Sưu tầm cụm từ thông dụng tiếng Nga

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Trong tiếng Bun của bọn mình có câu như này: Да.... ами не (có những mà lại không), từ "ами не" sẽ được nói sau từ "да" làm cho người nghe ban đầu cứ tưởng là có nhưng sau đó thì lại không. Câu này thường dùng để gây cười hoặc trong vài trường hợp để khẳng định như là: Có phải đây là bài toán khó không? - Có... Nhưng mà không.
Mình thì chưa được nghe nói Да нет bao giờ, không biết ngữ điệu khi họ nói câu này thì như thế nào? Hay là tuỳ vào từng trường hợp hoàn cảnh sẽ nói khác nhau?
Thấy mọi người bàn nên thêm 1 tý.
Đây là câu cửa miệng, trong cuộc sống người Nga rất hay nói, nhất là các cô gái, và nó không có ý gây cười gì cả.
"Да, нет" dùng để biểu thị sự lưỡng lự trước khi phủ nhận (không phủ nhận ngay để khỏi mất lòng người đối thoại), hoàn toàn tương từ như câu tiếng Việt "À, không"
Ngoài ra còn có: "Да, нет, наверное" - À, không, chắc thế
 

Hungvudinh

Thành viên thường
@htvsonx @masha90 e hỏi cô rồi :))) cô nói đó là câu cửa miệng của người Nga, chỉ cần biết là hiểu câu ni theo nghĩa phủ định là được. Nói chung là hắn tương đương 1 câu phủ định
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ngày xưa người Việt mình nói tiếng như vùng Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ nhưng do ảnh hưởng của giặc Tàu nên tiếng Việt mình có thay đổi chút ít .Thêm một số thanh điệu mà trong tiếng Việt cổ không có .Vùng Thanh Hóa cũng có một chút ảnh hưởng của tiếng Tàu nên đôi khi tiếng Thanh nghe giống như tiếng miền Bắc .Còn khu vực Nghệ Tĩnh thì hầu như không bị ảnh hưởng của tiếng Tàu nhiều .
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cấu trúc ПРИТЧА ВО ЯЗЫЦЕХ = ĐỀ TÀI ĐÀM TIẾU

Ví dụ: Истории о чудачестваx Ивана cтали притчей во языцех у жителей всего села = Các mẩu chuyện về những việc làm kỳ quặc của Ivan đã trở thành đề tài đàm tiếu của mọi người dân trong làng.
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Người Việt dần dần Nam tiến và chiếm đất đai của người Chăm ở phía Nam .Từ thế kỉ thứ 15 rất nhiều người dân ở vùng Thanh Hóa Nghệ An di cư vào vùng Quảng Nam Quảng Ngãi để an cư lạc nghiệp .Tại đây họ tiếp xúc với người dân bản địa là người Chăm ,sau một thời gian dài chung sống giữa người Thanh Nghệ Tĩnh và người Chăm thì chúng ta có được tiếng Quảng Nam Quãng Ngãi ngày nay .Và cứ thế người Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ di cư xuống phía Nam họ chiếm hết đất của người Chăm tới tận Bình Thuận .Do thời gian và địa lí cho nên càng về phía Nam tiếng Việt của người Việt cũng khác dần dần .
Khoảng thế kỉ thứ 17 người Việt ở vùng Nam Trung Bộ di cư xuống vùng Nam Bộ (từ Vũng Tàu tới Cà Mau ) tại đây họ bắt gặp người Khơ Me bản địa và người Hoa di cư tới vùng Nam bộ từ thế kỉ trước .Sau một thời gian sinh sống với nhau người Việt tạo ra tiếng Nam Bộ ngày này .Đó là kết quả của sự hòa hợp giữa ngôn ngữ Việt ở vùng Nam Trung Bộ với tiếng Khơ Me và tiếng Hoa .

Cuối cùng người Việt ở khắp mọi miền tụ họp tại Sài Gòn và sinh ra tiếng Sài Gòn đặc trưng như bây giờ !!! Còn vùng Tây Nguyên thì mãi sau này thế kỉ 19 người Việt ở Nam Trung Bộ và Trung Bộ di cư tới đây .Về cơ bản tiếng Việt ở vùng Tây Nguyên giống với tiếng ở Nam Trung Bộ !
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Ngày xưa người Việt mình nói tiếng như vùng Thanh Nghệ Tĩnh bây giờ nhưng do ảnh hưởng của giặc Tàu nên tiếng Việt mình có thay đổi chút ít .Thêm một số thanh điệu mà trong tiếng Việt cổ không có .Vùng Thanh Hóa cũng có một chút ảnh hưởng của tiếng Tàu nên đôi khi tiếng Thanh nghe giống như tiếng miền Bắc .Còn khu vực Nghệ Tĩnh thì hầu như không bị ảnh hưởng của tiếng Tàu nhiều .
@Hứa Nhất Thiên có thể cho nguồn thông tin này được không?
Hơi tò mò, vì tôi gốc Huế, ra Bắc từ nhỏ nên nay thì nói giọng pha xứ Nghệ, mặc dù theo gia phả thì 10 đời trước các cụ ở Phú Thọ, tức là người Việt cổ "quanh quẩn" đâu đó với Vua Hùng!
 

Hứa Nhất Thiên

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Dạ cái này cháu đọc từ nhiều nguồn sách khác nhau và cũng nghiên cứu lịch sử và ngôn ngữ tiếng Việt bác ạ ! Dựa vào lịch sử hình thành đất nước Việt Nam và nghiên cứu đặc điểm nguồn gốc ngôn ngữ các vùng miền thì các nhà ngôn ngữ Việt Nam đã đưa ra kết luận như thế bác ạ .Ngoài ra sự khác biệt tiếng nói giữa các vùng miền còn do vấn đề địa lí và kinh tế nữa ?Chẳng hạn như giữa Thanh Hóa và miền Bắc có dải núi Tam Điệp , ở miền Trung có Hoành Sơn ,Bạch Mã ....Các dãy núi này cũng cản trở việc giao lưu thường xuyên giữa các vùng miền nên tiếng nói có chút khác nhau .Nguyên nhân kinh tế là do một số vùng chuyên phát triển về thương mại hoặc du mục họ giao lưu và trao đổi hàng hóa với các vùng khác có khi cả với người nước ngoài ,một số vùng chỉ phát triển nông ngư nghiệp thì họ chỉ giao tiếp với người trong vùng mà thôi .

Ngày xưa cháu cứ nghĩ giọng nói khác nhau là do người Việt mình uống nước ở các vùng khác nhau hóa ra không phải như thế !! hi
 

Hungvudinh

Thành viên thường
@masha90 :3 cây ni thì e cụng không biết ra răng :v phải chờ cô nhà e thôi. Nhưng mà cô ko thích đi xa lắm :v~~~~~ nhưng mà chị/anh ở lộ mô đó
@Hứa Nhất Thiên :3 cho e cấy nguồn tin anh/chị ơi :D nhưng chắc cò lẹ rứa :v


@Dmitri Tran cái nguồn gốc giọng của bác có vẻ khá phức tạp. Nhưng cũng khá hay. cháu có đứa bạn, gốc thì mẹ 1 huyện ở nghệ an bố gốc thái nguyên , sau đi vô nam sống 10 năm, sau về nhà ở với chú ở Nghệ An ở một huyện nói tiếng khác hẳn quê ngoại :v nên giừ giọng nói hay lắm :))) như cháu nầy, cũng pha tới 3 giọng lận :D
 
Top