Tin tức HỢP TÁC NGA - VIỆT

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Tôi mở topic này để mọi người có thể chia sẻ những thông tin về những gì mà 2 nước chúng ta đang xúc tiến và hợp tác, cũng là góp thêm hiểu biết và tình cảm về nước Nga giúp ta khi học tiếng Nga.

Hai hãng hàng không Vietnam Airlines và VietJet Air vừa ký hợp đồng mua máy bay hành khách Sukhoi Superjet 100 của Nga.



Đây là loại máy bay thế hệ mới, sức chở 100 hành khách, do hãng máy bay quân sự Sukhoi nổi tiếng thiết kế, được sản xuất đại trà từ cuối năm 2008, đang được nhiều quốc gia mua và đặt hàng.



Điều thú vị là khi ký HĐ này, các bên đã thống nhất mở đường bay thường xuyên giữa Vladivostok và Việt Nam. Việc này chắc bạn Vinh của ta sẽ có lợi nhất :14.jpg:

Tin đầy đủ của hãng thông tấn RBC ngày hôm nay, 06.09.2014
Как заявил по итогам заседания комиссии первый вице-премьер Игорь Шувалов, Россия и Вьетнам договорились о взаимных расчетах в национальной валюте. Кроме того, стороны договорились об открытии регулярного прямого авиасообщения между Владивостоком и Вьетнамом. Шувалов также отметил, что подготовка создания зоны свободной торговли между Вьетнамом и странами Таможенного союза идет «в соответствии с графиком» и зона заработает уже в 2015г.

Sukhoi Superjet является единственным на сегодня российским гражданским самолетом, находящимся в серийном производстве. В июле глава дирекции программ военной авиации Объединенной авиастроительной корпорации Владимир Михайлов заявлял, что в 2014г. планируется выпустить не менее 40 самолетов Sukhoi Superjet.

Sukhoi SuperJet 100 (SSJ-100) - региональный 100-местный самолет нового поколения, разработанный и произведенный компанией ЗАО "Гражданские самолеты Сухого" при участии Alenia Aermacchi. 19 мая 2008г. SSJ-100 совершил первый полет. Максимальная крейсерская скорость Sukhoi SuperJet 100 - 0,81 Маха, крейсерская высота 12 тыс. 200 м (40 тыс. футов). Длина полосы для базовой версии самолета составляет 1 тыс. 731 м, для версии с увеличенной дальностью полета - 2 тыс. 52 м. Дальность полета для базовой версии - 3 тыс. 48 км.
 
Chỉnh sửa cuối:

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt – Nga |06/09/2014
- Khóa họp lần thứ 17 Ủy ban liên chính phủ Việt Nam – LB Nga về hợp tác kinh tế – thương mại và khoa học – kỹ thuật diễn ra từ ngày 5-7/9 tại Vladivostok. Đoàn Việt Nam do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải, Chủ tịch Phân ban Việt Nam dẫn đầu, đoàn Nga do Phó Thủ tướng thứ nhất LB Nga Igor Shuvalov dẫn đầu.
Tại khóa họp, hai bên đã tập trung thảo luận các vấn đề hợp tác trọng tâm nhằm tìm ra những biện pháp củng cố và thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học – kỹ thuật, nâng cao kim ngạch ngoại thương giữa hai nước. Hai bên cũng đề ra các giải pháp phù hợp để phối hợp giải quyết những vấn đề hợp tác còn tồn tại, thống nhất phương hướng hợp tác trong thời gian tới.

Hai bên khẳng định quan hệ chính trị giữa hai nước trong thời gian qua tiếp tục được củng cố và phát triển tốt đẹp, với độ tin cậy cao. Hai nước đang triển khai hiệu quả Danh mục các nhiệm vụ ưu tiên nhằm thúc đẩy quan hệ đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam – LB Nga năm 2013; tiến hành đối thoại chiến lược ngoại giao – an ninh – quốc phòng thường niên và tiếp tục phối hợp chặt chẽ, ủng hộ nhau trên các diễn đàn quốc tế như Liên hợp quốc, Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF), Hội nghị cấp cao Á – Âu (ASEM), Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) – Nga.

Quang cảnh phiên họp.

Trong năm vừa qua, được sự quan tâm, chỉ đạo của lãnh đạo cấp cao hai nước, quan hệ hợp tác Việt – Nga đã đạt được nhiều kết quả tích cực trong nhiều lĩnh vực kinh tế và xã hội, mang lại lợi ích thiết thực cho cả hai nước. Quan hệ kinh tế – thương mại giữa hai nước đã có bước tiến bộ đáng kế. Kim ngạch trao đổi hàng hóa giữa Việt Nam và LB Nga trong năm 2013 đạt 2,758 tỷ USD, tăng 12,61%.

Hợp tác về đầu tư có nhiều chuyển biến tích cực, tính đến hết tháng 6/2014, Nga có 101 dự án đầu tư trực tiếp tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD, trong khi đó, Việt Nam có 20 dự án đầu tư sang Nga với tổng số vốn 2,5 tỷ USD
Các lĩnh vực đầu tư trực tiếp chủ yếu là khai thác dầu khí, bất động sản, chế biến thực phẩm, may mặc, sản xuất giày dép. Về vấn đề này, Ủy ban liên chính phủ khuyến khích và sẵn sàng tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp hai bên tiếp tục hợp tác, đầu tư vào thị trường của nhau.

Hai bên cho biết mặc dù hai nước có những điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh hợp tác, song quan hệ kinh tế – thương mại và đầu tư giữa Việt Nam – LB Nga vẫn còn rất khiêm tốn so với tiềm năng, chưa tương xứng với quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác chiến lược toàn diện của hai nước; kim ngạch thương mại hai chiều còn chiếm tỉ trọng nhỏ trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của cả Việt Nam và LB Nga; đầu tư của hai bên vào lãnh thổ của nhau còn thấp.


Tại khóa họp, các bên nhất trí nỗ lực phấn đấu nhằm đạt mục tiêu kết thúc đàm phán để ký kết Hiệp định Thương mại tự do (FTA) giữa Việt Nam và Liên minh Hải quan (gồm Nga, Belarus, Kazakhstan) vào đầu năm 2015. Đây là nội dung hợp tác quan trọng, mang tính chiến lược, đem lại lợi ích to lớn cho các bên tham gia và góp phần đưa quan hệ hợp tác cùng có lợi giữa các bên lên một tầm cao mới.

Việt Nam khẳng định mong muốn tiếp tục hợp tác chặt chẽ và hiệu quả với Nga trong lĩnh vực năng lượng, trong đó ưu tiên phát triển ngành dầu khí, đồng thời đầu tư xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, các công trình năng lượng mới và khai thác khoáng sản (than, titan…). Các lĩnh vực khác được quan tâm là cơ khí chế tạo, lắp ráp ôtô, đóng tàu, thương mại, tài chính – ngân hàng, giáo dục và đào tạo, nông nghiệp, khoa học, kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, viễn thông, hàng không, văn hóa thể thao và du lịch, sử dụng khoảng không vũ trụ vì mục đích hòa bình…
Về các vấn đề hợp tác còn tồn tại hoặc tiến triển chậm, hai bên tin rằng với mối quan hệ đối tác truyền thống và nỗ lực, thiện chí của hai, các vấn đề này sẽ sớm được giải quyết.

Hai đồng chủ tịch Ủy ban liên chính phủ cũng khẳng định sự ủng hộ của chính phủ hai nước và khuyến nghị các công ty hai nước tăng cường hơn nữa việc tiếp xúc, tìm hiểu để tìm ra các cơ hội hợp tác kinh doanh, đầu tư cụ thể, mang lại lợi ích cho cả hai nước, bổ sung lẫn nhau những thế mạnh mà nền kinh tế của mỗi nước đang có. Kết thúc khóa họp, hai đồng chủ tịch đã ký biên bản về kết quả khóa họp 17 và thỏa thuận khóa họp 18 sẽ tiến hành tại Việt Nam trong nửa cuối năm 2015.
Xem thêm :
http://ria.ru/economy/20140906/1023014808.html
http://www.rg.ru/2014/09/06/reg-dfo/vietnam.html
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Việt – Nga chuẩn bị khai thác dầu khí tại Bắc cực

Công ty dầu khí Nga Rosneft và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PetroVietnam thiết lập hai dự án liên doanh thăm dò và khai thác dầu khí trên thềm lục địa biển Pechora. Đây là thông báo được Rosneft cho biết trên trang chủ hôm thứ Sáu.

“Công ty Cổ phần Rosneft và Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã đạt được thỏa thuận thành lập liên doanh để hoạt động trong hai khu vực trên thềm lục địa của Biển Pechora… Tổng tài nguyên trong các khu vực trên được ước tính là 367 triệu tấn dầu và 64 tỉ mét khối khí đốt”, Rosneft cho biết trong một tuyên bố.


Vị trí biển Pechora gần Bắc cực

“Cả hai bên đã có những kinh nghiệm tích cực từ quan hệ hợp tác cùng có lợi trước đó và độ tin cậy cao giữa hai công ty”, tuyên bố khẳng định. Biển Pechora nằm ở phía Bắc Nga
, thuộc Bắc Băng Dương và còn được coi là vùng biển thuộc Bắc cực.





Theo RIA, Rosneft sẽ đóng góp 2/3 cổ phần trong dự án và Tổng công ty khí Việt Nam sẽ đóng góp phần còn lại. Tổng chi phí ban đầu của dự án này được ước tính là 1,5 tỉ USD.

Theo Rosneft, Tổng công ty Dầu khí Việt Nam đã bày tỏ sẵn sàng tham gia vào các dự án mới ở Nga cũng như thúc đẩy các dự án của Nga trên thị trường châu Á – Thái Bình Dương.

Rusvietpetro Khai thác tại lãnh thổ Nga, Vietsovpetro khai thác tại lãnh thổ Việt Nam. :)
Xem thêm :

http://www.rosneft.ru/news/news_in_press/050920142.html
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Liên quan đến hợp tác Việt-Nga lãnh vực hàng hải tại Vladivostok hiện có khoảng 30 thiếu sinh quân Việt Nam theo học.

Vào ngày 26 tháng 6 tại Đại học Hàng hảimang tên Đô đốc Nevelsky đã diễn ra buổi kýhợp đồng năm học 2014-2015 giữa trường vàliên doanh dầu khí Việt-Nga "Vietsovpetro",

một trong những liên doanh có quy mô lớn trong hoạt động thăm dò và khai thác dầu khíthuộc ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam...



Hợp tác hữu nghị bền vững giữa trường và liên doanh dầu khí Việt-Nga Vietsovpetro.

Xem thêm chi tiết:
http://www.mguvla.net/tin-tuc/230-vietsovpetro-va-mgu-quan-he-doi-tac-ben-vung.html
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Những thông tin rất hay và bổ ích .Chúng ta có thể dùng những tin tức này để luyện dịch Việt Nga cũng như là Nga Việt .
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Việt - Nga hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ

(Công nghệ) - Tổng thống Nga đã ký phê chuẩn Hiệp định liên chính phủ về hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò, sử dụng không gian vũ trụ.

Theo hãng tin Itar-Tass của Nga, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã ký phê chuẩn Hiệp định liên chính phủ về hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực thăm dò và sử dụng không gian vũ trụ với mục đích hòa bình.

Văn kiện đã được công bố ngày 22/7 trên trang thông tin pháp lý chính thức của Liên bang Nga.

Trước đó, thỏa thuận hợp tác vũ trụ với Việt Nam cũng được Thượng viện Nga phê duyệt hôm 9/7, không lâu sau quyết định phê duyệt của Hạ viện.

Vệ tinh không gian Glonass-M của Nga.
[TBODY] [/TBODY]
Hiệp định này đã được Chính phủ Liên bang Nga và Chính phủ Việt Nam ký ngày 7/11/2012 tại Hà Nội trong chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev.

Hiệp định sẽ xây dựng cơ sở tổ chức và pháp lý cho việc hình thành và phát triển các chương trình hợp tác trong lĩnh vực nêu trên, tạo động lực cho sự phát triển hợp tác trong lĩnh vực viễn thám, định vị vệ tinh và truyền thông, y học và sinh học vũ trụ.

Hiệp định cũng quy định các vấn đề bảo vệ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ và trao đổi các loại thông tin, cấp phép cho bên sử dụng cuối cùng và quy định lưu thông hàng hóa và công nghệ được bảo vệ trên lãnh thổ nước nhập khẩu, cũng như các vấn đề giải quyết tranh chấp, trách nhiệm và đền bù thiệt hại.

Các hàng hóa xuất nhập khẩu giữa hai nước dùng cho mục đích hợp tác trong lĩnh vực không gian vũ trụ sẽ được miễn thuế.

Hiệp định này cũng đặt nền móng cho dự án bố trí hệ thống định vị GLONASS ở cả hai nước.

Được biết, năm 2010, hệ thống GLONASS đã bao phủ toàn bộ lãnh thổ Nga và năm sau đó đạt mức hoạt động tối đa trong quỹ đạo với 24 vệ tinh được huy động phục vụ hệ thống.
http://baodatviet.vn/khoa-hoc/cong-nghe/viet--nga-hop-tac-trong-linh-vuc-khong-gian-vu-tru-3047981/
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Việt Nam-Nga đẩy mạnh hợp tác trong phòng, chống tham nhũng


Chiều 23/9, tại Hà Nội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh và Ngài Plokhoi Oleg Anatolevich, Cục trưởng Cục Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga đã ký Biên bản ghi nhớ hợp tác trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng giữa hai cơ quan.


Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh với Cục trưởng Cục Chống tham nhũng Plokhoi Oleg Anatolevich. (Ảnh: An Đăng/TTXVN)
Hai bên phối hợp hành động trong lĩnh vực đào tạo nghiệp vụ, nâng cao chuyên môn cho cán bộ, công chức thông qua việc tổ chức các khóa tập huấn chuyên ngành, trao đổi kinh nghiệm; trao đổi thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng, tổ chức giám sát việc công chức nhà nước tuân thủ các chuẩn mực về chống tham nhũng.

Hai bên trao đổi thông tin về các chương trình giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức về phòng chống tham nhũng cho công dân, bao gồm cả việc thực hiện các nhóm giải pháp nhằm cổ động cho lối sống trung thực, đẩy mạnh sự tham gia của công dân vào phòng ngừa tham nhũng; trợ giúp về giám định, tư vấn trong các hoạt động chuyên ngành.

Đồng thời, cơ quan Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Cục Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga tăng cường phối hợp hành động, tiến hành tham vấn về các vấn đề chống tham nhũng hai bên cùng quan tâm, được xem xét đến trong khuôn khổ các tổ chức và diễn đàn quốc tế về chống tham nhũng, trước hết là trong khuôn khổ thực thi Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng.

Cũng trong chiều 23/9, Đoàn đại biểu Thanh tra Chính phủ Việt Nam do Tổng Thanh tra Huỳnh Phong Tranh dẫn đầu đã hội đàm với Đoàn đại biểu cấp cao Cục Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga do Ngài Plokhoi Oleg Anatolevich Cục trưởng làm trưởng đoàn.

Chào mừng đoàn đại biểu cấp cao Cục chống tham những trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga sang thăm và làm việc tại Việt Nam, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh bày tỏ vui mừng trước việc hai bên đã ký bản ghi nhớ hợp tác, đặt nền móng để tăng cường quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai cơ quan.

Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh tin tưởng chuyến thăm lần này của đoàn sẽ là cơ hội quý để hai bên thảo luận, trao đổi kinh nghiệm thực tiễn tốt trong phòng, chống tham nhũng, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tăng cường công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình trong hoạt động công vụ ở mỗi quốc gia.

Tổng Thanh tra mong muốn quan hệ hợp tác hữu nghị tốt đẹp giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Cục chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga sẽ góp phần thiết thực để hiện thực hóa quan hệ hợp tác “đối tác chiến lược toàn diện” giữa hai nước Việt Nam-Liên bang Nga.

Cảm ơn sự đón tiếp nồng nhiệt của thanh tra Chính phủ Việt Nam đối với Đoàn, Ngài Plokhoi Oleg Anatolevich khẳng định việc ký kết biên bản hợp tác giữa hai cơ quan đã mở ra một chương mới trong quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan nói riêng và hai nước Việt Nam-Liên bang Nga nói chung.

Ngài Plokhoi Oleg Anatolevich hy vọng thông qua chuyến thăm, hai cơ quan sẽ cùng nhau chia sẻ kinh nghiêm trong lĩnh vực phòng, chống tham nhũng, góp phần xây dựng quan hệ hữu nghị, hợp tác tốt đẹp giữa Thanh tra Chính phủ Việt Nam và Cục Chống tham nhũng Liên bang Nga; đồng thời giúp phát triển hơn nữa quan hệ hợp tác hữu nghị “đối tác chiến lược toàn diện Việt-Nga,” vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình, ổn định và phát triển tỏng khu vực và trên thế giới.

Tại buổi hội đàm, hai bên đã thông báo cho nhau về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của hai cơ quan; thẳng thắn chia sẻ các kinh nghiệm trong công tác phòng chống tham nhũng nhằm hiện thực hóa những mục tiêu hợp tác trong Bản Ghi nhớ hợp tác.

Trong thời gian thăm và làm việc tại Việt Nam từ 23-28/9, Đoàn đại biểu cấp cao Cục Chống tham nhũng trực thuộc Tổng thống Liên bang Nga sẽ làm việc với Ban Nội chính Trung ương Đảng và Thanh tra các tỉnh Quảng Ninh, Khánh Hòa, Thành phố Hồ Chí Minh.

http://www.vietnamplus.vn/viet-namnga-day-manh-hop-tac-trong-phong-chong-tham-nhung/282682.vnp
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty Gazprom Neft (LB Nga)

Chiều 14/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã tiếp ông A. Dyukov, Tổng Giám đốc Công ty Gazprom Neft, Liên bang Nga đang có chuyến làm việc tại Việt Nam.


Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tiếp Tổng Giám đốc Công ty Gazprom Neft Dyukov.​

Hoan nghênh ông A. Dyukov làm việc tại Việt Nam và với Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN), Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn ủng hộ, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động hợp tác giữa PVN và Gazprom Neft trên tinh thần chiến lược, lâu dài, cùng có lợi.

Thủ tướng cho biết đã có trao đổi với Thủ tướng Medvedev trong cuộc gặp giữa hai Thủ tướng bên lề Hội nghị Cấp cao ASEAN 25 tại Myanmar vừa qua về nội dung hợp tác dầu khí và hai bên đều ủng hộ các dự án mà Gazprom Neft và PVN đang và sẽ hợp tác.

Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đề nghị hai bên sớm hoàn tất các văn bản, Hiệp định hợp tác liên Chính phủ về các dự án hợp tác dầu khí để có thể ký kết trong chuyến thăm Liên bang Nga sắp tới của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Trên nền tảng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp và đối tác chiến lược Việt Nam – Liên bang Nga, Thủ tướng mong muốn Gazprom Neft tiếp tục mở rộng hợp tác đầu tư tại Việt Nam trên các lĩnh vực, nhất là trong thăm dò, khai thác dầu khí, lọc hóa dầu, cung cấp dầu thô,… góp phần thiết thực vào quan hệ hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa Việt Nam và Liên bang Nga.


Ông Dyukov bày tỏ tin tưởng hợp tác giữa Gazprom Neft với PVN nói riêng và hợp tác dầu khí giữa Liên bang Nga và Việt Nam nói chung sẽ đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cả hai bên.

Tại buổi tiếp, ông A. Dyukov cho biết một số nét chính trong hoạt động của Gazprom Neft tại Việt Nam cũng như những kết quả đạt được trong hoạt động hợp tác với PVN, đồng thời cảm ơn sự ủng hộ của Chính phủ, sự hợp tác hiệu quả của các đối tác Việt Nam trong việc triển khai các dự án chung.

Ông Dyukov cho biết ngoài hợp tác trong Dự án mở rộng Nhà máy Lọc dầu Dung Quất với cam kết cung cấp toàn bộ dầu thô và bảo đảm công suất cho nhà máy, Gazprom Neft và PVN cũng đang chuẩn bị ký thỏa thuận cho một dự án khai thác chung một mỏ dầu mới tại Liên bang Nga có trữ lượng lên đến khoảng 140 triệu tấn.

Với các dự án đang triển khai và các dự án hợp tác mới trong tương lai, ông Dyukov tin tưởng hợp tác giữa Gazprom Neft với PVN nói riêng và hợp tác dầu khí giữa Liên bang Nga và Việt Nam nói chung sẽ đem lại lợi ích thiết thực, lâu dài cho cả hai bên./.

(Theo Chính Phủ)
 

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Hiệp lực theo mọi hướng

© Collage: Voice of Russia

Chuyên mục “Nhìn lại ngày hôm qua” của đài ruvr giới thiệu với các bạn bài mạn đàm kế tiếp dành nói về sự kiện vào tháng Giêng tới kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga-Việt.

Sử gia Matxcơva Maksim Syunnerberg cho biết: “Ngay sau khi chính thức công nhận nước Việt Nam DCCH, Liên Xô bắt đầu dành cho nước Cộng hòa non trẻ ở Đông Nam Á sự giúp đỡ cần thiết về quân sự và viện trợ nhân đạo. Khi cuộc kháng chiến của quân dân Việt Nam chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc thắng lợi cũng là lúc qui mô giúp đỡ của Liên Xô dành cho Việt Nam DCCH ngày càng rộng hơn và mang tính chất toàn diện thực sự”.

Chúng ta hãy cùng ôn lại những sự kiện nổi bật nhất của thời kỳ đó.

Năm 1954. Ngay sau khi hòa bình được lập lại ở miền Bắc Việt Nam, Liên Xô bắt đầu công cuộc hồi sinh mỏ than Quảng Ninh. Các chuyên viên thực dân Pháp khi phải rời khỏi mảnh đất này đã dự đoán rằng chỉ sau 50 năm nữa chính quyền nhân dân mới có thể khôi phục ngành công nghiệp năng lượng của đất nước. Thế nhưng với sự giúp đỡ của Liên Xô, thời hạn đó đã rút ngắn cả chục lần. Nhóm chuyên gia xô-viết được cử sang Việt Nam để hiệp lực thành lập trường Đại học Nông nghiệp đầu tiên ở miền Bắc. Trong cùng năm, cũng triển khai hoạt động của số chuyên gia Liên Xô trong ngành thăm dò dầu mỏ và khí đốt. Tin tưởng về trữ lượng tài nguyên phong phú của Việt Nam, Liên Xô bắt đầu qui trình tại Matxcơva và Baku, đào tạo những nhà dầu khí đầu tiên cho nước Cộng hòa phương Nam. Cuối năm, Chính phủ Liên Xô gửi tàu "Arkhangelsk" và "Stavropol" để giúp tập kết lực lượng vũ trang và đưa cư dân từ các tỉnh phía Nam ra miền Bắc. Matxcơva cũng trao tặng Việt Nam DCCH hai chiếc tàu loại "sông-biển", đóng vai trò quan trọng trong công tác này. Những ngày cuối năm, từ hải cảng xô-viết vùng Biển Đen và Viễn Đông, có những tàu hàng xô-viết đầu tiên đã cập bến miền Bắc Việt Nam, mang tới cho đất nước mọi thứ cần thiết nhất.

Năm 1955. Từ Liên Xô những con tàu chuyên dụng đã tới để nạo vét cửa biển khu vực cảng Hải Phòng. Việt Nam DCCH nhận 20.000 tấn gạo và 10.000 tấn phân lân phục vụ nông nghiệp. Tại Hòn Gai tiếp nhận lô đầu tiên các xe tải hạng nặng do Liên Xô chế tạo.

Năm 1956. Tại Hà Nội khánh thành bệnh viện do Hội Chữ thập đỏ Liên Xô xây dựng. Suốt thời gian dài nơi đây là cơ sở y tế lớn nhất của thủ đô Việt Nam. Dành cho công việc tại cảng Hải Phòng, đã chuyển giao hai tàu kéo, tàu hút bùn, hai sà lan và ca nô. Tại tỉnh Cao Bằng bắt đầu vận hành mỏ thiếc Tĩnh Túc, xây dựng với sự tham gia của các chuyên viên xô-viết. Cuối năm, hệ thống đường sắt của Việt Nam DCCH được kết nối với mạng lưới đường sắt của các nước XHCN. Điều đó cho phép mỗi năm đều gia tăng lưu thông đáng kể, mở rộng cung cấp các mặt hàng thiết yếu cho Việt Nam bằng tuyến đường trên đất liền. Hàng chục nghìn thanh niên Việt Nam đã có cơ hội du học ở Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu.

Năm 1957. Tại Việt Nam đưa vào vận hành cơ sở đầu tiên của đất nước về sửa chữa máy nông nghiệp, khai trương nhà máy chè ở Phú Thọ, hoàn thành kiến thiết các nhà máy thủy điện Tà Sa và Nà Ngần.

Năm 1958. Nhà máy Cơ khí hiện đại đầu tiên ở miền Bắc Việt Nam đi vào hoạt động, trong các phân xưởng bố trí hơn 200 cỗ máy cái từ Liên Xô đưa sang. Bắt đầu công việc của Trạm phát thanh Mễ Trì, cho phép tăng công suất phát sóng trong nội địa đến 20 lần, còn khả năng phát thanh ra nước ngoài tăng gấp đôi. Tàu cuốc Liên Xô “Chiến thắng của đất” được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Lao động hạng Nhất nhờ hoàn thành khối lượng công tác hữu ích khổng lồ tại khu vực cửa Nam Triệu và Cửa Cấm thuộc cảng Hải Phòng. Con tàu đã dọn sạch 5 triệu rưởi mét khối đất đá, nhờ đó hải cảng quan trọng của Việt Nam có thể tiếp nhận cả những tàu biển trọng tải trên 10 nghìn tấn.

Năm 1959. Vào đầu năm, một trong những tờ báo trung ương của Liên Xô là "Izvestia" đã phát hành số đặc biệt dành riêng nói về Việt Nam. Trong bức thư gửi Ban biên tập báo này, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận xét rằng, chính sự hỗ trợ quí báu của Liên Xô đã giúp nhân dân Việt Nam tái thiết đất nước từng bị phá hủy nặng nề trong những năm chiến tranh. Và sự hỗ trợ đó vẫn được tiếp nối. Tháng Ba, Liên Xô bắt đầu hiệp lực xây dựng nhà máy nhiệt điện Uông Bí, nhà máy thủy điện Bàn Thạch và trường Đại học Bách khoa Hà Nội. Đến tháng 11, nhà máy điện Lào Cai kiến thiết với sự giúp đỡ của Liên Xô đã bắt đầu qui trình sản xuất điện. Liên Xô cũng đã chuyển cho các ngư dân Việt Nam ba chiếc tàu đánh cá cùng với đầy đủ trang bị kỹ thuật tiên tiến bậc nhất của thời đó.

Năm 1960. Giao thức được ký kết về trao đổi hàng hóa dự trù tăng 50% lượng cung cấp từ Liên Xô. Đất nước Xô-viết nhận trách nhiệm dành cho Việt Nam DCCH sự hỗ trợ trong khâu tổ chức kinh tế lâm nghiệp, lập các xưởng sửa chữa, nhà máy chế biến cà phê, xí nghiệp sản xuất các loại nước quả ép và trái cây đóng hộp.

Năm 1961. Liên Xô thực hiện nghĩa vụ hiệp lực với Việt Nam trong việc xây dựng 43 xí nghiệp công nghiệp. Trong đó gồm 8 nhà máy điện với tổng công suất 200 nghìn KW. Theo thước đo hiện nay, đây là công suất nhỏ bé, nhưng trong bối cảnh đầu những năm 60 của thế kỷ trước, 200 nghìn KW điện có ý nghĩa rất to lớn đối với nền kinh tế của nước Việt Nam DCCH.

Năm 1962 đánh dấu mốc vận hành nhà máy thủy điện Bàn Thạch được Liên Xô giúp xây dựng, trở thành nhà máy điện lớn nhất ở miền Bắc Việt Nam. Đồng thời nhà máy supe phốt-phát Lâm Thao cũng được đưa vào vận hành.

Năm 1963 và năm 1964 tại Việt Nam DCCH khởi động công việc tại hàng loạt nhà máy được xây dựng và trang bị với sự hỗ trợ của Liên Xô. Hàng chục chuyên gia Liên Xô được Nhà nước Việt Nam trao tặng huân huy chương và phần thưởng. Hai năm này cũng đánh dấu mở rộng khâu trao đổi các đoàn đại biểu của hai nước. Sang thăm đất nước Xô-viết, có cả phái đoàn của Mặt trận Giải phóng Dân tộc miền Nam Việt Nam. Tháng Chạp năm 1964, ban lãnh đạo Liên Xô nêu đề xuất mở Cơ quan đại diện của Mặt trận tại Matxcơva.

Cùng trong những năm này, Liên Xô liên tục mở rộng hoạt động hỗ trợ công cuộc kiến thiết hòa bình ở miền Bắc và cổ vũ phong trào đoàn kết với các lực lượng yêu nước ở miền Nam Việt Nam. Tại các tập thể lao động trên đất nước xô-viết sôi nổi cuộc vận động tăng năng xuất giúp Việt Nam, bắt đầu phong trào thi đua hoàn thành sớm “các đơn đặt hàng dành cho Việt Nam”. Nhiều cuộc mít-tinh, tuần hành bày tỏ tình đoàn kết hữu nghị với nhân dân Việt Nam được tổ chức rầm rộ ở các nước Cộng hòa của Liên Xô và trong tất cả các khu vực của Nga.

Tháng Mười năm 1964, sau khi Nikita Khrushchev bị loại khỏi cấp lãnh đạo chính quyền cao nhất, Liên Xô càng tích cực hơn nữa, kiên quyết đứng về phía Việt Nam và lên tiếng mạnh mẽ chống lại cuộc chiến xâm lược của đế quốc Mỹ ở đất nước phương Nam

 
Top