Dịch Thành ngữ, Tục ngữ, Danh ngôn, Cách ngôn, Câu nói bóng ... Nga-Việt

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Đây là phần không thể thiếu được khi học tiếng Nga và cả khi đã làm công việc dịch thuật. Dịch tục ngữ, thành ngữ ... khác với dịch thông thường, vì ngoài vốn tiếng Nga để hiểu đúng nghĩa ta còn phải am hiểu tâm lý, văn hóa của cả 2 dân tộc và dùng vốn văn học của mình để tìm ra những câu tương đương.
Có một số tài liệu, kể cả từ điển, trình bày rãi rác trên mạng, nhưng phải công nhận là dăm ba chỗ còn thiếu chính xác, không hay.
Tôi lập topic này để tập trung chúng vào 1 kho tư liệu của tiengnga.net, mọi người có thể chia sẻ những cụm từ hay, hoặc những gì cần hỏi, ta cùng thảo luận để hiểu thấu đáo hơn ....

Xin mở đầu bằng câu tục ngữ thông dụng mà một bạn vừa hỏi tôi trên "Tường cá nhân"
От добра добра не ищут
Từ "добро" có 2 nghĩa: Lòng tốt, sự tốt lành... và của cải, vật chất. Trong câu trên nó hiểu theo cả 2 nghĩa, tức là; "Nếu đã làm gì tốt thì đừng có đợi người ta trả ơn", hoặc nói rộng ra "Khi mọi việc của mình đã tốt rồi thì đừng quá cố để cho nó tốt hơn".
Trong tiếng Việt có tục ngữ tương đương như "Tham thì thâm", hoặc "Làm ơn há dễ mong người trả ơn", nhưng chúng chỉ nêu được một vế, các bạn xem có tục ngữ nào của ta sát hơn không?

Và tục ngữ có nghĩa ngược lại: "Сколько волка не корми он все в лес смотрит" (nghĩa đen: Cho chó sói ăn bao nhiêu đi nữa thì chúng vẫn cứ nhòm vào rừng) - mời mọi người trao đổi!
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Theo cháu thì "Сколько волка не корми - он всё в лес смотрит" có thể dịch là “Non sông dễ đổi, bản tính khó dời”.
Theo tôi thì câu "Non sông dễ đổi, bản tính khó dời" rộng hơn nhiều, nó nói về bản chất của đối tượng, còn câu tiếng Nga chỉ nhằm vào lòng tham, sự ham muốn ... VD: với sự hà tiện quá đáng thì câu tiếng Việt rất phù hợp, nhưng dùng câu tiếng Nga cho nó thì nghe hơi "trái tai".
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
cháu nghĩ tới câu nói về lòng tham nhưng ko chắc lắm, đó là "được voi, đòi tiên".
 

Vic Tory

Thành viên thường
Cháu nghĩ câu này là "lòng tham của con người là vô đáy" ))

Cho cháu hỏi nghĩa của câu này với ạ "Листья опадают, а дерево живёт"
 
Last edited by a moderator:

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Theo tôi thì cả 2 câu "Được voi, đòi tiên" và" "Lòng tham của con người là vô đáy" đều sát nghĩa, nhưng vẫn chưa thật chuẩn để có thể ghi vào sách vở (câu sau của bạn @Vic Tory hình như không phải là tục ngữ?)
Còn tục ngữ:
... nghĩa của câu này với ạ "Листья опадают, а дерево живёт"
có nghĩa là: Lá rụng còn cây thì cứ sống (phát triển), ý nói: Một phần nào đó có bị hư hạn nhưng chính bản thân nó vẫn sinh sôi nảy nở.... Còn tục ngữ tiếng Việt tương đương thì phải nghĩ đã.
Ta có mấy bác rành văn thơ, chắc sẽ tìm chính xác tục nghữ tương đương trong tiếng Việt!
 

Nguyễn Tuấn Duy

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Nghĩ mãi chưa ra ạ. Cháu xin góp vui khổ thơ con cóc:
Trăm năm vật đổi sao dời
Thiên nhiên cảnh vật bầu trời đổi thay
Ngồi ban công gió heo may
Vụ trụ còn đó chẳng hay sự đời!
 

Anh Phuong Ha Long

Thành viên thường
Đây là phần không thể thiếu được khi học tiếng Nga và cả khi đã làm công việc dịch thuật. Dịch tục ngữ, thành ngữ ... khác với dịch thông thường, vì ngoài vốn tiếng Nga để hiểu đúng nghĩa ta còn phải am hiểu tâm lý, văn hóa của cả 2 dân tộc và dùng vốn văn học của mình để tìm ra những câu tương đương.
Có một số tài liệu, kể cả từ điển, trình bày rãi rác trên mạng, nhưng phải công nhận là dăm ba chỗ còn thiếu chính xác, không hay.
Tôi lập topic này để tập trung chúng vào 1 kho tư liệu của tiengnga.net, mọi người có thể chia sẻ những cụm từ hay, hoặc những gì cần hỏi, ta cùng thảo luận để hiểu thấu đáo hơn ....

Xin mở đầu bằng câu tục ngữ thông dụng mà một bạn vừa hỏi tôi trên "Tường cá nhân"
От добра добра не ищут
Từ "добро" có 2 nghĩa: Lòng tốt, sự tốt lành... và của cải, vật chất. Trong câu trên nó hiểu theo cả 2 nghĩa, tức là; "Nếu đã làm gì tốt thì đừng có đợi người ta trả ơn", hoặc nói rộng ra "Khi mọi việc của mình đã tốt rồi thì đừng quá cố để cho nó tốt hơn".
Trong tiếng Việt có tục ngữ tương đương như "Tham thì thâm", hoặc "Làm ơn há dễ mong người trả ơn", nhưng chúng chỉ nêu được một vế, các bạn xem có tục ngữ nào của ta sát hơn không?

Và tục ngữ có nghĩa ngược lại: "Сколько волка не корми он все в лес смотрит" (nghĩa đen: Cho chó sói ăn bao nhiêu đi nữa thì chúng vẫn cứ nhòm vào rừng) - mời mọi người trao đổi!
Theo tôi : Câu này có câu tiếng Viêt tương đương : Sông bao nhiêu nước cho vừa, trai bao nhiêu vợ cho vừa lòng tham !
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Theo tôi : Câu này có câu tiếng Viêt tương đương : Sông bao nhiêu nước cho vừa, trai bao nhiêu vợ cho vừa lòng tham !
Tuyệt vời, cảm ơn @Anh Phuong Ha Long ! Chắc khó tìm ra câu tiếng Việt bào tốt hơn cho tục ngữ: "Сколько волка не корми он все в лес смотрит"
 

Phan Huy Chung

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Сколько волка не корми он все в лес смотрит"
Nghe thấy Волк em lại liên tưởng đến câu "Chó đen giữ mực" các bác ạ!!!
 
Top