Lịch sử Georgi Zhukov: Vị nguyên soái vĩ đại và kiên cường

vinhtq

Quản lý chung
Помощник

© Photo: RIA Novosti

Nguyên soái huyền thoại, bốn lần Anh hùng Liên Xô Georgi Konstantinovich Zhukov có công lao với Tổ quốc không thể đánh giá hết.

Xuất thân từ một gia đình nông dân, ông đã trải qua chặng đường dài và vẻ vang từ một trung sĩ kỵ binh thành Phó Tổng Tư lệnh tối cao trong những năm Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại. Không ngẫu nhiên khi giới sử gia quân sự phương Tây xếp Zhukov ngang hàng với Alexander Đại đế và Napoleon, bởi họ cho rằng Zhukov là nhân vật đã làm đổi thay cả tiến trình lịch sử.

Ngay từ thời thơ ấu, Zhukov đã buộc phải quen với những công việc kiên nhẫn và nặng nhọc. Khi là cậu thiếu niên 15 tuổi, Georgi Zhukov đã trở thành thợ cả, kịp tốt nghiệp khóa học hai năm của trường trung cấp thành phố. Năm 1915, Zhukov quyết định ra mặt trận, hồi đó đang diễn ra cuộc Đại chiến thế giới thứ nhất. Sau khi qua khóa huấn luyện trong trung đoàn Dự bị kỵ binh và bộ binh, Zhukov đã vượt qua kỳ thi giành cho cấp bậc hạ sĩ quan. Ngay khi đó, ông đã nắm vững hoàn hảo mọi thủ thuật của kỵ mã lão luyện, tinh thông về các loại vũ khí và phương pháp rèn luyện của người lính. Kể từ tháng 8 năm 1918 Zhukov phục vụ trong Hồng quân và tham gia cuộc Nội chiến.

Bất kể chưa từng qua đào tạo quân sự cao cấp, Zhukov đã hoàn thành vô số khóa huấn luyện quân sự. Kiến thức kinh viện ở nhà trường được Zhukov thay thế bằng kinh nghiệm thực tiễn của Thế chiến I và cuộc Nội chiến, khi ông phục vụ ở những cương vị khác nhau trong Hồng quân. Đến tháng Bảy năm 1939, ông được bổ nhiệm làm chỉ huy Tập đoàn quân số 1 của quân đội xô-viết tại Mông Cổ. Chính thời kỳ đó là lần đầu tiên thể hiện tài năng thống lĩnh quân sự của Georgi Zhukov,- GS-TSKH Lịch sử Yuri Rubtsov từ Đại học Tổng hợp Quân sự thuộc Bộ Quốc phòng Nga nhận xét.

“Zhukov đã chứng tỏ mình là nhà cách tân đích thực trong công tác quân sự. Điều đó đã thể hiện ngay trong thời gian cuộc đụng độ Xô-Nhật trên sông Khalkhyn Gol trước cuộc Thế chiến II và đặc biệt tỏa sáng trong Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại. Về thực chất, không có một trận đánh lớn nào mà trong đó Zhukov không đóng vai trò nổi bật, và trong phần lớn trường hợp ông giữ vị trí quan trọng hàng đầu. Zhukov thể hiện chính mình một cách rực rỡ đến mức ngay cả Stalin cũng phải thừa nhận và theo cách không chính thức trao cho ông danh hiệu Vị Cứu tinh của Matxcơva. Trận Stalingrad, trận Kursk, cuộc chiến vì Belarus - chiến dịch “Bagration” - ở bất cứ đâu tài thao lược của Zhukov cũng đều nổi lên sắc nét, cả như một thống lĩnh, cả như một tư tưởng gia quân sự”.

Từ khi bắt đầu Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại, Zhukov nhanh chóng thăng tiến trong quân ngũ. Ngày 23 tháng Sáu năm 1941, ông được chỉ định làm thành viên Bộ Tổng chỉ huy tối cao. Rồi đến tháng Tám năm ấy Zhukov đã thành Phó chỉ huy thứ nhất của Hội đồng Dân ủy Quốc phòng, là Phó của Tổng Tư lệnh tối cao Stalin. Zhukov luôn được phái đến những khu vực khó khăn nhất, nơi đòi hỏi trước hết là sức mạnh ý chí và bản lĩnh cứng rắn của người chỉ huy cao cấp.

Chính dưới sự lãnh đạo của ông, Hồng quân Liên Xô đã đánh tan cuộc tấn công của đạo quân Đế chế Quốc xã tưởng chừng bất khả chiến bại ngay ở cửa ngõ Matxcơva. Đích thân Zhukov từng kể rằng: "Khi người ta hỏi, điều gì đáng nhớ nhất qua cuộc chiến, tôi luôn nói: Đó là trận đánh vì Matxcơva”, - sử gia quân sự, TS Aleksei Isaev cho biết.

“Cuộc chiến chớp nhoáng “đánh nhanh thắng nhanh” như tham vọng của bọn phát-xít đã chuyển sang giai đoạn cuộc giằng co đối đầu kéo dài, trong viễn cảnh Đức bị thất bại. Vì vậy, chiến công chặn đứng đội quân hùng hậu của Đệ tam đế chế Quốc xã ở ngoại vi Matxcơva là thành tựu to lớn của Zhukov. Tuy nhiên, công lao của vị chỉ huy lỗi lạc không chỉ hạn chế ở đây. Zhukov đã tham gia vạch kế hoạch cho hầu hết những chiến dịch tấn công lớn trong thời kỳ 1943-1945, và nhờ cách thiết kế đúng đắn đã phân định thành công khi thực thi”.

Qua cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại Georgi Zhukov không chỉ nhận hàm Nguyên soái, mà còn được trao tặng nhiều phần thưởng quân sự sáng giá, trong đó có những huân huy chương cao nhất của các nước ngoài.

Năm 1974, Nguyên soái Liên Xô Georgi Zhukov từ trần, ông được mai táng tại Quảng trường Đỏ dưới chân tường thành Kremlin. Ông để lại cho hậu thế tập sách bất hủ “Suy nghĩ và nhớ lại” cùng những hồi ức chói sáng vĩnh cửu về Chiến thắng Vĩ đại.
Nguồn ruvr .ru
 

Đạt Marlboro

Thành viên thường
Em nghe có tin đồn là giữa Nguyên soái Zhukov và Stalin có mối hiềm khích cho nên công lao của ông rất lớn nhưng lại được ít nhắc đến. Bác nào có thông tin chính xác về việc này không ạ ?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Em nghe có tin đồn là giữa Nguyên soái Zhukov và Stalin có mối hiềm khích cho nên công lao của ông rất lớn nhưng lại được ít nhắc đến. Bác nào có thông tin chính xác về việc này không ạ ?


Tin đồn này có độ tin cậy tương đương với tin đồn rằng tên lửa SAM-2 (Đvina C-75) của Liên xô không đủ tầm bắn tới B-52, nhưng nhờ được Trần Đại Nghĩa ghép 2 liều phóng làm một nên bắn được B-52. Tức là bằng 0.

Stalin không phải là không có tài quân sự, nhiều lần ý kiến của ông được giới quân sự đánh giá cao và điều này khiến ông quá tự tin, dẫn đến thất bại nặng nề tại Kharkov (ép cấp dưới tấn công chiếm Kharkov khi điều kiện chưa chín muồi). Sau lần đó Stalin tự rút ra bài học, không dùng quyền Tổng tư lệnh tối cao ép các tướng dưới quyền nữa.

Tuy nhiên trong hàng ngũ lãnh đạo cao cấp của LX hồi ấy ai cũng sợ Stalin, duy nhất chỉ một người không sợ, dám phản bác các ý kiến của Stalin là Zhukov. Chắc chắn Stalin không thích điều này, nhưng vì Zhukov thực sự có tài nên Stalin vẫn nể và tôn trọng Zhukov. Ở đâu khó khăn gay cấn nhất là Stalin điều Zhukov đến đó, bất cứ chiến dịch lớn nào cũng có sự tham gia của Zhukov, vì thế Đức quốc xã có hẳn một ban tình báo chuyên dò tìm xem Zhukov đang ở đâu để phán đoán hướng tấn công chính của quân đội LX trong thời gian trước mắt.

Công lao của Zhukov lớn đến nỗi không thể không nhắc đến Zhukov khi nói về cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại của LX. Tuy nhiên Zhukov chỉ thuần tuý là một thiên tài quân sự, ông không có được cái nhãn quan chính trị và tầm ảnh hưởng của Stalin nên ở LX ông vẫn phải luôn luôn đứng sau Stalin về uy tín, Stalin biết điều đó nên không hề e ngại chèn ép ông mà ngược lại còn rất rộng lượng với Zhukov. Một ví dụ: trong buổi chiêu đãi mừng chiến thắng tại Berlin Zhukov quá vui, uống hơi nhiều nên khi nâng cốc mừng sức khoẻ Eisenhower và Montgomery đã dùng từ “các đồng chí”. Tất nhiên là phiên dịch vẫn dịch là “các ngài” nên không xảy ra chuyện gì đáng tiếc, khi về đến biệt thự của Stalin thì Stalin còn nói đùa “Zhukov tìm được các đồng chí mới nhanh thật đấy nhỉ?” khiến mọi người cười ồ. Nếu không phải Zhukov mà là người khác lỡ miệng như thế thì chắc là khốn khổ.

Zhukov tuy là tướng tài nhưng về chính trị lại khá ngây thơ nên sau khi Stalin mất thì Khrushiov lợi dụng uy tín và lòng dũng cảm của Zhukov để hạ bệ Beria là người có quyền lực thứ 2 ở LX (chỉ sau Stalin), sau đó tiếp tục dùng uy tín của Zhukov để lần lượt gạt Malenkov và Bulganin ra rìa, dọn đường cho Khrushiov lên chức vụ Tổng bí thư. Nhưng rồi Khrushiov e ngại uy tín quá lớn của Zhukov nên năm 1957 nhân lúc Zhukov đi thăm Nam Tư với tư cách Bộ trưởng quốc phòng thì ở nhà Khrushiov cách chức Bộ trưởng của Zhukov với cớ “coi nhẹ công tác chính trị trong quân đội” và cho về hưu.

Zhukov được nhắc đến rất nhiều vì không thể không nhắc đến ông khi nói về giai đoạn 1941-1945. Bằng chứng là Zhukov là người duy nhất được phong danh hiệu “Anh hùng Liên Xô” 4 lần.

Sau khi lên cầm quyền thì Khrushiov khởi xướng “cuộc đấu tranh chống tệ sùng bái cá nhân”, cố tình hạ thấp công lao của Stalin. Tháng 10 năm 1964 nhân dịp Khrushiov đang nghỉ ở Biển Đen, Bộ Chính trị ĐCSLX đã chán ngấy cách làm việc phiêu lưu và tuỳ hứng của Khrushiov bèn nhóm họp và nhất trí cao độ cho Khrushiov nghỉ hưu. Họ điện cho Khrushiov về, nói là có việc gấp, và tại cuộc họp Bộ chính trị đề nghị Khrushiov viết đơn xin nghỉ vì lý do sức khoẻ. Khi hiểu ra là toàn bộ Bộ Chính trị chống lại mình thì Khrusiov đành chấp nhận về hưu.

Brezhnev lên, muốn khôi phục lại sự thật lịch sử bèn bật đèn xanh cho Zhukov viết hồi ký “Nhớ lại và suy nghĩ”. Trong hồi ký này Zhukov đánh giá cao công lao của Stalin trong cuộc chiến tranh giữ nước vĩ đại. Điều này thêm một lần nữa khẳng định: giữa Stalin và Zhukov không hề có chuyện hiềm khích, kèn cựa như tin đồn vớ vẩn nào đó.
 
Chỉnh sửa cuối:

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Bộ phim về cuộc đảo chính cung đình hạ bệ Khrushiov tháng 10.1964 được dựng trung thành với lịch sử ở cấp lãnh đạo (trừ các tình tiết liên quan đến các nhân viên thì là kết quả tưởng tượng của biên kịch):


 

Đỗ Mạnh Hùng

Thành viên thường
Có thể nói và ví nguyên soái Zhukov như đại tướng Võ Nguyên Giáp của chúng ta, khi nhắc đến cuộc chiến tranh vệ quốc vĩ đại thì phải gắn với tên tuổi của Ông...
 
Top