6 CÁCH TIẾNG NGA.

1/ Cách 1 - Именительный падеж: Trả lời câu hỏi кто - ai? và что - cái gì?, là chủ ngữ trong câu.

Ở cách 1 danh từ và đại từ nhân xưng (cùng với nó là đại từ sở hữu, tính từ...) (làm chủ ngữ) đều không đổi mà giữ nguyên ( như trong TĐ), chỉ đổi số ít hay số nhiều.

Thí dụ: Моя старшая сестра играет в теннис (Chị tôi chơi tennis). Chữ tô đỏ ở cách 1. thuộc phần chủ ngữ trong câu, không đổi.



2/ Cách 2- Родительный падеж trả lời cho câu hỏi: кого (của ai), чего (của cái gì), nhưng dùng danh từ để trả lời, chứ không phải dùng đại từ sở hữu (мой, твой, наш, ваш, их) để trả lời (tuy nhiên còn có trường hợp riêng động từ đòi hỏi danh từ sau nó phải để ở cách 2 chứ không phải cách 4 như thông thường: như ждать - ждать чего (đợi cái gì), chứ không phải ждать что, cái này em sẽ học sau trong phần động từ, tôi chưa nói đến ở đây)

Những từ dưới đây (mà cô giáo cho em về nhà làm bài tập) là giới từ bắt buộc danh từ đứng sau nó phải đổi sang cách 2, thí dụ:

- без чего, кого: không có cái gì, vắng ai =? :

Без денег ничего не можешь купить (Không có tiền thì bạn chẳng mua được gì) - ở đây từ деньгиđã đổi sang cách 2 thành денег vì đứng sau giới từ без.

Без мамы холодно, без мамы голодно, без мамы очень-очень грустно (trích "Сказка про маму" của bà Софья Л.Прокофьева) (= Vắng mẹ thì lạnh, vắng mẹ thì đói, vắng mẹ buồn ơi là buồn! ) - Ở đây từ мама đã đổi sang cách 2 là мамы bởi vì nó đứng sau giới từ без (thiếu, không có, vắng)

- у =? có (ai, có gì đó): У Нама один младший брат (Nam có 1 cậu em trai) ) : Ở đây từ Нам (chỉ tên bạn Nam) đã đổi sang cách 2 thành Нама vì đứng sau giới từ у.

У моей кошки зеленые глаза: Con mèo của em có mắt màu xanh lá cây. Ở đây 2 từ моя кошкаđứng sau giới từ у nên phải đổi sang cách 2 thành моей кошки

- около=? gần đâu, gần cái gì: Наша школа находится около большого озера (Trường chúng tôi ở gần một cái hồ lớn) : Ở đây từ большое озеро (1 cái hồ lớn) đã đổi sang Cách 2 thành большого озера vì đứng sau giới từ около.



3/ Cách 3 - (Дательный падеж - Dữ cách):

- Я рассказал Алексею о Ханое: Như em thấy, từ Алексей cũng đã bị đổi thành Алексею, đây là đổi sang cách 3 vì đứng sau động từ рассказать (kể) với nghĩa là рассказать кому о чём (kể cho ai về chuyện gì, về cái gì, về ai), chứ không cần giới từ nào cả).



4/ Cách 4 (Винительный падеж - Đối cách): Я Вас любил.... - Tôi yêu em (A.S.Pushkin) - Đại từ Вы đã được đổi sang cách 4 thành Вас khi đi sau 1 động từ thông thường (từ chỉ người thì phải đổi, chỉ vật thì giống như cách 1)



5/ Cách 5 (Творительный падеж - Tạo cách) : "Унесенные ветром" (Cuốn theo chiều gió"): ở đây từ ветер đã được đổi sang Cách 5 thành ветром, vì hành động của nó là nguyên nhân, là nguồn lực biến đổi sự vật, nếu dịch từng chữ để hiểu thì câu tiếng Nga sẽ là : "Bị gió cuốn đi" hay là "Bị mang/cuốn đi do gió".

(Tôi nghĩ dịch "Cuốn theo chiều gió" như tiếng Việt mới sát với tên nguyên gốc tiếng Anh của tác phẩm này - Gone with the wind)



6/ Cách 6(Предложный падеж - Giới cách) - vì cách này chỉ sử dụng với giới từ thôi), trả lời câu hỏi phổ biến nhất là о ком о чём? (về ai, về cái gì?)

Thí dụ: Я рассказал Алексею о Ханое (Tôi kể cho Alexey nghe về Hà Nội) - Ở đây từ Ханой đã chuyển sang cách 6 là Ханое vì đứung sau giới từ о.
/
.. mn ơi em không hiểu cái gì cả :/. cái gì là giới cách tạo cách :((
 

tieng nga

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Cái bạn post lên là tự bạn viết hay là lấy ra ở nguồn nào vậy? ( nếu ở nguồn nào đó trên mạng thì nên ghi nguồn)
Như ở trên viết:
Cách 5 (Творительный падеж - Tạo cách) : Tạo cách là dịch sang tiếng Việt của cách này bạn ạ, người ta còn thường gọi nó là phương tiện cách, bởi vì nó diễn tả cách thức thực hiện hành động và khi dịch sang tiếng việt thì thường có chữ " với"
Cách 6 ((Предложный падеж - Giới cách) : cách này gọi là giới cách vì nó chỉ được dùng với giới từ, cách 2, 3, 4, 5 thì có thể dùng với giới từ hoặc không, cách 1 thì không bao giờ dùng với giới từ.

Mình luôn nghĩ là các bạn nên tải một cuốn ngữ pháp trong phần Tài liệu của trang để đọc qua ( trong đó có cả sách tiếng Việt lẫn tiếng Nga) để có một cái nhìn tổng quát đã, chứ không là sẽ rất dễ bị ngộp trước đống quy tắc ngữ pháp có phần rắc rối trong của tiếng Nga. :D
 

masha90

Quản lý cấp 1
Модератор
Наш Друг
Bài vè tếu táo về các cách của tiếng Nga:

В тот день именительный
Я решил ей предложный.
И, подумав, она дательная,
Вот недавно родительная
И теперь меня винительная:
“Что ты cо мной творительный?”
 
Top