Lịch sử Lễ Giáng Sinh của người Nga và các dân tộc Slavơ

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Lễ Giáng Sinh của người Nga và các dân tộc Slavơ


Cũng như tất cả các quốc gia theo Chính thống giáo (Православье), người Nga kỷ niệm lễ Giáng Sinh vào ngày 7 tháng 1 hàng năm chứ không có Noel vào ngày 25 tháng 12 như ở Cơ đốc giáo. Đêm nay và rạng sáng mai là Lễ Giáng Sinh, ngày lễ lớn thứ hai trong năm, xin giới thiệu tóm tắt một số phong tục, biểu tượng, các món ăn ý nghĩa truyền thống của đêm Giáng Sinh ở Nga.

Theo Kinh Thánh, St. Nicholai là một vị Thánh bảo hộ nước Nga, сư dân và trẻ em Nga. Người là biểu tượng của sự nhân đức và từ thiện. Theo truyền thuyết, Người thường mang những món quà đến cho mọi người vào đêm mồng 6 tháng Giêng theo lịch cũ của Nga (tức là 25 tháng 12 theo Công lich), cho nên ở nước Nga, Đêm Giáng Sinh được tổ chức vào đêm mồng 6 tháng Giêng và liên tục trong 12 ngày tiếp theo là những ngày linh thiêng của người theo đạo Chính thống.
Theo giải thích trong Tân ước, Thánh Nicolai là một người trần có thật. Ông sinh vào năm 217 sau công nguyên, ở Mira, Asia Minor, thuộc Tây Á. Ông đã trở thành một giám mục ở vùng này, và vào đầu thế kỷ thứ 4 sau công nguyên, ông thường mang tặng quà cho mọi người mà theo truyền thuyết thì có 2 nguyên do: Thứ nhất, ông đã cứu vớt 3 cô con gái của một người đàn ông nghèo thoát ra khỏi ổ mãi dâm và ban cho mỗi cô gái một túi tiền vàng; Thứ hai, ông đã cứu sống được ba vị sĩ quan hải quân thoát khỏi cái chết trong gang tấc sau khi ông đã xuất hiện báo trước trong giấc mơ của họ.

Trong đêm Giáng Sinh, người mang quà đến cho mọi người gọi là Ông già Tuyết - Дед Мороз (Ded Moroz) và Công chúa TuyếtСнегурочка (Sneguroska). Nếu căn cứ theo sự thừa nhận của tuyệt đại đa số, nguồn gốc của Ông già Tuyết ở Phía Bắc Phần Lan, thì tên gọi này của người Nga phù hợp và chính xác hơn gọi là “Ông già Noel” của những người theo đạo Cơ đốc.
Ở Nga, Đêm Giáng Sinh là ngày lễ lớn thứ hai trong năm và mang nặng tính chất gia đình chứ không “xã hội hóa” như Noel của Cơ đốc giáo. Vào đêm này người ta làm bàn tiệc để thiết đãi nhau với nhiều món ăn khác nhau, toàn bộ gia đình quây quần bên mâm cỗ, có nhà còn dọn thêm cả vị trí dành cho các thành viên trong gia đình đã qua đời như kiểu mâm cỗ của ta. Bữa ăn tối này gọi là “Bữa tối Linh thiêng” (Святой вечер) được làm rất to, cũng là vì ngày vừa kết thúc một kỳ ăn chay. Bữa tiệc được bắt đầu khi có một ngôi sao đầu tiên xuất hiện trên bầu trời. Bàn ăn được trải bằng tấm khăn bàn màu trắng biểu trưng cho tấm vải che phủ Chúa hài đồng. Ở thôn quê người ta còn đặt rơm xung quanh bàn ăn để tượng trưng cho máng cỏ và nhất thiết phải có một cây nến to soi sáng cho cả bàn ăn tượng trưng cho ánh sáng của Chúa. Cây thông trang trí rực rỡ còn lại sau đón Năm mới có gắn những gói quà là vật không thể thiếu trong Đêm Giáng Sinh.

Theo truyền thống, trước khi vào lễ người cha trong gia đình đọc kinh cầu nguyện Chúa và nói "Đức Chúa Giáng sinh" sau đó các thành viên trong gia đình cùng đồng thanh hát vài câu Thánh ca về Đức Chúa". Còn người mẹ làm dấu thánh với mật ong chấm lên tất cả mọi người có mặt trong bữa tiệc và nói: "Nhân danh Đức Chúa và các Thánh thần, cầu cho mọi sự ngọt ngào và tốt lành sẽ đến với mọi người trong năm mới". Ở đây có 1 chú ý: ở lần chấm thứ 4 (cuối cùng) 5 ngón tay chụm lại làm dấu Thánh của Chính thống giáo đặt ở con tim bên ngực trái, còn người theo Cơ đốc giáo đặt bên ngực phải.

Thức ăn trong Bữa tối Linh thiêng theo truyền thống nhất gồm có 12 món tượng trưng cho 12 tông đồ của Đức Chúa:
























 
Chỉnh sửa cuối:
Top