Thông tin Chuẩn mực hiểu biết tiếng Nga trong từng trình độ A1-C2

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Sắc lệnh của Bộ giáo dục và đạo tạo LB Nga về thống nhất các trình độ nắm bắt tiếng Nga như tiếng nước ngoài dành cho các công dân nước ngoài đã được ký duyệt ngày 1.4.2014.

Trong sắc lệnh có nêu rõ các yêu cầu hiểu biết tiếng Nga bắt buộc ở từng trình độ cụ thể, bao gồm:

1. Trình độ sơ đẳng (A1)

2. Trình độ cơ bản dành cho người lao động nước ngoài (A1)

3. Trình độ cơ bản (A2)

4. Trình độ mức trung cấp 1 (B1)

5. Trình độ mức trung cấp 2 (B2)

6. Trình độ nâng cao cấp 3 (C1)

7. Trình độ nâng cao cấp 4 (C2)

Yêu cầu cụ thể cho từng trình độ như sau:

1. Trình độ ban đầu (A1)

- Biết đọc và hiểu những câu đơn giản trong các thông báo, khẩu hiệu; hiểu thông tin chính và thông tin đính kèm trong các bài viết ít được chỉnh sửa câu nói cho phù hợp với người nước ngoài;

- Biết viết đoạn văn về bản thân, bạn bè, gia đình, ngày làm việc, thời gian rảnh rỗi (không dưới 7 câu theo câu hỏi gợi ý);

- Hiểu thông tin cơ bản (chủ đề, nội dung chính và mục đích giao tiếp) của những hội thoại và độc thoại ngắn trong những tình huống giao tiếp hàng ngày;

- Biết tham gia hội thoai trong các tình huống giao tiếp đời sống hàng ngày, biết duy trì cuộc nói chuyện trong các chủ đề về bản thân, bạn bè, ngày làm việc, thời gian rảnh rỗi.

- Sử dụng kỹ năng ngữ pháp và từ vựng để diễn đạt ý có mục đích trong những tình huống giao tiếp hàng ngày.

- Số lượng từ vựng tối đa: 780 từ


2. Trình độ cơ bản dành cho người lao động nước ngoài (A1)

- Biết đọc những bài viết ngắn đơn giản từ các nguồn khác nhau, như tên các tạp chí, báo, thông báo, tiêu đề, biển quáng cáo, biển chỉ dẫn; và xác định chủ đề của bài viết;

- Biết cách viết lại nội dung thông tin được nghe hoặc đọc, trong đó có những yếu tố sáng tạo phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp hoặc những câu hỏi được đặt ra. Ví dụ: trần thuật có tình tiết của bài đọc, trần thuật có yếu tố sáng tạo

- Nghe hiểu nội dung chính được chứa trong các bài độc thoại hoặc hội thoại ngắn có nội dung đời sống xã hội;

- Sử dụng kỹ năng ngữ pháp và từ vựng để diễn đạt ý có mục đích trong những tình huống giao tiếp hàng ngày.

- Số lượng từ vựng tối đa: 850 từ


3. Trình độ cơ bản (A2)

- Biết đọc các bài viết ngắn, lấy từ các nguồn khác nhau (tạp chí, báo, biển quảng cáo, biển chỉ dẫn, thông báo), hiểu nội dung chính và nội dung bổ sung trong các bài viết có đất nước học, thông tin và đời sống xã hội đã được chỉnh sửa nhằm phù hợp với người nước ngoài;

- Biết viết thư, lời nhắn, lời chúc mừng ngắn, …; kể lại nội dung chính của bài viết gốc (không ít hớn 15 câu dựa vào câu hỏi gợi ý);

- Hiểu nội dung chính (chủ đề, địa điểm, thời gian, nguyên nhân) trong các hội thoại thuộc chủ đề đời sống xã hội, văn hóa xã hội.

- Biết gợi mở các cuộc nói chuyện trong những tình huống hàng ngày, duy trì cuộc nói chuyện về các chủ đề: bản thân, gia đình, bạn bè, học tập, công việc, việc học ngoại ngữ, ngày làm việc, thòi gian rảnh rỗi, thành phố quê hương, sức khỏe, thời tiết; cũng như diễn đạt theo cách riêng của mình dựa vào nội dung bài đọc.

- Sử dụng kỹ năng ngữ pháp và từ vựng để diễn đạt ý có mục đích trong những tình huống giao tiếp đời sống xã hội.

- Số lượng từ vựng cần biết tối đa: 1300 từ


4. Trình độ mức trung cấp 1 (B1)

- Biết đọc những bài viết không lớn từ báo chí, sách, hiểu nội dung chung của bài đọc, cũng như các chi tiết riêng lẻ, nhận xét và đánh giá của tác giả.

- Biết viết bài văn từ 20 câu trở lên về các chủ đề đã được học, biết truyền đạt bằng hình thức viết nội dung bài đọc thuộc các chủ đề tin tức báo chí, văn hóa xã hội hoặc văn hóa đời sống;

- Hiểu các hội thoại ở dạng nói và viết, biết lấy các thông tin thực tế (chủ đề, thời gian, đặc điểm đối tượng, mục đích, nguyên nhân) và thể hiện thái độ của mình với cách diễn đạt và hành động người nói; hiểu các thông báo, tin tức, thông tin văn hóa xã hội được người truyền đạt tóm gọn;

- Biết tham gia vào các cuộc nói chuyện ở phạm vi tính huống giao tiếp đời sống rộng hơn, biết bắt đầu, duy trì và kết thúc cuộc nói chuyện, dẫn dắt cuộc trao đổi ở các chủ đề khác nhau (thường về bản thân, công việc, nghề nghiệp, sở thích, đất nước, thành phố, các vấn đề băn hóa); diễn đạt theo cách của mình trên cơ sở các bài viết về văn hóa xã hội;

- Sử dụng kỹ năng ngữ pháp và từ vựng để diễn đạt ý có mục đích trong những tình huống giao tiếp thuộc khuôn khổ chủ đề-tình huống.

- Số lượng từ vựng tối đa: 2300 từ


5. Trình độ mức trung cấp 2 (B2)

- Biết đọc các bài viết thuộc lĩnh vực báo chí và văn học dạng miêu tả, trần thuật có chứa yếu tố nghị luận, cũng như các dạng này đan xen vào nhau có đánh giá của tác giả;

- Biết viết tóm tắt, lập dàn bài cho những bài được nghe hoặc đọc; biết độc lập viết bài theo dạng cá nhân hoặc văn bản chính thức, cũng như những bài viết có đặc điểm hành chính, bao gồm: đơn xin, thư tường trình, thư chấp vấn,…

- Hiểu các hội thoại và mục đích giao tiếp của những người tham gia, các tin tức, quảng cáo, các hội thoại trong các bộ phim và chương trình truyền hình.

- Biết duy trì cuộc nói chuyện bằng nghẹ thuật giao tiếp lời nói: là người mở màn cho cuộc nói chuyện-tranh luận, kể về những gì được nhìn thấy, thể hiện quan điểm cá nhân và đưa ra nhận xét về điều được troogn tháy, phân tích vấn đề trong tình huống trao đổi tự do.

- Biết tiếp nhận và sử dụng những phương tiên ngữ pháp và từ vựng của ngôn ngữ hỗ trợ diễn đạt được chính xác.

- Số lượng từ vựng tối thiếu 10000 từ, trong đó có 6000 từ được sử dụng tích cực.


6. Trình độ nâng cao cấp 3 (C1)

- Hiểu và biết diễn giải bào viết về chủ đề văn hóa xã hội (mức độ nội dung thông tin đòi hỏi đủ cao) và hành chính (các bài viết về luật, các thông báo chính quy), cũng như đọc và hiểu các tác phẩm văn học bằng tiếng Nga.

- Biết viết tiểu luận, thư cá nhân và thư công việc, thông báo bằng cách thể hiện khả năng phân tích và đánh giá thông tin nắm được, cũng như biết viết văn, báo theo các chủ đề tự do hoặc theo yêu cầu;

- Hiểu toàn bộ nội dung bài nghe, thể hiện khả năng đánh giá thông tin mình nghe được, trong đó có các chương phát thanh và truyền hình, phim, bản thu âm các bài phát biểu công khai, và đánh giá thái độ người nói tới đối tượng được nói tới;

- Thực hiện vài trò người mở màn cho cuộc nói chuyện-thảo luận, bằng cách sử dụng các loại phương tiện ngôn ngữ: xây dựng bài biện luận độc thoại về các đề taì nhân văn, trong các tình huống trao đổi tự do biết bảo vệ và chứng minh quan điểm của mình;

- Biết thể hiện kiến thức đầy đủ của mình về hệ thống ngôn ngữ và khả năng nắm bắt đầy đủ các phương tiện diễn cảm của ngôn ngữ, trong đó có phương tiện văn phong và biểu cảm cảm xúc – cần thiết để tiếp nhận và thể hiện những mục đích giao tiếp đa dạng;

- Số lượng từ vựng tối thiếu 12000 từ, trong đó có 7000 từ được sử dụng tích cực.


7. Trình độ nâng cao cấp 4 (C2)

- Hiểu và biết diễn giải tất cả các bài viết thuộc mọi chủ đề (triết học trừu tượng, văn học, báo chí,… cũng như những ẩn ý trong bài viết);

- Nắm bắt hoàn toàn dạng văn viết, biết viết bài thuộc mọi thể loại-phong cách;

- Hiểu gần như toàn bộ nội dung trong các chương trình phát thanh và truyền hình, phim, kịch, nhạc kịch băng cách tiếp nhận tự nhiên các đặc điểm văn hóa xã hội, cảm xúc trong lời nói người nói, bằng cách giải thích các thành ngữ, tục ngữ, các câu nói nổi tiếng và ẩn ý trong các câu nói;

- Biết cách đạt được mục đích giao tiếp mà mình đặt ra trong các tình huống giao tiếp độc thoại và đối thoại được chuẩn bị trước và không chuẩn bị trước, trong đó có diễn thuyết, bằng cách sử dụng các phương tiện lời nói;

- Biết thể hiện hiểu biết đầy đủ của mình về hệ thống ngôn ngữ và thông thạo cách biểu cảm ngôn ngữ trong mọi mối quan hệ từ vựng-ngữ pháp, phong cách và cấu trúc.

- Số lượng từ vựng tối thiếu 20000 từ, trong đó có 8000 từ được sử dụng tích cực.

Nguồn: Rg.ru
Dich: Hồng Nhung​
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Vậy thì hết năm dự bị mình cần đạt đến trình độ nào để có thể học tốt các năm đại học chị @Hồng Nhung ?
Theo quy định thì sinh viên sau khóa dự bị, cần đạt trình độ B1 để đảm bảo khóa học đại học đạt chất lượng nhất.
Còn sau khi tốt nghiệp đại học thì cần đạt trình độ C1.
Nhưng để đạt trình độ như vậy trong vòng 5-6 không hề đơn giản, mà ngược lại phải nỗ lực không ngừng.
 

Dracula

Thành viên thường
Còn sau khi tốt nghiệp đại học thì cần đạt trình độ C1.
Nhưng để đạt trình độ như vậy trong vòng 5-6 không hề đơn giản, mà ngược lại phải nỗ lực không ngừng
7000 từ là chỉ tính 1 từ gốc hay mình tính 1 từ *(6 cách)*(3 giống)*(2 số) luôn chị?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Có lẽ phần lớn sinh viên Việt Nam khi cầm tấm bằng tốt nghiệp đại học ở Nga chỉ đạt trình độ B2, chứ C1 thì ít người đạt được.

Cái dở chung của người Việt mình là ngại nói tiếng Nga nên chỉ nói khi buộc phải nói, ít người chủ động hoà mình vào cộng đồng sinh viên Nga, số người say mê văn học Nga lại càng ít. Tâm lý chung của phần lớn sinh viên Việt Nam là tiếng Nga chỉ cần đủ dùng để học chuyên môn, biết nhiều làm gì cho mệt đầu. Mình thấy nhiều “cụ” 40-70 tuổi bằng cấp cao, khi dịch tài liệu hoặc đọc tham luận trong các hội thảo khoa học thì có cảm giác là tiếng Nga của họ rất tốt, nhưng rời tờ giấy viết sẵn ra là lúng túng ngay, và chắc là xem phim nhiều hội thoại thì chỉ hiểu chừng 50-60%.

Ngoại ngữ đòi hỏi phải dùng thường xuyên, bỏ bẵng đi một thời gian dài là quên. Ngay cả những người đạt trình độ C2 sau vài năm không sử dụng tiếng Nga cũng sẽ lúng túng khi bất chợt phải giao tiếp với người Nga.

Do yêu cầu của công việc nên mình đọc và viết tiếng Nga thường xuyên, nhưng chắc chắn là những từ ít dùng đến sẽ rơi rụng một cách tự nhiên. Để hạn chế quên thì tối nào mình cũng vào các diễn đàn Nga viết lách tranh luận chừng 1 tiếng, rồi trước khi đi ngủ mình lấy bừa một quyển sách tiếng Nga nào đó, giở bất kỳ chỗ nào đó và đọc 2-3 trang. Và thỉnh thoảng lại gặp một từ nào đó mình biết nhưng nhiều năm rồi không dùng đến, thế là cái từ suýt quên ấy lại hồi sinh.


Tóm lại là bạn Hồng Nhung nói rất đúng: để giỏi tiếng Nga (hay bất cứ thứ tiếng nào khác) phải nỗ lực không ngừng. Mình xin bổ sung: kể cả là giỏi rồi, nhưng nếu ngừng nỗ lực là trình độ lại tụt ngay đấy.


PS. Mấy hôm nay mình cứ nghĩ mãi mà không nhớ ra cái giấy thử độ kiềm và a-xít trong tiếng Nga gọi là gì (thậm chí tiếng Việt mình còn không dám chắc, hình như gọi là giấy quỳ thì phải). Tất nhiên là lên mạng mò mẫm thì tìm được thôi, nhưng mình quyết định không làm thế mà cứ để kệ xem đến bao giờ thì nhớ ra.
 

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Học tiếng Nga như kiểu ở trường Vn dạy thì mình nghĩ có 10-20 năm cũng khó đạt được đúng chuẩn trình bộ B2 như yêu cầu của bộ GD Nga đưa ra, trừ khi người học rất chủ động, không chờ kiến thức ban phát từ lớp học hay giảng đường, mà hầu như sinh viên lại mắc thói quen đó.
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Học tiếng Nga trong nước mà đạt trình độ B2 về mặt lý thuyết mà nói thì có thể được, nhưng trên thực tế thì gần như là không thể.
 

Diệu Linh

Thành viên thường
Cháu đồng ý vơi cô chú ạ. Ở trong nước còn coi trọng lý thuyết quá, còn thực hành lại chậm cập nhật, không phù hợp với thực tế. Mà lý thuyết tiếng Nga lại rất khó, nên nhiều bạn sinh viên, nhất là những bạn mới học khó để cảm, để yêu được tiếng Nga !
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Cháu đồng ý vơi cô chú ạ. Ở trong nước còn coi trọng lý thuyết quá, còn thực hành lại chậm cập nhật, không phù hợp với thực tế. Mà lý thuyết tiếng Nga lại rất khó, nên nhiều bạn sinh viên, nhất là những bạn mới học khó để cảm, để yêu được tiếng Nga !

Mình đã phỏng vấn nhiều người biết tiếng Nga + các ngôn ngữ khác thì ai cũng nói là ngữ pháp tiếng Nga phức tạp nhất, nhưng cũng chính vì thế mà tiếng Nga là ngôn ngữ cực kỳ chặt chẽ và chính xác, một khi đã nắm vững ngữ pháp tiếng Nga rồi thì dịch từ tiếng Nga lại dễ hơn dịch từ các thứ tiếng khác (không sợ hiểu nhầm).
 
Top