Các bạn lên máy bay ra nước ngoài có 30kg cho hành lý ký gửi và 7kg cho hành lý xách tay (nếu các bạn còn phải thực hiện 1 chuyến bay nội địa thì chỉ được 20kg cho hành lý ký gửi, nhưng những thứ chúng ta muốn mang lại không hề ít.Vậy cần phải mang những gì. Bài viết dưới đây đc coi như lời khuyên nho nhỏ dành cho các bạn chuẩn bị xếp hành lý đi du học.
1. Giấy tờ tùy thân:
- Hộ chiếu (passport), visa du học
- Quyết định cử đi học (nếu các bạn đi học theo học bổng nhà nước)
- Toàn bộ bản dịch và coppy có công chứng được dịch tiếng Nga (giấy khai sinh, học bạ và bằng tốt nghiệp cấp 3, giấy khám sức khỏe)
- Ảnh thẻ (ảnh màu, không bóng, cỡ 3X4) – khoảng 20 chiếc
- Sổ đoàn viên
Hộ chiếu và visa (khi sang tới nơi các bạn sẽ được làm khẩu tạm trú) – là những giấy tờ quan trọng hàng đầu khi các bạn ở nước ngoài, nếu để mất thì sẽ rất phiền phức và khả năng bị trục xuất về nước là rất cao, vì vậy các bạn nên giữ chúng thật cẩn thận.
2. Đồ dùng cá nhân, quần áo và sách vở :
Về cơ bản bên Nga cái gì cũng có, nhưng để giảm nhẹ những khó khăn trong những ngày đầu bên Nga, các bạn có thể mang 1 chút ít đồ đạc. Nếu các bạn sang vào tháng 9-10 thì thời tiết bên Nga đang mùa thu, trời bắt đầu lạnh, thường dưới 15 độ. Nếu các bạn sang muộn hơn (cuối tháng 10-11-12), lúc này đã sang mùa đông, và có tuyết, rất lạnh, nhiệt độ dưới 0). Vậy nên, trong mọi trường hợp, hãy cân nhắc cách mặc đồ và chuẩn bị sẵn cho mình 1 chiếc áo mùa đông kiểu Việt Nam thật ấm, ngay khi các bạn ra khỏi sân bay. Ngoài ra ,
Nên chuẩn bị : (lưu ý : đồ mùa đông của Việt Nam chỉ chịu được gió mát mùa thu của Nga, vậy nên những đồ mình gợi ý dưới đây, các bạn ko nên mua nhiều. Những quần áo đông, giầy hay bốt tại Nga mới có thể giúp các bạn chịu đc cái rét tại nơi này)
- 2-3 đôi tất và găng tay, khăn, bịt tai, mũ ấm
- Quần áo mặc trong nhà (2-3bộ), dép (tuy bên ngoài trời lạnh, nhưng phòng ở của ktx khá kín và có lò sưởi hỗ trợ nên có thể mang quần áo cộc sang)
- Quần áo mặc ra đường (áo sơ mi, áo len, quần bò, áo khoác, … ), giầy
- Máy tính xách tay (nếu có)
- Thuốc đi ngoài, dầu gió
- Đồ dùng học tập (vở, bút, …) (nếu còn chỗ, ko thì không cần thiết)
- Áo dài (đối với các bạn nữ)
Ko nên mang :
- Từ điển giấy (có từ điển điện tử trong máy tính)
- Thuốc cảm cúm, ho (theo kinh nghiệm của minh – người hay cảm cúm, các bạn nên dùng thuốc cảm cúm teraflu – thuốc dạng bột, pha uống của Nga sẽ giúp bạn mau khỏe hơn, những thuốc cảm cúm của Việt Nam.
- Bột giặt, dầu gọi đầu và các chất lỏng, hay bột khác.
- Dép quoai hậu (do trời lạnh và đường ẩm ướt, nên ko thể đi dép này để di chuyển ngoài đường, ngay cả khi bạn đi tất)
3. Tiền bạc, thức ăn :
- Tiền (quan trọng chỉ ngay sau giấy tờ tùy thân). Khi sang tới nơi các bạn sẽ ngay lập tức phải chi chừng 4-500$ tiền ở, bảo hiểm và làm viza mới (viza các bạn cầm lúc sang chỉ có hạn 1 tháng), ngoài ra còn tiền mua đồ dùng cá nhân cần thiết và tiền ăn hàng tháng (200$/tháng nếu tiết kiệm).
- Nồi cơm điện (nhỏ thôi, nhưng đủ tốt để dùng trong suốt những năm học tập)
- 1 vài gói mì tôm, rau, ruốc hay muối vừng trong những ngày đầu các bạn còn lạ lẫm với nơi ở mới.
Cuối cùng, quan trọng hơn cả, chính là chuẩn bị tốt tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống tự lập có ý nghĩa.
Chúc các bạn thành công và may mắn!

1. Giấy tờ tùy thân:
- Hộ chiếu (passport), visa du học
- Quyết định cử đi học (nếu các bạn đi học theo học bổng nhà nước)
- Toàn bộ bản dịch và coppy có công chứng được dịch tiếng Nga (giấy khai sinh, học bạ và bằng tốt nghiệp cấp 3, giấy khám sức khỏe)
- Ảnh thẻ (ảnh màu, không bóng, cỡ 3X4) – khoảng 20 chiếc
- Sổ đoàn viên
Hộ chiếu và visa (khi sang tới nơi các bạn sẽ được làm khẩu tạm trú) – là những giấy tờ quan trọng hàng đầu khi các bạn ở nước ngoài, nếu để mất thì sẽ rất phiền phức và khả năng bị trục xuất về nước là rất cao, vì vậy các bạn nên giữ chúng thật cẩn thận.
2. Đồ dùng cá nhân, quần áo và sách vở :
Về cơ bản bên Nga cái gì cũng có, nhưng để giảm nhẹ những khó khăn trong những ngày đầu bên Nga, các bạn có thể mang 1 chút ít đồ đạc. Nếu các bạn sang vào tháng 9-10 thì thời tiết bên Nga đang mùa thu, trời bắt đầu lạnh, thường dưới 15 độ. Nếu các bạn sang muộn hơn (cuối tháng 10-11-12), lúc này đã sang mùa đông, và có tuyết, rất lạnh, nhiệt độ dưới 0). Vậy nên, trong mọi trường hợp, hãy cân nhắc cách mặc đồ và chuẩn bị sẵn cho mình 1 chiếc áo mùa đông kiểu Việt Nam thật ấm, ngay khi các bạn ra khỏi sân bay. Ngoài ra ,
Nên chuẩn bị : (lưu ý : đồ mùa đông của Việt Nam chỉ chịu được gió mát mùa thu của Nga, vậy nên những đồ mình gợi ý dưới đây, các bạn ko nên mua nhiều. Những quần áo đông, giầy hay bốt tại Nga mới có thể giúp các bạn chịu đc cái rét tại nơi này)
- 2-3 đôi tất và găng tay, khăn, bịt tai, mũ ấm
- Quần áo mặc trong nhà (2-3bộ), dép (tuy bên ngoài trời lạnh, nhưng phòng ở của ktx khá kín và có lò sưởi hỗ trợ nên có thể mang quần áo cộc sang)
- Quần áo mặc ra đường (áo sơ mi, áo len, quần bò, áo khoác, … ), giầy
- Máy tính xách tay (nếu có)
- Thuốc đi ngoài, dầu gió
- Đồ dùng học tập (vở, bút, …) (nếu còn chỗ, ko thì không cần thiết)
- Áo dài (đối với các bạn nữ)
Ko nên mang :
- Từ điển giấy (có từ điển điện tử trong máy tính)
- Thuốc cảm cúm, ho (theo kinh nghiệm của minh – người hay cảm cúm, các bạn nên dùng thuốc cảm cúm teraflu – thuốc dạng bột, pha uống của Nga sẽ giúp bạn mau khỏe hơn, những thuốc cảm cúm của Việt Nam.
- Bột giặt, dầu gọi đầu và các chất lỏng, hay bột khác.
- Dép quoai hậu (do trời lạnh và đường ẩm ướt, nên ko thể đi dép này để di chuyển ngoài đường, ngay cả khi bạn đi tất)
3. Tiền bạc, thức ăn :
- Tiền (quan trọng chỉ ngay sau giấy tờ tùy thân). Khi sang tới nơi các bạn sẽ ngay lập tức phải chi chừng 4-500$ tiền ở, bảo hiểm và làm viza mới (viza các bạn cầm lúc sang chỉ có hạn 1 tháng), ngoài ra còn tiền mua đồ dùng cá nhân cần thiết và tiền ăn hàng tháng (200$/tháng nếu tiết kiệm).
- Nồi cơm điện (nhỏ thôi, nhưng đủ tốt để dùng trong suốt những năm học tập)
- 1 vài gói mì tôm, rau, ruốc hay muối vừng trong những ngày đầu các bạn còn lạ lẫm với nơi ở mới.
Cuối cùng, quan trọng hơn cả, chính là chuẩn bị tốt tâm lý sẵn sàng cho cuộc sống tự lập có ý nghĩa.
Chúc các bạn thành công và may mắn!

Last edited by a moderator: