Sưu tầm Ấm Samovar

Hồng Nhung

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Bản thân từ Samovar (самовар) đã nói lên ý nghĩa và cách sử dụng chiếc ấm này: Sam (сам) nghĩa là tự mình, var (вар) trong từ varit (варить) – nghĩa là đun, nấu. Qua ý nghĩa câu chữ chúng ta có thể hình dung khái quát ấm samovar dùng như thế nào.


Nói đến ấm Samovar – chẳng hẳn những ai ít nhiều biết về nước Nga sẽ đều cho rằng đó là phát minh có nguồn gốc từ Nga, nhưng thưc tế không hoàn toàn như vậy. Lịch sử ấm samovar khá thú vị. Các nhà sử học cho rằng chiếc ấm samovar đầu tiên hay nói chính xác hơn là nồi đun nước xuất hiện ở Nga vào giữa thế kỷ XVII, mặc dù vẫn có những ý kiến cho rằng nó xuất hiện vào thời Piotr Đại đế. Tuy nhiên vào cuối thế kỷ XVIII đã có thể nói một cách chính xác rằng chiếc ấm samovar xuất hiện ở Nga hầu như giống hoàn toàn các chiếc ấm samovar mà chúng ta vẫn nhìn thầy ngày nay. Quê hương của những chiếc ấm này là Trung Hoa cổ và thành Rôm, còn ấm samovar được du nhập vào Nga từ châu Á.


Những chiếc ấm samovar đầu tiên và những người anh em của nó sau này đã có nhiều sự khác biệt. Những chiếc ẩm cổ không đơn thuần là đồ dùng để đun nước, mà để giữ nước luôn nóng. Những bộ phận chính của ấm gồm: phần chứa nước, ống khói và phần lò đun. Chúng được sản xuất để sử dụng trong điều kiện hành quân, đi xa, do đó chúng không lớn, chân đế có thể tách rời và có hình dạng đặc biệt. Các loại ấm 3-8 lít được sử dụng rộng rãi nhất, ngoài ra còn có những ấm 12-15 lít dành cho số lượng người lớn hơn, được gọi là ấm “quân sự” hoặc ấm “Zigan”. Dần dần chiếc ấm samovar được thiết kế thêm van mở/khoá nước, tay cầm được trag trí cầu kỳ, nắp đẹp, giá đỡ, .... Vì sự cầu kỳ này mà những chiếc samovar đều tiên khá đắt và chỉ có trong những gia đình giàu có, quyền quý.





Trong lịch sử của mình có thời kỳ ấm samovar được làm bằng đồng đỏ nguyên chất và đồng xanh, niken bạc. Tuy nhiên sau đó những nguyên liệu này được thay bằng đồng thau có giá thành rẻ hơn. Những chiếc ấm samovar bằng vàng và bạc đều rất nổi tiếng. Hình dạng của chính các chiếc ấm rất đa dạng. Chỉ có duy nhất thành phố Tula còn lưu giữ 150 loại ấm samovar, và thu hút sự chú ý của các hoạ sĩ và nhà điêu khắc nổi tiếng. Nhiều sản phẩm trong số đó hiện được trưng bày tại viện bảo tàng Samovar Tula.




Đến cuối thế kỷ XIX ở Nga xuất hiện nhiều nhà máy với quy mô khác nhau sản xuất ấm samovar: Batasheva, Kopirzina, Cheile,.... Để có thể nhận biết hãng sản xuất, ở trên nắp của những chiếc ấm có dán nhãn hiệu của cơ sở sản xuất. Những nhãn hiệu này là dấu hiệu hàng hoá được bảo vệ trong suốt quá trình lịch sử tồn tại của nhà máy. Sau này những nhãn hiệu công ty này được bổ sung thêm hình huy chương từ những buổi triển lãm mà các nhà máy samovar tham gia. Chính vào thời gian này ấm samovar đã thực sự được sử dụng rộng rãi trong tầng lớp dân lao động và trở thành 1 phần không thể thiếu trong văn hoá ẩm thực của người Nga.

Vào giữa thế kỷ XX có thể nói rằng, lịch sử ấm samovar khép lại, và thay thế vào là những chiếc bình đun nước bằng điện hiện đại. Tuy nhiên, ngày nay, nếp uống trà dùng ấm samovar lại một lần nữa được khơi dậy và những nhà máy sản xuất ấm samovar bằng nhiên liệu tự nhiên, như gỗ khô, than, quả thông.

Lịch sử ấm samovar không quá dài – gần 2 trăm 50 năm. Nhưng hôm nay ấm samovar là một phần không thể tách rời với truyền thống uống trà của người Nga. Các kiểu mẫu samovar cổ có thể được tìm thấy trong những viện bảo tàng samovar hoặc tại các chợ bán đồ cổ.


Sưu tầm và dịch: Hồng Nhung​
 
Top