những gì mới mẻ, tiên tiến và hiện đại. Thông qua làn sóng văn hóa, thế hệ trẻ có thể dễ dàng quan tâm đến đất nước một cách toàn diện, quan tâm đến sản phẩm công nghệ và thương hiệu Hàn Quốc, trong tương lai gần điều đó mang lại lợi ích kinh tế cho Seoul. Nhật Bản tăng cường ảnh hưởng vững chắc của mình ở Nga trong nhiều lĩnh vực nghệ thuật và văn hóa, kể cả trong văn học. Một phần không nhỏ, nhờ điều đó mà thái độ của người Nga đối với Nhật Bản tương đối tích cực, bất chấp sự tranh chấp lãnh thổ về quần đảo Kuril. Trong trường hợp này, văn hóa đóng vai trò quan trọng như một yếu tố chính trị.

Chỉ có các cường quốc kinh tế mạnh mẽ mới có khả năng quảng bá ảnh hưởng văn hóa của mình tới các nước khác. Việt Nam đang ngày càng tỏ rõ tiềm năng kinh tế của mình, tạo cơ sở để tin rằng việc thúc đẩy văn hóa Việt Nam ra thế giới sẽ được mở rộng. Tiền ngân sách bỏ ra như vậy sẽ thu được kết quả thiết thực. Sự đầu tư tài chính cho chính sách hợp tác văn hoá sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Việt Nam và tạo khí hậu thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường thế giới.

Sự thành công về kinh tế của đất nước thúc đẩy các hoạt động phát triển văn học, xuất bản sách, kích thích đời sống văn học và mối liên hệ với các nhà văn quốc tế. Nhưng ở Nga nhiều người cho rằng sự giàu có vật chất có hại cho các nghệ sĩ, cuộc sống no đủ khiến cho tài năng mai một. Có vẻ như nhà văn phải đói khổ, phải sống trong thiếu thốn thì ngòi bút của ông ta mới sản sinh ra kiệt tác. Thế kỷ XIX thời hoàng kim của văn học Nga cho thấy những quan sát này là có lý. Nhưng chúng ta hãy hy vọng rằng đây không phải là quy luật phổ quát của văn học, và cách tiếp cận như vậy sẽ không phù hợp cho Việt Nam!

Tôi từng biết rằng ở Việt Nam có rất nhiều nhà thơ, nhưng cả một đất nước làm thơ như vậy thì thậm chí không thể tưởng tượng! Thiên nhiên Việt Nam truyền cảm hứng cho người ta phải làm thơ. Có lẽ bất kỳ người nào đứng trước cảnh quan điểm tuyệt đẹp của vịnh Hạ Long cũng nổi hứng sáng tạo! Nhưng vẻ đẹp thiên nhiên cũng có ở nhiều quốc gia. Vậy thì bản chất vấn đề là ở chỗ khác? Phải chăng, trong con người Việt Nam có một thứ gen làm thơ nào đó, là đặc thù của người Việt! Thái độ đặc biệt của nhân dân Việt Nam đối với thơ ca được thể hiện ở chỗ trong diễn đàn văn học lần này khách mời quốc tế hầu hết là các nhà thơ, còn số các dịch giả thì ít hơn nhiều. Và, như về sau tôi nhận ra, không phải vì ban tổ chức quên mời, mà bởi số lượng các dịch giả dịch văn học Việt Nam ra các thứ tiếng khác trên thế giới là rất ít.

Ở Nga hiện giờ không có dịch giả nào dành tất cả thì giờ của mình để chỉ làm công việc dịch văn học Việt Nam, coi đó là công việc chính yếu và duy nhất trong cuộc sống của mình. Bản thân tôi cũng chỉ có thể dành thời gian cho công việc dịch sách sau khi đã làm xong công việc chính ở đài phát thanh. Rất đáng tiếc là tôi không thể dành thời gian cho công việc dịch sách một cách có hệ thống, theo lịch trình thường xuyên, mà chỉ có thể làm khi có được khoảng thời gian rỗi ngắn ngủi. Trong cuộc chuyện trò thân tình, đề cập đến các nhà văn Việt Nam trẻ tuổi, nhà văn lão thành Đỗ Chu nói với tôi rằng đối với đa số các tác giả trẻ, viết văn chỉ là công việc thứ yếu. Họ viết báo hoặc tham gia công việc khác để nuôi sống bản thân và gia đình. Và tất nhiên, điều này tác động tiêu cực đối với công việc sáng tác của họ. Ở một mức độ nhất định, có thể áp dụng nhận xét này cho những người đang dịch văn học Việt Nam. Ở Nga hiện nay gần như không thể sống nổi nếu chỉ dịch văn học.

Giáo sư Phạm Vĩnh Cư, một dịch giả cự phách của trường phái dịch thuật Việt Nam cho rằng trong công việc chuyển ngữ tác phẩm văn học có ba vấn đề chính: tìm được dịch giả chuyên nghiệp, lựa chọn tác phẩm có giá trị để dịch và xuất bản quyển sách đó. Theo chuyên gia hàng đầu ở Việt Nam về văn học Nga Phạm Vĩnh Cư, vấn đề thứ ba không phải là vấn đề chính và có thể giải quyết được. Thế nhưng ở Nga vấn đề đó lại không hề dễ dàng. Không phải dịch giả nào cũng có thể đứng ra làm công việc quản lý và đề xuất bản dịch của mình với nhà xuất bản. Vì vậy, cần phải có người hoặc tổ chức nào đó tham gia giải quyết hàng loạt vấn đề liên quan đến việc chuyển ngữ và in ấn, phát hành tác phẩm văn học. Hiện nay Quỹ hỗ trợ quảng bá văn học Nga và Việt Nam đang hoạt động, do nhà văn-dịch giả Hoàng Thúy Toàn phụ trách. Quỹ này được thành lập cho các dự án cụ thể. Vậy thì những sáng kiến và kế hoạch khác không nằm trong phạm vi quỹ này thì sao, phải giải quyết như thế nào?

Hội nghị quảng bá văn học Việt Nam và Liên hoan quốc tế thơ châu Á Thái Bình Dương tại Hà Nội chắc chắn sẽ thúc đẩy phổ biến văn học Việt Nam ra nước ngoài. Đối với tôi, chuyến đi này có ý nghĩa rất quan trọng. Việc làm quen với các nhà văn Việt Nam, trực tiếp đối thoại với họ sẽ kích thích làm việc nhiều hơn nữa. Giờ đây tôi quan tâm nhiều hơn đến văn học Việt Nam và công việc dịch tác phẩm của các nhà văn Việt Nam để giới thiệu với bạn đọc Nga. Những diễn đàn văn chương và liên hệ với các nhà văn quốc tế là rất cần thiết. Theo hướng Nga-Việt bây giờ, có lẽ chỉ có Thúy Toàn đóng vai trò cầu nối giữa các nhà văn Nga và Việt Nam.Vậy mà trước đây, liên hệ văn học giữa Việt Nam và Liên Xô đã từng rộng lớn nhường nào! Nhiều nhà văn, nhà thơ Liên Xô nổi tiếng đã đến thăm Việt Nam. Thơ Việt Nam từng được những đấng, những bậc trên đỉnh Olympus thơ ca như Konstantin Simonov chuyển ngữ. Hiện giờ, đôi khi công việc đó được đảm nhiệm bởi những người rất xa rời Việt Nam. Trong khi đó, vai trò của dịch giả lại vô cùng quan trọng, vì dịch văn học đồng thời cũng là sứ mệnh văn hóa và giáo dục, là giúp người đọc hiểu được đất nước và yêu mến người dân của đất nước nói tiếng nói cuốn sách được dịch. Đối với bản thân, tôi thực hiện lời khuyên của dịch giả người Nga nổi tiếng Mariana Tkachev là làm nhiều chú giải về đặc tính đời sống, phong tục và văn hóa của người Việt Nam.

Tiền bạc, thời gian, lựa chọn tác phẩm đáng dịch — tất cả những điều này là rất quan trọng trong công việc của người dịch văn học. Nhưng có một thành phần thiết yếu của bất kỳ quá trình sáng tạo nào là nguồn cảm hứng. "Chúng ta được sinh ra cho cảm hứng" – thi hào Nga Alexander Pushkin từng viết như vậy trong "Nhà thơ và đám đông." Những lời này không chỉ dành cho các thi sỹ, mà còn có thể nói về bất kỳ người nào tham gia công việc sáng tạo, kể cả các dịch giả. Không phải ngẫu nhiên mà Liên Xô đã từng lập ra rất nhiều trại sáng tác tại những nơi đẹp nhất trong nước như Sochi, Picunda, Jurmala… Ở Việt Nam, như tôi đã đề cập, rất nhiều nơi có thể truyền cảm hứng sang tạo như Hạ Long, Phú Quốc, Đà Lạt, Sapa…. Khi đến Nha Trang, tôi bất chợt mong muốn rằng: "Giá mà được sống lâu hơn ở đây trong một ngôi nhà nhìn ra biển! Có lẽ ở đây sẽ làm việc rất dễ dàng!" Biết đâu, tôi sẽ có dịp dịch một cuốn sách Việt Nam nào đó trên bờ Biển Đông xinh đẹp…
I.B.


Nguồn: sputniknews
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Trước thềm kỷ niệm 70 năm chiến thắng phát xít Đức, 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt, đài truyền hình Việt Nam tổ chức chiếu những bộ phim hay nhất về chiến tranh của Liên Xô và Nga.





Nhiều phim trong số đó đã quen thuộc với khán giả Việt Nam, đặc biệt là những người từng học tập và làm việc tại Liên Xô, những người yêu quý, quan tâm đến lịch sử và văn hóa Nga.

Theo ông Nguyễn Đăng Phát, tổng biên tập tạp chí "Bạch Dương", các bộ phim như "Mười bảy khoảnh khắc mùa xuân", "Người thứ bốn mươi mốt”, "Số phận một con người", "Giải phóng" đã giam chân một số lượng lớn khán giả Việt Nam bên màn ảnh nhỏ. Trong số đó, ngoài lớp khán giả lớn tuổi, điều quan trọng là có cả giới trẻ, vốn quen xem phim truyền hình Hàn Quốc, phim lịch sử Trung Quốc và các loại phim nước ngoài khác. Đây là dịp để thanh niên Việt Nam có cơ hội tìm hiểu thêm về lịch sử Chiến tranh thế giới thứ hai và những trang lịch sử hào hùng của nước Nga. Phim Liên Xô và phim Nga không chỉ được chiếu trên truyền hình quốc gia Việt Nam, mà cả trên truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, kênh Bộ Quốc phòng Việt Nam và các kênh truyền hình khu vực khác, ông Nguyễn Đăng Phát cho biết.

Các nhà làm phim Xô Viết và Nga đã làm rất nhiều phim về chiến tranh, có thể liệt vào loại kiệt tác điện ảnh thế giới. Trong dịp này, khán giả Việt Nam có cơ hội được xem nhiều phim xuất sắc trong số đó. Hai năm trước, hãng phim "Mosfilm" lớn nhất của Nga đã bán bản quyền cho truyền hình Việt Nam 90 phim trong bộ sưu tập của mình. Ông Sergei Simagin, Trưởng ban Quan hệ quốc tế và phát hành của Tập đoàn "Mosfilm" nói với phóng viên Đài phát thanh "Sputnik":

“Đây là những bộ phim được “Mosfilm”. sản xuất trong các thời kỳ khác nhau. Từ phim về Đô đốc Nakhimov của đạo diễn Pudovkin, được phát hành năm 1946, cho đến những bộ phim ra đời những năm gần đây. Trong số đó có rất nhiều bộ phim về đề tài chiến tranh. Đây là một trong những gói tác phẩm điện ảnh lớn nhất mà chúng tôi đã bán ra nước ngoài. Nhiều phim trong số đó đã được chiếu ở Việt Nam trong thập niên 70-80 của thế kỷ trước, và khán giả Việt Nam sẽ rất vui lòng được xem lại lần nữa.”

Trong những ngày tháng Năm lịch sử này, trên màn ảnh nước Nga sẽ xuất hiện những bộ phim yêu thích về cuộc chiến. Và một lần nữa, không biết là lần thứ bao nhiêu, người Nga chúng tôi lại không thể rời mắt khỏi màn hình. Năm nay, cùng với chúng tôi, còn có hàng triệu khán giả Việt Nam các thế hệ khác nhau hồi hộp theo dõi số phận nhân vật trong các bộ phim đó, tự hào về họ, khóc thương và tưởng nhớ họ.
 

Minh Hiền

Thành viên thường
Các anh, chị, cô bác cho em/cháu hỏi là trong diễn đàn mình có sách dạy tiếng việt cho người Nga không ạ? mọi người ai có thì share cho em/ cháu với ạ! em/cháu cảm ơn ạ
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Учебное пособие по вьетнамскому языку : Начальный курс/ А. П. Шилова, Нго Ньы Бинь, Н. В.Норова
Sách nặng 570 MB, bạn tìm Google thử xem, mình bận quá, nhưng sẽ cố up gửi bạn.

 
Top