Các cụm từ ví von thường gặp trong tiếng Nga.

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Trong bài hát “Я не могу иначе”

có câu “B речку обида канет…”. Cái chữ канет này chính là chia từ động từ кануть (không dùng cho các ngôi 1 và 2) mà ra và có nghĩa “1 – rơi thành giọt; 2 – biến mất”.

Trong câu “B речку обида канет…” động từ канет có nghĩa thứ 2 (biến mất).

Trong thần thoại Hy Lạp (в греческой мифологии) có “dòng sông quên” (река забвения), ai mà lội xuống dòng sông này thì chẳng còn nhớ gì nữa. Dòng sông này có tên là Лета.

Chính vì thế nên cụm từ “Кануть в Лету” ban đầu được dùng theo nghĩa đen để chỉ sự lãng quên, dần dần cụm từ này được dùng theo cả nghĩa bóng và người ta quên mất nguồn gốc của từ Лета, chỉ còn nhớ rằng cụm từ này chỉ sự lãng quên và viết nhầm thành “Кануть в лету”. Kết quả là bây giờ cụm từ “Кануть в лету” được coi là chuẩn và nhiều người Nga thậm chí còn không biết rằng Лета vốn là danh từ riêng.

Tóm lại, кануть в лету = rơi vào quên lãng.


PS. Xin các bạn mới học tiếng Nga đừng nhầm: trong câu “Cколько Вам лет?” thì chữ лет có xuất xứ hoàn toàn khác – từ chữ лета có nghĩa là “những năm, năm tháng”. Ví dụ: C летами поумнеет = lớn lên thì nó sẽ khôn ra.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Hôm nay cả nhà cùng thảo luận ý nghĩa và nguồn gốc cụm từ "подложить свинью " nhé!
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Подложить свинью [кому] = lẳng lặng (âm thầm) gài bẫy để chơi khăm ai đó.


Xuất xứ câu này (hình như thế, cháu không dám đảm bảo là chính xác): Có một người đầu bếp ghét ông chủ theo đạo Hồi. Một hôm ông chủ mở tiệc, khách mời toàn là những quan chức sang trọng. Người đầu bếp biết rằng người theo đạo Hồi kiêng ăn thịt lợn bèn chơi khăm họ bằng cách cho thịt lợn lẫn vào thịt cừu (là loại thịt người theo đạo Hồi thường ăn) nhưng cố tình để nguyên cái đuôi lợn trên đĩa thức ăn cuối cùng, dùng tấm vải sạch đậy lại rồi sai hầu bàn bưng ra cho khách. Và chuồn luôn.

Khi hầu bàn bưng món ăn cuối cùng ra và lật tấm vải lên thì tất cả quan khách cùng chủ nhà đều vô cùng sợ hãi và kinh tởm: họ đã ăn thịt lợn (một con vật bẩn thỉu!) – tức là phạm tội rất nặng!
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Chúng ta thử tìm hiểu ý nghĩa và câu tiếng Việt tương đương nào thật hay nhé
"И на солнце есть пятна"

"И на старуху бывает проруха"
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Hai câu trên có nghĩa đen là “Ngay cả Mặt Trời cũng có vết đen” và “Ngay cả bà cụ cũng có thể mắc sai lầm”. Cụ thể hơn: Mặt Trời sáng chói như thế nhưng hoá ra vẫn có vết đen; bà cụ đã sống rất nhiều năm trên đời, trải nghiệm nhiều, kinh nghiệm sống đầy mình, nhưng hoá ra đôi khi cụ vẫn phạm sai lầm.

Hai câu trên có chung nghĩa bóng là “Ngay cả những thứ tưởng chừng như rất hoàn hảo vẫn có khiếm khuyết”.


Có lẽ hai câu này tương đương với câu tiếng Việt “Đến kim cương cũng còn có vết”.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Các bạn có trong các trường hợp nào người Nga nói
"В долгий ящик отложить"
Và nó có xuất xứ từ đâu?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
В долгий ящик отложить” là câu người Nga dùng để nói về việc trễ nải, không sốt sắng nhiệt tình (thậm chí là vô trách nhiệm) khi giải quyết một vấn đề gì đó.

Về xuất xứ câu này thì hình như là ngày trước bàn làm việc các quan chức thường rất to, có rất nhiều ngăn kéo, và các quan thường để đơn từ không cần xử lý gấp vào một ngăn kéo riêng có tên là “долгий ящик ”. Và thường là quên luôn, không ngó ngàng gì đến ngăn kéo ấy nữa.

Người Nga còn có một câu khác với nghĩa tương đương là “положить под сукно” (nhét đơn từ vào dưới tấm thảm trải bàn rồi quên giải quyết).
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
В долгий ящик отложить” là câu người Nga dùng để nói về việc trễ nải, không sốt sắng nhiệt tình (thậm chí là vô trách nhiệm) khi giải quyết một vấn đề gì đó.

Về xuất xứ câu này thì hình như là ngày trước bàn làm việc các quan chức thường rất to, có rất nhiều ngăn kéo, và các quan thường để đơn từ không cần xử lý gấp vào một ngăn kéo riêng có tên là “долгий ящик ”. Và thường là quên luôn, không ngó ngàng gì đến ngăn kéo ấy nữa.

Người Nga còn có một câu khác với nghĩa tương đương là “положить под сукно” (nhét đơn từ vào dưới tấm thảm trải bàn rồi quên giải quyết).
Tiếng Việt nói thế nào nhi? "Xếp xó", "Để mốc meo?"
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Ai cũng biết người Nga ( và nói chung đa số các nước trên thế giới) rất quý chó, coi chó là bạn và như một thành viên trong gia đình . Họ không thể tượng tượng được con người lại có thể ăn thịt chó . Vậy các bạn thử đoán xem ý nghĩa của cụm từ «собаку съел» ?
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Trong số các bạn ở đây ai có thói quen «ходить налево»? Nếu có hãy cho mọi người biết ý nghĩa, xuất xứ của cụm từ này nhé
564258x.jpg
 
Top