Các Thiết Bị Yểm Trợ Quốc Phòng

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Nga sẽ có 32 siêu tăng Armata vào năm 2015​

(Kiến Thức) - Quân đội Nga sẽ duyệt binh trên Quảng trường Đỏ bằng xe tăng chiến đấu chủ lực Armata vào năm 2015.
Tạp chí quốc phòng Jane’s dẫn lời chỉ huy lực lượng Lục quân Nga – Thượng tướng Oleg Salyukov cho hay, Quân đội Nga sẽ được trang bị ít nhất 32 chiếc xe tăng chiến đấu chủ lực Armata vào năm 2015. Bên cạnh đó mẫu xe tăng trên cũng sẽ xuất hiện trong lễ duyệt binh kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát xít Đức trên quảng trường Đỏ tại Moscow.
Trước đó, vào tháng 11/2013, công ty Uralvagonzavod - nơi sản sinh Armata cũng đã thông báo rằng quá trình phát triển mẫu xe tăng hiện đại nhất của Quân đội Nga sẽ được hoàn thành vào năm 2015, và được đưa vào sản xuất hàng loạt vào năm 2016.

Bí mật về "Siêu tăng" Armata vẫn sẽ được Quân đội Nga giữ đến phút chót.
Các quan chức của Bộ quốc phòng Nga cho biết, ba mẫu thử đầu tiên của Armata đã được chế tạo và đang trong giai đoạn thử nghiệm trước mốc thời gian đã được đặt ra là trong năm 2015. Mẫu xe tăng chiến đấu chủ lực Armata được Quân đội Nga phát triển dựa trên một nền tảng module chung dành cho lực lượng tăng thiết giáp của Nga.
Bên cạnh đó Armata cũng mẫu xe tăng đầu tiên của Nga được trang bị hệ thống tháp pháo được thiết kế có khả năng tự động hóa cao và hoàn toàn riêng biệt với khoang lái. Toàn bộ hệ thống vũ khí của Armata cũng sẽ được điều khiển tự động, ngoài ra nó cũng được trang bị hệ thống giáp bảo vệ gồm nhiều lớp khác nhau có khả năng chống lại các đợt tấn công bằng tên lửa từ đối phương.
Trông một số hình ảnh xuất hiện trên mạng internet cũng cho thấy, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev và một số quan chức thuộc Bộ quốc phòng Nga đã đến thăm quan nhà máy đang sản xuất các mẫu thử đầu tiên của Armata vào 9/2013, nhưng chỉ dưới dạng các mô hình và vẫn chưa có hình ảnh chính thức về mẫu tăng này. Dự tính Quân đội Nga sẽ đưa vào trang bị ít nhất 2.300 chiếc Armata tính tới năm 2020.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
(Kiến Thức) - Máy bay huấn luyện sơ cấp Yak-152 và máy bay huấn luyện phản lực Yak-130 sẽ là những lớp học tuyệt vời đào tạo phi công cho Không quân Nga.
Các diễn đàn mạng quốc tế mới đây đã đăng tải một số hình ảnh rõ nét nhất về máy bay huấn luyện sơ cấp thế hệ mới dành cho Không quân Nga Yak-152.

Yak-152 được phát triển với sự phối hợp giữa Tổng công ty Irkut, Yakovlev và Tập đoàn Công nghiệp hàng không Hồng Du (Trung Quốc). Dự kiến, mẫu thử nghiệm đầu tiên Yak-152 sẽ bay lần đầu trong năm 2015 và và chính thức phục vụ tháng 11/2016. Trong khi biến thể dành cho Trung Quốc mang tên Hồng Du L-7 sẽ bắt đầu phục vụ từ cuối năm 2016 hoặc là đầu 2017.

Theo nhà sản xuất, việc lắp ráp 4 mẫu thử Yak-152 đã bắt đầu từ tháng 9/2014, dự kiến việc chuyển giao để bay thử sẽ được thực hiện vào tháng 10/2015. Yak-152 sẽ có tuổi thọ phục vụ lên tới 30 năm.

Đặc biệt, Yak-152 được ứng dụng nhiều công nghệ hiện đại vốn chỉ thấy trên các tiêm kích phản lực thế hệ 4-5. Dễ nhận thấy nhất đó là buồng lái của Yak-152 được số hóa, tiện nghi, tiện dụng. Trong ảnh, bảng điều khiển buồng lái trước đơn giản nhưng hiện đại của Yak-152 với 2 màn hình màu.

Buồng lái sau dành cho giáo viên bay cũng bố trí 2 màn hình màu. Cả hai phi công đều được trang bị ghế phóng thoát hiểm SKS-94M

Yak-152 được trang bị một động cơ tuốc bin cánh quạt do Đức sản xuất, cánh quạt 3 lá cho tốc độ bay tối đa 500km/h, trần bay 4.000m, tầm bay 1.400km.
Trọng lượng cất cánh tối đa của máy bay khoảng 1,32 tấn, tải trọng nhiên liệu 200kg
 

Attachments

  • yak152-kienthuc_1_vjgo.jpg
    yak152-kienthuc_1_vjgo.jpg
    66 KB · Đọc: 410
  • yak152-kienthuc_2_pgbr.jpg
    yak152-kienthuc_2_pgbr.jpg
    69.9 KB · Đọc: 417
  • yak152-kienthuc_7_xkto.jpg
    yak152-kienthuc_7_xkto.jpg
    80.4 KB · Đọc: 395

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/Andrei Aleksandrov (Archiv)

Hệ thống dàn phóng hỏa tiễn mới cỡ 220 mm dành cho quân đội Liên bang Nga đã trải qua kỳ kiểm nghiệm cấp Nhà nước một cách thành công.

Tên gọi chính thức của hệ thống này đã có, nhưng hiện còn giữ trong vòng bí mật. Theo đánh giá của các chuyên gia, dàn phóng MRL mới sẽ gia tăng công suất hỏa lực so với hệ thống phóng tên lửa "Tornado-G" cỡ 122 mm từng được đưa vào phiên chế của quan đội Nga thời gian gần đây. Ngay từ thời kỳ xô-viết trong trang bị quân đội đã có hệ thống "Grad" cỡ 122 mm, "Uragan" và "Smerch" cỡ 300 mm. Nếu tầm bắn xa của hệ thống hỏa lực chiến thuật "Grad" là 20 km, thì ở “Uragan” là 35, còn "Smerch” là 70 km. Tương ứng với chủ trương hiện đại hóa quân đội, Nga đã thông qua quyết định chế tạo hệ thống “Tornado” mới.

Theo quan điểm của giới chuyên viên, vai trò của dàn phóng nhiều hỏa tiễn MRL trong chiến tranh hiện đại và ở những điểm nóng sẽ còn tiếp tục tăng lên. Bởi tầm bay xa của hệ thống hỏa tiễn đã vượt hơn rõ ràng so với pháo dã chiến. Theo tiêu chí hiệu suất hỏa lực - số lượng hỏa tiễn phóng đến mục tiêu trong cùng đơn vị thời gian - thì MRL hiển nhiên vượt trội so với pháo thông thường. Quả thực, pháo thường có thể hơn dàn hỏa tiễn ở điểm giá thành thấp về đạn dược và độ chính xác khá cao. Nhưng đây là điểm có thể hiệu chỉnh kể cả với sự hỗ trợ của phương tiện định vị vệ tinh khiến đạn pháo thường và hỏa tiễn MRL đạt độ chính xác tương đương nhau. Ngày càng bộ lộ rõ nhu cầu về MRL như là thứ vũ khí mạnh đảm bảo triệt hạ cụm mục tiêu trên diện rộng. Tăng lên cả số các nước sản xuất hoặc đang cố gắng sản xuất MRL – hiện tại có khoảng 60 nước như vậy. Tổng biên tập tạp chí "Kho tàng của Tổ quốc", ông Viktor Murakhovski nêu ý kiến như sau:

“Chiếm tỷ lệ cơ bản trên thị trường hiện nay là dàn phóng hỏa tiễn do Nga chế tạo. Như đang thấy, Nga sẽ bảo tồn được ưu thế này và thậm chí còn nâng cao thêm cùng với sự xuất hiện thế hệ mới loại dàn phóng như vậy. Người Mỹ đang lo chế tạo hệ thống của mình. Thời gian gần đây,cả Trung Quốc cũng tích cực phát triển hướng này và cố gắng thâm nhập thị trường các nước thứ ba. Có những nhà sản xuất lớn về MRL là Brazil, Israel. Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang sản xuất hệ thống của họ”.

Trên thế giới, có lẽ không kém phần nổi tiếng so với tiểu liên Kalashnikov (AK) chỉ có hệ thống hỏa tiễn với tên gọi "Grad". Liên Xô và sau đó là Nga đã cung cấp những hệ thống này cho hơn 40 quốc gia. Cũng giống như với khẩu AK lừng danh, đã nhiều lần người ta cố sao chép và sản xuất lậu “Grad” ở Đông Âu, châu Phi và châu Á. Nhưng dù sao chăng nữa, trên thị trường này vị thế của Nga vẫn là mạnh nhất. Nhân đây cần nói thêm, vừa qua có thông tin rằng Liên hiệp tập đoàn "Splav” – cơ sở duy nhất ở Nga về chế tạo MRL – đã ký hợp đồng và sẽ tổ chức liên kết sản xuất đạn dược tên lửa dành cho hệ thống “Smerch” ở Ấn Độ.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Nga bàn giao tiềm thủy đĩnh Hải Phòng cho Việt Nam

Nga đã bàn giao cho Việt Nam chiếc thứ ba trong số sáu chiếc tàu ngầm diesel-điện của đề án 636.1 "Varshavyanka" (theo phân loại của NATO là «Kilo») mà Hà Nội đặt hàng. Bổ sung vào thành phần Hải quân Việt Nam, tàu ngầm này nhận tên gọi là “Hải Phòng”.

Hai chiếc tàu ngầm đầu được đặt tên là "Hà Nội" và "Thành phố Hồ Chí Minh" nay đã hiện diện ở Cam Ranh.

Tàu ngầm loại này được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi của đối phương, bảo vệ các căn cứ hải quân, giao thông liên lạc trên bờ và ngoài khơi, tiến hành trinh sát chống hoạt động của đối phương.





Nguồn ruvr.ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5 - T-50 (PAK FA) sẽ được đưa vào phiên chế quân đội Nga năm 2016, kỳ diệu không kém các tiêm kích vũ trụ trong phim "Chiến tranh trên các vì sao". Nó có khả năng cơ động siêu phàm, khó bị radar phát hiện. T-50 có thể chiến đấu hiệu quả ở bất cứ khoảng cách nào, tấn công cả mục tiêu trên không lẫn trên đất liền.

Tàu lượn vô hình
Điều thú vị là khả năng tàng hình của T-50. 70% vỏ máy bay làm bằng vật liệu composite để giảm khả năng bị radar phát hiện. Diện tích phát tán hiệu quả của T-50 - chỉ số quan trọng với radar - là 0,5 m2. Điều này có nghĩa trên màn hình radar, T-50 chỉ như một quả bóng bay.
Cấu trúc tàu lượn và cánh máy bay được thiết kế để T-50 có thể thực hiện cơ động tấn công từ góc cao. Đây là yếu tố quan trọng để PAK FA đạt ưu thế về cơ động
Động cơ xoay
T-50 sử dụng các động cơ kiểm soát véc-tơ kéo. Việc điều chỉnh hướng phụt của động cơ cho phép PAK FA gần như có thể xoay tại chỗ.


Hình mô phỏng một chiếc chiến đấu cơ T-50 đang khai hỏa.
Để vượt qua hệ thống phòng không kẻ địch, các ống phụt động cơ có thể chuyển từ dạng tròn sang dạng dẹt. Điều này là không hiệu quả - lực kéo giảm 5-7% - song là cần thiết để giấu đi các tuốc bin lớn nóng đỏ trước sóng radar và cảm biến nhiệt.

Loại động cơ Izdenie 117 (AL-41F1) này cho phép tăng tốc tới tốc độ siêu âm không cần đốt cháy thêm và sử dụng hệ thống kiểm soát kỹ thuật số. Tuy nhiên đây chỉ là giai đoạn đầu - vào năm 2020 động cơ hiện nay sẽ được thay bằng động cơ mới, lực kéo tăng thêm từ 25-30%.
Vỏ thông minh
Chiến đấu cơ T-50 được trang bị 6 radar, ăng ten của chúng được phân bổ trên vỏ máy bay, đảm bảo tổng quan hình tròn. Bên phải trước buồng lái là cảm biến của hệ thống quang-điện tử phát hiện mục tiêu, phía sau buồng lái là cảm biến hồng ngoại, cho phép quan sát phía sau.
Hệ thống tác chiến điện tử Himalaya giúp T-50 tàng hình trước radar kẻ địch, trong khi cho phép nó có thể thấy các máy bay tàng hình của đối thủ. Linh kiện của hệ thống được phân bổ trên toàn bộ bề mặt PAK FA. Tổng giám đốc tập đoàn "Radio-elektronnye Technology", Nikolai Kolesov cho biết "chúng tôi không chế tạo các khối riêng rẽ mà các phần của máy bay gắn thiết bị điện tử".
Lý trí lạnh
T-50 là chiếc máy bay rất thông minh nhờ có 2 máy tính nhiều vi xử lý được kết nối với giao diện sợi quang học, băng thông gigabit/giây. Hệ thống trinh sát điện tử cho phép thu thập thông tin qua radio, radar, cảm biến quang học và cảm biến khác để hình thành bức tranh tổng thể những gì diễn ra trên không, trên mặt đất.
PAK FA có thể tác chiến đơn độc hoặc trong thành phần "trường thống nhất", khi mỗi cỗ máy chiến đấu là tai, mắt, cú đấm sức mạnh của toàn đội. T-50 có thể cung cấp dữ liệu về mục tiêu cho máy bay khác, các hệ thống phòng không trên mặt đất, hay nhận thông tin về mục tiêu từ chúng. Hệ thống điều khiển vũ khí trên máy bay cho phép giám sát 60 mục tiêu và cùng lúc tiêu diệt 16 mục tiêu trong số đó.



Hệ thống dẫn đường của máy bay là sự kết hợp của: GPS, GLONASS, cả 2 chuẩn đều không sử dụng vệ tinh. Với GLONASS có dẫn đường quán tính, như ở tên lửa đạn đạo. Con quay hồi chuyển và máy đo gia tốc tính vận tốc góc bay, và các thiết bị điện tử, xác định được điểm cất cánh, sẽ tính vị trí hiện tại của T-50.
Về nguyên tắc, hệ thống điều khiển mới có thể chia sẽ gánh nặng điều khiển, cho phép phi công tập trung vào các nhiệm vụ chiến đấu. Phi công nhận thông tin dưới dạng hình họa trên 3 màn hình đa chức năng. Thông tin có thể hiển thị trên kính chắn, mũ bảo hiểm có chỉ dẫn mục tiêu và thông tin bằng âm thanh.
Cánh tay dài
PAK FA có thể tác chiến trên không ở bất cứ khoảng cách nào và trang bị các tên lửa tầm xa, tầm trung và tầm ngắn. Tên lửa tầm xa R-37 đã đạt kỷ lục thể giới về tầm tấn công mục tiêu - 304km. Tên lửa tầm trung RVV-SD (NATO gọi là Rắn lục). Đầu đạn của nó sử dụng các thanh kim loại với chất tích tụ thu nhỏ. Các thanh kim loại được nối với nhau để khi nổ tạo nên vòng cung mở rộng, cắt đứt mục tiêu.

Tên lửa tầm ngắn K-MD có thể sử dụng diệt tên lửa. Để bảo vệ máy bay, hệ thống Himalaya sẽ tìm cách đánh lừa đầu đạn tên lửa kẻ địch.

Do T-50 không đơn thuần là tiêm kích, mà là máy bay đa năng, nó được trang bị cả vũ khí đối đất. Ví dụ tên lửa siêu âm BrahMos do Nga-Ấn hợp tác chế tạo, tên lửa đối hạm Kh-35, hay "sát thủ diệt radar" Kh-58.
Duy Trinh (baotintuc)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hệ thống chiến tranh điện tử trên T50
Hãng tin Tass cho biết tập đoàn Nga “Radio-electronye technologies” đã bàn giao lô đầu tiên hệ thống chiến tranh điện tử (EW) dành cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 5, T-50 (PAK FA).

Theo Tổng giám đốc tập đoàn trên, ông Nikolai Kolesov, hệ thống phòng thủ Himalay đã được sử dụng cho các mẫu T-50 thử nghiệm.

Điểm đặc biệt của hệ thống này là nó không gắn vào máy bay như một module riêng rẽ giống như các hệ thống chiến tranh điện tử trước mà tích hợp với máy bay.

Các ăng ten của Himalay được bố trí ở thân và cánh, cùng các thiết bị điện tử khác, tạo ra “lớp vỏ thông minh” cho tiêm kích tương lai. Ông Kolesov giải thích: “Chúng tôi không chế tạo blok riêng rẽ, mà bố trí thiết bị điện tử tại nhiều phần của máy bay”.

Hệ thống EW đặc biệt này không chỉ làm tăng khả năng khó phát hiện cũng như khả năng sống sót của máy bay trong giao chiến, mà còn vô hiệu hóa đáng kể công nghệ tàng hình của máy bay kẻ địch. Hệ thống cũng giúp giảm trọng lượng của T-50. Ngoài PAK FA, dự kiến Himalay sẽ được lắp cho các máy bay không người lái thế hệ thứ 6.

Việc chế tạo hàng loạt T-50 cho quân đội Nga sẽ bắt đầu năm 2016. Hiện những phiên bản đầu tiên của máy bay tương lai này đang được thử nghiệm thực tế tại các trung tâm bay thử.

Điểm đặc biệt của T-50 là một thiết bị bay thống nhất, khó phát hiện bằng radar, sức nâng lớn, lớp vỏ thông minh, ứng dụng hệ thống điện tử mới trên máy bay, radar mạng pha chủ động mạnh. PAK FA sẽ được trang bị các tên lửa không đối không tầm xa, tầm trung và tầm ngắn hiệu quả.

Tập đoàn Radio-electronye technologies gồm 97 viện nghiên cứu, phòng thiết kế và nhà máy. Hệ thống Himalay được thiết kế bởi Viện Chế tạo vô tuyến Kaluga (vốn là đơn vị tạo ra hệ thống chiến tranh điện tử Khibiny nổi tiếng) và do nhà máy Signal ở Stavropol chế tạo.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: rostec.ru

Hai nguyên mẫu máy bay không người lái (UAV) trinh sát và tấn công Chirok với tải trọng lên đến 300 kg đã được chế tạo tại Tổng công ty chế tạo máy OPK và chuẩn bị các chuyến bay thử nghiệm, - phát ngôn viên tổ hợp công nghiệp quốc phòng nói với RIA Novosti hôm thứ Sáu.

Trước đó, các phương tiện truyền thông đưa tin về việc đã có một mẫu Chirok 10 mét sải cánh sẵn sàng cho chuyến bay thử nghiệm.

Các đại diện của OPK không loại trừ khả năng mô hình nguyên mẫu của Chirok sẽ được trình bày tại Hội chợ hàng không vũ trụ MAKS ở thị trấn Zhukovsky vào mùa hè năm 2015.

UAV Chirok là đề án nghiên cứu của Viện khoa học nghiên cứu kỹ thuật radio Moskva. Trọng lượng cất cánh tối đa của Chirok khoảng 700 kg, tải trọng có ích - 300 kg. UAV đạt độ cao 6.000 mét, tầm bay hoạt động tới 2.500 km.
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti/Sergey Pyatakov

Trong năm nay,quân đội Nga sẽ thành lập binh chủng mới - không quân vũ trụ. Quân chủng mới này sẽ bao gồm lực lượng phòng không vũ trụ và không quân.

Logic của các nhà lãnh đạo quân sự Nga là dễ hiểu: cần phải phối hợp các phương tiện phụ trách thực hiện nhiệm vụ phát hiện và tiêu diệt mục tiêu trên không. Ở đây nói về các mục tiêu khí động học và đạn đạo, trên không và ngoài không gian.

Nga nên thành lập binh chủng không quân vũ trụ để tạo ra một hệ thống thông tin hiện đại cảnh báo sớm về cuộc tấn công tên lửa. Đại tá Andrei Koshkin cho biết:“Tất nhiên, lực lượng không quân vũ trụ cũng phải thực hiện nhiệm vụ cảnh báo các nhà lãnh đạo quân sự và chính trị tối cao của đất nước về cuộc tấn công bằng tên lửa. Không nghi ngờ gì, quân chủng này sẽ bảo vệ thủ đô và các thành phố lớn khác với dân số hơn 1 triệu người, sẽ hợp tác cùng nhóm quỹ đạo và đơn vị điều khiển các bộ máy vũ trụ”.
Ở Nga, phương tiện hỏa lực quan trọng nhất sẽ là tên lửa S-500 thế hệ thứ 5 mà tập đoàn công nghiệp quốc phòng "Almaz-Antey" đang phát triển. Tập đoàn này là cơ sở lớn nhất sản xuất hệ thống tên lửa và radar phòng không. Năm nay, sau giai đoạn thử nghiệm, các tên lửa S-500 đầu tiên sẽ được đưa vào hoạt động để đánh chặn các mục tiêu không chỉ trên không mà còn ở vùng vũ trụ gần trái đất ở độ cao khoảng 250 km. Hệ thống phòng không này có triển vọng tốt, nó có thể đánh chặn máy bay cũng như tên lửa chiến lược.

Lực lượng không quân vũ trụ là cách đáp trả chương trình “đòn tấn công nhanh toàn cầu” (Prompt Global Strike) của Mỹ với các tên lửa siêu thanh đang được phát triển để tiêu diệt tên lửa đạn đạo ngay trong hầm trận địa. Binh chủng không quân vũ trụ đang được thành lập ở Nga sẽ thực hiện nhiệm vụ kiềm chế và vô hiệu quá kế hoạch này của Mỹ.
Nguồn: ruvr. ru
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Khám phá kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga


Xuân Hoàng giới thiệu

Nước Nga thế hệ Putin, Medvedev hiện đang vặn mình trỗi dậy, dần khôi phục lại vị thế cường quốc và sức mạnh quân sự của mình, mà trong đó, kho vũ khí hạt nhân chiến lược vẫn được coi là con át chủ bài nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ và phương Tây. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba “ông lớn”, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược.


SS-18 “Satan”là tổ hợp tên lửa cố định, phóng từ hầm phóng, có tầm bắn tối đa là 11.000 km và lượng chất nổ lên đến 8,8 tấn.

Do có thời gian phục vụ từ 25-30 năm theo dự kiến, R-36M2 có thể kéo dài thời gian hoạt động tới khoảng năm 2020. Bởi vậy, trong kế hoạch phát triển của mình, SMF có tính đến việc đưa toàn bộ số tên lửa R-36M2 (khoảng 40 chiếc) vào trạng thái trực chiến.

SS-19 “Stiletto” (UR-100N)

Tên lửa UR-100NUTTH, theo cách gọi của NATO là SS-19, do Nhà máy cơ khí NPO ở Reutov (Ngoại ô Matxcơva) thiết kế trong giai đoạn từ năm 1979–1984, sau đó được Nhà máy sản xuất trang thiết bị M. V. Khrunichev (Matxcơva) chế tạo.



SS-19 cũng là một tổ hợp tên lửa cố định với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả tên lửa SS-19 có khả năng mang 6 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 750 kiloton và có thể cùng lúc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Hiện nay, một số tên lửa SS-19 đã hết hạn sử dụng và bắt đầu được đưa ra khỏi trang bị của SMF, tuy nhiên, sau một loạt cuộc thử nghiệm thành công, SS-19 vẫn có thể kéo dài thời gian phục vụ lên ít nhất 25 năm, vì thế chúng vẫn được giữ lại tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

SS-25 “Sickle” (RT-2PM Topol)

Tổ hợp tên lửa di dộng trên đường RT-2PM Topol, còn được NATO gọi là tên lửa SS-25 “Sickle”, do Viện Công nghệ Nhiệt Matxcơva nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn từ năm 1985-1992. Các tên lửa SS-25 “Sickle” được sản xuất tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk gần Izhevsk cách thủ đô Matxcơva khoảng 1.000 km về phía Đông.



SS-25 “Sickle” có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn với tầm bắn 10.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá 550 kiloton.

Theo kế hoạch, SS-25 “Sickle” vẫn sẽ có mặt trong nhóm tên lửa chiến lược của Nga cho tới năm 2015 và sau đó sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa Topol-M hiện đại hơn.

SS-27 (RT-2UTTH Topol-M)

RT-2UTTH Topol-M hay SS-27 (theo cách gọi của NATO) là tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga hiện nay. SS-27 do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển, là phiên bản cải tiến từ tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.

SS-27 gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu đượcc triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của SMF. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006, hiện nay đã có 6 tổ hợp trong biên chế của SMF.



SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ hầm phóng



SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ xe cơ động chuyên dụng

Tên lửa SS-27 có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn, đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với tầm bắn lên tới 10.000 km với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Chúng được chế tạo tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk.

So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, SS-27 có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Dự kiến đến năm 2015, đây sẽ là loại tên lửa chủ lực trong hệ thống tên lửa hạt nhân trên bộ của Nga.

* SS là viết tắt của từ Surface-to-surface, có nghĩa đất đối đất

---------------------------

Cập nhật ngày 4-9-2014:

Nga rầm rộ chuẩn bị tập trận hạt nhân cực lớn

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/9/2014 cho biết, hơn 4.000 binh sĩ cùng 400 đơn vị kỹ thuật và không quân hiện đại của các quân binh chủng nước này đã được chuẩn bị cho một cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn.

Hãng Itar-Tass dẫn lời thiếu tá Dmitry Andreyev, sĩ quan cao cấp thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga, cho biết: Cuộc tập trận này sẽ có các đơn vị tham gia chiến đấu trong điều kiện bị nghẽn liên lạc điện tử, quân địch xâm nhập đông ở các khu vực, mà quân Nga được triển khai để chống “quân xanh” sử dụng vũ khí chính xác cao. Thiếu tá Dmitry Andreyev cũng khẳng định, cấp độ không quân tham gia cuộc tập trận này là rất lớn, điều chưa hề có đối với dạng tập trận này.

Đáng chú ý, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra một ngày trước khi Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương khai mạc hội nghị thượng đỉnh tại xứ Wales.

Căng thẳng giữa Nga và NATO xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là một trong những nội dung quan trọng của hội nghị này.

(Theo Tiền Phong)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

Máy bay trực thăng cải tiến hai chỗ ngồi Ka-50 “Cá mập đen”


Máy bay trực thăng trinh sát-tấn công thế hệ mới Ka-52 "Alligator" được thiết kế để tiêu diệt xe tăng, xe thiết giáp và các thiết bị chiến đấu không bọc thép, cơ sở vật chất và sinh lực cũng như máy bay trực thăng của đối phương ở vùng tiền tiêu và vùng sâu chiến thuật, trong mọi điều kiện thời tiết vào bất kỳ thời gian nào ban ngày hoặc ban đêm.

Ka-52 "Alligator" có thể đảm đương nhiệm vụ trinh sát, định vị và tấn công tiêu diệt các mục tiêu trong hiệp đồng tác chiến trực thăng và yểm trợ cho trung tâm chỉ huy bộ binh. Máy bay trực thăng có thể dành hỗ trợ hỏa lực cho quân đổ bộ, thực hiện tuần tiễu và hộ tống các đoàn xe vận tải quân sự.

Ka-52K là mẫu nâng cấp của Ka-52 "Alligator" dành bố trí trên tàu sân bay. Khác biệt bởi hiện diện cơ chế cánh quạt có thể gấp lại và biến thể radar mảng pha chịu tải của phần chóp mũi, gia tăng độ bám của bộ phận hạ cánh và bổ sung khả năng chịu ăn mòn khi hoạt động trong điều kiện vùng biển.

Nguồn: Sputnhiknews
 
Top