Các cụm từ ví von thường gặp trong tiếng Nga.

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Trong số các bạn ở đây ai có thói quen «ходить налево»? Nếu có hãy cho mọi người biết ý nghĩa, xuất xứ của cụm từ này nhé
View attachment 666
Có nghĩa là "không đi sang bên phải" đúng không bác:14.jpg: cháu google thì nó nghĩa là kiẻu thay đổi đối tác (tình nhân) còn sự tích thì không biết (bác ơi , bác cho cháu hỏi là những sự tích đó mình có thẻ đọc được ở đâu vậy ạ, học đuợc 1 cụm từ mà biết được gốc tích của nó cũng thấy thú vị hơn bao nhiêu ạ)
 

themanh

Thành viên thường
"Ни рыба ни мясо"
Thường dùng để chỉ một con người trung bình, không có quan điểm sống riêng, thụ động, không có lợi cũng chẳng có hại, không có khẳ năng hành động tích cực và tự lập, mặc cho dòng đời đưa đẩy .
Tiếng Việt có câu " dở ông dở thằng", " không ra ngô ra khoai" nhưng không sát lắm.
Nửa nạc nửa mỡ có được không bác
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Có nghĩa là "không đi sang bên phải" đúng không bác:14.jpg: cháu google thì nó nghĩa là kiẻu thay đổi đối tác (tình nhân) còn sự tích thì không biết (bác ơi , bác cho cháu hỏi là những sự tích đó mình có thẻ đọc được ở đâu vậy ạ, học đuợc 1 cụm từ mà biết được gốc tích của nó cũng thấy thú vị hơn bao nhiêu ạ)
"Ходить налево"- Đi lăng nhăng
Có rất nhiều cách giải thích cho cụm từ này. Cách đơn giản nhất là từ "phải" thường gắn với sự đúng đắn, chính nghĩa, còn từ "trái" thì ngược lại- sai trái, không trong sạch, mờ ám.
Nhưng có một sự tích thú vị khác: Đã từ thời rất xưa tại một thành phố Thổ Nhĩ Kỳ người ta xây dựng một thư viện rất đẹp, lớn với nhiều gian phòng . Điều trớ trêu là ngay bên cạnh lại có một nhà thổ và được thông với thư viện này bằng một lối ngầm và một cánh cửa ngay bên trái . Nhiều người đàn ông lúc đó giả vờ vào thư viện nhưng lại rẽ ngay vào cánh cửa này và thế là rơi vào một thế giới đầy cám dỗ, còn các bà vợ thì không thể biết các ông chồng ngoan của mình đang nghiên cứu sách hay làm việc khác.
Có một giả thiết khác : thời cổ tại Nga người ta sống chung trong các căn nhà gỗ và nó thường được chia làm 2 phần: đàn ông sống ở phần bên phải, phụ nữ- bên trái. Hiển nhiên cánh đàn ông khi về cứ muốn rẽ vào bên trái vì ham muốn và tò mò.
Còn có một sự tích khác nữa gắn liền với Thiên chúa giáo: người ta cho rằng trên vai phải con người là thiên thần hộ mệnh đang ngự trị, còn trên vai trái là ma quỷ, vì vậy bên trái là tội lỗi, không trong sạch, mờ ám.
Các bạn thích cách giải thích nào?
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
"Ходить налево"- Đi lăng nhăng
Có rất nhiều cách giải thích cho cụm từ này. Cách đơn giản nhất là từ "phải" thường gắn với sự đúng đắn, chính nghĩa, còn từ "trái" thì ngược lại- sai trái, không trong sạch, mờ ám.
Nhưng có một sự tích thú vị khác: Đã từ thời rất xưa tại một thành phố Thổ Nhĩ Kỳ người ta xây dựng một thư viện rất đẹp, lớn với nhiều gian phòng . Điều trớ trêu là ngay bên cạnh lại có một nhà thổ và được thông với thư viện này bằng một lối ngầm và một cánh cửa ngay bên trái . Nhiều người đàn ông lúc đó giả vờ vào thư viện nhưng lại rẽ ngay vào cánh cửa này và thế là rơi vào một thế giới đầy cám dỗ, còn các bà vợ thì không thể biết các ông chồng ngoan của mình đang nghiên cứu sách hay làm việc khác.
Có một giả thiết khác : thời cổ tại Nga người ta sống chung trong các căn nhà gỗ và nó thường được chia làm 2 phần: đàn ông sống ở phần bên phải, phụ nữ- bên trái. Hiển nhiên cánh đàn ông khi về cứ muốn rẽ vào bên trái vì ham muốn và tò mò.
Còn có một sự tích khác nữa gắn liền với Thiên chúa giáo: người ta cho rằng trên vai phải con người là thiên thần hộ mệnh đang ngự trị, còn trên vai trái là ma quỷ, vì vậy bên trái là tội lỗi, không trong sạch, mờ ám.
Các bạn thích cách giải thích nào?
Sách và nhà thổ là thú vị nhất ạ.
 

Le Thai Ky

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Tại một topic khác bạn Masha có viết “ждать у моря погоды”, mình chuyển sang bên này vì đây là một câu ví von thường gặp trong tiếng Nga. Ta có thể tạm dịch "Há miệng chờ sung".
Câu này có chỉ trạng thái chờ đợi, hy vọng một cái gì đó có thể đến bất cứ lúc nào hoặc không đến mà không có một cố gắng nào để đạt được điều này.
Xuất xứ được cho là thời xưa những người đi thuyền buồm phải chờ đợi luồng gió thuận. Chính họ cũng không biết phải chờ bao lâu và cũng chẳng làm gì được để nó đến đúng lúc. Ngoài ra các thợ đánh cá cũng phải chờ đợi thời thiết thuận lợi để ra khơi.
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
với " делать погоду" thì có sự tích gì không ạ?
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Hoá ra là há miệng chờ sung .Hi mình trèo lên cây sung hái quả nhưng mà cứ động vào là sung lại rụng mất xuống ao !
Không, ждать у моря погоды mới là “há miệng chờ sung”, còn đoạn “Chị của cóc là mẹ của Ông Trời” = “Con cóc là cậu ông Trời”.


PS. Nếu biết cách thì sung nó tự nhảy xuống đầu, bò xuống mặt rồi tự cạy miệng ra mà chui vào ấy chứ. Nhưng trước hết cần điều trị bệnh кисель.
 
Top