Mỹ thuật Hình họa Nga

mythuatms123

Thành viên thường
Hình họa Nga khởi đầu cho trường phái nghệ thuật hiện đại Nga. Hội họa, kiến trúc bắt đầu có những bứt phá để thoát ra khỏi những mô phạm truyền thống, vươn tới cái gần gũi hơn với cuộc sống thường nhật của người dân Nga. Hội họa trang trí và hình tượng có cơ hội phát triển. Bố cục và màu sắc được tận dụng tối đa để diễn tả nhịp điệu và sắc thái của cuộc sống. Các bức vẽ được thể hiện dưới hình thức một chiều hơn là không gian đa chiều. Cùng ngắm nhìn những bức hình họa mang đậm phong cách Nga.
















Cảm ơn các bạn đã theo dõi,
 

Cynir

Quản lý cấp 1
Модератор
Сотрудник
ÔNG MIÊU KAZAN


Ông miêu Kazan, trí tuệ Astrakhan, đánh rắm thơm lừng !​

Năm 2008, tác giả Kiều Thạch (Kiều Thu Hoạch) công bố bài xã luận Tranh Đám Cưới Chuột trong mối quan hệ loại hình lịch sử văn hóa (Tạp chí Văn Hóa Nghệ Thuật số xuân Mậu Tí, 2008). Trong đó, ông dẫn ít nhất hai bức họa mộc bản Lão thử thú thân (老鼠娶親) ở thôn Than Đầu huyện Thiệu Dương (tỉnh Hồ Nam, Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa) mà văn hào Lỗ Tấn từng có bài tham nghị từ đầu thế kỷ XX. Tác giả Kiều Thạch cho rằng, hai bức Đám cưới chuột ở các phường nghề Đông HồHàng Trống cùng sử thi Nôm Đám cưới chuột ở thôn Liễu Đôi (xã Liêm Túc huyện Thanh Liêm tỉnh Hà Nam) chỉ là sao bản dòng đồ họa phổ biến và tương đối lâu đời tại Hoa Nam (nguyên văn : Phía Nam sông Dương Tử). Ở đoạn kết, ông tiếp tục lý giải, các điển tích và dòng hội họa Lão thử thú thân Trung Hoa cũng chỉ là sự bắt chước "ngụ ngôn Ấn Độ cổ đại" (?), mà nội dung chính là nhà chuột gả con cho mèo rồi cả đàn bị mèo xơi thịt. Tuy nhiên, ông không nói rõ, quan điểm này dựa theo căn cớ nào.

Trong khoảng một thập niên từ khi bài báo xuất hiện, cộng đồng mạng xã hội Việt Nam phát sinh cuộc tranh cãi kịch liệt về tường tích tranh Đám cưới chuột. Một phía cho rằng, đó chỉ là biểu hiện sự hàm hóa trong sinh hoạt văn nghệ Việt Nam từ trung đại tới nay - mà điểm trọng yếu là học hỏi các phong tục tập quán Trung Hoa ; phía khác lại nêu rằng, người Trung Hoa đã "sao chép, bắt chước, ăn cắp" một trong những "thói tục" cổ truyền Việt Nam, và rằng, Đám cưới chuột đích thực là "công sáng tạo" của người Việt. Một số lại bới điểm khác biệt giữa dòng tranh Việt NamTrung Hoa như số lượng chuột, lối tạo hình, đoạn kết câu truyện... nhằm đề cao "tinh thần dân tộc, trí tuệ bác học, tính minh triết" của tiền nhân Việt Nam.

Ở phạm vi Trung Hoa đại lục, khu vực Hoa NamHoa Bắc có các phường nghề chuyên chế tranh Tết Nguyên Đántrung thu đề tài Lão thử thú thân như Dương Liễu Thanh ở Thiên Tân, Đào Hoa Ô ở Giang Tô, Duy huyện ở Sơn Đông. Ngoài ra còn các vùng Sơn Tây, Thiểm Tây, Tứ Xuyên, Hà Bắc, An Huy, Thượng Hải, Phúc Kiến, Quảng Đông... tựu trung tương đối phát đạt. Ban sơ đấy chỉ là tập quán cúng chuột đêm ba mươi, những mong loài này đỡ gây hại để sang tân niên được an lành, bớt hạn vận. Về sau, dân gian lại bổ sung truyền thuyết Lão thử giá nữ (老鼠嫁女) để giảng nghĩa phong tục. Tập quán này dần theo người Khách Gia ra Đài Loan và xuống Đông Nam Á chỉ kể từ thế kỷ XIX mà thôi.

Tuy nhiên, điển tích Lão thử giá nữHoa Nam Hoa Bắc cũng chỉ phát xuất từ truyền thống Hạ lão thử giá nữ (贺老鼠嫁女) của người huyện Bình Dao tỉnh Sơn Tây, rằng các ngày từ mồng 07 tới 25 tháng Giêng âm lịch phải nặn bánh bột hoặc quấy kẹo vừng đắp lên tường chúc phúc để họ chuột đừng cắn phá nhà cửa, mong sao cho sang tân niên được thái hòa thịnh vượng. Tục này xuất hiện khoảng thế kỷ XVIII nhưng không sớm hơn triều Càn Long và có liên đới sự phát đạt của con đường tơ lụa. Đây cũng chính là thời kì giao thương giữa hai đế quốc Nga La TưĐại Thanh trở nên đặc biệt sôi động, do đó dễ xảy ra những tiếp biến văn hóa.


Nhà chuột chôn mèo như thế nào ?​

[...] Nếu đúng là tấm tranh có hai phần như vậy thì chúng ta lại phải trả lời câu hỏi vì sao nghệ nhân lại vẽ hai đám rước khác nhau trên cùng một tấm tranh ?
Căn cứ vào lời chú trong tranh «Bằng liệt tân khắc lão thử thủ tân» (Bằng liệt mới khắc lại chuột già lấy vợ), chúng ta được biết rằng tấm tranh này mới được khắc lại, không rõ năm nào. Đây chỉ là một trong số nhiều dị bản (Durand đưa ra 3 bản, Trung Quốc có 4 bản, mới đây Nguyễn Đăng Chế lại "phục hồi vốn cổ", khắc thêm 1 bản). Các dị bản được nghệ nhân sửa đổi tùy hứng. Ngày nay chúng ta có tranh ghi bằng chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc Ngữ.
Tôi cho rằng trong quá trình tái tạo, có nghệ nhân nào đó đã đem ghép hai tấm tranh cùng vẽ đám rước - rước dâu và vinh quy - để làm thành một tấm mới. Việc làm gán ghép này đã vô tình tạo ra một nội dung "đầu mèo đuôi chuột" khó hiểu. Các nghệ nhân đời sau tiếp tục chép lại tấm tranh ghép này, không thắc mắc gì cả.
Trường hợp ghép tranh như vậy còn được thấy ở tấm Du Xuân Đồ trong sách của Durand. Ai đó đã ghép hai tấm tranh Tết biệt lập của bộ tranh Oger, đồng thời sửa đổi cả các câu thơ Nôm của chính bản.
Chúng ta có thể tạm kết luận rằng tấm tranh Tết nổi tiếng của ta đã được ghép từ hai tấm tranh khác nhau, nửa trên là Đám Cưới Chuột, nửa dưới là Trạng Chuột Vinh Quy. Các chữ trong tranh đã được người đời sau sửa đổi, thêm bớt một cách tùy tiện.
Nguyễn Dư, Ngày Tết thử bàn một tấm tranh Tết
 
Chỉnh sửa cuối:
Top