Em ơi, Hà Nội Phố

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
EM ƠI HÀ NỘI PHỐ

Nhạc và lời: Phú Quang

Милая!, ханойские улицы

Музыка&Стихи: ФУ КУАНГ

Em ơi, Hà Nội phố

Ta còn em mùi hoàng lan

Ta còn em mùi hoa sữa

Con đường vắng rì rào cơn mưa nhỏ

Ai đó chờ ai tóc xõa vai mềm


Ta còn em cây bàng mồ côi mùa đông

Ta còn em nóc phố mồ côi mùa đông

Mảnh trăng mồ côi mùa đông


Mùa đông năm ấy

Tiếng dương cầm trong căn nhà đổ

Tan lễ chiều sao còn vọng tiếng chuông ngân

Ta còn em một màu xanh thời gian

Một chiều phai tóc em bay

Chợt nhòa, chợt hiện

Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố

Bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường


Ta còn em hàng phố cũ rêu phong

Và từng mái ngói xô nghiêng

Nao nao kỷ niệm

Chiều Hồ Tây lao xao hoài con sóng

Chợt hoàng hôn về tự bao giờ
Милая!, ханойские улицы

Аромат иланг-илангов напоминает тебя

Аромат “молочных цветов” напоминает тебя

На безлюдной дороге шумит дождик

Кто-то с волосами, подавшими до мягких плеч ….кого ждет


Зимний осиротелый миндаль напоминает тебя

Зимние осиротелые крыши улицей напоминают тебя

И зимний осиротелый полумесяц


В зиму того года

В разрушенном доме были звуки фортепьяно

Кончили вечерние похороны, а ещё вторит звон колоколов?


Зеленный цвет времени напоминает тебя

Твои волосы летали в тот угасающий вечер

Внезапно мелькает, внезапно расплывается

Артист непрестано бродит по улицам

Вдруг заметил, что никак не помнит хоть одну дорогу



Древние улицы, заросшие мхом напоминают тебя

И каждые черепичные кособокие крыши

с трепетом событий

Вечер западного озера волны волнуется непрестано

А закат внезапно уже пришел
[TBODY] [/TBODY]
Bài hát ra đời sau khi Hà Nội bị Không quân Hoa Kỳ ném bom rải thảm vào mùa đông năm 1972. Và bài hát là câu chuyện về tình yêu của một nhạc sĩ với người con gái đã mất trong trận ném bom hủy diệt đó… Như mọi thành phố lớn, ở đây lúc nào mà chẳng có những cuộc hò hẹn ngọt ngào, những cuộc hôn nhân đang được chuẩn bị. Ở Hà Nội cũng vậy và mùa đông là mùa cưới ở Việt Nam... Sau những trận bom rải thảm, người ta tìm thấy trong những căn nhà đổ nát có chiếc đàn dương cầm, có những tấm thiếp mời đang viết dở, có thi thể thiếu nữ đang soi gương bên cạnh bộ váy cưới... Bài hát như bức tranh ghi lại những khoảnh khắc đó, vừa hiện thực vừa huyền ảo trong hoài niệm của người nhạc sĩ.



Mùa đông năm ấy (1972), tiếng dương cầm trong căn nhà đổ. Tan lễ chiều, sao còn vọng tiếng chuông ngân? Ở đây tiếng chuông nhà thờ không phải là thanh âm của nhịp sống thanh bình mà là để tiễn đưa linh hồn những người đã khuất… Người nghệ sĩ cũng đã mất đi người yêu của mình, nhưng tình yêu của họ vẫn còn và còn mãi. Triết lý nhân sinh đó được thể hiện trong các câu: Ta còn em, một màu xanh thời gian. Một chiều phai tóc em bay - chợt nhòa, chợt hiện… Người nghệ sĩ lang thang hoài trên phố, bỗng thấy mình chẳng nhớ nổi một con đường…

Ps: Ngẫu hứng "chiều chủ nhật liều"
Lại mong được các bác chắp bút cùng :D
 
Chỉnh sửa cuối:
Top