Bài dịch 20 điều tôi chưa thấu hiểu ở tuổi 20

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
@Hoàng.Dazzle : đọc xong bình luận của bác, Anya bỗng có suy nghĩ, phải chăng trong thế giới ngôn ngữ, nếu không có người đi trước dẫn đường, thì chúng ta sẽ mãi ở trong tăm tối và ngu dốt :)
Đằng sau một câu dịch tưởng như đơn giản mà đòi hỏi biết bao nhiêu kiến thức và hiểu biết. Đúng là có câu, bản thân mình còn chưa nắm rõ thì còn truyền đạt được cho ai. Chính vì vậy dịch thuật thật là ..."hại não" nhưng cũng rất thú vị đúng ko ạ? ;)

 

Anya

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Đần độn không được ,Ngu ngốc cũng không thì dùng "Trì độn" đi bạn ơi
"trì độn" thì còn "phũ phàng" hơn cả "đần độn" của Anya rồi bác ạ :p
 

Hoàng.Dazzle

Thành viên thân thiết
Наш Друг
Nhân thể nói thêm: Từ реформаторство Có gốc từ từ từ Реформа - Là sự cải cách . Khi tác giả dùng cấu tạo từ đó thành Реформаторство thì ý nghĩa của nó bị biến đổi thành dụng ý dè bỉu: Chuyện cải với cách chẳng qua là hậu quả của việc thiếu kiến thức chứ đâu có phải là biểu hiện của sự năng nổ .
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Bác @Dmitri Tran giúp Anya dịch câu này với. Anya ngẫm đi ngẫm lại mà không biết dịch sao cho thoát nghĩa nữa :(
1/ "реформаторство – это следствие отсутствия знаний, а не наличия фокуса."
2/ Это сократит вашу активную жизнь на 10-20лет ("активную жизнь" là cuộc sống hoạt động, tích cực phải ko bác? )
Xin lổi mọi người, đang bận dịch 60 trang tài liệu tòa án gửi từ tuần trước nên ít vào .
Câu 1) dịch như HD: "Cải cách là hậu quả của việc thiếu hiểu biết chứ không phải là biểu hiện của sự năng nổ" là quá chuẩn!
2) Ý đúng rồi, bản dịch ban đầu cũng tốt, chỉ thêm vài từ để nghe cho thuận tai: "Điều này sẽ rút ngắn cuộc sống năng động của bạn đi 10-20 năm"

Còn để phân biệt глупый và тупой thì trong tiếng Nga hiểu thế này:
Глупость - это мгновенное незнание чего-то простого.
Тупость - это убежденность в том, что все знаешь.
Cho nên họ hay nói: Глупым иногда бывает каждый, а тупой, он тупой всегда.
Khi dịch ta nên theo đúng bản chất của 2 từ này
 

Dmitri Tran

Quản lý cấp 2
Thành viên BQT
Супер-Модератор
Nhân thể nói thêm: Từ реформаторство Có gốc từ từ từ Реформа - Là sự cải cách . Khi tác giả dùng cấu tạo từ đó thành Реформаторство thì ý nghĩa của nó bị biến đổi thành dụng ý dè bỉu: Chuyện cải với cách chẳng qua là hậu quả của việc thiếu kiến thức chứ đâu có phải là biểu hiện của sự năng nổ .
Chỗ này thì không hẳn! (Không muốn đấu súng với bác HD một lần nữa nhưng góp ý để hiểu cho chính xác)
Về phương diện cấu tạo từ: РЕФОРМА/ТОРСТВО = Деятельность реформатора.
cho nên bản thân từ này không có ngụ ý "cải với chẳng cách".
 
Top