Bánh mì (хлеб)

tranthienthanh

Thành viên thường
Anh chị có thể viết tiếng Nga giúp em đoạn này được không ak!

Người Nga thường dung bánh mì muối để tiếp đón những vị khách mới đến với gia đình mình. Và nếu du khách là những vị khách mới đến các gia đình Nga thì cũng đừng quên thực hiện truyền thống này. Vị khách mới sẽ được chủ nhà đưa cho một mẩu bánh mì, Vị khách sẽ chấm chút muối và ăn hết mẫu bánh mì đó. Đây là nghi lễ mà người khách phải thực hiện xem như là màn chào hỏi để bắt đầu một mối quan hệ mới. Phong tục này mang nhiều ý nghĩa sâu sắc. Người Nga chi rằng việc làm như vậy là để khởi đầu cho một mối quan hệ hữu nghị bác ác. Việc chấm muối mang ý nghĩa là vị khách cùng chủ nhà có thể cùng nhau chia sẻ mọi khó khăn hoạn nạn trong cuộc sống. Chủ nhà tiếp đón khách bằng bánh mì muối để khẳng định mối quan hệ thân thiện và đầy tin cậy. Bánh mì thể hiện cho sự giàu có và sung túc còn muối thể hiện cho sự bảo vệ con người khỏi ảnh hưởng và sức mạnh với kẻ thù.​

 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
Thân mẫu Đặng Văn Lâm trao bánh mì và muối trong đám cưới có ý nghĩa gì ?
Hà Trang | Tiền Phong, 11/07/2024, 09:23 (GMT+7)​

Đám cưới thủ môn Đặng Văn Lâm và cô dâu Yến Xuân có nghi thức đặc biệt. Bà mẹ Nga của chú rể mang theo ổ bánh mì karavay và hũ muối để hai con dùng, sau đó chia cho khách mời.

Nghi thức truyền thống Nga trong đám cưới Văn Lâm

Đám cưới thủ môn Đặng Văn Lâm và cô dâu Yến Xuân tổ chức riêng tư bên gia đình tại bãi biển ở Nha Trang. Hai bên gia đình vỏn vẹn 23 người dự cưới, không nhận tiền mừng hay có sự góp mặt của dàn cầu thủ nổi tiếng. Thủ môn tuyển quốc gia Việt Nam chỉ mời người bạn thân là cầu thủ Adriano Schmidt.​


Mẹ Đặng Văn Lâm mang theo bánh mì và muối cho hai con.​

Buổi lễ có nghi thức theo truyền thống Nga - quê hương mẹ Văn Lâm. Bà Olga Zhukova mang theo ổ bánh mì karavay và hũ muối để hai con dùng, sau đó chia cho khách mời thưởng thức. Đây là nghi thức lâu đời ở Nga.

Bánh mì và muối trong tiệc cưới có ý nghĩa gì ?

Đối với đám cưới truyền thống tại Nga, luôn có bánh mì và muối. Cha mẹ hai bên cầm theo ổ bánh mì, rắc muối cùng ly rượu vang. Họ nâng ly chúc mừng các con may mắn trong suốt cuộc hôn nhân, hy vọng con sống không thiếu thốn.

Cô dâu, chú rể bẻ một miếng bánh mì, chấm muối và mớm cho nhau ăn. Đây là dấu hiệu cho thấy họ sẵn sàng chia sẻ mọi khó khăn trong cuộc sống và hứa chăm sóc nhau.​



Tập quán này không chỉ ở đám cưới, bánh mì và muối còn được mang đến cho thành viên gia đình hoặc bạn bè khi họ chuyển đến nhà mới, hoặc khi khách quý đến chơi nhà...

Ở Nga, bánh mì là sự sống và thể hiện lòng hiếu khách. Muối là biểu tượng của sự giàu có và thịnh vượng.

Truyền thống này bắt nguồn từ phong tục dân gian ở miền Tây nước Nga, là dấu hiệu của lòng hiếu khách. Khi hoàng đế hoặc hoàng hậu đến thăm thị trấn của họ, các thương gia và quý tộc sẽ đặt ổ bánh mì trên một chiếc đĩa tròn phủ khăn thêu.

Nghi lễ này cũng được sử dụng trước lễ cưới của một địa chủ khi ông đi đến từng ngôi làng trong điền trang của mình, giới thiệu cô dâu với những người nông phu. Nghi lễ tượng trưng cho việc đôi uyên ương sẽ không bao giờ thiếu những nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Theo Russia Beyond, ở cổ trung đại, muối khá đắt và không phải ai cũng có thể mua được. Vào giữa thế kỷ 17, giá muối tăng cao dẫn đến bạo loạn ở Moskva. Thuế muối đã bị bãi bỏ hoàn toàn vào cuối thế kỷ 19, sau đó muối đã bình ổn giá. Thế nên người Nga giữ nó cho những dịp đặc biệt, như khi họ tiếp khách.

Theo truyền thống, khách được chào đón bởi những người phụ nữ mặc trang phục dân tộc với ổ bánh mì tròn lớn trên chiếc khăn, kèm lọ muối. Khách phải cẩn thận bẻ một miếng bánh mì, chấm vào muối và ăn - điều này báo hiệu rằng tình bạn đã được hình thành giữa hai bên. Có người tin rằng nếu kẻ thù chia sẻ bánh mì và muối, nghĩa là hai bên sẽ hòa giải.​
 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
NGƯỜI BALKHAR KHÔN NGOAN






















CÃI VÃ

















 

Cynir

Vania 3N
Сотрудник
TOSHKENT - THÀNH PHỐ LƯƠNG THỰC

Nguyên tác Aleksandr Neverov

















































 
Top