Tin tức Chuyên gia Trung Quốc coi thường kinh tế Nga

vinhtq

Quản lý chung
Помощник
Là nền kinh tế thứ 9 thế giới nhưng GDP của Nga chỉ bằng 1/5 Trung Quốc, tương đương hai tỉnh Quảng Đông và Giang Tô cộng lại. Chuyên gia Hong Kong, Trung Quốc Lưu Hiểu Bác mới đây có bài phân tích đăng trên mạng “Đa chiều”, cho rằng nền kinh tế Nga có rất nhiều vấn đề nội tại. Đây cũng là nguyên nhân khiến kinh tế Nga không chịu nổi một cú sốc.

Sống sót nhờ Trung Quốc?

Sau khi sáp nhập Crimea, Nga bị phương Tây cô lập, cấm vận kinh tế. Tiếp sau đó là hàng loạt sự kiện, từ việc giá dầu hạ đến đồng ruble mất giá, sự can dự của Ngân hàng Trung ương Nga, lạm phát ở Nga và việc chính phủ cứu vãn nền kinh tế suy thoái.

Chuyên gia Trung Quốc đặt ra câu hỏi là tại sao một nền kinh tế lớn thứ 9 thế giới, cường quốc quân sự lớn thứ hai thế giới như Nga lại không thể chịu nổi một cú sốc trong cuộc chiến kinh tế? Putin rút cục đã thất bại ở đâu? Vì sao ông không có khả năng phản ứng, chẳng hạn như làm đồng USD mất giá hoặc làm tăng mạnh giá dầu?


Kinh tế Nga sống “nhờ” Trung Quốc?


Theo chuyên gia này, tất cả các vấn đề kinh tế quốc tế phần lớn đều là sự nối dài của vấn đề trong nước. Sự suy yếu của Nga đã xuất hiện trong thực tế từ giai đoạn được coi là phát triển nhất từ năm 2000-2008.

Nga đã bước ra từ nền kinh tế kế hoạch hóa của Liên Xô, cơ cấu kinh tế tồn tại nhiều vấn đề, cơ chế kinh tế thị trường không kiện toàn. Quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế đã tạo ra chủ nghĩa tư bản thượng lưu, những nhóm lợi ích này đã tạo ra hạn chế đối với cải cách.

Chuyên gia người Trung Quốc thậm chí còn có ý cho rằng kinh tế Nga phát triển thực chất là “nhờ” Trung Quốc. Từ năm 1998-2000, Nga liên tục trải qua cuộc khủng hoảng tài chính, thắt chặt tiền tệ. Tuy nhiên, do Trung Quốc bước vào thời kỳ đỉnh cao của tiến trình đô thị hóa, nhu cầu của Trung Quốc bắt đầu đẩy giá hàng hóa thế giới tăng cao, từ quặng sắt, dầu mỏ, khí tự nhiên, gỗ... Trong khi đó, Nga là cường quốc xuất khẩu tài nguyên, có trữ lượng dầu mỏ, khí tự nhiên... rất lớn.


Ba nhà lãnh đạo Mỹ, Nga và Trung Quốc tại APEC ở Bắc Kinh tháng 10/2014.


Trung Quốc mua nguyên liệu gì thì giá nguyên liệu đó tăng. Ngược lại, Nga bán cái gì cũng được giá. Món quà trong những năm đó rơi vào đúng Putin. Thế là, một tổng thống mạnh mẽ, một tổng thống dường như đem lại may mắn cho dân chúng đã xuất hiện. Tuy nhiên, trong vận may đó, Nga dường như đã nới lỏng điều chỉnh cơ cấu và nâng cấp chuyển đổi mô hình kinh tế.

Cũng cần thừa nhận chuyên gia Trung Quốc đã đưa ra những đánh giá chính xác về kinh tế Nga. Điển hình là nhận định về điểm yếu của Nga, quốc gia phụ thuộc quá mức vào việc xuất khẩu tài nguyên như dầu mỏ, khí tự nhiên...Trong khi đó, công nghiệp nhẹ phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu, lương thực không thể tự cung tự cấp..., trong 8 năm liền (2000-2008) không hề có sự thay đổi.

Ở tầm vĩ mô, cơ chế kinh tế thị trường cũng không được thiết lập thực sự. Có thể nói, Nga đã để mất thời cơ cải cách. Trên thực tế, tiến triển cải cách của Nga chậm chạp không chỉ trong giai đoạn từ năm 2000-2008 mà còn từ năm 2008 đến nay.

Nước Mỹ đối lập
Đánh giá về Mỹ, chuyên gia Trung Quốc cho rằng cường quốc này đã có những bước tiến thực sự trong khi nước Nga hầu như không thay đổi.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, Mỹ từng bước chuyển đổi mô hình kinh tế. Theo đó, Mỹ đã mở ra cuộc cách mạng công nghiệp mới cho nhân loại trong vài năm gần đây bao gồm cuộc cách mạng công nghệ thông tin mà tiêu biểu là điện thoại di động kết nối Internet, cuộc cách mạng ngành chế tạo tiêu biểu là công nghệ in 3D, cuộc cách mạng năng lượng mới tiêu biểu là công nghệ khí đá phiến.


Kinh tế Mỹ đang trên đà phục hồi vững chắc


Sự tiến bộ về kỹ thuật khai thác dầu đá phiến, khí đá phiến và đột phá trong kỹ thuật sản xuất xe ô tô chạy bằng năng lượng mới mà Công ty Tesla là điển hình đã kết thúc những ngày hưng thịnh của dầu mỏ và khí đốt, làm thay đổi hoàn toàn bức tranh địa chính trị thế giới, đồng thời làm thay đổi quyền lực của rất nhiều quốc gia.

Đồng USD mạnh cũng được coi là nền tảng cho nước Mỹ hiện nay. Việc đồng tiền xanh này mạnh lên đặt dấu chấm hết cho thời đại hoàng kim của hàng hóa giá rẻ sản xuất với số lượng lớn. Đằng sau sự kiện đó chính là đột phá kỹ thuật năng lượng mới của Mỹ và bất động sản của Trung Quốc xuất hiện bước ngoặt lớn, nhu cầu giảm, giá giảm..., tất cả đều chấn hưng nền kinh tế Mỹ.

Theo mạch phân tích này, chuyên gia Trung Quốc nhận định, cho dù không xuất hiện vấn đề Ukraine, không có sự trừng phạt của các quốc gia phương Tây, một cường quốc năng lượng như Nga cũng sẽ phải trải qua những ngày khó khăn, chưa kể tới sự trừng phạt kinh tế và chiến tranh tiền tệ.

Giá trị của Công ty Apple của Mỹ trên thị trường chứng khoán lớn hơn tổng giá trị của toàn bộ thị trường chứng khoán Nga. Vì vậy, sự suy yếu của đồng ruble là do nền kinh tế Nga quá yếu. Nền kinh tế của nước này không những mỏng yếu mà cơ cấu lại mất cân bằng, hiệu quả thấp.

Trong bài viết trước đây có tựa đề “Putin không thể chơi trò Chiến tranh Lạnh mới”, chuyên gia Trung Quốc cũng đã chỉ ra những điểm yếu của kinh tế Nga. GDP của Nga hiện nay đứng thứ 9 thế giới, nhưng thực ra chỉ bằng GDP của hai tỉnh Quảng Đông và Giang Tô của Trung Quốc cộng lại. Hiện nay, GDP của Nga chỉ bằng 1/5 của Trung Quốc và 1/8 của Mỹ.


Nền kinh tế Nga bị đánh giá thấp vì phụ thuộc quá nhiều vào việc bán tài nguyên


Trụ cột của nền kinh tế Nga chỉ là bán tài nguyên như khí đốt, dầu mỏ, gỗ... Ngành công nghiệp nhẹ của Nga cần nhập khẩu lớn, lương thực thì không thể tự cung tự cấp. Do cơ cấu kinh tế tồn tại rất nhiều điểm yếu, cùng với việc Mỹ giảm dần quy mô và xóa bỏ chương trình nới lỏng định lượng (QE), sau khi các nền kinh tế mới nổi xuất hiện vấn đề, Nga sẽ bị tác động đầu tiên.

Với những điểm yếu “nội tại” của mình, chỉ cần bị Mỹ hạn chế nhập khẩu lương thực và xuất khẩu năng lượng là Putin có thể bị “bóp nghẹt”. Vấn đề được đặt ra là: Khi không phải cường quốc kinh tế thì Nga không thể là cường quốc quân sự, và không thể có địa vị quốc tế.

Một vấn đề khác được đặt ra trong bối cảnh hiện nay là mối quan hệ Nga-Trung, trong đó có thỏa thuận hoán đổi tiền tệ. Chuyên gia Trung Quốc dẫn ý kiến dư luận cho rằng nhiều người lo ngại Trung Quốc sẽ mất oan tiền của. Hiệp định trao đổi tiền tệ được ký ngày 13/10/2014, có thời hạn trong 3 năm với quy mô 150 tỷ nhân dân tệ (NDT) đổi lấy 815 tỷ ruble. Khi ký hiệp định, 1 NDT đổi được 5,43 ruble. Đến ngày 17/12 năm nay, 1 NDT đã đổi được 11,22 ruble.

Nam Long
Nguồn: Báo đất việt
 

Khiêm Hạ Thái Sơn

Quản lý thực tập
Thành viên BQT
Сотрудник
Dù thế nào đi nữa thì cũng phải hiểu: ông đánh giá thấp tôi nhưng chẳng có tôi thì ông cũng đừng mong tốt được...
 
Top