Vũ khí Khám phá kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Khám phá kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga


Xuân Hoàng giới thiệu

Nước Nga thế hệ Putin, Medvedev hiện đang vặn mình trỗi dậy, dần khôi phục lại vị thế cường quốc và sức mạnh quân sự của mình, mà trong đó, kho vũ khí hạt nhân chiến lược vẫn được coi là con át chủ bài nhằm tạo thế cân bằng với Mỹ và phương Tây. Kho vũ khí hạt nhân chiến lược của Nga hiện được chiếm lĩnh bởi ba “ông lớn”, đó là: Lực lượng tên lửa chiến lược, Lực lượng Hải quân chiến lược và Lực lượng Không quân chiến lược.


SS-18 “Satan”là tổ hợp tên lửa cố định, phóng từ hầm phóng, có tầm bắn tối đa là 11.000 km và lượng chất nổ lên đến 8,8 tấn.

Do có thời gian phục vụ từ 25-30 năm theo dự kiến, R-36M2 có thể kéo dài thời gian hoạt động tới khoảng năm 2020. Bởi vậy, trong kế hoạch phát triển của mình, SMF có tính đến việc đưa toàn bộ số tên lửa R-36M2 (khoảng 40 chiếc) vào trạng thái trực chiến.

SS-19 “Stiletto” (UR-100N)

Tên lửa UR-100NUTTH, theo cách gọi của NATO là SS-19, do Nhà máy cơ khí NPO ở Reutov (Ngoại ô Matxcơva) thiết kế trong giai đoạn từ năm 1979–1984, sau đó được Nhà máy sản xuất trang thiết bị M. V. Khrunichev (Matxcơva) chế tạo.



SS-19 cũng là một tổ hợp tên lửa cố định với 2 tầng nhiên liệu lỏng và có thể mang 6 đầu đạn hạt nhân. Mỗi quả tên lửa SS-19 có khả năng mang 6 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 750 kiloton và có thể cùng lúc nhằm vào nhiều mục tiêu khác nhau.

Hiện nay, một số tên lửa SS-19 đã hết hạn sử dụng và bắt đầu được đưa ra khỏi trang bị của SMF, tuy nhiên, sau một loạt cuộc thử nghiệm thành công, SS-19 vẫn có thể kéo dài thời gian phục vụ lên ít nhất 25 năm, vì thế chúng vẫn được giữ lại tiếp tục hoạt động thêm nhiều năm nữa.

SS-25 “Sickle” (RT-2PM Topol)

Tổ hợp tên lửa di dộng trên đường RT-2PM Topol, còn được NATO gọi là tên lửa SS-25 “Sickle”, do Viện Công nghệ Nhiệt Matxcơva nghiên cứu và triển khai trong giai đoạn từ năm 1985-1992. Các tên lửa SS-25 “Sickle” được sản xuất tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk gần Izhevsk cách thủ đô Matxcơva khoảng 1.000 km về phía Đông.



SS-25 “Sickle” có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn với tầm bắn 10.000 km và có thể mang một đầu đạn hạt nhân có sức công phá 550 kiloton.

Theo kế hoạch, SS-25 “Sickle” vẫn sẽ có mặt trong nhóm tên lửa chiến lược của Nga cho tới năm 2015 và sau đó sẽ được thay thế bằng thế hệ tên lửa Topol-M hiện đại hơn.

SS-27 (RT-2UTTH Topol-M)

RT-2UTTH Topol-M hay SS-27 (theo cách gọi của NATO) là tổ hợp tên lửa tối tân nhất của Nga hiện nay. SS-27 do Viện Công nghệ Nhiệt Moscow phát triển, là phiên bản cải tiến từ tổ hợp tên lửa đạn đạo xuyên lục địa SS-25 (RT-2PM Topol) trước đó.

SS-27 gồm 2 phiên bản: Loại thứ nhất bắn từ hầm phóng, bắt đầu đượcc triển khai từ năm 1997, cho đến nay đã có 48 quả trong biên chế của SMF. Loại thứ hai được bắn từ xe cơ động chuyên dụng, bắt đầu đưa vào trang bị của SMF từ năm 2006, hiện nay đã có 6 tổ hợp trong biên chế của SMF.



SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ hầm phóng



SS-27 (RT-2UTTH Topol-M) bắn từ xe cơ động chuyên dụng

Tên lửa SS-27 có 3 tầng đẩy nhiên liệu rắn, đang được phát triển như một tên lửa mang đầu đạn hạt nhân riêng rẽ với tầm bắn lên tới 10.000 km với sức công phá tương đương 500.000 tấn thuốc nổ TNT. Chúng được chế tạo tại nhà máy chế tạo tên lửa Votkinsk.

So với các loại tên lửa mà Nga đã nghiên cứu trước đây, SS-27 có những đặc điểm hết sức ưu việt là thời gian tác chiến ngắn, độ chính xác cao và có thể bảo quản, sử dụng trong thời gian dài. Dự kiến đến năm 2015, đây sẽ là loại tên lửa chủ lực trong hệ thống tên lửa hạt nhân trên bộ của Nga.

* SS là viết tắt của từ Surface-to-surface, có nghĩa đất đối đất

---------------------------

Cập nhật ngày 4-9-2014:

Nga rầm rộ chuẩn bị tập trận hạt nhân cực lớn

Bộ Quốc phòng Nga ngày 3/9/2014 cho biết, hơn 4.000 binh sĩ cùng 400 đơn vị kỹ thuật và không quân hiện đại của các quân binh chủng nước này đã được chuẩn bị cho một cuộc tập trận hạt nhân quy mô lớn.

Hãng Itar-Tass dẫn lời thiếu tá Dmitry Andreyev, sĩ quan cao cấp thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Liên bang Nga, cho biết: Cuộc tập trận này sẽ có các đơn vị tham gia chiến đấu trong điều kiện bị nghẽn liên lạc điện tử, quân địch xâm nhập đông ở các khu vực, mà quân Nga được triển khai để chống “quân xanh” sử dụng vũ khí chính xác cao. Thiếu tá Dmitry Andreyev cũng khẳng định, cấp độ không quân tham gia cuộc tập trận này là rất lớn, điều chưa hề có đối với dạng tập trận này.

Đáng chú ý, thông báo của Bộ Quốc phòng Nga đưa ra một ngày trước khi Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương khai mạc hội nghị thượng đỉnh tại xứ Wales.

Căng thẳng giữa Nga và NATO xung quanh cuộc khủng hoảng Ukraine được cho là một trong những nội dung quan trọng của hội nghị này.

(Theo Tiền Phong)
 
Top