Dịch những truyện ngắn dành cho thiếu nhi của L.N. Tolstoy

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 14: КОРОВА

КОРОВА


Жила вдова Марья со своей матерью и с шестью детьми. Жили они бедно. Но купили на последние деньги бурую корову, чтоб было молоко для детей. Старшие дети кормили Бурёнушку в поле и давали ей помои дома. Один раз мать вышла со двора, а старший мальчик Миша полез за хлебом на полку, уронил стакан и разбил его. Миша испугался, что мать его будет бранить, подобрал большие стёкла от стакана, вынес на двор и зарыл в навозе, а маленькие стёклышки все подобрал и бросил в лоханку. Мать хватилась стакана, стала спрашивать, но Миша не сказал; и так дело осталось.

На другой день после обеда пошла мать давать Бурёнушке помои из лоханки, видит – Бурёнушка скучна и не ест корма. Стали лечить корову, позвали бабку. Бабка сказала:

– Корова жива не будет, надо её убить на мясо.

Позвали мужика, стали бить корову. Дети услыхали, как на дворе заревела Бурёнушка. Собрались все на печку и стали плакать.


Когда убили Бурёнушку, сняли шкуру и разрезали на части, у ней в горле нашли стекло. И узнали, что она издохла от того, что ей попало стекло в помоях.

Когда Миша узнал это, он стал горько плакать и признался матери о стакане. Мать ничего не сказала и сама заплакала. Она сказала:

– Убили мы свою Бурёнушку, купить теперь не на что. Как проживут малые дети без молока?

Миша ещё пуще стал плакать и не слезал с печи, когда ели студень из коровьей головы. Он каждый день во сне видел, как дядя Василий нёс за рога мёртвую, бурую голову Бурёнушки с открытыми глазами и красной шеей.

С тех пор у детей молока не было. Только по праздникам бывало молоко, когда Марья попросит у соседей горшочек.

Случилось, барыне той деревни понадобилась к дитяти няня. Старушка и говорит дочери:

– Отпусти меня, я пойду в няни, и тебе, может, бог поможет одной с детьми управляться. А я, бог даст, заслужу в год на корову.

Так и сделали. Старушка ушла к барыне. А Марье ещё тяжелее с детьми стало. И дети без молока целый год жили: один кисель и тюрю ели и стали худые и бледные.

Прошёл год, пришла старушка домой и принесла двадцать рублей.

– Ну, дочка! – говорит. – Теперь купим корову.

Обрадовалась Марья, обрадовались все дети. Собрались Марья со старухой на базар покупать корову. Соседку попросили с детьми побыть, а соседа дядю Захара попросили с ними поехать, выбирать корову. Помолились богу, поехали в город.

Дети пообедали и вышли на улицу смотреть: не ведут ли корову. Стали дети судить, какая будет корова – бурая или чёрная. Стали они говорить, как её кормить будут. Ждали они, ждали целый день. За версту ушли встречать корову, уж смеркаться стало, вернулись назад. Вдруг видят: по улице едет на телеге бабушка, а у заднего колеса идёт пёстрая корова, за рога привязана, и идёт сзади мать, хворостиной подгоняет. Подбежали дети, стали смотреть корову. Набрали хлеба, травы, стали кормить.

Мать пошла в избу, разделась и вышла на двор с полотенцем и подойником. Она села под корову, обтёрла вымя. Господи, благослови! – стала доить корову; а дети сели кругом и смотрели, как молоко брызнуло из вымя в край подойника и засвистело у матери из‑под пальцев. Надоила мать половину подойника, снесла на погреб и отлила детям горшочек к ужину.​
CON BÒ SỮA


Trong ngôi làng nọ có một người phụ nữ goá chồng, sống cùng với người mẹ già của mình và 6 đứa con. Họ sống rất nghèo khổ, nhưng cũng gắng sức dành dụm từng đồng để mua cho được một con bò cái để lấy sữa cho lũ trẻ. Con bò này có bộ lông màu nâu xám, nên được lũ trẻ đặt cho cái tên là con Nâu. Ngày ngày những đứa lớn dắt con Nâu ra ngoài ruộng ăn cỏ và khi ở nhà thì lấy nước thải (là nước nấu ăn thừa, nước giặt đồ) cho nó uống.

Một lần trong lúc mẹ ở ngoài sân, Mi-sha – cậu con trai lớn với tay lên tủ lấy bánh mì, vô tình làm rơi vỡ cái cốc. Mi-sha sợ mẹ sẽ la mắng, vội lượm hết những miếng thuỷ tinh lớn đem chôn dưới đống phân bò, còn những vụn thuỷ tinh nhỏ, cậu vun vào và vứt chúng vào cái máng. Người mẹ thấy thiếu mất một chiếc cốc, gọi hỏi tất cả lũ trẻ, nhưng Mi-sha không dám nói.

Ngày hôm sau, sau bữa ăn, người mẹ đi lấy máng đổ nước bẩn cho con Nâu uống, cô nhìn thấy con Nâu mệt mỏi và và không muốn ăn. Mọi người bắt đầu tìm cách chữa trị cho nó, gọi cả một bà đỡ đẻ trong làng tới coi. Bà ta xem xét con bò một hồi, rồi nói:

- Con bò này không sống được lâu nữa đâu, tốt hơn là hãy giết nó lấy thịt đi thôi.

Ông đồ tể được gọi tới và thế là con bò bị giết. Lũ trẻ ngồi tụm lại với nhau cạnh bếp sưởi và khóc thút thít khi nghe thấy tiếng con Nâu rống lên quằn quại ngoài sân.

Khi mấy người lớn mổ bụng và chặt con Nâu ra làm nhiều phần, thì họ tìm thấy trong cổ của nó có những vụn thuỷ tinh. Và thế là tất cả đã hiểu vì sao con Nâu bị ốm.

Khi Mi-sha biết điều đó, cậu bé đã rất hồi hận và thú tội với mẹ của mình, nhưng cô không nói gì và cũng bắt đầu khóc. Cô nói:

- Chúng ta đã giết chết con Nâu tội nghiệp. Bây giờ chúng ta cũng chẳng có tiền để mua cái gì cả. Làm thế nào để các em của con sống mà không có sữa đây?

Mi-sha càng khóc to hơn và không dám rời khỏi bếp, khi nhìn thấy mọi người ăn món thịt đông được nấu từ đầu con bò. Đêm nào cậu bé cũng mơ thấy chú Va-si-lia cầm cái đầu con Nâu với đôi mắt vẫn còn mở và cái cổ đỏ máu.

Cũng từ hôm đó, lũ trẻ không được thường xuyên uống sữa nữa. Chỉ vào các dịp ngày lễ, khi mẹ chúng đi chạy vạy được một bình sửa nhỏ cho chúng.

Đúng dịp đó, trong làng có một gia đình giàu có cần tìm vú em cho đứa trẻ mới chào đời. Người mẹ già mới nói với con gái:

- Để mẹ tới đó làm vú nuôi, biết đâu Chúa thương xót mà giúp gia đình chúng ta. Còn mẹ, Chúa lòng lành, ở đó 1 năm chắc là đủ tiền cho chúng ta mua con bò mới.

Và họ đã quyết như vậy. Người mẹ già tới làm vú nuôi cho gia đình giàu có, còn người mẹ trẻ Ma-ria ở nhà chăm lo cho lũ trẻ, nhưng cuộc sống càng lúc càng khó khăn hơn. Suốt cả 1 năm lũ trẻ chỉ được ăn: nước bột quả và chiu-ria (bánh mì chan nước). Đứa nào cũng trở nên gày gò, xanh xao.

Một năm rồi cũng trôi qua, bà lão trở về nhà với 20 rúp tiền công.

- Này con, - bà nói. – giờ chúng ta có thể mua bò được rồi.

Ma-ria cùng bà lão sửa soạn đi chợ. Họ nhờ người hàng xóm sang trông dùm lũ trẻ, và gọi bác Za-khar đi chọn bò cùng. Họ đã cầu chúa rất nhiều, trước khi lên đường.

Những đứa trẻ ăn xong, chạy ra ngoài đường, ngóng chờ con bò mới. Chúng thi nhau đoán con bò mới có bộ lông màu nâu hay màu đen, bàn luận xem sẽ cho nó ăn gì. Chúng cứ đợi như thế cho đến hết ngày. Chúng háo hức tới nỗi, chạy hẳn một dặm để được đón chú bò mới. Lúc này trời đã nhá nhem tối, lũ trẻ định quay trở về, bỗng bất ngờ chúng nhìn thấy: bà ngoại chúng ngồi trên một chiếc xe kéo, còn đi lững thững phía sau xe là 1 con bò lông trắng đen. Mẹ chúng đi ngay đằng sau. Lũ trẻ chạy thật nhanh về phía con bò mới và ngắm nghía nó với tất cả niềm thích thú. Sau đó, chúng tản ra, đi lấy lúa mạch, cỏ ra cho bò ăn.

Người mẹ vào nhà thay đồ rồi quay lại ra sân, trong tay không quên cầm theo cái khăn mặt và cái xô. Cô ngồi phía dưới con bò và lau thật sạch những bầu vú của nó. “Cầu chúa, xin chúa ban phước lành cho chúng con!” – và cô bắt đầu vắt sữa. Lũ trẻ ngồi xung quanh và nhìn thèm thuồng từng dòng sữa trắng thơm từ bầu vú con bò đang chảy xuống dưới xô. Khi sữa đã đầy lưng xô, người mẹ xách xô sữa vào hầm chứa và rót ra một bình cho lũ trẻ ăn tối.
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 15: СТАРАЯ ЛОШАДЬ

СТАРАЯ ЛОШАДЬ


У нас был старый старик, Пимен Тимофеич. Ему было девяносто лет. Он жил у своего внука без дела. Спина у него была согнутая, он ходил с палкой и тихо передвигал ногами. Зубов у него совсем не было, лицо было сморщенное. Нижняя губа его тряслась; когда он ходил и когда говорил, он шлёпал губами, и нельзя было понять, что он говорит.

Нас было четыре брата, и все мы любили ездить верхом. Но смирных лошадей у нас для езды не было. Только на одной старой лошади нам позволяли ездить: эту лошадь звали Воронок.

Один раз матушка позволила нам ездить верхом, и мы все пошли в конюшню с дядькой. Кучер оседлал нам Воронка, и первый поехал старший брат.

Он долго ездил; ездил на гумно и кругом сада, и, когда он подъезжал назад, мы закричали:

– Ну, теперь проскачи!

Старший брат стал бить Воронка ногами и хлыстом, и Воронок проскакал мимо нас.

После старшего сел другой брат, и он ездил долго и тоже хлыстом разогнал Воронка и проскакал из‑под горы. Он ещё хотел ездить, но третий брат просил, чтобы он поскорее пустил его.

Третий брат проехал и на гумно, и вокруг сада, да ещё и по деревне, и шибко проскакал из‑под горы к конюшне.

Когда он подъехал к нам, Воронок сопел, а шея и лопатки потемнели у него от пота.

Когда пришёл мой черёд, я хотел удивить братьев и показать им, как я хорошо езжу, – стал погонять Воронка изо всех сил, но Воронок не хотел идти от конюшни. И сколько я ни колотил его, он не хотел скакать, а шёл шагом и то всё заворачивал назад. Я злился на лошадь и изо всех сил бил её хлыстом и ногами.

Я старался бить её в те места, где ей больнее, сломал хлыст и остатком хлыста стал бить по голове. Но Воронок всё не хотел скакать.

Тогда я поворотил назад, подъехал к дядьке и попросил хлыстика покрепче. Но дядька сказал мне:

– Будет вам ездить, сударь, слезайте. Что лошадь мучить?

Я обиделся и сказал:

– Как же, я совсем не ездил? Посмотри, как я сейчас проскачу! Дай, пожалуйста, мне хлыст покрепче. Я его разожгу.

Тогда дядька покачал головой и сказал:

– Ах, сударь, жалости в вас нет. Что его разжигать? Ведь ему двадцать лет. Лошадь измучена, насилу дышит, да и стара. Ведь она такая старая! Всё равно как Пимен Тимофеич. Вы бы сели на Тимофеича, да так‑то через силу погоняли бы его хлыстом. Что же, вам не жалко бы было?

Я вспомнил про Пимена и послушал дядьки. Я слез с лошади, и когда я посмотрел, как она носила потными боками, тяжело дышала ноздрями и помахивала облезшим хвостиком, я понял, что лошади трудно было. А то я думал, что ей было так же весело, как мне. Мне так жалко стало Воронка, что я стал целовать его в потную шею и просить у него прощения за то, что я его бил.

С тех пор я вырос большой и всегда жалею лошадей и всегда вспоминаю Воронка и Пимена Тимофеича, когда вижу, что мучают лошадей.

CON NGỰA GIÀ


Trong làng chúng tôi có ông cụ Pi-men Chi-mo-phe-ich năm ấy đã 90 tuổi. Ông cụ sống cùng với người cháu và chẳng làm được việc gì. Lưng ông đã còng, đi đâu ông cũng chậm rãi cẩn thận bên cạnh chiếc gậy chống làm bạn. Miệng ông móm mém, chẳng còn cái răng, khuôn mặt thì nhăn nheo. Môi dưới của ông lúc nào cũng rung rung: cả lúc ông đi, lẫn khi ông nói, những chiếc răng luôn đập lập cập vào nhau, không ai hiểu ông đang nói gì.

Tôi có 3 người anh. Tất cả chúng tôi đều rất mê cưỡi ngựa, nhưng lại chẳng có con ngựa nào để cưỡi, ngoại trừ con Va-ro-nok – một con ngựa già nua.

1 lần bọn tôi được mẹ cho cưỡi ngựa. Cả lũ chúng tôi hào hứng theo sau người chú của mình vào trong chuồng. Người xà ích buộc yên ngựa cho chúng tôi. Và người đầu tiên được leo lên ngựa không ai khác chính là anh cả tôi.

Anh ấy cưỡi ngựa rất lâu, anh đi đến khu nhà xay xát lúa mạch, rồi làm 1 vòng quanh vườn. Khi anh ấy cưỡi ngựa trở về, tất cả chúng tôi đều gào lên:

- Nào bây giờ thì phi đi!

Anh ấy vừa lấy chân thúc vào sườn con Va-ro-nok vừa dùng roi quất, khiến nó phi nhanh qua lũ chúng tôi.

Anh cả vừa xuống ngựa thì anh 2 nhanh nhẹn leo lên. Anh ấy cũng đi rất lâu và cũng lấy roi thúc con Va-ro-nok chạy. Cả người và ngựa phi nhanh từ dưới chân núi lên. Anh ấy vẫn muốn cưỡi ngựa thêm chút nữa, nhưng anh 3 tôi đã giục đòi đi.

Anh ba đi cả ra sân tuốt lúa, sau đó vòng quanh vườn, rồi dạo qua làng, và kết thúc buổi cưỡi ngựa của mình bằng màn phi nước đại từ dưới chân núi lên chuồng ngựa.

Đến lúc này con Va-ro-nok thở như hụt hơi, còn cổ và lưng tối sẫm lại, đẫm mồ hôi.

Khi đến lượt mình, tôi muốn làm các anh phải sửng sốt trước tài cưỡi ngựa cừ khôi của mình – tôi bắt đầu lấy hết sức thúc con Va-ro-nok, nhưng nó vẫn đứng ỳ 1 chỗ. Dù cho tôi có ra sức thúc nó mạnh cỡ nào đi nữa thì con ngựa bướng bỉnh này cũng không chịu phi về phía trước, mà chỉ cố quay về hướng chuồng của mình. Tôi bực tức tới nỗi không chỉ lấy hết sức quất nó thật mạnh và dùng chân cố đá vào chỗ đau nhất của nó, mà khi dây roi đã bị đứt, tôi còn lấy đoạn trong tay mình đánh vào đầu nó. Nhưng con Va-ro-nok vẫn không chịu chạy.

Không biết làm sao, tôi cho ngựa quay về chỗ người chú của mình và xin ông ấy dây roi khác chắc hơn, nhưng ông lại nói với tôi:

- Cưỡi thế đủ rồi đấy, ông tướng ạ, còn bây giờ thì hãy xuống đi. Sao phải hành hạ nó như vậy?

Tôi nói trong cơn tức giận:

- Sao lại thế? Cháu đã cưỡi được tý nào đâu. Chú xem cháu phi ngựa thế nào nhé!

Chú tôi lắc đầu nói:

- Ông tướng của tôi, cháu thật vô cảm. Sao lại hành hạ nó như vậy? Con ngựa chỉ 20 tuổi thôi, nhưng nó đã già yếu và thở nặng nhọc rồi. Hãy nhìn đi, nó già như thế kia cơ mà. Nó già như cụ Pi-men Chi-mo-phe-ich vậy. Chẳng nhẽ cháu lại ngồi lên người ông lão và dùng roi bắt ông ấy chạy. Cháu không thấy như thế thật quá đáng sao?

Tôi nhớ tới ông Pi-men và nghe lời chú. Tôi xuống ngựa, nhìn kỹ con ngựa. Ôi, 2 bên mình nó đẫm mồ hôi, 2 lỗ mũi thở phì phò vất vả, còn cái đuôi phe phẩy cũng đã tả tơi. Giờ tôi mới hiểu nó đã cực nhọc như thế nào. Vậy mà tôi vẫn cứ nghĩ, nó cũng vui vẻ như tôi vậy. Tôi bỗng thương Va-ro-nok quá, tôi hôn lên chỗ cổ đẫm mồ hôi của nó và xin lỗi nó vì đã làm nó đau.

Kể từ đó, tôi trở nên lớn hơn và luôn yêu thương tất cả những con ngựa và luôn nhớ tới Va-ro-nok và ông cụ Pi-men Chi-mo-phe-ich, khi nhìn thấy người khác hành hạ những con ngựa.
[TBODY] [/TBODY]
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Vài góp ý nhỏ:

1) Không phải “năm nay đã 90 tuổi” mà là “năm ấy đã 90 tuổi”;

2) Bạn bỏ hẳn 1 câu không dịch: Он жил у своего внука бездела;

3) Ну, теперь проскачи! = Nào, bây giờ thì phi đi! (để chỉ hành động xuống ngựa người ta dùng động từ слезать – слезть);

4) Я старался бить её в те места, где ей больнее = Tôi cố gắng đánh vào những chỗ làm cho nó bị (cảm thấy) đau nhất (chứ không phải những chỗ bị thương);

5) Будет вам ездить, сударь, слезайте = Cưỡi thế đủ rồi đấy ông tướng ạ, xuống đi (trong một số trường hợp будет = хватит [đủ rồi, thôi đi]);

6) Как же, я совсем не ездил? Посмотри, как я сейчас проскачу! = Sao lại thế, cháu đã được cưỡi tí nào đâu! Chú xem cháu phi ngựa như thế nào nhé!

7) Я вспомнил про Пимена и послушал дядьки = Tôi nhớ tới cụ Pimen và nghe lời chú (chữ “послушал” trong trường hợp này là “nghe lời”, “nghe theo” chứ không phải là “nghe những lời”);
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Vài góp ý nhỏ:

1) Không phải “năm nay đã 90 tuổi” mà là “năm ấy đã 90 tuổi”;

2) Bạn bỏ hẳn 1 câu không dịch: Он жил у своего внука бездела;

3) Ну, теперь проскачи! = Nào, bây giờ thì phi đi! (để chỉ hành động xuống ngựa người ta dùng động từ слезать – слезть);

4) Я старался бить её в те места, где ей больнее = Tôi cố gắng đánh vào những chỗ làm cho nó bị (cảm thấy) đau nhất (chứ không phải những chỗ bị thương);

5) Будет вам ездить, сударь, слезайте = Cưỡi thế đủ rồi đấy ông tướng ạ, xuống đi (trong một số trường hợp будет = хватит [đủ rồi, thôi đi]);

6) Как же, я совсем не ездил? Посмотри, как я сейчас проскачу! = Sao lại thế, cháu đã được cưỡi tí nào đâu! Chú xem cháu phi ngựa như thế nào nhé!

7) Я вспомнил про Пимена и послушал дядьки = Tôi nhớ tới cụ Pimen và nghe lời chú (chữ “послушал” trong trường hợp này là “nghe lời”, “nghe theo” chứ không phải là “nghe những lời”);

Cảm ơn cậu nha!
1. Cậu nói tớ mới phát hiện ra là quá khứ rồi. Người kể chuyện cũng đã lớn rồi. Haizzzz!

2. Lúc đó coi mấy lần mà chẳng biết dịch sao, nên coi như câu đó không quan trọng mà chủ ý bỏ đi. Giờ cậu nhắc lại thì đột nhiên tớ nghĩ là cách diễn đạt: ông cụ sống cùng với người cháu và chẳng làm được việc gì.

5. Mình không hiểu rành cấu trúc câu đó đâu. Nhưng dựa vào ngữ cảnh thì mình nghĩ là cậu bé này chưa đi được tẹo nào nên mình dịch là sẽ được đi, còn nếu nói "cưỡi thế đủ rồi" thì ý ông chú giống như dành cho cả 4 anh em chứ đâu phải là cho mình "ông tướng" kia.

7. Uhm, nói nghe lời thì đúng là chuẩn hơn thật, nhưng bình thường, nghe lời ai là слушаться кого? đúng không?
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 16: КАК Я ВЫУЧИЛСЯ ЕЗДИТЬ ВЕРХОМ (РАССКАЗ БАРИНА)

КАК Я ВЫУЧИЛСЯ ЕЗДИТЬ ВЕРХОМ
(РАССКАЗ БАРИНА)

Когда жили в городе, мы каждый день учились, только по воскресеньям и по праздникам ходили гулять и играли с братьями. Один раз батюшка сказал:

– Надо старшим детям учиться ездить верхом. Послать их в манеж.

Я был меньше всех братьев и спросил:

– А мне можно учиться?

Батюшка сказал:

– Ты упадёшь.

Я стал просить его, чтоб меня тоже учили, и чуть не заплакал.

Батюшка сказал:

– Ну, хорошо, и тебя тоже. Только смотри: не плачь, когда упадёшь. Кто ни разу не упадёт с лошади, не выучится верхом ездить.

Когда пришла среда, нас троих повезли в манеж. Мы вошли на большое крыльцо, а с большого крыльца прошли на маленькое крылечко. А под крылечком была очень большая комната. В комнате вместо пола был песок. И по этой комнате ездили верхом господа и барыни и такие же мальчики, как мы. Это и был манеж. В манеже было не совсем светло и пахло лошадьми, и слышно было, как хлопают бичами, кричат на лошадей, и лошади стучат копытами о деревянные стены.

Я сначала испугался и не мог ничего рассмотреть. Потом наш дядька позвал берейтора и сказал:

– Вот этим мальчикам дайте лошадей, они будут учиться ездить верхом.

Берейтор сказал:

– Хорошо.

Потом он посмотрел на меня и сказал:

– Этот мал очень.

А дядька сказал:

– Он обещает не плакать, когда упадёт.

Берейтор засмеялся и ушёл.

Потом привели трёх осёдланных лошадей; мы сняли шинели и сошли по лестнице вниз в манеж, берейтор держал лошадь за корду, а братья ездили кругом него.

Сначала они ездили шагом, потом рысью. Потом привели маленькую лошадку. Она была рыжая, и хвост у неё был обрезан. Её звали Червончик. Берейтор засмеялся и сказал мне:

– Ну, кавалер, садитесь.

Я и радовался, и боялся, и старался так сделать, чтоб никто этого не заметил. Я долго старался попасть ногою в стремя, но никак не мог, потому что я был слишком мал. Тогда берейтор поднял меня на руки и посадил. Он сказал:


– Не тяжёл барин – фунта два, больше не будет.

Он сначала держал меня за руку; но я видел, что братьев не держали, и просил, чтобы меня пустили. Он сказал:

– А не боитесь?

Я очень боялся, но сказал, что не боюсь. Боялся я больше оттого, что Червончик всё поджимал уши. Я думал, что он на меня сердится.

Берейтор сказал:

– Ну, смотрите ж, не падайте! – и пустил меня.

Сначала Червончик ходил шагом, и я держался прямо. Но седло было скользкое, и я боялся свернуться.

Берейтор меня спросил:

– Ну, что, утвердились?

Я ему сказал:

– Утвердился.

– Ну, теперь рысцой! – и берейтор защёлкал языком.

Червончик побежал маленькой рысью, и меня стало подкидывать. Но я всё молчал и старался не свернуться на бок. Берейтор меня похвалил:

– Ай да кавалер, хорошо!

Я был очень этому рад.

В это время к берейтору подошёл его товарищ и стал с ним разговаривать, и берейтор перестал смотреть на меня.

Только вдруг я почувствовал, что я свернулся немножко на бок седла. Я хотел поправиться, но никак не мог. Я хотел закричать берейтору, чтоб он остановил, но думал, что будет стыдно, если я это сделаю, и молчал. Берейтор не смотрел на меня. Червончик всё бежал рысью, и я ещё больше сбился на бок. Я посмотрел на берейтора и думал, что он поможет мне; а он всё разговаривал со своим товарищем и, не глядя на меня, приговаривал:

– Молодец, кавалер!

Я уже совсем был на боку и очень испугался. Я думал, что я пропал. Но кричать мне стыдно было.

Червончик тряхнул меня ещё раз, я совсем соскользнул и упал на землю. Тогда Червончик остановился, берейтор оглянулся и увидал, что на Червончике меня нет. Он сказал:

– Вот‑те на! Свалился кавалер мой, – и подошёл ко мне.

Когда я ему сказал, что не ушибся, он засмеялся и сказал:

– Детское тело мягкое.

А мне хотелось плакать. Я попросил, чтобы меня опять посадили, и меня посадили. И я уж больше не падал.

Так мы ездили в манеже два раза в неделю, и я скоро выучился ездить хорошо и ничего не боялся.
TÔI ĐÃ HỌC CƯỠI NGỰA NHƯ THẾ. (câu chuyện của tiểu công tử)


Khi sống ở thành phố, ngày ngày chúng tôi phải tới lớp, chỉ vào những ngày chủ nhật và các dịp lễ mới được đi chơi với các anh. 1 lần nọ cha chúng tôi nói:

- Mấy đứa lớn đến lúc học cưỡi ngựa rồi đấy. Cần phải đưa chúng tới bãi tập thôi.

Tôi nhỏ nhất nhà gặng hỏi:

- Con có thể học không ạ?

Ông đáp:

- Con sẽ bị ngã đấy.

Tôi nài nỉ ông cho tôi học cưỡi ngựa cùng các anh và xíu chút nữa là khóc nhè.

Cha đành đồng ý và nói thêm:

- Được rồi. Con cũng sẽ được học cùng các anh. Nhưng nhớ đấy: không được khóc khi ngã đấy. Người nào mà chưa một lần ngã ngựa, thì còn chưa biết cưỡi ngựa đâu.

Cuối cùng thì ngày thứ 4 cũng đến, cả ba anh em tôi cùng được đưa tới bãi tập ngựa. Chúng tôi bước vào một cái sảnh to, sau đó đi qua một sảnh khác nhỏ hơn. Dưới đó là một gian phòng rất rộng, được trải toàn cát trên mặt sàn. Có các công tử, tiểu thư và cả những cậu bé chạc tuổi tôi đang cưỡi ngựa ở đây. Đó chính là bãi tập cưỡi ngựa. Phòng tập không sáng lắm và toàn mùi ngựa. Trong phòng vang lên tiếng roi quất vun vút, tiếng quát ngựa và cả tiếng đập móng guốc của những con ngựa vào tường gỗ.

Ban đầu tôi thấy sợ và chẳng nghĩ ngợi được gì. Sau đó quản gia của chúng tôi gọi người huấn luyện và đề nghị:

- Anh dắt mấy con ngựa ra cho mấy cậu này để học cưỡi ngựa nhé.

Ngừơi huấn luyện đáp:

- Vâng.

Sau đó, ông ta nhìn tôi và nói:

- Cậu này còn nhỏ quá.

Nhưng bố tôi đáp:

- Nó hứa không khóc nếu bị ngã rồi.

Người huấn luyện cười rồi bỏ đi.

Một lúc sau 3 con ngựa đã thắt sẵn yên được dẫn tới. Chúng tôi cởi áo khoác và theo cầu thang đi xuống sân tập, người huấn luyện giữ dây cương, còn các anh tôi leo lên ngựa và đi ngay bên cạnh.

Ban đầu họ đi chậm rãi, từng bước một, rồi tiếp đó đi nước kiệu. Một lát sau một con ngựa nhỏ có bộ lông hung đỏ và cái đuôi bị cắt trụi, được dắt tới. Tên nó là Cher-von-chik. Người huấn luyện ngựa cười tươi và bảo tôi:

- Nào, xin mời hiệp sĩ nhí lên ngựa.

Tôi vừa mừng, vừa sợ, nhưng cố gắng không để ai nhận ra cảm xúc của mình. Tôi mất một lúc lâu để với chân lên bàn đạp, nhưng không thể được, vì tôi còn quá nhỏ. Người huấn luyện nhấc thấy vậy, bổng tôi lên và đặt lên yên ngựa. Ông nói:

- Công tử này không nặng lắm – chắc tầm 10 cân, không hơn.

Đầu tiên, ông giữ tay tôi, nhưng tôi thấy, các anh tôi không có ai giữ như vậy cả, thế là tôi đề nghị thả tay tôi ra. Ông nói:

- Cậu không sợ à?

Tôi rất sợ, nhưng lại nói không. Tôi càng sợ hơn nếu con Cher-von-chik cụp cả 2 tai lại. Khi đó rất có thể là nó đang giận tôi.

Người huấn luyện nói:

- Hãy cẩn thận, đừng để bị ngã đấy. – Rồi thả tay ra.

Lúc đầu Cher-von-chik đi thong thả từng bước, và tôi giữ người thật thẳng. Nhưng cái yên ngựa thật là trơn, và tôi sợ mình sẽ bị nghiêng người.

Người huấn luận hỏi tôi:

- Sao rồi? Cậu ngồi vững rồi chứ?

Tôi đáp:

- Vững ạ.

- Ồ, thế thì bây giờ thử để ngựa chạy một chút coi! – và người huấn luyện tặc lưỡi 1 cái.

Con Cher-von-chik chạy nước kiệu một đoạn ngắn làm tôi bị hất lên. Nhưng tôi vẫn im lặng và cố gắng không để người bị nghiêng sang một bên. Người huấn luyện khen tôi:

- Chà chà, làm tốt lắm!

Tôi rất vui khi được nghe lời khen đó.

Lúc đó một người bạn của người huấn luyện tiến về phía ông, họ trò chuyện với nhau và người huấn luyện ngừng để ý tới tôi.

Đột nhiên tôi cảm thấy mình hơi vẹo sang 1 bên yên ngựa. Tôi muốn chỉnh lại, nhưng không có cách nào. Tôi muốn gọi người huấn luyện để cầu cứu, mong ông ấy cho con ngựa dừng lại, nhưng tôi nghĩ như vậy thì mất mặt lắm, nên tôi quyết định im lặng. Người huấn luyện vẫn không nhìn tôi. Con Cher-von-chik tiếp tục chạy như vậy không ngừng, còn tôi càng lúc càng bị nghiêng hơn. Tôi nhìn về phía người huấn luyện và cầu mong ông ấy sẽ giúp mình, nhưng ông đang nói chuyện say sưa với bạn, không để ý gì tới tôi, nhưng vẫn không quên nói theo:

- Giỏi lắm, chàng hiệp sĩ!

Tôi đã nghiêng hẳn sang 1 bên và rất sợ hãi. Tôi nghĩ là tôi sắp tèo rồi, nhưng thật là mất mặt nếu kêu cứu.

Con Cher-nov-chik xốc tôi thêm lần nữa, lúc này tôi hoàn toàn bị trượt và ngã xuống đất. Đến lúc đó con ngựa mới dừng lại. Người huấn luyện quay ra nhìn con ngựa, nhưng không thấy tôi trên đó. Ông nói:

- Ái chà chà, hiệp sĩ của tôi bị ngã rồi. – ông tiến về phía tôi.

Khi tôi nói với ông ấy rằng tôi không sao, ông cười và nói:

- Người trẻ con còn mềm lắm.

Còn tôi muốn khóc. Tôi xin được ngồi ngựa thêm lần nữa và lại được đặt lên lưng ngựa. Tôi không ngã thêm lần nào nữa.

Thế là mỗi tuần chúng tôi được cưỡi ngựa 2 lần, còn tôi cũng nhanh chóng biết cưỡi ngựa và không sợ gì nữa.
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 17: ЛЕВ И СОБАЧКА


ЛЕВ И СОБАЧКА

В Лондоне показывали диких зверей и за смотренье брали деньгами или собаками и кошками на корм диким зверям. Одному человеку захотелось поглядеть зверей: он ухватил на улице собачонку и принёс её в зверинец. Его пустили смотреть, а собачонку взяли и бросили в клетку ко льву на съеденье.
Собачка поджала хвост и прижалась в угол клетки. Лев подошёл к ней и понюхал её.

Собачка легла на спину, подняла лапки и стала махать хвостиком.

Лев тронул её лапой и перевернул.
Собачка вскочила и стала перед львом на задние лапки.

Лев смотрел на собачку, поворачивал голову со стороны на сторону и не трогал её.

Когда хозяин бросил льву мяса, лев оторвал кусок и оставил собачке.

Вечером, когда лев лёг спать, собачка легла подле него и положила свою голову ему на лапу.

С тех пор собачка жила в одной клетке со львом, лев не трогал её, ел корм, спал с ней вместе, а иногда играл с ней.
Один раз барин пришёл в зверинец и узнал свою собачку; он сказал, что собачка его собственная, и попросил хозяина зверинца отдать ему.
[TBODY] [/TBODY]
Хозяин хотел отдать, но как только стали звать собачку, чтобы взять её из клетки, лев ощетинился и зарычал.

Так прожили лев и собачка целый год в одной клетке.

Через год собачка заболела и издохла. Лев перестал есть, а всё нюхал, лизал собачку и трогал её лапой.

Когда он понял, что она умерла, он вдруг вспрыгнул, ощетинился, стал хлестать себя хвостом по бокам, бросился на стену клетки и стал грызть засовы и пол.

Целый день он бился, метался в клетке и ревел, потом лёг подле мёртвой собачки и затих. Хозяин хотел унести мёртвую собачку, но лев никого не подпускал к ней.

Хозяин думал, что лев забудет своё горе, если ему дать другую собачку, и пустил к нему в клетку живую собачку; но лев тотчас разорвал её на куски. Потом он обнял своими лапами мёртвую собачку и так лежал пять дней.

На шестой день лев умер.

SƯ TỬ VÀ CHÚ CHÓ CON
Một dạo nọ, ở Luân Đôn mở cửa một sở thú. Trong sở thú này nhốt toàn những con thú dữ. Ai muốn vào xem đều phải trả tiền, hoặc có thể thay tiền bằng chó, mèo để làm thức ăn cho những con thú.

Có anh đàn ông nọ muốn vào coi sở thú, đã đánh liều tóm một con chó con ngoài đường, mang đến chuồng thú. Người trông chuồng thú cho anh ta vào, còn con chó con đáng thương bị vứt vào chuồng sư tử.

Con chó con cụp đuôi lại và dựa vào góc chuồng. Sư tử tiến lại gần con chó và bắt đầu ngửi ngửi nó.

Con chó nằm ngửa ra, 4 cái chân bé xinh chổng lên trời và vẫy vẫy cái đuôi.

Con sư tử dùng chân chạm và xoay nó lại. Chó con liền nhổm dậy và đứng trước mặt con sư tử bằng 2 chân sau.

Sư tử nhìn con chó, lắc đầu quầy quậy và không chạm vào nó.

Khi người chủ vứt 1 mảng thịt vào chuồng, sư tử cắn xé nó và để lại cho con chó một miếng.
Buổi chiều, khi sư tử nằm ngủ, con chó cũng nằm ngay bên sư tử và gối đầu lên chân nó.

Kể từ khi con chó con sống chung chuồng với sư tử, sử tử không động vào người nó. Chúng ăn và ngủ đều cùng nhau, thỉnh thoảng còn chơi với nhau.

Một hôm, có một vị quý tộc tới sở thú và nhận ra con chó nhỏ của mình. Ông nói rằng, đây là con chó của ông và đề nghị chủ sở thú gửi lại cho ông.
Người chủ sở thú cũng muốn trả lại con chó, nhưng ngay khi lúc gọi con chó đến gần cửa chuồng để bắt nó ra thì con sư tử ngay lập tức dựng đứng lông và gầm lên tức giận.

Thế là sư tử và chú chó con sống cùng nhau suốt 1 năm. Sau đó, con chó con bị ốm và chết. Sử tử ngừng ăn, lúc nào cũng ngửi, liếm lông con chó và lấy chân chạm vào nó.

Khi nó hiểu rằng, con chó đã chết, nó đột nhiên nhảy chồm lên, lông dựng ngược, lấy đuôi đập mạnh sang 2 bên sườn, lao ra chắn song của chuồng và bắt đầu gặm một cách bất lực then cửa và sàn chuồng.

Suốt cả một ngày nó đập đầu, đi lại khắp chuồng và gầm rống, sau đó nằm bẹp bên con chó con đã chết và không gây ồn nữa. Người chủ muốn mang con chó đó ra ngoài, nhưng sư tử không cho ai lại gần nó.

Người chủ nghĩ rằng, sư tử sẽ quên đi nỗi đau khổ của mình nếu mang cho nó một con chó con khác, nhưng ngay khi một con chó con khác được thả vào trong chuồng, ngay lập tức sư tử lao tới và xé xác nó ra. Sau đó sư tử quay lại bên người bạn đã chết của mình, lấy chân quắp người con chó con và nằm như thế suốt năm ngày. Đến ngày thứ 6 thì sư tử cũng chết.
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 18: СТАРЫЙ ТОПОЛЬ
СТАРЫЙ ТОПОЛЬ
Пять лет наш сад был заброшен; я нанял работников с топорами и лопатами и сам стал работать с ними в саду. Мы вырубали и вырезывали сушь и дичь и лишние кусты и деревья. Больше всего разрослись и глушили другие деревья тополь и черёмуха. Тополь идёт от корней, и его нельзя вырыть, а в земле надо вырубать корни. За прудом стоял огромный, в два обхвата, тополь. Вокруг него была полянка; она вся заросла отростками тополей. Я велел их рубить: мне хотелось, чтобы место было весёлое, а главное, – мне хотелось облегчить старый тополь, потому что я думал: все эти молодые деревья от него идут и из него тянут сок. Когда мы вырубали эти молодые топольки, мне иногда жалко становилось смотреть, как разрубали под землёю их сочные коренья, как потом вчетвером мы тянули и не могли выдернуть надрубленный тополёк. Он изо всех сил держался и не хотел умирать. Я подумал: «Видно, нужно им жить, если они так крепко держатся за жизнь». Но надо было рубить, и я рубил. Потом уже, когда было поздно, я узнал, что не надо было уничтожать их.

Я думал, что отростки вытягивают сок из старого тополя, а вышло наоборот. Когда я рубил их, старый тополь уже умирал. Когда распустились листья, я увидал (он расходился на два сука), что один сук был голый; и в то же лето он засох. Он давно уже умирал и знал это и передал свою жизнь в отростки.

От этого они так скоро разрослись, а я хотел его облегчить – и побил всех его детей.
CÂY DƯƠNG GIÀ
Khu vườn nhà chúng tôi đã bị bỏ mặc suốt 5 năm. Một ngày nọ tôi quyết định cải tạo lại khu vườn. Tôi thuê vài người thợ có mang theo cuốc xẻng và tôi cũng xắn tay áo lên, làm cùng họ. Chúng tôi chặt bỏ những bụi cây dại, cây thừa, và xới tơi những mảnh đất khô cằn, bỏ hoang. Trong khu vườn những cây dương và anh đào dại mọc nhiều hơn cả. Chúng nhiều tới nỗi không để cho những cây khác có cơ hội lớn cùng. Cây dương có những chùm rễ cắm sâu dưới lòng đất và không thể đào chúng lên được, mà cần phải chặt hết rễ cây của nó. Phía sau cái ao có một cây dương cổ thụ, phải 2 sải tay mới ôm hết nó. Xung quanh nó là một cánh đồng phủ kín những chồi dương con. Tôi ra lệnh cho họ chặt bỏ hết chúng. Tôi muốn chỗ này sẽ trở nên thoáng đãng, quan trọng hơn, tôi muốn giải thoát cho cây dương già, vì tôi nghĩ rằng, tất cả những cây dương con đều chạy ra từ cây dương to và hút hết nhựa cuả nó. Có đôi lúc tôi cũng thấy xót xa những cây dương con vốn mới lúc trước vẫn tràn trề nhựa sống, vậy mà giờ đây lại đang quoằn quoại, gắng hết sức níu kéo lấy sự sống mỏng manh của mình trước những lưỡi rìu và những con người thô bạo. Tôi nghĩ: “Có lẽ chúng cần được sống, nếu như chúng đã bám chắc như vậy”. Nhưng cần phải chặt và tôi đã chặt. Sau đó tôi mới nhận ra rằng không cần diệt trừ chúng, thì đã muộn mất rồi.

Tôi đã nghĩ rằng những chồi dương non lấy nhựa từ cây dương già, nhưng hoàn toàn ngược lại. Khi tôi chặt chúng, thì cũng lúc đó cây dương già cũng chết. Khi những chiếc lá trên cây trút xuống, chẳng còn chi ngoài cành cây trần trụi. Và vào mùa hè năm đó nó bắt đầu khô héo. Nó đã chết từ lâu và nó biết điều đó, nên nó truyền sự sống của mình cho những cây non.

Vì điều đó mà những cây non mới lớn nhanh như vậy, còn tôi lại muốn giúp cây dương già gỡ nhẹ gánh nặng, mà giết chết tất cả những đứa con của nó.
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Câu chuyện 19: ЛОЗИНА
ЛОЗИНА
На Святой пошёл мужик посмотреть – оттаяла ли земля? Он вышел на огород и колом ощупал землю. Земля раскисла. Мужик пошёл в лес. В лесу на лозине уже надулись почки.

Мужик и подумал:
«Дай обсажу огород лозиной, вырастет – защита будет!»
Взял топор, нарубил десяток лозиннику, затесал с толстых концов кольями и воткнул в землю.
Все лозинки выпустили побеги вверху с листьями и внизу под землёю выпустили такие же побеги заместо кореньев; и одни зацепились за землю и принялись, а другие неловко зацепились за землю кореньями – замерли и повалились.

К осени мужик порадовался на свои лозины: шесть штук принялись. На другую весну овцы обгрызли четыре лозины, и две только остались. На другую весну и эти обгрызли овцы. Одна совсем пропала, а другая справилась, стала окореняться и разрослась деревом. По вёснам пчёлы гудьмя гудели на лозине. В роёвщину часто на лозину сажались рои, и мужики огребали их. Бабы и мужики часто завтракали и спали под лозиной; а ребята лазили на неё и выламывали из неё прутья.

Мужик – тот, что посадил лозину, давно уже умер, а она всё росла. Старший сын два раза срубал с неё сучья и топил ими. Лозина всё росла. Обрубят её кругом, сделают шишку, а она на весну выпустит опять сучья, хоть и тоньше, но вдвое больше прежних, как вихор у жеребёнка.

И старший сын перестал хозяйничать, и деревню сселили, а лозина всё росла на чистом поле. Чужие мужики ездили, рубили её – она всё росла. Грозой ударило в лозину; она справилась боковыми сучьями, и всё росла и цвела. Один мужик хотел срубить её на колоду, да бросил: она была дюже гнила. Лозина свалилась набок и держалась только одним боком, а всё росла, и всё каждый год прилетали пчёлы обирать с её цветов полоску.

Собрались раз ребята рано весной стеречь лошадей под лозину. Показалось им холодно; они стали разводить огонь, набрали жнивья, чернобылу, хворосту. Один взлез на лозину, с неё же наломал сучьев. Склали они всё в дупло лозины и зажгли.

Зашипела лозина, закипел в ней сок, пошёл дым, и стал перебегать огонь; всё нутро её почернело. Сморщились молодые побеги, цветы завяли.
Ребята угнали домой лошадей. Обгорелая лозина осталась одна в поле. Прилетел чёрный ворон, сел на неё и закричал:
– Что, издохла, старая кочерга, давно пора было!
CÂY LIỄU
Vào ngày lễ thánh một gã mugic đi coi đất đã tan hết tuyết chưa. Ông ra vườn rau và xdùng cọc nhọn chọc chọc xuống đất để xem đất đã mềm chưa. Đất khắp nơi ướt và nhão. Người đàn ông đi về phía khu rừng. Trong rừng những chồi non trên một cây liễu đã no gió.

Người đàn ông nghĩ bụng: “mình cứ trồng liễu quanh vườn, khi nó thành cây lớn, nó sẽ bảo vệ cả khu vườn”.

Ông vác cây rìu, đánh liền chục cây liễu non, vót nhọn phía gốc và cắm chúng xuống đất.
Tất cả cành liễu trên cao đều nhú ra những nhánh cây và lá, còn phía bên dưới nằm trong lòng đất cũng là những nhánh non như vậy thay thế cho những rễ cây. Một số bám chặt vào đất và tự hồi sinh, còn những mầm khác bị rễ cây cuốn lấy nên bị chết và đổ ngã.

Đến mùa thu người đàn ông vui mừng khi nhìn thấy 6 cây non đang dần lớn lên. Khi mùa xuân tới, những con cừu gặm mất 4 cây, chỉ còn lại 2 cây. Đến mùa xuân sau lũ cừu lại tới ăn chúng. Một cây hoàn toàn bị đổ, cây còn lại gắng gượng sống, bắt đầu đâm rễ và lớn thành cây. Cứ đến mùa xuân những con ong bay và kêu vo ve trên cây liễu. Chúng thường chia thành bầy ngủ trong đám lá cây và những người đàn ông bắt chúng. Phụ nữ và đàn ông thường kéo nhau ra gốc cây này ăn sáng và ngủ nghê. Còn những lũ trẻ leo cây và bẻ những cành con yếu.

Người đàn ông trồng cây liễu này đã qua đời từ lâu, còn nó vẫn đang lớn từng ngày. Người con trai cả của ông đã 2 lần chặt cành cây về làm củi đốt. Nhưng cây liễu vẫn lớn. Người ta chặt xung quanh nó, rồi lấy lá làm mũ, còn sang mùa xuân, nó lại mọc tua tủa cành cây, chúng bè dần đi, nhưng nhiều hơn trước gấp 2 lần, giống như chỏm tóc trên đầu chú ngựa con.

Người con trai cả bỏ buôn bán, và ngôi làng bị chuyển đi chỗ khác, còn cây liễu vẫn lớn trên cánh đồng thoáng đãng. Những người đàn ông khác cũng đến rồi chặt nó, nhưng nó vẫn sống và lớn. Một cơn giông đi ngang qua cây liễu. Nó vẫn qua khỏi nhờ những cành ở thân cây, vẫn lớn và nở hoa. Một người đàn ông định chặt nó để làm cối, nhưng rồi bỏ đi. Cây liễu bị mục lắm rồi và bị đổ nghiêng sang 1 bên, nhưng nó vẫn sống sót. Hàng năm đàn ong lại bay về lấy phấn hoa.

Một lần lũ trẻ tập trung dưới gốc cây này trông đàn ngựa. Chúng cảm thấy lạnh và quyết định thổi một đống lửa bằng gốc rơm rạ, cây ngải cứu, cành củi khô. 1 thằng leo lên cây liễu và bẻ một vài cành cây. Cả lũ nhét những thứ kiếm được vào hốc cây liễu và đốt chúng.

Cây sồi rít lên, nhựa trong cây bắt đầu sùi khen khét, khói bốc ra và lửa cháy. Phía bên trong hốc đã đen sì. Những chồi non nhăn nhúm, còn những bông hoa héo lại.

Lũ trẻ đuổi ngựa về nhà, chỉ còn lại cây sồi cháy khét đứng trơ giữa đồng. Một con quạ đen bay tới, sà xuống cái cây và kêu lên:
- Cuối cùng thì mụ già sống dai như đỉa này cũng đến lúc phải tèo!
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Câu chuyện 20: ЧЕРЁМУХА



ЧЕРЁМУХА
Одна черёмуха выросла на дорожке из орешника и заглушала лещиновые кусты. Долго думал я – рубить или не рубить её: мне жаль было. Черёмуха эта росла не кустом, а деревом, вершка (ngọn) три в отрубе и сажени четыре в вышину, вся развилистая, кудрявая и вся обсыпанная ярким, белым, душистым цветом. Издалека слышен был её запах. Я бы и не срубил её, да один из работников (я ему прежде сказал вырубить всю черёмуху) без меня начал рубить её. Когда я пришёл, уже он врубился в неё вершка на полтора, и сок так и хлюпал под топором, когда он попадал в прежнюю тяпку. «Нечего делать, видно, судьба», – подумал я, взял сам топор и начал рубить вместе с мужиком.
Всякую работу весело работать; весело и рубить. Весело наискось глубоко всадить топор, и потом напрямик подсечь подкошенное, и дальше и дальше врубаться в дерево.
Я совсем забыл о черёмухе и только думал о том, как бы скорее свалить её. Когда я запыхался, я положил топор, упёрся с мужиком в дерево и попытался свалить его. Мы качнули: дерево задрожало листьями, и на нас закапало с него росой, и посыпались белые, душистые лепестки цветов.
В то же время, точно вскрикнуло что‑то, – хрустнуло в средине древа; мы налегли, и как будто заплакало, – затрещало в средине, и дерево свалилось. Оно разодралось у надруба и, покачиваясь, легло сучьями и цветами на траву. Подрожали ветки и цветы после падения и остановились.
– Эх! Штука‑то важная! – сказал мужик. – Живо жалко!
А мне так было жалко, что я поскорее отошёл к другим рабочим.
[TBODY] [/TBODY]
CÂY ANH ĐÀO DẠI
Trên con đường nhỏ từ trong bụi phỉ tử nhô lên một cây anh đào dại, đang lấn dần sang những bụi cây phỉ tử bên cạnh. Tôi đã phân vân hồi lâu không biết có nên chặt nó hay không, bởi tôi cũng cảm thấy tiếc. Anh đào dại đã lớn thành cây, có ngang tầm 3 vecsoc, mà cao tới gần 4 saghen, lá mọc um tùm, xoắn lại và được phủ kín bởi màu trắng tươi tắn, ngào ngạt mùi hương dễ chịu đến nỗi đứng từ xa đã ngửi thấy. Tôi đã định không chặt nó, nhưng một trong số những người làm công của tôi (trước đó tôi đã nhắn anh ta chặt bỏ toàn bộ cây anh đào này) đã chặt trong lúc tôi đi vắng. Khi tôi trở về, vết chặt đã sâu 1 vecsoc rưỡi. Tiếng nhựa cây chảy xuống cái cuốc bên dưới nghe tồm tộp như lợn ăn cám. “Chẳng thể làm gì được nữa, đã lỡ rồi”, - tôi nghĩ vậy và cầm lấy cuốc chặt cùng với gã mu gich.
Tôi vui vẻ làm mọi việc. Vui vẻ chặt cây. Hồ hởi cắm sâu và nghiêng cây rìu vào cây, đốn thẳng vào chỗ đã bị chặt, và cứ bổ nhiệt tình vào cây.
Tôi hoàn toàn quên mất cây anh đào đã từng toả hương thơm ngát, mà chỉ nghĩ làm sao đốn đổ nó càng nhanh càng tốt. Khi đã thấm mệt, tôi vứt cây rìu sang 1 bên, cùng với ông thợ đẩy cái cây, cố làm cho nó đổ. Chúng tôi rung cây một hồi, khiến sương đọng trên những chiếc lá runh rinh và những nụ hoa trắng muốt ngát hương rơi vào người mình.
Cũng chính lúc đó có tiếng gì đó vang lên, - tiếng lộp bộp trong thân cây. Chúng tôi áp người vào, dường như có tiếng khóc i ỉ bên trong và cái cây ngã xuống, nứt toác ra ngay cạnh chỗ chặt ngọn và dễ dàng lung lay, phủ đầy nhành cây và hoa run run trên cỏ sau khi rơi xuống, rồi nằm im.
- Ôi, cái cây này quan trọng đấy chứ! – lão mu gic thốt lên. – thật là đáng tiếc!
Còn tôi hối hận tới độ bỏ ngay đến chỗ mấy người làm công khác.
[TBODY] [/TBODY]
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
CÂU CHUYỆN 21: КАК ХОДЯТ ДЕРЕВЬЯ


КАК ХОДЯТ ДЕРЕВЬЯ
Раз мы вычищали на полубугре подле пруда заросшую дорожку, много нарубили шиповника, лозины, тополя, потом пришла черёмуха. Росла она на самой дороге и была такая старая и толстая, что ей не могло быть меньше десяти лет. А пять лет тому назад я знал, что сад был чищен.
Я никак не мог понять, как могла тут вырасти такая старая черёмуха. Мы срубили её и прошли дальше. Дальше, в другой чаще, росла другая такая же черёмуха, даже ещё потолще. Я осмотрел её корень и нашёл, что она росла под старой липой.
Липа своими сучьями заглушила её, и черёмуха протянулась аршин на пять прямым стеблем по земле; а когда выбралась на свет, подняла голову и стала цвести. Я срубил её в корне и подивился тому, как она была свежа и как гнил был корень. Когда я срубил её, мы с мужиками стали её оттаскивать; но сколько мы ни тащили, не могли её сдвинуть: она как будто прилипла.
Я сказал:
– Посмотри, не зацепили ли где?
Работник подлез под неё и закричал:
– Да у ней другой корень, вот на дороге!
Я подошёл к нему и увидал, что это была правда.
Черёмуха, чтобы её не глушила липа, перешла из‑под липы на дорожку, за три аршина от прежнего корня. Тот корень, что я срубил, был гнилой и сухой, а новый был свежий.
Она почуяла, видно, что ей не жить под липой, вытянулась, вцепилась сучком за землю, сделала из сучка корень, а тот корень бросила.
Тогда только я понял, как выросла та первая черёмуха на дороге. Она то же, верно, сделала, – но успела уже совсем отбросить старый корень, так что я не нашёл его.

NHỮNG CÁI CÂY BIẾT ĐI

Một lần nọ trong lúc dọn dẹp con đường mọc đầy cây cỏ trên quả đồi thấp cạnh một cái ao, chúng tôi chặt rất nhiều cây tầm xuân, cây liễu, cây dương, và cả một cây anh đào dại vừa già vừa to mọc ngay giữa đường. Nhìn thân hình của nó không ai nghĩ nó ít hơn 10 tuổi. Tôi biết khu vườn này 5 năm trước đã từng được chăm sóc tử tế.

Tôi không thể hiểu bằng cách nào mà cây anh đào già đó có thể lớn tốt như vậy. Chúng tôi đốn ngả nó và đi tiếp. Tới một khoảng đất khác, lại là một cây anh đào dại già như thế, nhưng còn to hơn. Tôi coi bộ rễ cây anh đào và nhận ra nó mọc từ dưới cây bồ đề già.
Cây bồ đề chèn cây anh đào bằng những cành cây của mình, khiến nó phải kéo dài những nhành cây trên mặt đất tầm 5 acsin; khi lọt được ra ngoài ánh sáng, những nhành cây vươn mình và bắt đầu nở hoa. Tôi chặt cả bộ rễ và ngạc nhiên nhận ra cây này vẫn còn tươi non, mà sao rễ cây đã mục nát. Khi cái cây đã đổ hẳn xuống, tôi cùng với mấy lão mu-gich kéo nó đi, nhưng dù có ra sức kéo thế nào, cái cây cũng không xê dịch, như thể nó bám chặt vào đất.
Tôi nói:
- Mấy anh xem xem chúng ta không vướng vào đâu chứ?
Một người thợ chui xuống dưới cây và hét lên:
- Vẫn còn 1 cái rễ khác chưa đào lên, nằm ngay trên đường đây này.
Tôi lại gần chỗ ông ta và thấy đúng như vậy.
Cây anh đào dại, để không bị cây bồ đề chèn ép, đã len ở bên dưới sang bên kia đường thêm 3 arsin nữa. Cái rễ mà bị tôi chặt trước đó đã bị mục và khô, còn rễ mới này vẫn tươi.
Có lẽ nó linh cảm được tương lai không thể sống dưới cây bồ đề, nên đã bò ra và bám chặt những cành nhỏ vào đất tạo thành rễ, còn rễ cũ thì bỏ đi.

Ngay lúc đó tôi đã hiểu ra cây anh đào dại lúc trước lớn như thế nào trên đường. Nó có lẽ cũng sống bằng cách đó – nhưng đã kịp tách bỏ rễ cũ, do vậy mà tôi không tìm thấy nó.
[TBODY] [/TBODY]
 
Top